Tiếng Anh - Các loại động từ cơ bản và đặc điểm của chúng (types of verbs)

2. Những ý nghĩa thông dụng của động từ “to be”

“To be” thường được sử dụng với 3 nghĩa thông dụng: THÌ, LÀ, Ở

Ví dụ:

- She is tall. (Cô ấy thì cao.)

- They are my students. (Chúng là học sinh của tôi.)

- My father was in his room yesterday. (Hôm qua bố tôi ở trong phòng của ông ấy.)

3. Đặc điểm của động từ “to be”

* Động từ “to be” trong câu sẽ chia theo thì và chia theo chủ ngữ.

Ví dụ:

- He was at school yesterday. (Cậu ấy ở trường ngày hôm qua.)

Ta thấy trong câu này, động từ “to be” chia thì quá khứ đơn, với chủ ngữ là “he” nên có dạng là “was”.

* Trong câu phủ định với “to be” ta chỉ cần thêm “not” ngay sau động từ “to be”.

Ví dụ:

- They aren’t my books. (Chúng không phải là sách của tôi.)

Ta thấy câu này là câu phủ định. Ta chỉ việc thêm “not” ngay sau động từ “to be”, và “are not” có dạng viết tắt là “aren’t”.

* Câu hỏi với “to be” ta chỉ việc đảo “to be” lên trước chủ ngữ.

Ví dụ:

- Were they at home last night? (Họ ở nhà tối hôm qua phải không?)

Ta thấy đây là câu hỏi nên ta chỉ việc đảo động từ “to be” lên trước chủ ngữ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếng Anh - Các loại động từ cơ bản và đặc điểm của chúng (types of verbs), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- ĐỘNG TỪ THƯỜNG
1. Định nghĩa:
Là các động từ chỉ hành động, trạng thái của con người, sự vật hay sự việc như: walk (đi bộ), play (chơi), seem (dường như, có vẻ), .
Ví dụ:
- She walks to school every day. (Cô ấy đi bộ tới trường hàng ngày.)
Ta thấy động từ “walk” (đi bộ) chỉ hành động dùng chân bước đi và đây là động từ chỉ hành động.
- He looks very tired. (Anh ấy trông có vẻ mệt mỏi.)
Động từ “look” trong câu này có nghĩa là “trông có vẻ, nhìn có vẻ” là động từ chỉ trạng thái.
2. Đặc điểm:
* Động từ thường khi đóng vai trò làm động từ chính trong câu sẽ chia theo thì và chia theo chủ ngữ.
Ví dụ:
* My mother goes to work by motorbike every day. (Mẹ tôi đi làm bằng xe máy hàng ngày.)
Ta thấy động từ “go” trong câu này chia thì “hiện tại đơn” và chia theo chủ ngữ “she” (ngôi thứ 3 số ít) nên phải thêm “es”.
* Động từ thường trong câu phủ định phải mượn trợ động từ rồi thêm “not” sau trợ động từ, và động từ thường lúc này phải ở dạng nguyên thể.
Ví dụ:
- You didn’t wash clothes yesterday. (Hôm qua con không giặt quần áo đấy.)
* Động từ thường trong câu hỏi phải mượn trợ động từ đảo lên trước chủ ngữ, và động từ thường đứng sau chủ ngữ và ở dạng nguyên thể.
Ví dụ:
- Did you go to school yesterday? (Hôm qua bạn có đi học không?)
- Động từ thường khi KHÔNG đóng vai trò làm động từ chính thì sẽ chia theo cấu trúc.
Ví dụ:
- I like playing football. (Tôi thích chơi đá bóng.)
Ta thấy trong câu này, động từ “like” là động từ chính trong câu chia theo thì và chia theo chủ ngữ. Còn động từ “play” sẽ chia theo cấu trúc: like + V-ing: Thích làm gì.)
II- ĐỘNG TỪ “TO BE”
1. Các dạng của động từ “to be”
be – is/ am/ are – was/ were – been
Trong đó:
- be:               là dạng nguyên thể
- is/am/are:    3 dạng của “to be” ở thì hiện tại
- was/ were:   2 dạng của “tobe” ở thì quá khứ đơn
- been:                        dạng phân từ hai của “to be”
2. Những ý nghĩa thông dụng của động từ “to be”
“To be” thường được sử dụng với 3 nghĩa thông dụng: THÌ, LÀ, Ở
Ví dụ:
- She is tall. (Cô ấy thì cao.)
- They are my students. (Chúng là học sinh của tôi.)
- My father was in his room yesterday. (Hôm qua bố tôi ở trong phòng của ông ấy.)
3. Đặc điểm của động từ “to be”
*  Động từ “to be” trong câu sẽ chia theo thì và chia theo chủ ngữ.
Ví dụ:
- He was at school yesterday. (Cậu ấy ở trường ngày hôm qua.)
Ta thấy trong câu này, động từ “to be” chia thì quá khứ đơn, với chủ ngữ là “he” nên có dạng là “was”.
* Trong câu phủ định với “to be” ta chỉ cần thêm “not” ngay sau động từ “to be”.
Ví dụ:
- They aren’t my books. (Chúng không phải là sách của tôi.)
Ta thấy câu này là câu phủ định. Ta chỉ việc thêm “not” ngay sau động từ “to be”, và “are not” có dạng viết tắt là “aren’t”.
* Câu hỏi với “to be” ta chỉ việc đảo “to be” lên trước chủ ngữ.
Ví dụ:
- Were they at home last night? (Họ ở nhà tối hôm qua phải không?)
Ta thấy đây là câu hỏi nên ta chỉ việc đảo động từ “to be” lên trước chủ ngữ.
III- TRỢ ĐỘNG TỪ
1. Định nghĩa:
Trợ động từ là những động từ dùng để “trợ giúp” các động từ khác trong câu hỏi, câu phủ định, hay dùng để nhấn mạnh trong các câu khẳng định, và bản thân nó không thể thay thế cho động từ chính và luôn phải đi kèm với động từ chính.
Chú ý: Bản thân các trợ động từ này cũng có thể sử dụng độc lập như là một động từ chính.
Ví dụ:
- I don’t understand what are you talking about.(Tôi không hiểu bạn đang nói về cái gì.)
- I do my homework every day. (Tôi làm bài tập về nhà hàng ngày.)
-> Động từ “do” trong câu thứ nhất đóng vai trò là trợ động từ trong câu phủ định, và đi kèm với động từ chính là “understand”.
-> Động từ “do” trong câu thứ hai đóng vai trò là động từ chính trong câu và nó hoàn toàn đứng độc lập.
 2. Các loại trợ động từ:
* Nhóm trợ động từ cơ bản: be, have, do
+ Động từ “to be” đóng vai trò là trợ động từ trong các thì: Hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn.
Ví dụ:
- They are staying at home now. (Bây giờ họ đang ở nhà.)
Trong câu này, động từ “to be” là “are” giữ vai trò là trợ động từ trong thì hiện tại tiếp diễn; “stay” đóng vai trò là động từ chính.
- She was working when I came yesterday. (Cô ấy đang làm việc khi tôi đến ngày hôm qua.)
Trong câu này, động từ “to be” là “was” giữ vai trò là trợ động từ trong thì quá khứ tiếp diễn; “work” đóng vai trò là động từ chính.
+ Động từ “have” đóng vai trò là trợ động từ trong các thì: Hiện tại hoàn thành và quá khứ hoàn thành.
Động từ “have”  ở hiện tại có 2 dạng là: “have/ has”; ở quá khứ có 1 dạng là: “had”
Ví dụ:
- She has had a lot of money recently. (Gần đây cô ấy có rất nhiều tiền.)
Trong câu này ta có: “has” là trợ động từ trong thì hiện tại hoàn thành, và “had” (quá khứ phân từ của “have”) đóng vai trò là động từ chính.
- The train had left before I came. (Tàu đã rời khỏi trước khi tôi đến.)
Trong câu này, “had” (quá khứ của “have”) đóng vai trò là trợ động từ trong thi quá khứ hoàn thành, và động từ “left” (quá khứ phân từ của “leave”) đóng vai trò là động từ chính.
+ Động từ “do” đóng vai trò là trợ động từ trong thì hiện tại đơn và thì quá khứ đơn.
Động từ “do” ở hiện tại có hai dạng là: “do/does”, ở quá khứ là “did”.
Ví dụ:
- I don’t do the housework every day. (Hàng ngày tôi không làm việc nhà.)
Ta thấy động từ “do” thêm “not” (viết tắt là “don’t”)  giữ vai trò là trợ động từ trong thì hiện tại đơn, và động từ “do” đứng sau đóng vai trò là động từ chính.
- Did you go to the cinema yesterday? (Hôm qua bạn có đi xem phim không?)
Trong câu này, “did” (quá khứ của “do”) giữ vai trò là trợ động từ trong thì quá khứ đơn, và động từ “go” đóng vai trò là động từ chính.
* Nhóm trợ động từ khuyết thiếu:
Các động từ khuyết thiếu: can, could, will, would, shall, should, may, might, must, need, ought to.
CHÚ Ý:
Bản thân các động từ “khuyết thiếu” không bao giờ đứng độc lập một mình mà luôn đi kèm với các động từ khác.
Ví dụ:
- She will come back her hometown tomorrow. (Ngày mai cô ấy sẽ về quê.)
Ta có: “will” giữ vai trò là trợ động từ, và “come” là động từ chính trong câu.
3. Đặc điểm của trợ động từ:
- Câu phủ định chỉ việc thêm “not” ngay sau trợ động từ.
- Câu hỏi chỉ việc đảo trợ động từ lên trước chủ ngữ.
- TRỪ động từ “to be”, đối với các trợ động từ còn lại thì động từ chính theo sau luôn ở dạng NGUYÊN THỂ.
- RIÊNG động từ “to be” đóng vai trò là trợ động từ trong thì hiện tại tiếp diễn, và quá khứ tiếp diễn thì động từ theo sau phải ở dạng: V-ing.
IV- NỘI ĐỘNG TỪ VÀ NGOẠI ĐỘNG TỪ
1. Nội động từ:
- Là những động từ theo sau KHÔNG cần tân ngữ: rain, cry, stand, sit,laugh, smile, ...
Ví dụ:
- It rains a lot in summer. (Vào mùa hè, trời mưa rất nhiều.)
- She is crying. (Cô ấy đang khóc.)
Ta thấy sau động từ “rain” và động từ “cry” ta không cần sử dụng tân ngữ nào cả mà câu vẫn mang ý nghĩa trọn vẹn.
2. Ngoại động từ:
- Là những động từ theo sau bắt buộc phải sử dụng tân ngữ thì câu mới có nghĩa trọn vẹn: give, buy, take, get, ...
Ví dụ:
- She bought a book yesterday. (Cô ấy mua một quyển sách ngày hôm qua.)
Ta thấy sau động từ “bought” (quá khứ của động từ “buy”) ta bắt buộc phải sử dụng một tân ngữ với ý nghĩa “mua cái gì đó”.
Nếu câu này ta bỏ tân ngữ “a book” đi câu này trở thành sai, và nghĩa của nó sẽ rất mơ hồ. (Cô ấy mua ngày hôm qua.)
- He gave me a gift yesterday. (Anh ấy đưa cho tôi một món quà ngày hôm qua.)
Ta thấy sau động từ “give” lúc này có hai tân ngữ là: “me” và “a gift” với ý nghĩa “đưa cho ai cái gì”. Nếu câu này bỏ hai tân ngữ này đi, ta sẽ không hiểu được nghĩa của câu. (Anh ấy đưa ngày hôm qua.)

File đính kèm:

  • docTIENG_ANH_CAC_LOAI_DONG_TU_CO_BAN_Types_of_Verbs_CUC_HAY.doc
Giáo án liên quan