Thiết kế bài dạy Khoa học Lớp 5 - Tuần 27, Bài: Cây mọc lên từ đâu? - Trường Tiểu học Bình Chánh

Hoạt động 2: Điều kiện để hạt nảy mầm.

 Điều kiện nào để hạt nảy mầm.

a) Gieo hạt ở đất khô.

 b) Gieo hạt ở đất ẩm, nhiệt độ thích hợp.

 c) Gieo hạt nơi có nhiệt độ cao.

 d) Gieo hạt trong nước lạnh.

 

docx9 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Khoa học Lớp 5 - Tuần 27, Bài: Cây mọc lên từ đâu? - Trường Tiểu học Bình Chánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN BÌNH CHÁNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH CHÁNH
NỘI DUNG BÀI HỌC MÔN KHOA HỌC TUẦN 27
 -Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt ( SGK / 108 )
 -Bài 54: Cây con có thể mọc lên từ bộ phận nào của cây mẹ (SGK/ 110 )
 BÀI: CÂY MỌC LÊN TỪ ĐÂU ?
Nội dung chính cần tìm hiểu:
 - Cây con mọc lên từ hạt.
 - Cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
Phần 1: 
Cây con mọc lên từ hạt.
 Hoạt động 1: Cấu tạo của hạt
 Tách đôi hạt đậu, chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng
CHẤT DINH DƯỠNG
VỎ
PHÔI
+ Vỏ - phần bao bọc bên ngoài cùng của hạt
+ Phôi – thường gọi là mộng và hai lá mầm
+ Chất dinh dưỡng - toàn bộ phần bên trong hạt
Cấu tạo của hạt gồm 3 phần: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng của hạt.
Hoạt động 2: Điều kiện để hạt nảy mầm.
 Điều kiện nào để hạt nảy mầm.
Gieo hạt ở đất khô.
 b) Gieo hạt ở đất ẩm, nhiệt độ thích hợp.
 c) Gieo hạt nơi có nhiệt độ cao.
 d) Gieo hạt trong nước lạnh.
Đủ độ ẩm
Điều kiện để
 hạt nảy mầm
Hạt giống tốt
Nhiệt độ thích hợp
Hoạt động 3: Quá trình phát triển thành cây của hạt.
5
6
4
3
2
e)Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều hơn nữa, thân mầm lớn lên, dài ra và chui lên khỏi mặt đất.
a) Xung quanh rễ mầm mọc ra nhiều rễ con.
b) Hạt phình lên vì hút nước.Vỏ hạt nứt để rễ mầm nhú ra cắm xuống đất.
c) Hai lá mầm xoè ra. Chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới.
d) Hai lá mầm teo dần rồi rụng xuống. Cây con bắt đầu đâm chồi, rễ mọc nhiều hơn.
 Các hình tương ứng với mỗi thông tin như sau: 2b – 3a – 4e – 5c – 6d
- Chỉ vào từng hình và nói về sự phát triển của hạt mướp từ khi được gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây, ra hoa, kết quả.
Cây mướp ra hoa và kết quả
Hai lá mầm xòe ra, cây sinh thêm lá mới
Hạt nảy mầm chui lên khỏi mặt đất
Hạt được gieo xuống đất
Quả mướp lớn dần
Quả mướp già khô
Cho nhiều hạt giống mới
e)
g)
KẾT LUẬN: 
 Cấu tạo của hạt gồm 3 phần: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng của hạt.
 Điều kiện nào để hạt nảy mầm: đủ độ ẩm; nhiệt độ thích hợp; hạt giống tốt.
Phần 2: 
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
Hoạt động 4: Nơi cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
- Hãy chỉ vào chồi trên hình 1. Chồi mọc ra từ vị trí nào trên thân cây?
- Người ta sử dụng phần nào của cây mía để trồng 
CHỒI
 Một đoạn thân của cây mía được trồng xuống đất
 Đoạn thân của cây mía phát triển thành cây mía con
 Quá trình phát triển của cây mía từ đoạn thân
Nơi cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
- Hãy nói xem chồi có thể mọc ra từ vị trí nào trên củ khoai tây, gừng, hành, tỏi và lá bỏng?
CỦ KHOAI TÂY
Chồi mọc ra ở chỗ lõm trên thân củ
CỦ GỪNG
Chồi mọc ra từ chỗ lõm trên bề mặt củ.
CỦ HÀNH Chồi mọc ra từ phía đầu cả củ.
CỦ TỎI
Chồi mọc ra từ phía đầu các nhánh tỏi.
CÂY SỐNG ĐỜI (CÂY BỎNG)
Chồi mọc ra từ mép lá.
Kết luận: Trong tự nhiên, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc từ một số bộ phận của cây mẹ như thân, cành, rễ, lá
2.Cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
Bộ phận của cây mẹ
Vị trí chồi mọc
Tên cây
Thân
Mọc từ nách lá
Mía, rau lang, rau muống, hoa hồng..
Thân rễ
Mọc ở chỗ lõm 
của củ
Khoai tây, gừng, riềng, nghệ, dong..
Lá
Mọc ở mép lá
Cây lá bỏng (cây sống đời), quỳnh..
Thân củ
Mọc ở phía trên đầu của củ
Hành, tỏi, nén, kiệu
Hãy sắp xếp các loại cây dưới đây vào nhóm thích hợp
CỦ NGHỆ
KHOAI LANG TÂY
 CỦ TỎI
CỎ TRANH
SỐNG ĐỜI
 THIẾT MỘC LAN
Phiếu học tập
Cây mọc từ thân của cây mẹ
Cây mọc từ rễ của cây mẹ
Cây mọc từ lá của cây mẹ
NỘI DUNG BÀI HỌC:
Cây con mọc lên từ hạt và mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. Trong tự nhiên, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc từ một số bộ phận của cây mẹ như thân, cành, rễ, lá.
Để cây con có thể mọc và phát triển tốt cần có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh).
..*******..

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_27_bai_cay_moc_len_tu_dau.docx