Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Khoa học tự nhiên 6

Học sinh thảo luận nhóm: quan sát sự thay đổi về kích thước của tế bào và các thành phần bên trong tế bào trong hình 9.3, ghi lại các bước của quá trình lớn lên và phân chia tế bào, sau khi thống nhất ý kiến giữa các nhóm, đối chiếu với phần thông tin trong sách hướng dẫn học. Học sinh quan sát hình 9.4 nêu lên được mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào: Sự lớn lên là cơ sở của sự phân chia tế bào, lớn lên và phân chia tế bào là 2 pha của chu kì tế bào.

Ví dụ 2: Bài 10. Đặc trưng của cơ thể sống

Giáo viên có thể thiết kế hoạt động dạy học theo phương pháp chia nhóm quay vòng: giáo viên chia lớp thành 7 nhóm tương ứng với 7 phiếu bài tập có yêu cầu như sau:

1. Di chuyển: Tại sao thực vật và động vật cần di chuyển (chuyển động)? Em hãy đưa ra một số ví dụ?

2. Hô hấp: Em hãy cùng các bạn thực hiện 1 thí nghiệm nhỏ: hãy bịt mũi lại và thở, sau đó ngậm miệng và thở. Em hãy mô tả hiện tưởng xảy ra và ghi vào vở. Em có cần cả mũi và miệng để thở hay không? Tại sao? Tại sao chúng ta cần phải hít thở?

3. Sinh sản: Thảo luận với các bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi sau: Ở độ tuổi bao nhiên thì các vật sống không cần bố mẹ chúng nữa? Hãy đưa ra một số ví dụ mà em biết?

 

doc276 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Khoa học tự nhiên 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đen), phần không được chiếu sáng có màu nhạt – nâu vàng (của iôt).
Hoạt động 2. Trả lời câu hỏi
+ Tại sao 2 phần của chiếc lá có màu khác nhau?
+ Qua thí nghiệm này em rút ra được kết luận gì? Học sinh trả lời.
Hoạt động 3. Điền từ vào chỗ chấm trong câu khuyết ở sách học sinh
Câu đầy đủ sẽ là: Lá cây chế tạo ra tinh bột khi được chiếu sáng.
Hoạt động 4. Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi
Giáo viên cho học sinh xem phim mô tả thí nghiệm, hoặc cho các nhóm quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm tìm hiểu chất khí được giải phóng ra khi thực vật được chiếu sáng trong môi trường được cung cấp đủ khí cacbonic trong sách học sinh.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn, trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao em biết có chất khí được giải phóng ra?
Câu trả lời là: Trong ống nghiệm thấy có các bọt khí nổi lên.
+ Chất khí đó là khí gì?
Câu trả lời là: Khí oxi (Dựa theo hình vẽ)
Giáo viên cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và rút kết luận để học sinh ghi vào vở:
Khi thực vật được chiếu sáng trong môi trường được cung cấp đủ khí cacbonic sẽ giải phóng ra khí oxi.
Hoạt động 5. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Học sinh tự đọc thông tin trong bảng và trả lời câu hỏi vào vở
+ Quang hợp là gì?
Câu trả lời: Đó là quá trình mà cây xanh nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo ra các chất hữu cơ (đường, tinh bột...), đồng thời nhả ra khí oxi.
+ Các nguyên liệu cần cung cấp cho quá trình quang hợp là những chất nào?
Câu trả lời: Nước và khí cacbonic. Ánh sáng và chất diệp lục là những yếu tố cần thiết cho quá trình quang hợp.
+ Sản phẩm của quá trình quang hợp là gì?
Câu trả lời: Là các chất hữu cơ như đường, tinh bột...
+ Nêu vai trò của quang hợp đối với cây xanh và các sinh vật khác.
Câu trả lời: Quang hợp cung cấp thức ăn cho cây xanh và các sinh vật khác. Ngoài ra, quang hợp còn cung cấp khí oxi cần cho sự sống của các sinh vật.
Giáo viên theo dõi và giúp học sinh hoàn thiện các câu trả lời.
Hoạt động 6. Điền vào các ô trống
Giáo viên kẻ sẵn các ô trống trên bảng và gọi học sinh lên điền vào các ô trống trong sơ đồ
khái quát về quá trình quang hợp ở cây xanh để tổng kết về quang hợp cho cả lớp.
Học sinh điền như sơ đồ ở dưới.
Cần bổ sung thêm “Chất diệp lục” ở chỗ mũi tên ngang.
C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 1. Quan sát và thảo luận
– Học sinh theo từng cặp quan sát 2 cái cây trong hình sách học sinh, thảo luận:
+ Chúng có gì khác nhau?
+ Vận dụng kiến thức đã học về quang hợp, giải thích lí do vì sao có sự khác nhau đó.
Về cơ bản, câu trả lời là: – 2 cây trong hình khác nhau ở chỗ cây bên phải hình to, cao, cành lá nhiều hơn và tươi tốt còn cây bên trái hình nhỏ, ít lá hơn, không tươi tốt bằng.
Lí do là vì cây bên phải được chiếu sáng bình thường, cây bên trái không được chiếu sáng trong 2 tuần nên cây bên phải quang hợp được, tổng hợp được chất chất hữu cơ (thức ăn) cho mình nên phát triển tốt, còn cây bên trái thì ngược lại.
Giáo viên gọi đại diện vài cặp phát biểu ý kiến rồi đi đến thống nhất câu trả lời chung.
Hoạt động 2. Điền từ vào hình vẽ
Giáo viên có thể chiếu hình vẽ, hoặc sử dụng tranh phóng to hình và các tấm bìa có in sẵn các từ Năng lượng ánh sáng mặt trời; oxi; cacbonic; đường; nước và muối khoáng để cho đại diện các nhóm học sinh lên lắp ghép vào hình trên bảng.
Học sinh các nhóm tự làm việc điền các từ tương ứng đã cho với các số trong bức tranh
Đáp án là:
Năng lượng ánh sáng mặt trời.
Cacbonic.
Oxi.
Đường.
Nước và muối khoáng.
Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
Hoạt động 3. Thảo luận, trả lời câu hỏi
Học sinh các nhóm thảo luận, trả lời cho câu hỏi: Trong thí nghiệm “Cây cần ánh sáng để
làm gì?”, việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì?
Câu trả lời là: Việc bịt một phần lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm ngăn ánh sáng chiếu vào phần lá này, mục đích là để đối chứng với phần lá không bị bịt. Phần lá bị bịt không chế tạo được tinh bột, còn phần lá không bị bịt sẽ chế tạo được tinh bột. Điều đó chứng tỏ cây chỉ chế tạo chất hữu cơ (đường, bột...) khi có ánh sáng.
Giáo viên tổng kết, đánh giá câu trả lời của các nhóm học sinh.
Hoạt động 4. Thiết kế quy trình làm thí nghiệm
Học sinh các nhóm làm việc, cùng thiết kế quy trình thí nghiệm chứng minh cây lấy khí cacbonic, nhả ra khí oxi qua quá trình quang hợp.
Giáo viên có thể chiếu slide Quy trình thí nghiệm hoặc phát cho học sinh các tờ Hướng dẫn làm thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1
+ Chuẩn bị một cái cốc thuỷ tinh đầy nước giàu khí cacbonic (CO2) bằng cách cho vào cốc một ít bicacbonat natri (NaHCO3)
+ Đặt một số cành cây thuỷ sinh (như rong đuôi chó hoặc tóc tiên nước)vào 1 cái phễu thuỷ tinh sao cho đầu cắt của cành hướng về phía cuống phễu, sau đó úp ngược phễu vào cốc nước giàu CO2, sao cho toàn bộ phễu cùng các cành cây thuỷ sinh ngập trong nước.
+ Úp lên cuống phễu một ống nghiệm đựng đầy nước (bằng cách: lấy ống nghiệm đổ đầy nước, dùng ngón tay cái bịt kín miệng và dốc ngược ống nghiệm lại rồi úp lên cuống phễu).
+ Đặt cả hệ thống ra ngoài nắng hay dùng đèn chiếu trong 1 giờ.
+ Từ các cuống cành xuất hiện các bọt khí, đi lên phía đáy ống nghiệm. Nước trong ống nghiệm dần dần hạ xuống.
+ Khi thấy lượng khí trong ống nghiệm đã được khá nhiều thì lấy ngón tay bịt kín miệng ống nghiệm, dốc ngược lại. Dùng một que diêm đã tắt nhưng còn tàn đỏ đưa vào ống nghiệm thì thấy cháy bùng lên.
Thí nghiệm 2 (đối chứng)
+ Đặt song song với thí nghiệm 1, cũng tiến hành giống như thí nghiệm 1 nhưng cốc thuỷ tinh ban đầu chứa nước bình thường, không bổ sung bicacbonat natri (NaHCO3).
+ Quan sát và so sánh số lượng bọt khí trong thí nghiệm 1 và 2.
+ Rút ra kết luận
Học sinh đối chiếu với quy trình mình đã làm, chỉnh sửa và có thể tự làm thí nghiệm ở nhà.
Học sinh và giáo viên có thể đưa ra các thí nghiệm không giống với các thí nghiệm trên nhưng vẫn cùng mục đích.
D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Học sinh tự làm việc ở nhà theo hướng dẫn trong sách học sinh rồi khoảng 1– 2 tuần sau
đến báo cáo với giáo viên.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ghi nhật kí cho cây theo mẫu sau:
TT
Ngày
Chăm sóc (tưới nước, bón phân...)
Chiều cao cây
Số lá cây
Ghi chú (Hiện tượng gì đặc biệt)
E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động 1. Tìm tư liệu từ nguồn sách thư viện, internet
Học sinh tự làm việc.
Hoạt động 2. Tìm hiểu thí nghiệm của nhà bác học Priesley
Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm của nhà bác học Priesley và thảo luận, trả lời câu hỏi.
Đáp án:
Sự khác giữa hình (a) và hình (b) là: trong hình (a) cây nến cháy và con chuột còn sống; trong hình (b) cây nến tắt, con chuột chết.
Giữa hình (c) và (d) không có gì khác nhau.
Giải thích sự khác nhau giữa kết quả quan sát của câu 1 và 2:
+ Ở hình (b) cây nến tắt, con chuột chết vì khi nến cháy và con chuột sống đã lấy oxi trong chuông tuỷ tinh, đến khi hết oxi thì nến tắt và chuột cũng chết.
+ Ở hình (c) và (d) không có gì khác nhau vì trong chuông thuỷ tinh còn có 1 cái cây. Cây lấy khí cacbonic do hô hấp của chuột và do sự cháy của cây nến thải ra để tổng hợp chất hữu cơ qua quá trình quang hợp, đồng thời nhả ra khí oxi, cung cấp cho chuột và cho sự cháy của nến. Kết quả là chuột vẫn sống và nến vẫn cháy.
Khí oxi có vai trò quan trọng đối với động vật. Động vật lấy oxi để hô hấp. Không có oxi,
động vật sẽ chết.
Mục tiêu bài học
Bài 14. HÔ HẤP Ở CÂY XANH
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
Sau khi học bài này, học sinh có thể:
Nêu được “hô hấp là gì?”
Kể tên được các nguyên liệu và sản phẩm của hô hấp.
Nêu được vai trò của hô hấp với cây xanh.
Giải thích được một số hiện tượng thực tế.
Làm được thí nghiệm phát hiện khí cacbonic là sản phẩm của quá trình hô hấp.
Say mê, yêu thích hơn các hoạt động học tập, nghiên cứu, tìm tòi...
Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực biểu đạt: nói, đọc, viết, lắng nghe
Đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề: đề xuất giả thuyết nghiên cứu, kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng thu thập, ghi chép các dữ liệu và rút ra kết luận vấn đề.
Tư duy logic
Năng lực chịu trách nhiệm với môi trường sống, làm việc nhóm.
Tổ chức hoạt động học
Hướng dẫn chung
Tổ chức làm việc nhóm, cả lớp hoặc cá nhân cho học sinh
Qua thí nghiệm giúp học sinh hình thành, nhớ lại ý niệm về sản phẩm của quá trình hô hấp
ở thực vật.
Từ các hoạt động như làm thí nghiệm, quan sát hình vẽ thí nghiệm, đọc thông tin, trả lời câu hỏi, điền sơ đồ, thảo luận... để củng cố, hoàn thiện khái niệm về hô hấp, vai trò của quang hợp với sự sống, sau đó giúp học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng mới được hình thành ở phần trên để giải quyết các câu hỏi, vấn đề đặt ra.
Lập kế hoạch và triển khai công việc làm ở nhà nhằm vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm thí nghiệm hoặc giải quyết tình huống có liên quan đến hô hấp ở thực vật trong cuộc sống.
Hướng dẫn tổ chức hoạt động
A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động. Thí nghiệm thổi vào nước vôi trong
Giáo viên chuẩn bị sẵn các khay thí nghiệm cho tất cả các nhóm để chuẩn bị cho hoạt động của học sinh. Mỗi khay có: các ống nghiệm hoặc cốc thuỷ tinh đựng nước vôi trong (số ống hoặc cốc bằng số cặp trong mỗi nhóm), các ống nhựa (có thể lấy ống uống nước giải khát) 1 bản Hướng dẫn làm thí nghiệm thổi vào nước vôi trong in và ép plastic.
Sau khi nhận các khay thí nghiệm về, nhóm trưởng chia các bạn trong nhóm thành từng cặp làm thí nghiệm.
Trong mỗi cặp: Một bạn dùng 1 ống nhựa thổi từ từ vào ống nghiệm (hoặc cốc) thuỷ tinh
đựng nước vôi trong, bạn còn lại quan sát hiện tượng, sau đó đổi vai trò cho nhau.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận, giải thích hiện tượng xảy ra trong ống (cốc) thuỷ tinh.
Giáo viên mời đại diện các nhóm phát biểu về hiện tượng và giải thích. Sau đó giáo viên tổng kết lại.
Hiện tượng xảy ra khi thổi từ từ vào ống nghiệm (hoặc cốc) thuỷ tinh đựng nước vôi trong là xuất hiện các vẩn đục trắng ở trong cốc. Đó là do khí cacbonic có trong không khí ta thở ra đã kết hợp với nước vôi trong (canxi hydroxit) tạo thành canxi cacbonat kết tủa – chính là các vẩn đục trắng, sau 1 khoảng thời gian sẽ tạo nên lớp váng trắng.
Giáo viên dẫn dắt học sinh đến kết luận và cho học sinh ghi vào vở: Có thể dùng nước vôi trong để kiểm tra trong môi trường có khí cacbonic.
B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Thí nghiệm tìm hiểu cây có hô hấp không
Giáo viên chuẩn bị sẵn thí nghiệm: Lấy 2 cốc nước vôi trong, đặt lên 2 tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thuỷ tinh A và B úp lên. Trong chuông A được đưa thêm 1 chậu cây nhỏ. Đặt 2 hệ thống này vào trong bóng tối.
Sau khoảng 6–8 giờ, giáo viên cho học sinh đọc thí nghiệm trong sách học sinh, quan sát hệ thống thí nghiệm, nêu hiện tượng xảy ra, trả lời các câu hỏi phần này trong sách học sinh.
Hiện tượng: cốc nước vôi ở chuông A bị đục và trên mặt có 1 lớp váng dày. Cốc nước trong chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có 1 lớp váng trắng rất mỏng.
Học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Không khí trong 2 chuông đều có chất khí gì? Vì sao em biết?
+ Vì sao cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn?
+ Từ kết quả của thí nghiệm, có thể rút ra được kết luận gì?
– Giáo viên tổng kết lại các câu trả lời và cho học sinh ghi vào vở.
+ Không khí trong 2 chuông đều có cacbonic, vì có lớp váng trắng trong cốc nước vôi.
+ Cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn vì trong chuông A có nhiều khí cacbonic hơn do cây thải ra.
+ Kết luận: Khi không có ánh sáng, cây thải ra nhiều khí cacbonic.
Hoạt động 2. Quan sát hình vẽ thí nghiệm tìm hiểu thực vật lấy khí gì khi hô hấp
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm và quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm trong sách học sinh.
Học sinh thảo luận nhóm và giải thích hiện tượng xảy ra.
Giáo viên mời đại diện các nhóm phát biểu rồi tổng kết lại, cho học sinh ghi vào vở. Hiện tượng xảy ra: que đóm đang cháy thì tắt, tia khói bay lên.
Giải thích: Hạt nảy mầm hô hấp mạnh, lấy oxi của không khí trong bình. Oxi là chất khí cần cho sự cháy, nên khi oxi không còn trong bình thì que đóm đưa vào đang cháy sẽ bị tắt.
Hoạt động 3. Thí nghiệm hạt nảy mầm có sinh ra nhiệt hay không?
Để chuẩn bị cho hoạt động này, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh làm trước từ nhà. Đến giờ học, học sinh chỉ phải đem kết quả ghi chép về nhiệt độ theo thời gian ra để thảo luận nhóm.
Giáo viên cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận, tổng kết lại rồi để học sinh ghi vào vở. Giải thích: Nhiệt độ trong bình tăng dần do hạt nảy mầm hô hấp mạnh, đã sinh ra nhiệt.
Hoạt động 4. Đọc thông tin trong bảng và trả lời câu hỏi
Giáo viên cho học sinh đọc thông tin trong bảng rồi viết câu trả lời các câu hỏi trong sách học sinh vào vở.
Hô hấp ở cây là quá trình cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ, tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của mình, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.
Nguyên liệu của quá trình hô hấp: khí oxi, chất hữu cơ. Sản phẩm: năng lượng, khí cacbonic và hơi nước.
Hô hấp rất quan trọng đối với cây vì nó cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây.
Hoạt động 5. Điền vào các ô trống
Giáo viên kẻ sẵn các ô trống trên bảng (giống như sơ đồ SGK) và gọi học sinh lên điền vào các ô trống trong sơ đồ khái quát về quá trình hô hấp ở cây xanh, sau đó cùng cả lớp hoàn thiện sơ đồ để tổng kết về hô hấp cho cả lớp.
Lưu ý: cần nhấn mạnh sản phẩm của hô hấp là năng lượng nên cho học sinh bổ sung thêm ô “Năng lượng” vào sơ đồ.
C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 1
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, viết câu trả lời vào vở. Trả lời
Nửa trái: quá trình quang hợp. Nửa phải: quá trình hô hấp.
Sơ đồ tóm tắt của quá trình ở nửa bên phải của hình giống như sơ đồ ở hoạt động 5 phần trên.
Quá trình đó luôn diễn ra liên tục, kể cả lúc được chiếu sáng hay lúc không được chiếu sáng
Hoạt động 2. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”
Trả lời: Nếu đất được phơi khô (“đất nỏ”) sẽ thoáng khí, tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt, hút
được nhiều nước và muối khoáng cung cấp cho cây, ví như cây được bón thêm phân.
D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Giáo viên giao cho học sinh về nhà làm các hoạt động ứng dụng, giờ học sau đến báo cáo với giáo viên.
E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động 1. Trả lời câu hỏi
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài ở nhà. Đến giờ sau giáo viên sẽ kiểm tra và chấm vở.
Trả lời:
Chọn phương án trả lời đúng: D.
Mối liên quan giữa quang hợp và hô hấp: tuy là 2 quá trình ngược nhau, nhưng liên quan mật thiết với nhau, sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia.
Hoạt động 2. Thiết kế thí nghiệm
Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi nhóm thảo luận, thống nhất về quy trình thí nghiệm rồi cùng tiến hành làm và báo cáo lại kết quả cho giáo viên vào giờ học sau.
Bài 15. CƠ QUAN SINH SẢN CỦA CÂY XANH
Mục tiêu bài học
Sau khi học bài này, học sinh có thể:
Phân biệt được các bộ phận của hoa
Phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Phân biệt được quả khô và quả thịt.
Chỉ và gọi tên được các bộ phận của hạt
Liệt kê được các cách phát tán của quả, hạt và đặc điểm thích nghi của chúng.
Hình thành được kĩ năng quan sát, xác định và mô tả được đặc điểm hình thái các cơ quan sinh sản của cây xanh.
Vận dụng được những kiến thức về cơ quan sinh sản của cây để chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong gia đình nói riêng và trong môi trường sống nói chung.
Tổ chức hoạt động học
Hướng dẫn chung
Kiến thức chủ yếu của mạch kiến thức này ở lớp 6 chủ yếu là sự khái quát đặc điểm hình thái của cơ quan sinh sản của cây xanh và chức năng của chúng.
Ở chương trình tiểu học, học sinh đã được học về đặc điểm của rễ, thân, lá, hoa, quả và chức năng của chúng. Vì vậy, giáo viên cần khai thác và kế thừa những kiến thức học sinh đã được học để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động xây dựng kiến thức mới của bài học.
Đối với trình độ của học sinh lớp 6, giáo viên không cần thiết phải dạy sâu về cấu tạo giải phẫu của hoa, quả, hạt mà chỉ dừng lại ở việc quan sát các đặc điểm hình thái, sự đa dạng của chúng trong các môi trường sống khác nhau.
Nếu có điều kiện, giáo viên có thể tăng cường tổ chức cho học sinh học ngoài thiên nhiên (sân trường, vườn trường, các khu rừng hoặc các khu du lịch sinh thái có ở địa phương...). Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học tập ở ngoài thiên nhiên trước rồi trở về lớp hoặc ngược lại cho các em học tập dựa trên cơ sở quan sát các hình vẽ, tranh ảnh trong Hướng dẫn học Khoa học Tự nhiên 6 – Tập 1 trước rồi ra thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên. Cách tổ chức học tập này phù hợp với nhiều nội dung kiến thức trong chủ đề , ví dụ, khi dạy nội dung kiến thức về các loại hoa, quả...
Trong khi dạy chủ đề, giáo viên cần lưu ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát tranh hình, thu thập và phân tích mẫu vật.
Giáo viên và học sinh có thể sưu tầm mẫu vật mang đến lớp. Tuỳ theo địa phương, mùa vụ mà yêu cầu học sinh lấy mẫu, không nhất thiết phải có những mẫu như SGK đã nêu.
Trong quá trình sưu tầm vật mẫu, để bảo vệ môi trường giáo viên cần khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm tranh ảnh về cơ quan sinh sản của thực vật qua sách báo...
Nội dung chính của chủ đề
Hoa: các bộ phận của hoa, đặc điểm và chức năng từng bộ phận
Quả: các bộ phận của quả, chức năng của quả, quả khô và quả thịt
Hạt: các bộ phận của hạt, hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm
Phát tán của quả và hạt.
Hướng dẫn tổ chức hoạt động học
A - HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Một số điểm cần lưu ý:
Ở hoạt động này, giáo viên có thể thay đổi bằng một hoạt động khác, ví dụ giáo viên chuẩn bị một cây có đầy đủ các cơ quan chính và yêu cầu học sinh chỉ và gọi tên các bộ phận chủ yếu của cây € Sau đó yêu cầu học sinh gọi tên các bộ phận là cơ quan sinh sản của cây và nêu chức năng của chúng.
B - HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoa
Các bộ phận của hoa
Mỗi học sinh tiến hành các hoạt động như trong sách hướng dẫn học
Việc chọn mẫu vật cho học sinh quan sát tuỳ thuộc vào vùng miền
Gợi ý trả lời các câu hỏi cuối hoạt động
Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn đính trên chỉ nhị. Bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn
Nhuỵ gồm có đầu, vòi, bầu. Noãn nằm bên trong bầu nhuỵ
Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị và nhuỵ vì tế bào sinh dục đực được chứa trong hạt phấn của nhị và tế bào sinh dục cái chứa trong noãn của nhuỵ.
Đài hoa và tràng hoa bao bọc nhị và nhuỵ tạo thành bao hoa. Chức năng chính của bao hoa là che chở bảo vệ cho nhị, nhuỵ.
Các loại hoa
Giáo viên có thể sử dụng mẫu vật thật phù hợp với điều kiện thực tế để thay thế cho hình ảnh trong sách hướng dẫn học cho học sinh quan sát và hoàn thành bảng. Sau đây là gợi ý đáp án:
Hoa số mấy
Tên cây
Các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
Thuộc nhóm hoa nào?
(Hoa đơn tính: chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhuỵ là hoa cái;
hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhuỵ)
Nhị
Nhuỵ
1
Dưa chuột
ü
Hoa đơn tính
2
Dưa chuột
ü
Hoa đơn tính
3
Cây cải
ü
ü
Hoa lưỡng tính
4
Cây bưởi
ü
ü
Hoa lưỡng tính
5
Cây liễu
ü
Hoa đơn tính
6
Cây liễu
ü
Hoa đơn tính
7
Cây khoai tây
ü
ü
Hoa lưỡng tính
8
Cây táo tây
ü
ü
Hoa lưỡng tính
Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Các hoa trên được chia thành 2 nhóm: nhóm hoa đơn tính và nhóm hoa lưỡng tính
Việc chia các hoa đó thành 2 nhóm hoa đơn tính và hoa lưỡng tính dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
Gợi ý đáp án hoạt động “viết vào vở dựa vào gợi ý sau”:
Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhuỵ là hoa cái Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhuỵ
Quả
–Việc phân loại quả không đơn giản, có nhiều cách phân loại khác nhau. Việc phân loại quả dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả phù hợp với đối tượng học sinh lớp 6.
–Việc sử dụng mẫu vật tuỳ thuộc vùng miền. Giáo viên có thể là người chuẩn bị mẫu vật hoặc có thể yêu cầu các em học sinh mang đến lớp. Nếu học sinh không thể sưu tầm được các loại quả thật thì giáo viên phải chuẩn bị tranh ảnh về các loại quả...
Sau đây là gợi ý đáp án một số hoạt động
+ Gợi ý đáp án hoạt động “Hoàn thành câu dựa vào những gợi ý sau đây”: Một quả thường có những bộ phận: vỏ, thịt quả và hạt
Quả có chức năng che chở, bảo vệ hạt.
+ Với những mẫu vật như đã nêu trong sách hướng dẫn học. Học sinh có thể phân chia các mẫu quả thành 2 nhóm

File đính kèm:

  • docTai_lieu_huong_dan_day_KHTN_6.doc
Giáo án liên quan