Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 14 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1:(2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

 Trăng cứ tròn vành vạnh

 kể chi người vô tình

 ánh trăng im phăng phắc

 đủ cho ta giật mình.

 (Ánh trăng-Nguyễn Duy)

Câu 2:(2,0 điểm)

 Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau :

 “Hoa cười ngọc thốt đoan trang

 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

 (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Câu 3: (6,0 điểm)

 Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kì chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất đẹp đẽ của người lính cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng độc đáo.

 Qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung vấn đề trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 14 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học 2015-2016
Môn thi: Ngữ Văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút(không kể thời gian phát đề)
Câu 1:(2,0 điểm) 
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.
 (Ánh trăng-Nguyễn Duy)
Câu 2:(2,0 điểm)
 Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau :
 “Hoa cười ngọc thốt đoan trang 
 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
 (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 3: (6,0 điểm)
 Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kì chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất đẹp đẽ của người lính cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng độc đáo.
 Qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung vấn đề trên.
---------------- HẾT----------------
( Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh :........................................................ ; Số báo danh................
 UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: Ngữ văn - Lớp 9
Câu 1: (2,0 điểm)
 Ý/Phần
 Đáp án
 Điểm
- Yêu cầu kĩ năng
Viết đoạn văn ngắn gọn ,sáng rõ,diễn đạt mạch lạc,hạn chế mắc lỗi chính tả,viết câu ,dùng từ.
-Yêu cầu về nội dung 
 +Thái độ của trăng(qua nghệ thuật nhân cách hóa-Trăng như một nhân vật,một hình tượng nghiêm khắc độ lượng).
+Sự nhìn lại của cái tôi trữ tình (Thái độ tự trách,tự day dứt của nhà thơ sao quá vô tình mà lãng quên quá khứ).
1,5
-Liên hệ
Bài học cho bản thân từ khổ thơ đem lại.
0,5
 Câu 2:(2,0 điểm)
 Ý/Phần
 Đáp án
 Điểm
-Giới thiệu:
-Chỉ ra được các biện pháp tu từ: 
-Tác dụng 
 -Giới thiệu được hai câu thơ trích Truyện Kiều-miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
 +Nhân hóa : hoa cười ngọc thốt hai từ cười và thốt là những từ ngữ chỉ hành động của con người.
 +Ẩn dụ: hoa cười ngọc thốt là hình ảnh ẩn dụ ngầm so sánh nụ cười tươi như hoa tiếng nói trong như ngọc.
 +So sánh : mây thua nước tóc ,tuyết nhường màu da.
 - Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân, đó là vẻ đẹp của sự hòa hợp nên ngầm dự báo cuộc đời Thúy Vân sẽ êm đềm hạnh phúc.
0,5
1
0,5 
 Câu 3: (6,0 điểm)
 Ý/Phần
 Đáp án
 Điểm
Mở bài 
Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ là hình tượng trung tâm của nền văn học Cách mạng, nguồn cảm hứng lớn của thơ ca chống Pháp và chống Mĩ 
Hai tác giả Chính Hữu và Phạm Tiến Duật có hai tác phẩm tiêu biểu về người lính. Đó là bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
->Nêu vấn đề “ Vừa mang phẩm chất chung đẹp đẽ của người lính cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng độc đáo”
0,5
Thân bài 
 * Đặc điểm giống nhau : Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung.
 + Yêu quê hương đất nước, thắm thiết tình đồng đội chiến đấu cho một lý tưởng cao đẹp 
 (Dẫn chứng : . Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính 
 . xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
 Chỉ cần trong xe có một trái tim)
 + Dũng cảm bất chấp khó khăn coi thường thiếu thốn hiểm nguy vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ. Tất cả những khó khăn gian khổ thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức trân thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ. Các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “ chờ giặc tới” , “ung dung nhìn thẳng”.
 +lạc quan tin tưởng : cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính.Từ “ miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mĩ đều thể hiện tinh thần lạc quan khí phách anh hùng.
* Nét riêng khác biệt
- Người lính trong bài Đồng Chí 
+ Những con người mộc mạc , bình dị , chất phác , ra đi từ những luống cày, thửa ruộng , đi từ những miền quê nghèo khó.
+ Những người nông dân mặc áo lính vượt lên những gian khổ , thiếu thốn , tình đồng chí thiêng liêng hòa quyện với lý tưởng rực sáng trong tâm hồn .
“súng bên súng đầu sát bên đầu- đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ- Đồng chí!”
->vẻ đẹp của người lính bước lên từ đồng ruộng , tiêu biểu cho vẻ đẹp của anh bộ đội cụ hồ trong cuộc kháng chiến chống pháp .
Người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật: 
+ Đậm chất ngang tàng , ngạo nghễ , tâm hồn phóng khoáng , trẻ trung , tinh nghịch , yêu đời của người lính lái xe chống Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa .
+ Đó là thế hệ những người lính có học vấn có bản lĩnh chiến đấu , có tâm hồn nhạy cảm , có tính cách riêng mang chất “ lính” đáng yêu .Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng . “ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước - chỉ cần trong xe có một trái tim”
->nét riêng ấy đã thể hiện sự phát triển trong nhận thức, khám phá của các nhà thơ về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ. Đó là sự trưởng thành của người lính đi qua 2 cuộc trường chinh và là sự lớn lên về tầm vóc dân tộc được tôi luyện trong lửa đạn chiến tranh.
2
1,5
1,5 
Kết bài
-Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ được ghi lại trong 2 bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam 2 gương mặt đẹp đáng yêu của người lính trong 2 thời kì lịch sử .
- Hai bài thơ ở hai giai đoạn văn học khác nhau nhưng đều hoàn thành 1 cách xuất sắc sứ mệnh thi ca sau cách mạng tháng Tám ,thể hiện nhân vật trung tâm của thời đại một cách cao đẹp và mang dấu ấn sáng tạo tạo nghệ thuật của các nhà thơ .
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_ngu_van_lop_9.doc