Tài liệu Ôn tập môn Vật lý Lớp 8

B. Bài tập áp dụng

Bài 1. Thả hai vật có khối lượng bằng nhau chìm trong một cốc nước. Biết vật thứ nhất làm bằng sắt, vật thứ hai làm bằng nhôm. Hỏi lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật nào lớn hơn? vì sao?

Bài 2. Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình nước có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 150cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 10,8N

 a. Tính lực đấy Acsimet tác dụng lên vật.

 b. Xác định khối lượng riêng của chất làm lên vật.

Bài 3. Treo một vật nhỏ vào một lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ 18N. Vẫn treo vật vào lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn vào trong nước thấy lực kế chỉ 10N. Tính thể tích của vật và trọng lượng riêng cả nó.

Bài 4. Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5g/cm3 chúng được nhúng hoàn toàn vào trong nước. Tìm lực đẩy Acsimet tác dụng lê vật.

Bài 5. Móc một vật A vào một lực kế thì thấy lực kế chỉ 12,5N, nhưng khi nhúng vật vào trong nước thì thấy lực kế chỉ 8N. Hãy xác định thể tích của vật và khối lượng riêng của chất làm lên vật.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Ôn tập môn Vật lý Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LÝ THUYẾT – CÔNG THỨC
1. Công thức tính công
 Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực là 
	Trong đó : 	A là công của lực F, đơn vị của A là J, 1J=1Nm, 1kJ=1000J.
	F là lực tác dụng vào vật, đơn vị là N.
	s là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m (mét).
 Trường hợp đặc biệt, lực tác dụng vào vật chính là trọng lực và vật di chuyển theo phương thẳng đứng thì công được tính 
	Trong đó : 	A là công của lực F, đơn vị của A là J
	P là trọng lượng của vật, đơn vị là N.
	h là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m (mét).
2. Công suất
 Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
 Công thức tính công suất : 
	Trong đó :	 là công suất, đơn vị W 
	(J/s, , ).
	A là công thực hiện, đơn vị J.
	t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây).
3. Cơ năng
 Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.
 Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.
 Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
 Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
 Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.
 Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.
4. Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
 Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.
 Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng thì không đổi. Ta nói cơ năng được bảo toàn.
5. Các chất được cấu tạo như thế nào?
 Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
 Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
6. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
 Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
 Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
7. Hiện tượng khuếch tán
 Khi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.
 Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
 Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng.
B. Bài tập áp dụng 
Bài 1. Thả hai vật có khối lượng bằng nhau chìm trong một cốc nước. Biết vật thứ nhất làm bằng sắt, vật thứ hai làm bằng nhôm. Hỏi lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật nào lớn hơn? vì sao?
Bài 2. Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình nước có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 150cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 10,8N 
 a. Tính lực đấy Acsimet tác dụng lên vật.
 b. Xác định khối lượng riêng của chất làm lên vật.
Bài 3. Treo một vật nhỏ vào một lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ 18N. Vẫn treo vật vào lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn vào trong nước thấy lực kế chỉ 10N. Tính thể tích của vật và trọng lượng riêng cả nó.
Bài 4. Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5g/cm3 chúng được nhúng hoàn toàn vào trong nước. Tìm lực đẩy Acsimet tác dụng lê vật.
Bài 5. Móc một vật A vào một lực kế thì thấy lực kế chỉ 12,5N, nhưng khi nhúng vật vào trong nước thì thấy lực kế chỉ 8N. Hãy xác định thể tích của vật và khối lượng riêng của chất làm lên vật.
Bài 6. Treo một vật vào một lực kế trong không khí thì thấy lực kế chỉ 18N. Vẫn treo vật bằng một lực kế đó nhưng nhúng vào trong một chất lỏng có khối lượng riêng là 13600kg/m3
thấy lực kế chỉ 12N. Tính thể tích của vật và khối lượng riêng của nó.
Bài 7. Thả một vật làm bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ vạch 180cm3 tăng đến vạch 265cm3. Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vật vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thấy lực kế chỉ 7,8N 
 a. Tính lực đẩy Acsimét tác dụng le vật.
 b. Xác định khối lượng riêng của chất làm vật.
Bài 8. Một vật hình cầu có thể tích V thả vào một chậu nước thấy vật chỉ bị chìm trong nước một phần ba, hai phần ba còn lại nổi. Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu.
Bài 9. Một vât có khối lượng 0,75kg và khối lượng riêng 10,5g/cm3 được thả vào một chậu nước. Vật bị chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước? tại sao?. Tìm lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.
Bài 10. Một vật có khối lượng riêng 400kg/m3 thả trong một cốc đựng nước. Hỏi vật bị chìm bao nhiêu phần trăm thể tích của nó trong nước.
Bài 11. Một cục nước đá có thể tích 400cm3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần nước đá nhô ra khỏi mặt nước. Biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3 
Bài 12. Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hoả, thấy 1/2 thể tích của vật bị chìm trong dầu.
 a. Tính khối lượng rêng của chất làm quả cầu. Biết khối lượng riêng của dầu là 800 kg/m3 
 b. Biết khối lượng của vật là 0,28 kg. Tìm lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật 
Bài 13. Một cục nước đá có thể tích 360cm3 nổi trên mặt nước. 
 a. Tính thể tích của phần cục đá nhô ra khỏi mặt nước, biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3 
 b. So sánh thể tích của cục nước đá và phần thể tích nước do cục nước đá tan ra hoàn toàn.
Bài 14. Trong một bình đựng nước có một quả cầu nổi, một nửa chìm trong nước. Quả cầu có chìm sâu hơn không nếu đưa cái bình cùng quả cầu đó lên một hành tinh mà ở đó trọng lực gấp đôi so với trái đất.
Bài 15. Một cái bình thông nhau gồm hai ống hình trụ giống nhau có chứa sẵn nước. Bỏ vào trong ống một quả cầu bằng gỗ có khối lượng 85 g thì thấy mưc nước mỗi ống dâng lên 34 mm. Tính tiết diện ngang của mỗi ống bình thông nhau.
Bài 16. Một quả cầu có trọng lượng riêng 8200 N/m3, thể tích là 100 m3 nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu phủ kín hoàn toàn quả cầu. Tín thể tích phần quả cầu ngập trong nước. Cho trọng lượng riêng của dầu là 7000 N/m3 
Bài 17. Một cái bình thông nhau gồm hai ống hình trụ mà S1 = 2S2 có chứa sẵn nước. Bỏ vào trong ống một quả cầu bằng gỗ có khối lượng 650 g thì thấy mưc nước mỗi ống dâng lên 4,5 mm. Tính tiết diện ngang của mỗi ống bình thông nhau.
Bài 18. Một khí cầu có thể tích 100 cm3 chứa đầy khí Hiđrô. Trọng lượng của khí cầu gồm cả vỏ và khí Hiđrô là 500 N. Tính lực nâng của khí cầu và trọng lượng riêng của khí quyển ở độ cao mà khí cầu đạt cân bằng. Trọng lượng riêng của khí quyển là 12,5 N/m3
Bài 19. Có hai vật, có thể tích V và 2V khi treo vào hai đĩa cân thì cân ở trạng thái thăng bằng. Sau đố vật lớn được dìm vào dầu có trọng lượng riêng 9000N/m3. Vậy phải dìm vật nhỏ vào chất lỏng có trọng lượng riêng là bao nhiêu? để cân vẫn thăng bằng ( Bỏ qua lực đấy ácimet của khí quyển )
Bài 20. Một vật bằng đồng bên trong có khoảng rỗng. Cân trong không khí vật có khối lượng 264 g. Cân trong nước vật có khối lượng 221 g. Trọng lượng riêng của đồng là 89000 N/m3. Bỏ qua lực đẩy ácimet của không khí. Hãy tính thể tích của phần rỗng.
Bài 21. Một bình được cân 3 lần và cho kết quả như sau: 
Bình chứa không khí cân nặng 126,29g. Bình chứa khí cácboníc cân nặng 126,94g. Bình chứa nước cân nặng 1125g. Hãy tính trọng lượng riêng của khí cácbôníc, dung tích và trọng lượng của bình. Cho biết trọng lượng riêng của không khí là 12,9 N/m3 
Bài 22. Một vật hình cầu, đồng chất có thể tích V, cân bằng ở khoảng mặt tiếp xúc của hai chất lỏng không tan vào nhau chứa trong một bình. Trọng lượng riêng của chất lỏng ở trên và ở dưới lần lượt là d1 và d2. Trọng lượng riêng của vật là d. Tính tỷ lệ thể tích của vật nằm trong mỗi chất lỏng.

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_mon_vat_ly_lop_8.doc