Tài liệu dạy học sinh lớp 9 môn Ngữ văn

 Đề: Suy nghĩ của em về những cảm nhận của nhân vật Nhĩ qua truyện ngắn "Bến quê"của Nguyễn Minh Châu.

 Gợi ý;

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.

2. Thân bài:

 - Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ: anh bị bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi sự phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ, con.

 - Cảm nhận của nhân vật về vẻ đẹp của thiên nhiên: cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế: từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng.

 - Cảm nhận về tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của Liên: tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai.

 

doc90 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu dạy học sinh lớp 9 môn Ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trách nhiệm cao.
 * Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của anh thanh niên;
 - Sự ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
 - Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?".
 - Anh còn biết tìm đến những nguồn vui lành mạnh để cân bằng đời sống tinh thần của mình: anh biết lấy sách làm bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn (trồng hoa, nuôi gà...)
 - Sự cởi mở chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, luôn khao khát được gặp gỡ và trò chuyện cùng mọi người: vui mừng đến luống cuống, hấp tấp cùng thái độ ân cần, chu đáo tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ...
 - Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé: khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối để khỏi vô lễ nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục.
3. Kết bài:
 Khẳng định tâm hồn trong sáng, sự cống hiến thầm lặng của anh thanh niên cho Tổ quốc.
 C. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
 *Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đén 20 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật Nhuận Thổ qua truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn.
 * Gợi ý;
 1. Mở đoạn;
 - Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
 - Giới thiệu chung về nhân vật Nhuận Thổ
2. Thân đoạn
 - Hình ảnh Nhuận Thổ lúc còn nhỏ: thông minh, tháo vát, lanh lợi, nhanh nhẹn...
 - Hình ảnh Nhuận Thổ lúc trưởng thành: còm cõi, đần độn, mụ mẫm, chậm chạp...
 - Tình cảm của nhân vật "Tôi" với Nhuận Thổ.
3. Kết đoạn:
 - Nhận xét chung về nhân vật. 
 - Suy nghĩ của bản thân về nhân vật Nhuận Thổ.
 II. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
 Đề: Suy nghĩ của em về những cảm nhận của nhân vật Nhĩ qua truyện ngắn "Bến quê"của Nguyễn Minh Châu.
 Gợi ý; 
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.
2. Thân bài: 
 - Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ: anh bị bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi sự phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ, con.
 - Cảm nhận của nhân vật về vẻ đẹp của thiên nhiên: cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế: từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng...
 - Cảm nhận về tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của Liên: tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai...
 - Niềm khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông: 
 + Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống, những giá trị thường bị người ta lãng quên, vô tình, nhất là lúc còn trẻ, khi lao theo những ham muốn xa vời.
 + Sự thức nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, đã thấm thía những sướng vui và cay đắng.
 + Cựng với sự thức tỉnh ấy thường là những õn hận xút xa.
 + Nhĩ chiờm nghiệm được quy luật phổ biến của đời người: "con người ta trờn đường đời thật khó tránh khỏi những điều chựng chỡnh và vũng vốo của cuộc sống"
3. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhõn vật Nhĩ và sự trõn trọng những giỏ trị bền vững của cuộc sống.
 .
Tiết 7, 8, 9: NGHỊ LUẬN VỀ BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
- Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ là trỡnh bày nhận xột, đánh giá của mỡnh về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ là trỡnh bày nhận xột, đánh giá của mỡnh về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hỡnh ảnh, giọng điệu..Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng .
- Bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, râ rµng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
* Bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
 	1. Mở bài:
 Giới thiệu về đoạn thơ hoặc bài thơ đó và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
 	2. Thân bài:
 Lần lượt trình bày suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ đó.
 	 3. Kết bài: 
 Khái quát giá trị và ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đó.
B. CÁC DẠNG ĐỀ:
I. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
 Đề 1:
 	Viết đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai nhân vật Thuý Kiều và Thuý Vân, qua đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du ?
 Gợi ý:
Mở đoạn: 
 	- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du 
Thân đoạn :
 	a. Chân dung của Thuý Vân: 
- Bằng bút pháp ước lệ, biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng , thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.
- Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hài hào, êm đềm với xung quanh. Báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
 	 b. Chân dung Thuý Kiều: 
- Vẫn bằng bút pháp ước lệ , nhưng khác tả Vân tác giả đó dành một phần để tả sắc, còn hai phần để tả tài năng của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là vể đẹp của cả sắc, tài, tình.
- Chân dung của Kiều cũng là chân dung mang số phận. Dự cảm một cuộc đời nhiều biến động và bất hạnh.
 	3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại về tài năng miờu tả nhõn vật của Nguyễn Du.
 	 Đề 2:
 Viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dũng) phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính trong bài "Đồng chí" của Chính Hữu.
 	 Gợi ý:
 	 1. Mở đoạn:
- Giới thiệu khỏi quát về tác giả tác phẩm, vị trí của đoạn trích.
 	 2. Thân đoạn: Cơ sở của tình đồng chí:
- Họ có chung lí tưởng. 
- Họ chiến đấu cùng nhau.
- Họ sinh hoạt cùng nhau.
- Nghệ thuật: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
 	 3. Kết đoạn:
- Nhấn mạnh lại về vẻ đẹp, sự bền chặt của tình đồng chí được nảy nở và vun đúc trong gian khó.
II. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm: 
 Đề 1:
 	Phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Nguyễn Đình Chiểu) để thấy Lục vân Tiên đã hành động rất đúng với lí tưởng:
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng."
 Gợi ý:
 1. Mở bài: 
- Truyện Lục Vân Tiên - tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu đề cao những con người trung hiếu, trọng nghĩa.
- Vân Tiên một hình tượng đẹp nêu cao lí tưởng nhân nghĩa đó hành động đúng theo lí tưởng.
- Vị trí đoạn trích
 2. Thân bài: 
 a. Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu người gặp nạn : 
- Vân Tiên con nhà thường dân, một thí sinh trên đường vào kinh đô dự thi gặp bọn cướp hung dữ.
- Vân Tiên không quản ngại nguy hiểm xông vào đánh tan bọn cướp, giết tướng cướp, cứu người bị nạn.
 b. Vân Tiên từ chối sự đền ơn đáp nghĩa của Kiều Nguyệt Nga:
- Nghe người gặp nạn kể lại sư tình Vân Tiên động lòng thương cảm, tỏ thái độ đàng hoàng, lịch sự.
- Nguyệt Nga thiết tha mời chàng về nhà để đền ơn.
- Vân Tiên cương quyết từ chối (Quan niệm của chàng thể hiện lí tưởng sống cao đẹp : “ Làm ơn há để trông người trả ơn”. Thấy việc nghĩa không làm không phải là anh hùng.
 3. Kết bài:
- Lí tưởng sống của Vân Tiên phù hợp với đạo lí của nhân dân.
- Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm tâm huyết, lẽ sống của mình vào hình tượng Vân Tiên. 
Đề 2:
 	Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ: “Quê hương” của Tế Hanh
 Gợi ý:
 1. Mở bài:
- Giới thiệu tình yêu quê hương, nêu ý kiến khái quát của mình về tình yêu quê hương trong bài thơ.
 2. Thân bài:
- Khái quát chung về bài thơ: một tình yêu tha thiết trong sáng, đậm chất lí tưởng lãng mạn
- Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trê trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt Trường Giang
- Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên
- Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại, vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương.
 3. Kết bài:
 Cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng, ngọt ngào, nó là sản phẩm của một tâm hồn trẻ trung, thiết tha đầy thơ mộng.
 Đề 3
 	 Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
 Gợi ý:
 1. Mở bài:
- Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là nguồn cảm hứng vô tận cuả thơ ca.
- Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện được những cảm súc chân thành tha thiết.
 2. Thân bài
 a. Khổ 1:
- Mở đầu bằng lối xưng hô: "con” tự nhiên gần gũi
- Ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác.(Tre t­îng trưng cho sức sống và tâm hồn Việt Nam).
 b. Khổ 2:
- Mặt trời thật đi qua trên lăng ngày ngày, từ đó liên tưởng và so sánh Bác cũng là một mặt trời rất đỏ (Mặt trời tượng trưng, đem ánh sáng đến cho dân tộc, ánh sáng đó toả sáng mãi mãi)
- Lòng tiếc thương vô hạn của nhân dân: hình ảnh dòng người nối dài vô tân như kết thành tràng hoa dâng Bác.
 c. Khổ 3:
- Có cảm giác Bác đang ngủ, một giấc ngủ bình yên có trăng làm bạn.
- Nhưng trở về với thực tại: Bác đã đi xa, một nỗi đau nhức nhối.
 d. Khổ 4:
- Lưu luyến bịn rịn không muốn xa Bác.
- Muốn làm “chim, hoa, tre” để được gần Bác
- “Cây tre trung hiếu” thực hiện lí tưởng của Bác, và lời dậy của Bác : “trung với nước hiếu với dân”.
 3. Kết bài:
- Nghệ thuật: Bài thơ giàu cảm xúc, âm hưởng trầm lắng, lời thơ tự nhiên.
- Bài thơ gây ấn tượng sâu đậm, trước hết là tiếng nói chân thành, tha thiết của nhà thơ và của chúng ta đối với Bác Hồ kính yêu. 
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ 
 	Dạng đề 2 hoặc 3 điểm: 
 Đề 3: Cảm nhận về bức tranh cá thứ nhất và thứ hai trong bài thơ : “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.(bằng một đoạn văn từ 15 đến 20 dũng) 
 Gợi ý: 
 1. Mở đoạn: 
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích.
 2. Thân đoạn:
- Bức tranh cỏ thứ nhất: là những nột vẽ tài hoa về bức tranh cá trong tưởng tượng, trong mơ ước.
- Bức tranh cỏ thứ hai: là bức tranh hiện thực được vẽ bằng bút pháp lóng mạn. Trên ngư trường những người dân vừa ca hát, vừa gừ mỏi chốo đuổi bắt cá.
- Bức tranh cá đầy màu sắc và ánh sáng, có giá trị thẩm mĩ đặc sắc gợi tả và ngợi ca biển quê hương rất giàu và đẹp.
 3. Kết đoạn:
 Bức tranh cá thể hiện cảm hứng vũ trụ, tình yêu biển của Huy Cận.
 ..
CHUYÊN ĐỀ 3 : VĂN THUYẾT MINH
TIẾT 1: ÔN TẬP LÍ THUYẾT
A. Tóm tắt kiến thức cơ bản:
1. Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
2. Yêu cầu:
- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.
- Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
3. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh:
Văn miêu tả
Văn thuyết minh
+ Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật, đối tượng.
+ Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
+ Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
+ ít dùng số liệu cụ thể.
VD: “Những đám mây trắng như bông đang tô vẽ cho nền trời bằng những hình thù lạ mắt. Nắng trong vắt như pha lê. Nắng xiên qua cây gỗ tếch ở vườn hoa phố Nguyễn Cao, rọi xuống và chạy lung tung quanh cái bàn ăn trưa của bốn cụ già”
+Trung thành với đặc điểm của sự vật, đối tượng.
+ ít dùng so sánh, liên tưởng.
+ Đảm bảo tính khách quan, khoa học.
+ Dùng số liệu cụ thể.
VD: “Hoa chuông cao từ 15- 20 cm. Hoa nhỏ có hình chuông, hương thơm, thân uốn cong, màu trắng hay hồng lợt. Hoa có thể sống trong bình từ 5- 7 ngày”
 * Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.
4. Phương pháp thuyết minh:
Phương pháp nêu định nghĩa:
VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.
Phương pháp liệt kê:
VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm
 Phương pháp nêu ví dụ:
VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)
Phương pháp dùng số liệu:
VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con”.
Phương pháp so sánh:
VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.
Phương pháp phân loại, phân tích:
VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật
5. Cách làm bài văn thuyết minh:
- Bước 1: + Xác định đối tượng thuyết minh.
 + Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết
 + Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp
 + Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.
- Bước 2: Lập dàn ý
- Bước 3: Viết bài văn thuyết minh
+ Viết phần mở bài: 
Mở bài có nhiều phương pháp, nhưng có thể quy vào hai phương pháp chủ yếu là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. 
 Ví dụ 1: Mở bài trực tiếp
 Chiêm Hoá, một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, Sán DìuTuy phong tục, tập quán khác nhau nhưng chung sống rất hoà thuận cùng nhau xây dựng quê hương ngày thêm tươi đẹp.
 Ví dụ 2: Mở bài gián tiếp.
Là người Việt Nam ai cũng đã một lần nghe câu ca dao:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1A, du khách ngồi trên xe ô tô khoảng 2 tiếng đồng hồ là đến địa phận Lạng Sơn. Qua dãy núi Kai Kinh rồi đến ải Chi Lăng thâm nghiêm hùng vĩ, những kì tích đó đã làm cho bao kẻ thù xưa nay khiếp sợ. Đường 1A trườn dài theo những triền núi ngút ngàn thông reo. Từng đoàn xe lớn nhỏ hối hả về xứ Lạng ẩn mình trong sương sớm. Qua khỏi đèo Sài Hồ là đến thị xã Lạng Sơn, vùng biên ải của Tổ quốc nơi quê hương của hoa thơm, trái ngọt và nhữnglàn điệu dân ca đặc sắc: Then, Sli, Lượn của các dân tộc Tày, Nùng, Dao.
+ Viết phần thân bài:
 Phần này thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài
 Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh nên tuân thủ theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức ( từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong một thời gian trước- sau; hay theo thứ tự chính phụ: cái chính nói trước, cái phụ nói sau.
+ Viết phần kết bài:
 Phần kết bài có thể nhấn mạnh một lần nữa đặc sắc của đối tượng giới thiệu- thuyết minh hoặc nêu một lời mời, một kiến nghị, hoặc một ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó.
Ví dụ 1: Hiện tại và tương lai, Chiêm Hoá là một điểm du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan. Hãy đến với Chiêm Hoá để dự hội Lồng Tông tổ chức vào ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm, thăm đền Bách Thần, đền Đầm Hồng. Vào mùa hè các bạn có thể đi du ngoạn thác Bản Ba và đặc biệt chúng ta sẽ được thăm khu di tích lịch sử Kim Bình. Chúng ta sẽ thấy Chiêm Hoá đẹp biết nhường nào. 
B. Các dạng đề:
 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
 Nhận biết yếu tố thuyết minh trong bài ca dao sau: 
 	Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Gợi ý : Yếu tố thuyết minh:
 Cấu tạo của hoa sen “Lá xanh, bông trắng, nhị vàng”
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
 Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
* Mở bài: 
Giới thiệu chung về con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam
* Thân bài:
- Nêu nguồn gốc, đặc điểm của con trâu
VD: Trâu là động vật thuộc phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có 2 đai màu trắng: dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350-400 kg, trâu đực 400- 500 kg
- Vai trò, lợi ích của con trâu:
Trong đời sống vật chất:
+ Là tài sản lớn của người nông dân.
+ Là công cụ lao động quan trọng.
+Là nguồn cung cấp thực phẩm, đồ mĩ nghệ, phân bón
Trong đời sống tinh thần:
+ Con trâu gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ.
+ Con trâu có vai trò quan trọng trong lễ hội, đình đám ( hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), hội đâm trâu (Tây Nguyên))
* Kết bài:
Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống hiện nay.
C. Bài tập về nhà: (Dạng đề 5 hoặc 7 điểm)
Viết bài văn hoàn chỉnh từ đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
Gợi ý : ( theo dàn ý chi tiết đã xây dựng tại lớp) 
	..................................................................................................
 Tiết 2: 
CÁCH LÀM MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
A. Tóm tắt kiến thức cơ bản:
 - Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh:
* Khi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là:
- Cấu tạo của đối tượng
- Các đặc điểm của đối tượng
- Tính năng hoạt động
- Cách sử dụng, cách bảo quản
- Lợi ích của đối tượng
* Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường là:
	- Nguồn gốc
	- Đặc điểm
	- Hình dáng
	- Lợi ích
* Khi thuyết minh về một thể loại văn học, nội dung thuyết minh thường là:
- Nêu một định nghĩa chung về thể thơ
- Nêu các đặc điểm của thể thơ:
+ Số câu, chữ.
+ Quy luật bằng trắc.
+ Cách gieo vần.
+ Cách ngắt nhịp.
+ Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
*Khi đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung thuyết minh thường là:
- Vị trí địa lí.
- Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.
- Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.
- Cách thưởng ngoạn đối tượng.
*Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hoá thì các nội dung thuyết minh thường là:
- Hoàn cảnh xã hội.
- Thân thế và sự nghiệp.
- Đánh giá xã hội về danh nhân .
Lưu ý : Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết.
*Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là:
- Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản.
- Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị.
- Cách thức chế biến, thưởng thức.
B. Các dạng đề:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
 Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu món Cơm lam quê em.
 Gợi ý: - Cơm lam là một món ăn dân dã, quen thuộc của người miền núi phía Bắc
- Cách làm: Cho gạo đã vo vào ống nứa (tre) non, cuộn lá chuối hay lá dong nút chặt, chất củi đốt. Phải đốt đều đến khi vỏ nứa cháy thành lớp than mỏng là cơm chín.
- Cách thưởng thức: nếu ăn ngay chỉ việc chẻ ống nứa ra. Nếu muốn để dành thì dùng dao róc hết lớp nứa bị cháy chỉ để lại lớp vỏ trắng
- Hiện nay Cơm lam còn trở thành đặc sản trong nhà hàng, khách sạn.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
 Đề bài: Thuyết minh về một loài hoa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.
 *Gợi ý: xây dựng dàn ý chi tiết 
1.Mở bài: 
 Giới thiệu chung về một loài hoa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc (hoa đào)
- Xuất hiện vào mùa xuân , trong sự vui tươi, náo nức của ngày tết.
- Hoa đào là loài hoa đẹp, có sức sống mạnh mẽ, có ý nghĩa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc- món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Việt.
2.Thân bài:
- Đặc điểm chung của loài hoa: Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho Hà Nội, biểu tượng cho mùa xuân và sức sống của miền Bắc
- Phân loại các loài hoa: đào bích , đào phai, đào bạch
- Đặc điểm của hoa:
 + loài cây thân gỗ.
 + Nở vào mùa xuân.
 + Các loại hoa đào: 
Đào bích: Có hoa màu đỏ thẫm. Màu đỏ tượng trưng cho may mắn.
 Đào phai: Có màu hồng nhạt, sai quả, sai hoa, thường được trồng để lấy quả. Màu sắc trang nhã, kín đáo.
 Đào bạch: ít hoa, có màu trắng và tương đối khó trồng.
- Ý nghĩa tinh thần của loài hoa: Mọi người chuộng chơi đào ngày tết vì hoa đào đem lại sự may mắn, phúc lộc đầu năm.
- Tình cảm gắn bó với hoa đào
3.Kết bài: 
- Nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa đào trong cuộc sống tinh thần của người Việt nói chung và bản thân nói riêng.
- Hoa đào là biểu hiện những đức tính, tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam; góp phần tô điểm sắc xuân thêm vui tươi và đầm ấm.
C. Bài tập về nhà:(dạng đề 5 hoặc 7 điểm)
- Viết bài văn hoàn chỉnh từ đề bài: Thuyết minh về một loài hoa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.
* Gợi ý: ( theo dàn ý chi tiế

File đính kèm:

  • docTAI_LIEU_VAN_9_20150725_033343.doc