Truyện hiện đại ôn thi vào lớp 10 theo khung chuẩn

Câu 1. Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?

- Tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng” của lão được tác giả thể hiện thật cảm động:

+ “Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”.

+ “Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm”.

+ “Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu ( )”.

+ “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”.

+ “Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó”.

 

docx15 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyện hiện đại ôn thi vào lớp 10 theo khung chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm “những roi song, tay thước và dây thừng” – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là “người nhà nước”, nhân danh “phép nước” để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ “có tội” hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của “chú Hợi” đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại “phép nước” được.
+ Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng “trợn ngược hai mắt” quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, “hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại”.
Sự “liều mạng cự lại” của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị “cự lại” bằng lí:
+ “ – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.
Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại “tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu”, thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.
Chị Dậu “nghiến hai hàm răng” (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không còn đấu lí nữa, chị quyết rat ay đấu lực với bọn ác ôn này.
Chị Dậu đã rat ay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ:
“Túm ngay cổ” tên cai lệ, “ấn dúi ra cửa” làm cho “hắn ngã chỏng queo”.
- Nhận xét: Hành động của chị Dậu hiển nhiên là liều lĩnh, cô độc và tự phát; trước sau, chị vẫn chỉ là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh, vì vậy lời anh Dậu khuyên can vợ là cái sợ “cố hữu” của anh.
Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị “ra đòn” bất ngờ.
Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể (“thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”).
Câu 4. Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
Quy luật “Có áp bức có đấu tranh”. Hành động của chị Dậu xuất phát từ một quy luật: “Con giun xét lắm cũng quằn”. Vì vậy đặt nhan đề Tức nước vỡ bờ cho đoạn trích là thỏa đáng vì đoạn trích nêu những diễn biến phù hợp với cái cảnh tức nước vỡ bờ.
Mặc dù tự phát, sonh hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn
Câu 5. Hãy chứng minh nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ một đoạn tuyệt khéo”.
“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo vì sự phát triển rất phù hợp với logic và tính cách nhân vật.
Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng. Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt.
- Lúc đầu, làm sự nhịn nhục của kẻ dưới, chị “cố thiết tha” van xin. Van xin là cách duy nhất để “mong hai tên tay sai tha cho anh Dậu”.
- Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, chị liều mạng cự lại “tức quá không thể chịu được”.
+ Không còn van xin ( mà có van xin thì cũng vô ích), chị đấu lí: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô cho thấy chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng.
+ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Chị Dậu đã chuyển sang một tư thế khác: bà – mày. Đó là tư thế của kẻ bề trên. Sự căm giận, khinh bị kẻ thù đã lên tới tột độ. Trong màn đấu lực, chị đã thắng. 
Vì vậy nhà văn phê bình Vũ Ngọc Phan mới nhận xét cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ mà một đoạn tuyệt khéo.
Câu 6. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó? Hãy làm rõ ý kiến trên.
Tắt đèn đã làm toát ra một chân lí: quần chúng nghèo khổ bị áp bức chỉ có một con đường sống là vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình, không có con đường nào khác. Như vậy chẳng phải là “xui người nông dân nổi loạn” hay sao? Đó cũng chính là “dư vị chính trị” của Tắt đèn.
Có thể nói tiểu thuyết Tắt đèn với hơn một trăm trang truyện hầm hập không khí oi bức trước cơn bão, chính là sự thể hiện nghệ thuật sinh động các quy luật của hiện thực nông thôn đương thời. Nguyễn Tuân không quá quắt chút nào khi nói rằng: Tác giả Tắt đèn đã “xui người nông dân nổi loạn”.
Câu 7. Nghệ thuật.
Đoạn trích như một màn bi hài kịch, các tình tiết diễn ra đúng với cái tên gọi của đoạn trích là “Tức nước vỡ bờ”.
“Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của tác phẩm Tắt đèn” (Nguyễn Đăng Mạnh).
Câu 8. Ý nghĩa.
Có thể nói, chính đoạn Tức nước vỡ bờ miêu tả sự vùng dậy đầy hào hứng của người nông dân, đã thể hiện rõ rệt nhất cai tinh thần “xui người nôn dân nổi loạn”, đó là cái “dư vị chính trị” tích cực của tác phẩm.
Cảnh Tức nước vỡ bờ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật chị Dậu.
Hoàn cảnh của chị thật đáng thương. Chị là người vợ, người mẹ giàu tình thương chồng, con Nhưng chị cũng là người đàn bà cứng cỏi đã dám chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng.
Đối lập với nhân vật chị Dậu là bọn cai lệ, tên hầu cận lí trưởng, là đầu trâu, mặt ngựa với tay thước, roi song, dây thừng xông vào nhà chị, chúng tưởng sẽ làm mưa làm gió, nhưng đã bị một sự chống trả quyết liệt của chị Dậu.
LÃO HẠC
(Nam Cao)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về tác giả:
Nhà văn Nam Cao (1915(1)-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam).
- Khi còn nhỏ, Nam Cao ở làng và thành phố Nam Định. Từ 1936, bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, ích hữu... Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và biết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình. Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc. Cách mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân và được cử làm chủ tịch xã. Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hoá cứu quốc và là thư kí toà soạn tạp chí Tiên phong của Hội. Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ti Văn hoá Nam Hà. Mùa thu 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc và là thư kí toà soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Uỷ viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Bị địch phục kích và hi sinh.
- Tác phẩm đã xuất bản: Đôi lứa xứng đôi (truyện ngắn, 1941); Nửa đêm (truyện ngắn, 1944); Cười (truyện ngắn, 1946); ở rừng (nhật kí, 1948); Chuyện biên giới (bút kí, 1951); Đôi mắt (truyện ngắn, 1948); Sống mòn(2) (truyện dài, 1956, 1970); Chí Phèo (truyện ngắn, 1941);Truyện ngắn Nam Cao (truyện ngắn, 1960); Một đám cưới (3) (truyện ngắn, 1963); Tác phẩm Nam Cao (tuyển, 1964); Nam Cao tác phẩm (tập I: 1976, tập II: 1977); Tuyển tập Nam Cao (tập I: 1987, tập II: 1993); Những cánh hoa tàn (truyện ngắn, 1988); Nam Cao - truyện ngắn tuyển chọn (1995); Nam Cao - truyện ngắn chọn lọc (1996).
Ngoài ra ông còn làm thơ, viết kịch (Đóng góp, 1951) và biên soạn sách địa lí cùng với Văn Tân (Địa dư các nước châu Âu (1948); Địa dư các nước châu á, châu Phi (1949); Địa dư ViệtNam (1951).
- Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật (đợt I - năm 1996).
2. Về tác phẩm:
a) Đối với lão Hạc, con chó không chỉ là kỉ vật của con trai, mà đó còn là một người bạn. Vì thế, việc phải bán on chó, tâm trạng của lão rất day dứt, ăn năn vì tự thấy như mình đã lừa con chó. Lão bật khóc hu hu, đó là tiếng khóc của người sống tình nghĩa, thuỷ chung. Lão ân hận vì đã ngăn không cho con trai bán vườn cưới vợ. Lão xót xa vì nỡ lừa, nỡ bán con chó.
b) Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến tình trạng tuyệt vọng: lão không thể giữ con chó, lão không thể đợi con trai trở về. Lòng thương con không cho phép lão phạm vào tài sản của con trai. Lão tự chọn cái chết để giải thoát cho mình và giữ trọn mảnh vườn cho con trai.
Những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết cho thấy: lão Hạc ở trong tình cảnh đau khổ và bi quẫn, nhưng cũng rất tự trọng và kiên quyết.
c) Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc diễn biến đa dạng theo tình huống của tác phẩm: từ dửng dưng đến cảm thông (nghe lão Hạc nói chuyện bán chó, nghe lão kể về đứa con), thoáng buồn và nghi ngờ (khi nghe binh Tư kể), kính trọng (khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc).
d) Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện. Diễn biến tâm lí của lão Hạc xung quanh việc bán chó, sự thay đổi trong ý nghĩ của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông và kính trọng lão Hạc được miêu tả rất hợp lí, tự nhiên. Nhân vật kể xưng "tôi" làm cho câu chuyện gần gũi; đồng thời, có lúc "tôi" hoá thân vào nhân vật lão Hạc và các nhân vật khác mà kể, tạo cho tác phẩm có nhiều giọng điệu.
e) ý nghĩ của nhân vật “tôi” (có thể coi là tác giả): “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương;không bao giờ ta thương(...) Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất” thể hiện một quan niệm và một triết lí sống sâu sắc và tiến bộ. Đây là một thái độ yêu thương, trân trọng nhằm khám phá những nét tốt đẹp của con người.
g) Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyêt liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Tóm tắt:
Lão Hạc là người hàng xóm của ông giáo. Lão có người con trai đi phu đồn điền cao su. Lão sống với con chó vàng - kỉ vật của con trai lão để lại. Hoàn cảnh khó khăn, nhưng lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ. Quyết không xâm phạm vào mảnh vườn để dành cho con, lão bán con chó, tự trù liệu đám ma của mình và tự tử bằng bả chó.
Câu 1. Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?
- Tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng” của lão được tác giả thể hiện thật cảm động:
+ “Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”.
+ “Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm”.
+ “Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu ()”.
+ “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”.
+ “Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó”.
- Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán “cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ.
+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn: “Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước”. Đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.
+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”.
Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. Ông lão “quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc”.  “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”.
Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con cho như vậy.
Câu 2. Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc?
- Lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem ra, nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận của bố thí, chỉ biết sống bằng bàn tay lao động của mình.
- Lão Hạc đã tìm đến cái chết trong khi vẫn còn trong tay mấy chục bạc (không kể vẫn còn mảnh vườn đáng giá mà không ít kẻ nhòm ngó). Lão thà nhịn đói chứ không tiêu xu nào vào món tiền của lão cậy ông giáo cầm giúp đó. Với lòng tự trọng cao độ và nhân cách hết sức trong sạch, khi đã đem gửi hết đồng tiền cuối cùng, lão chỉ còn ăn uống đói khát qua bữa, bằng khoai ráy, củ chuối, rau má Nhưng lão lại kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác, kể cả sự giúp đỡ của ông giáo mà chắc lão hiểu rõ là chân tình, “lão từ chối một cách gần như là hách dịch”.
Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.
Câu 3. Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?
- Người kể chuyện (cũng chính là tác giả tuy không nên đồng nhất hoàn toàn nhân vật với nguyên mẫu) đã phát biểu suy nghĩ về cách nhìn người: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương”.
- Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tỉnh tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống “che lấp mất”. Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn.
- Suy nghĩ của nhân vật “tôi” trên đây chính là một quan điểm quan trọng trong “đôi mắt”, ý thức sáng tạo của nhà văn Nam Cao.
Câu 4. Ý nghĩa của nhân vật “tôi” như thế nào?
- Phải chăng ông giáo – nhân vật “tôi” thấy cái đáng buồn là người ta không thể hiểu nỗi khổ của nhau và ngờ vực lẫn nhau.
+ Lão Hạc sống lủi thủi, thầm lặng, bề ngoài lão có vẻ như lẩm cẩm, gàn dở.
+ Vợ ông giáo cũng chẳng ưa gì lão: “Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ!”.
+ Chính ôn giáo cũng có lúc nghĩ là lão “quá nhiều tự ái”.
+ Còn Binh Tư thì “bĩu môi” nhận xét: “Lão làm bộ đấy! Thật ra lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu”. Binh Tư còn cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt chó nhà hàng xóm.
+ Ông giáo đã ngờ vực lão Hạc. Nhưng khi lão Hạc chết thì ông giáo lại cảm thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Lão Hạc không chỉ là câu chuyện bi thảm về số phận con người mà còn là câu chuyện đầy xúc động về một nhân cách cao quý.
Câu 5. Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” có hiệu quả nghệ thuật gì?
- Việc kể chuyện bằng lời kể của nhân vật “tôi” có hiệu quả nghệ thuật rất cao vì nó gây xúc động cho người đọc.
- Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở chỗ:
+ Rất mực chân thực.
+ Thấm đượm cảm xúc trữ tình.
- Qua nhân vật “tôi”, người kể chuyện – tác giả đã biểu lộ tự nhiên những cảm xúc, suy nghĩ của mình.
- Chất trữ tình thể hiện ở giọng kể, ở những câu cảm thán. Nhiều khi không nén được cảm xúc, tác giả đã gọi tên nhân vật lên để trò chuyện, than thở: “Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão?” “Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão có thể làm liều hơn ai hết”, “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng nhắm mắt”.
Câu 6. Em hiểu thế nào về nhân vật “tôi” qua đoạn trích: “Chao ôi!  che lấp mất”.
- Em hiểu ý nghĩa của nhân vật “tôi là ở chất trữ tình, thể hiện ở những lời mang giọng tâm sự riêng của “tôi” như:
+ Chung quanh việc “tôi” phải bán mấy quyển sách – “ôi những quyển sách rất nâng niu () kỉ niệm một thời hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng”. 
+ Và thể hiện rõ nhất là những đoạn văn trữ tình đậm màu sắc triết lí:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta”
Những câu văn triết lí đó là những suy nghĩ gan ruột nên có sức thuyết phục đặc biệt.
Câu 7. Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?
- Nói về cuộc đời.
Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.
- Nói về tính cách: Cũng từ các tác phẩm này ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nào?
+ Ở Tức nước vỡ bờ là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đườn cùng.
+ Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.
Câu 8. Nghệ thuật.
Nhân vật Lão Hạc được xây dựng bằng phương pháp đối lập. Lão Hạc bề ngoài có vẻ lẩm cẩm, gàn dở, thậm chí còn bị nghi là đánh bả chó nữa, nhưng bên trong là con người lương thiện, giàu lòng tự trọng và cũng giàu lòng vị tha. Nhân vật lão Hạc được miêu tả qua những chi tiết về ngoại hình, qua bộ dạng, hành vi, ngôn ngữ đối thoại nội tâm.
Câu 9. Ý nghĩa.
Truyện vừa nêu bật một hình ảnh đáng thương, đáng kính của một con người với cái chết đau đớn, vừa thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong cái xã hội tàn nhẫn, mục nát và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.
TRONG LÒNG MẸ
(Trích hồi kí Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về tác giả:
- Nhà văn Nguyên Hồng (1918-1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).
2. Về tác phẩm:
a) Thể loại
Hồi kí còn gọi là hồi ức; một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Hồi kí gần với truyện, và nếu viết về những sự kiện tiêu biểu, những nhân vật tiêu biểu, hồi kí lại gần với sử. Hồi kí có thể là một câu chuyện mà tác giả là người được chứng kiến, hoặc vừa chứng kiến vừa tham dự, hoặc chính tác giả là nhân vật trung tâm. Người viết hồi kí lấy bản thân mình làm địa bàn chính để nhớ lại sự việc đã qua (có thể kể lại cho một người khác ghi). Lời văn của hồi kí cốt chính xác, trung thực, giàu suy nghĩ và cảm tưởng cá nhân.
Nguyễn Xuân Nam
(Từ điển văn học, tập một, NXB Khoa học xã hội, 1983)
b) Xuất xứ
Văn bản Trong lòng 

File đính kèm:

  • docxTruyen_hien_dai_on_thi_vao_10_theo_khung_chuan_2015_20150725_033255.docx
Giáo án liên quan