Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2019-2020

II. PHẦN TIẾNG VIỆT

Bài 1: Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liên kết câu trong đoạn văn sau và cho biết tên gọi của các phép liên kết ấy:

“Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung đông mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc "

(Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục - 2007, trang 17).

Bài 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau và nêu tác dụng cụ thể của các biện pháp tu từ đó.

 Không có kính rồi xe không có đèn

 Không có mui xe, thùng xe có xước

 Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước

 Chỉ cần trong xe có một trái tim.

 (Phạm Tiến Duật – Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 ( Ngày 17//02/2020)
I.PHẦN VAN BẢN:
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
"... Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, thương lượng tự do đến mức làm đổi thay khi chất, đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đấy, chỉ tố làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém..."
(Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục 2007, trang 5) 
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả. 
b. Nêu nội dung chính của đoạn văn.
c. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên. Với cách so sánh đó, tác giả muốn phê phán điều gì?
d. Em hãy nêu 03 sự ích lợi của việc đọc sách để làm rõ ý: “ Đọc sách vốn có ích riêng cho mình". 
Câu 2: Dựa vào mạch tự sự của bài thơ Ánh trăng- Nguyễn Duy”, hãy cho biết nhà thơ tập trung nói về sự kiện nào. Đâu là chi tiết có tính bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình.
Câu 3: Đoạn kết bài thơ có câu:
                                        “Trăng cứ tròn vành vạnh”
a. Chép tiếp các câu thơ tiếp để hoàn thành khổ cuối bài thơ?
b. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề bài thơ?
Câu 4: Tính chất triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ thể hiện rõ nhất ở đoạn thơ nào? Vì sao em khẳng định như vậy?
Câu 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: “ 
() Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy.Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được”. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - sách Ngữ văn 9, tập 1). 
a.Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? 
b.Câu văn dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào? “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Hãy ghi lại các từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ đó? 
c.Trong hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt ấy, phẩm chất tốt đẹp nào của thanh niên được thể hiện qua đoạn văn trên? 
II. PHẦN TIẾNG VIỆT
Bài 1: Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liên kết câu trong đoạn văn sau và cho biết tên gọi của các phép liên kết ấy: 
“Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung đông mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc "
(Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục - 2007, trang 17). 
Bài 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau và nêu tác dụng cụ thể của các biện pháp tu từ đó.
	Không có kính rồi xe không có đèn
	Không có mui xe, thùng xe có xước
	Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
	Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 (Phạm Tiến Duật – Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Bài 3: Tìm và nêu nét độc đáo trong việc sử dụng các biện pháp tu từ ở các đoạn sau
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
(Huy Cận - Đoàn thuyền đánh cá)
Một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
(Bằng Việt - Bếp lửa)
Những nét hớn hở trên mặt người bác lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bàng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại thành từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
(Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa).
Bài 4: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
a, Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san 
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b, Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa 
(Ca dao)
Bài 5: Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó 	
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
 (Tế Hanh - Quê hương )
Bài 6: 
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(Trích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm)
Từ “mặt trời” trong câu thứ 2 được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
III. TẬP LÀM VĂN:
Đề 1:
“Con người sinh ra không phải tan biến đi như những hạt cát vô danh mà hãy ghi dấu trong cuộc đời này và trong trái tim của người khác” (V.Xukhomlinski) . 
Việc thể hiện bản thân là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta: Thể hiện bản thân như thế nào là đúng đắn? Hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân đúng đắn trong môi trường học đường.
Đề 2:
 Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích "Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. (Theo Ngữ văn 9, tập một, trang 195, NXB Giáo dục, 2008)
Đề 3: Suy nghĩ về nạn bạo lực học đường
học đường lành mạnh, tất cả hãy nói không với bạo lực học đường.
Nhóm giáo viên biên soạn: 
	1/ Cô Vương Bích Thuỷ (TTCM, GV giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 9)
	2/ Cô Vũ Thị Định (TPCM, GV giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 9)
	3/ Cô Đậu Thị Thắm ( GV giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 9).
	4/ Cô Nguyễn Thị Thắm ( GV giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 9).
Các em cố gắng đầu tư tốt cho môn học trong những ngày này, cô chúc các em vui vẻ, tự tin và thành công trong học tập. cố lên!

File đính kèm:

  • docxDE KIEM TRA MON NGU VAN LOP 9_12758879.docx