SKKN Nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán cho HS lớp 1 thông qua các trò chơi học tập

Phát triển trí tuệ cho HS tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói Toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó rèn luyện cho các em không chỉ đơn thuần là tính toán mà điều chủ yếu là năng lực tư duy. Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em mới có thể nhanh nhẹn, nhạy bén hơn trong nhiều môn học khác. Rèn luyện toán học không có nghĩa đơn giản là kì vọng các em trở thành những nhà toán học mà chính là rèn luyện cho các em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận những vấn đề trong nhà trường hoặc giải quyết bất cứ một vấn đề nào trong thực tiễn cuộc sống.

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán cho HS lớp 1 thông qua các trò chơi học tập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS lớp 1 nói riêng đang trong giai đoạn phát triển cơ thể hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp; một mặt trẻ vừa chuyển từ môi trường vui chơi là chủ yếu sang môi trường học tập đòi hỏi sự chú ý cao cho nên trẻ khó có thể ngồi lâu trong phòng học cũng như tập trung chú ý vào bài học trong một thời gian dài.
Muốn các em học tốt môn Toán trước hết phải tạo cho các em những say mê hứng thú với môn học. Vì vậy, việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và có ích. Nó giúp HS thay đổi động hình hoạt động, chống mệt mỏi căng thẳng trong học tập, tăng cường khả năng luyện tập thực hành và vận dụng nhanh các kiến thức đã học; ghi nhớ nội dung kiến thức một cách tự nhiên theo kiểu học mà chơi, chơi mà học. Từ đó giúp cho HS nhớ lâu, hiểu kỹ và vận dụng linh hoạt trong đời sống, học tập. Và cũng qua đó phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận cho HS.
Cùng với kinh nghiệm trong những năm trực tiếp giảng dạy lớp 1, qua nghiên cứu, tìm tòi, thu thập và tham khảo đồng nghiệp, tôi mạnh dạn chọn viết đề tài: “Nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán cho HS lớp 1 thông qua các trò chơi học tập”.
 Sáng kiến gồm ba phần: Phần một là phần mở đầu để giới thiệu chung về sáng kiến phần hai là nội dung sáng kiến, phần ba là kết luận. Nội dung của sáng kiến là cách tổ chức các trò chơi học tập để tạo hứng thú học tập cho các em.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
M«n To¸n líp 1 më ®­êng cho trÎ ®i vµo thÕ giíi kú diÖu cña to¸n häc, råi mai ®©y c¸c em lín lªn trë thµnh anh hïng, nhµ gi¸o, nhµ khoa häc, nhµ th¬, trë thµnh nh÷ng ng­êi lao ®éng s¸ng t¹o trªn mäi lÜnh vùc ®êi sèng vµ s¶n xuÊt, trªn tay cã m¸y tÝnh x¸ch tay, nh­ng kh«ng bao giê c¸c em quªn ®­îc nh÷ng ngµy ®Çu tiªn ®Õn tr­êng häc ®Õm vµ tËp viÕt 1, 2, 3 häc c¸c phÐp tÝnh céng, trõ c¸c em kh«ng thÓ quªn ®­îc v× ®ã lµ kØ niÖm ®Ñp ®Ï nhÊt cña ®êi ng­êi vµ h¬n thÕ n÷a nh÷ng con sè, nh÷ng phÐp tÝnh ®¬n gi¶n Êy cÇn thiÕt cho suèt cuéc ®êi cña c¸c em.
§ã còng lµ vinh dù vµ tr¸ch nhiÖm cña ng­êi gi¸o viªn nãi chung vµ gi¸o viªn líp 1 nãi riªng. Ng­êi thÇy gi¸o tõ khi chuÈn bÞ cho tiÕt d¹y ®Çu tiªn ®Õn khi nghØ h­u kh«ng lóc nµo døt næi tr¨n trë vÒ nh÷ng ®iÒu m×nh d¹y vµ nhÊt lµ m«n To¸n líp 1 lµ mét bé phËn cña ch­¬ng tr×nh m«n To¸n ë tiÓu häc. Ch­¬ng tr×nh nã kÕ thõa vµ ph¸t triÓn nh÷ng thµnh tùu vÒ d¹y To¸n líp 1, nªn nã cã vai trß v« cïng quan träng kh«ng thÓ thiÕu trong mçi cÊp häc.
 §ã lµ nguyªn nh©n chÝnh mµ t«i chän ®Ò tµi nghiªn cøu: “Nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán cho HS lớp 1 thông qua các trò chơi học tập”.
2. Cơ sở lí luận của vấn đề:
 §èi víi trÎ lµ häc sinh líp 1, m«n to¸n tuy cã dÔ nh­ng ®Ó häc sinh hiÓu và vËn dông vµo lµm tÝnh vµ gi¶i to¸n thµnh th¹o dÔ dµng, h¬n n÷a viÖc gióp c¸c em yªu m«n häc còng lµ mét vÊn ®Ò kh«ng ®¬n gi¶n. Bëi vËy nçi b¨n kho¨n cña gi¸o viªn lµ hoµn toµn chÝnh ®¸ng.
 VËy lµm thÕ nµo ®Ó gi¸o viªn nãi - häc sinh hiÓu , häc sinh thùc hµnh - vËn dông tèt, say mª häc tËp m«n häc. §ã lµ môc ®Ých chÝnh cña ®Ò tµi nµy.
3. Thực trạng việc dạy học Toán và tổ chức trò chơi học tập Toán ở tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng:
3.1. Về phía HS:
Môn toán – môn học từ xưa đến nay được xem là khô khan hóc búa, mang tính trừu tượng cao. Vì vậy, việc lĩnh hội tri thức toán học là rất khó khăn đối với HS tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng. Điều này cũng dể hiểu vì: để lĩnh hội được tri thức toán học thì HS cần phải biết so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá mà chức năng trừu tượng hoá và khái quát hoá ở trẻ lớp 1 còn chưa phát triển đầy đủ. Thêm vào đó là lượng kiến thức môn Toán đưa vào chương trình khá lớn đã dẫn đến một thực trạng là HS tiếp nhận kiến thức rất vất vả, thụ động nhất là những HS ngại phát biểu, tiếp thu chậm; các em luôn cảm thấy sợ, cảm thấy căng thẳng, nặng nề mỗi khi bắt đầu giờ học. Cuối tiết học, HS thường uể oải, ít tập trung chú ý vào bài học vì đặc điểm của HS lớp 1 là “Dễ nhớ, mau quên, chóng chán”. Bởi vậy, chất lượng học tập toán nhìn chung chưa cao.
Mặt khác, đặc điểm về tư duy HS lớp 1chủ yếu là tư duy trực quan, vật thật hay thông qua những hành động cụ thể để hình thành khái niệm, kiến thức, kĩ năng. HS lớp 1 rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với mọi vật, hiện tượng nào đó nhất là những sự vật hiện tượng gây cảm xúc mạnh. HS thường hiếu động hơn khi hoạt động bằng tay, thích được sử dụng đồ dùng trực quan.
3.2. Về phía GV:
Mặc dù đã được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Song để tổ chức trò chơi trong các giờ dạy học Toán sao cho mang lại hiệu quả như GV mong muốn quả là một điều không đơn giản. Nó cần nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, chuẩn bị phương tiện, đồ dùng, Mặt khác, tổ chức trò chơi học tập sao cho HS tiếp xúc cảm thấy hấp dẫn nhất và thích thú thì phụ thuộc hoàn toàn vào công tác tổ chức của GV mà kĩ năng tổ chức trò chơi của GV cơ bản còn rất nhiều hạn chế. 
Muốn chất lượng môn Toán lớp 1được nâng cao, yếu tố đầu tiên và cũng là quan
trọng nhất là HS phải yêu thích học Toán, phải có hứng thú học Toán thực sự. Bởi vậy đòi hỏi người GV phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong đó vận dụng linh hoạt các trò chơi học tập Toán vào các tiết học là ưu tiên số 1 và là việc cần được làm ngay. 
4. Các giải pháp thực hiện:
4.1. Điều tra khảo sát tình hình HS trước khi áp dụng trò chơi học tập Toán vào tiết dạy:
Năm học 2016 – 2017, tôi được phân công giảng dạy lớp 1D trường Tiểu học Lê Ninh với tổng số HS là 28. Các em phân bố rải rác ở 3 thôn. 
Sau gần 2 tháng giúp học sinh quen dần với môn Toán, để tiện cho vấn đề nghiên cứu và thực nghiệm, tôi tiến hành chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm, nhóm 2 là nhóm đối chứng. Tôi tổ chức khảo sát HS về ý thức học tập môn Toán, kết quả cho thấy đa số HS thờ ơ, không mấy hứng thú khi học Toán, chưa thật ham thích học môn Toán. Cụ thể:
Nhóm khảo sát
TSHS
Thích học môn Toán
Đồng ý
Bình thường
Không đồng ý
TS
%
TS
%
TS
%
Nhóm 1 (Nhóm TN)
14
3
21.4
6
42.9
5
35.7
Nhóm 2 (Nhóm ĐC)
14
3
21.4
5
35.7
6
42.9
Để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi là khô khan của môn Toán thành những trò chơi học tập nhằm mục đích giúp các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi Toán học không chỉ giúp các em lĩnh hội tri thức mà còn giúp các em củng cố và khác sâu các tri thức đó.
4.2. Áp dụng trò chơi học tập Toán vào dạy học Toán 1.
Để áp dụng tốt trò chơi học tập vào dạy học Toán 1, GV cần nắm vững một số vấn đề sau:
Phân loại theo các mạch kiến thức Toán học ta có thể nói tới:
Trò chơi tính toán.
Trò chơi hình học (vẽ hình, đếm hình, cắt ghép hình, xếp hình,)
Trò chơi gắn với hoạt động đo đại lượng.
Trò chơi về giải toán, giải đố.
Trò chơi về rèn luyện trí thông minh,
4.3. Sưu tầm, thiết kế một số trò chơi trong dạy học Toán lớp 1. 
Sau khi nắm vững kiến thức về trò chơi học tập Toán 1, chúng tôi tiến hành tìm hiểu mạch kiến thức Toán 1 từ đó tôi lựa chọn và lồng ghép một số trò chơi theo mạch kiến thức số học và yếu tố hình học phù hợp với chương trình và đối tượng HS lớp 1 của trường như sau:
4.3.1. Các trò chơi củng cố nội dung số học:
4.3.1.1.Trò chơi thứ nhất: Thi đếm
a. Mục đích :
- Luyện đếm các số trong phạm vi 10 theo thứ tự.
- Tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
- Rèn luyện cho học  sinh óc tư duy, tính sáng tạo, tác phong nhanh nhẹn
b. Chuẩn bị: (Trò chơi này không cần chuẩn bị phương tiện)
c. Cách chơi:
- Số người chơi: 10 em
- Thời gian chơi: 5 phút.
- Luật chơi: HS đứng vòng tròn, một HS bắt đầu đếm 1 theo chiều quay kim đồng hồ HS tiếp theo đếm 2, HS tiếp đếm 3, cứ như vậy cho đến hết. 
- Luật thắng thua: HS nào đếm sai phải nhảy lò cò một vòng.
Lưu ý: 
- Trò chơi này được tổ chức cho đối tượng HS đại trà, tổ chức vào cuối tiết học nhằm củng số cách đếm số sau khi học xong số 10 (Tiết 23: Luyện tập chung, trang 40).
- GV có thể nâng cao hình thức chơi cho đối tượng HS khá giỏi bằng cách cho HS đếm ngược chiều kim đồng hồ theo thứ tự giảm dần cho đến 0 rồi đổi chiều đếm tăng dần. Hoặc cũng có thể cho HS đếm cách 2 với hình thức như thế.
- Hoặc có thể áp dụng trò chơi sau khi học xong các số trong phạm vi 100 (Thay đổi số cho phù hợp nội dung)
( Từ các trò chơi sau, tôi không trình bày 2 mục đích : Tạo không khí sôi nổi trong giờ học. Rèn luyện cho học  sinh óc tư duy, tính sáng tạo, tác phong nhanh nhẹn. mà coi đây là những mục đích chung của tất cả các trò chơi.)
4.3.1.2.Trò chơi thứ hai: Buộc dây cho bóng.
a. Mục đích :
- Củng cố cho HS về phép cộng, trừ trong pham vi 5.
b. Chuẩn bị: 
- Phương tiện: GV vẽ lên bảng 2 nhóm, mỗi nhóm gồm: 
+ Phần trên: Vẽ 4 quả bóng bay, trên mỗi quả bóng có ghi một phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 5. 
+ Phần dưới vẽ một cụm các ô vuông ghi các kết quả của các phép tính trên.
(Như hình dưới)
c. Cách chơi:
- Số người chơi: hai nhóm, mỗi nhóm 4 em.
- Thời gian chơi: 3 phút.
- Luật chơi: Chia lớp thành 2 tổ, mỗi tổ cử 4 bạn đại diện nối bóng với ô ghi kết quả tương ứng. Mỗi em trong đội chỉ được nối 1 lần và chuyển cho em khác nối tiếp. 
5 - 1
2 + 1
5 - 3
1 + 4
2
4
5
3
 Lưu ý:
- Trò chơi này tổ chức vào cuối tiết 42: Luyện tập chung (trang 63) hoặc tiết 43: Luyện tập chung (trang 64) sau khi đã học xong cộng trừ trong phạm vi 5.
- Phát triển trò chơi: Trò chơi này có thể áp dụng được cho một số tiết học về phép cộng, trừ trong phạm vi 10 và cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 dạng bài tập Nối (theo mẫu) bằng cách GV chuyển bài tập thành trò chơi để giúp cho tiết học thêm hứng thú, sinh động. 
 VD:	+ Áp dụng trò chơi vào bài tập 4 (Nối theo mẫu) của tiết học: Luyện tập (Trang 111) (về Phép trừ không nhớ trong phạm vi 100) 
+ Áp dụng trò chơi vào bài tập 4 (Nối theo mẫu) của tiết Luyện tập (Trang 130).
 + Áp dụng trò chơi vào bài tập số 5 (Nối theo mẫu) tiết Luyện tập (Trang 160). Và một số tiết khác nữa.
4.3.1.3.Trò chơi thứ ba: Ai nhanh ai khéo.
a. Mục đích :
- Giúp HS ghi nhớ các bảng tính đã học.
- Rèn luyện sự khéo léo cho HS.
b. Chuẩn bị: 
- GV chuẩn bị 3 tấm bìa khổ A3, mỗi tờ bìa có vẽ 1 vòng tròn có ghi số 7 nằm ở giữa và 8 vòng tròn không số nằm xung quanh (như hình vẽ dưới). 8 mảnh bìa tròn có ghi các số từ 0 đến 7.
 Mỗi tấm bìa có hình vẽ như sau: 5
.
.
.
 2
.
.
.
 7
- Mỗi nhóm có 6 tấm bìa hình tròn nhỏ như sau:
 0
1
6
3
4
7
c. Cách chơi:
- Số người chơi: ba nhóm, mỗi nhóm 3 em.
- Thời gian chơi: 3 phút.
- Luật chơi: GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 3 em. Các em trong nhóm sẽ chuyền tay nhau hình vẽ và các tấm bìa. Mỗi em khi nhận được hình vẽ phải chọn hai tấm bìa dán vào hai hình tròn sao cho hai hình tròn đối diện nhau qua hình tròn giữa tạo thành phép cộng có kết quả là 7 (như mẫu)
Lưu ý:
- Trò chơi này tổ chức vào cuối tiết 47: Phép cộng trong phạm vi 7 (trang 68).
- GV có thể áp dụng trò chơi này cho các tiết học cộng các số trong phạm vi từ 5 đến 10, các số tròn chục (Phải thay đổi số liệu cho phù hợp với nội dung bài học).
4.3.1.4. Trò chơi thứ tư: Lá + lá = hoa
a. Mục đích :
- Củng cố cộng nhẩm các số trong phạm vi 100.
b. Chuẩn bị: 
- GV chuẩn bị 3 tấm bìa (A3), mỗi tấm có vẽ các cây có lá mà chưa có hoa, mỗi cây có 2 hoặc 3 lá. Trên mỗi lá có ghi các số tròn chục.(Như hình vẽ)
 10
 30 10 40
 20 20
 20
 Cắt cho 3 nhóm, mỗi nhóm 4 bông hoa bằng bìa, ở giữa có ghi kết quả của các phép tính cộng các số tròn chục ở từng cây (mỗi cây có một bông hoa kết quả đúng), và làm thêm 1 bông hoa ghi kết quả sai cho mỗi nhóm. Như sau:
 30
 40
 70
 50
c. Cách chơi:
- Số người chơi: ba nhóm, mỗi nhóm 3 em.
- Thời gian chơi: 3 phút.
- Luật chơi: Mỗi nhóm cử 3 đại diện lên chơi theo hình thức “tiếp sức”. Đội nào gắn hoa đúng và nhanh thì đội đó thắng cuộc.
Lưu ý:
-	Trò chơi được tổ chức vào cuối tiết Luyện tập (Trang 130 – sgk) sau khi học xong bài Cộng các số tròn chục. 
4.3.1.5. Trò chơi thứ năm: Xếp đúng thứ tự:
a. Mục đích :
- Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10.
b. Chuẩn bị: 
- Mỗi HS chuẩn bị 5 thẻ số có ghi các số: 6; 1; 3; 7; 10 (Lấy trong bộ đồ dùng học toán lớp 1). Hoặc các tấm bìa dạng quân bài có ghi số như trên.
Ví dụ:
10
1
7
3
6
c. Cách chơi:
- Số người chơi: Cả lớp.
- Thời gian chơi: 5 phút. 
- Luật chơi: Chơi theo cá nhân. Mỗi bạn để sẵn các tấm bìa trên bàn. GV ra lệnh: “Hãy xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn”. Mỗi bạn xếp lại các thẻ số theo hiệu
lệnh của GV. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc lần 1.
GV ra lệnh tiếp: “Hãy xếp các số đó theo thứ tự từ lớn đến bé”. Mỗi bạn xếp lại các thẻ số theo hiệu lệnh của GV. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc lần 2.
Lưu ý:
- Phạm vi áp dụng: Trò chơi này áp dụng vào Bài tập 4 (Viết các số 6; 1; 3; 7; 10 theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé) tiết Luyện tập chung (Trang 40 - SGK). 
Ngoài ra có thể vận dụng linh hoạt để tổ chức trò chơi cho các bài sau:
+ Bài tập 4 (Viết các số 8; 5; 2; 9; 6 theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé) tiết Luyện tập chung (Trang 42 - SGK).
+ Bài tập 2 (Viết các số 7; 5; 2; 9; 8 theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé) tiết Luyện tập chung (Trang 90 - SGK).
4.3.1.6. Trò chơi thứ sáu: Làm tính tiếp sức:
a. Mục đích :
- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
b. Chuẩn bị: 
- 3
- 7
+ 2
 10
+ 8
- GV vẽ sẵn lên bảng 2 hình như sau:
 c. Cách chơi:
- Số người chơi: 2 đội, mỗi đội 4 bạn
- Thời gian chơi: 3 - 5 phút.
- Luật chơi: Khi GV ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả phép tính đầu tiên vào hình tam giác rồi nhanh chóng trao lại bút viết cho bạn thứ hai. Cứ tiếp tục như vậy, bạn thứ tư lên viết kết quả cuối cùng vào ngôi sao. Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
Lưu ý: - Phạm vi áp dụng: Trò chơi này áp dụng vào Bài tập 2 (phần 1) tiết Luyện tập (Trang 88 - SGK). 
Ngoài ra có thể vận dụng linh hoạt để tổ chức dạng trò chơi này cho các bài sau:
+ Bài tập 2, tiết học Phép cộng trong phạm vi 10 (Trang 81 - SGK). 
+ Bài tập 2, tiết Luyện tập (Trang 132 - SGK).
4.3.1.7. Trò chơi thứ 7: Ai đúng, ai sai:
a. Mục đích :
- Củng cố về phép cộng trong phạm vi 100.
b. Chuẩn bị: GV vẽ sẵn lên bảng 2 hình như sau:
15 + 2
31 + 10
21 + 22
6 + 12
 42
 17
 41
 19
Đ
c. Cách chơi:
- Số người chơi: 2 đội, mỗi đội 3 bạn
- Thời gian chơi: 3 phút.
- Luật chơi: Khi GV ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội dò theo đường nối từ phép tính thứ nhất tới kết quả, nếu kết quả đúng điền “đ” vào ô trống, nếu kết quả sai điền “s”; sau đó nhanh chóng trao bút cho bạn thứ hai. Cứ tiếp tục như thế cho đến bạn cuối cùng của đội. Đội nào làm đúng và xong trước sẽ thắng cuộc.
Lưu ý:
- Phạm vi áp dụng: Trò chơi này áp dụng vào Bài tập 4: Đúng ghi Đ sai ghi S (theo mẫu) tiết Luyện tập (Trang 163 - SGK). 
4.3.2. Các trò chơi có yếu tố hình học.
4.3.2.1. Trò chơi thứ 8: Xếp hình bằng que diêm
a. Mục đích :
- Củng cố biểu tượng về hình tam giác.
- Rèn luyện trí tưởng tượng.
b. Chuẩn bị: 
- Mỗi nhóm HS chuẩn bị 9 que diêm.
c. Cách chơi:
- Số người chơi: chơi cá nhân
- Thời gian chơi: 5 - 7 phút.
- Luật chơi: Cho HS chơi cá nhân. Mỗi HS chuẩn bị sẵn 9 que diêm trên bàn. Khi GV nêu yêu cầu: "Từ 9 que diêm hãy xếp thành 3 hình tam giác giống hệt nhau" thì HS bắt đầu xếp. 
Lưu ý:
- Phạm vi áp dụng: Trò chơi này áp dụng vào để củng cố sau khi học xong tiết Luyện tập (Trang 10 - SGK). 
4.3.2.2. Trò chơi thứ 9: Xếp hình vuông .
a. Mục đích :
- Củng cố biểu tượng về hình vuông.
- Rèn luyện trí tưởng tượng.
b. Chuẩn bị: 
- Mỗi nhóm HS chuẩn bị 4 que diêm.
c. Cách chơi:
- Số người chơi: chơi cá nhân
- Thời gian chơi: 3 phút.
- Luật chơi: Cho HS chơi cá nhân. Mỗi HS chuẩn bị sẵn 4 que diêm trên bàn. Khi GV nêu yêu cầu: "Từ 4 que diêm hãy xếp thành 1 hình vuông" thì HS bắt đầu xếp. 
- Phạm vi áp dụng: Áp dụng trò chơi vào tiết Hình vuông, hình tròn (Trang 6 - SGK)
4.3.2.3. Trò chơi thứ 10: Ghép lại thành các hình mới
a. Mục đích :
- Rèn luyện trí tưởng tượng và nhanh trí.
b. Chuẩn bị: 
- GV chuẩn bị mỗi đội: hai hình vuông và 4 hình tam giác (có nam châm gắn).
- GV vẽ sẵn hình mẫu cho HS ghép (như sau):
c. Cách chơi:
- Số người chơi: 2 đội, mỗi đội 3 em.
- Thời gian chơi: 3 phút.
- Luật chơi: Cho hai đội lên chơi. Khi GV ra hiệu lệnh: Hãy ghép lại thành hình mới theo mẫu thì HS bắt đầu ghép. 
- Đáp án:
Lưu ý:
- Phạm vi áp dụng: Trò chơi này áp dụng vào bài tập 2 tiết Luyện tập (Trang 10 - SGK). 
4.3.2.4. Trò chơi thứ 11: Ai ở trong, ai ở ngoài
a. Mục đích :
- Củng cố về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
b. Chuẩn bị: 
E
D
C
B
A
- 3 bộ, mỗi bộ gồm 5 tấm biển ghi chữ A, B, C, D, E (cho 5 HS)
- Vẽ sẵn 3 hình tam giác to trên sân trường.
c. Cách chơi:
- Số người chơi: 3 đội, mỗi đội 5 em.
- Thời gian chơi: 5 - 7 phút.
- Luật chơi: 	+ Mỗi đội được phát một bộ biển chữ. Mỗi bạn trong đội đeo một biền và coi là một điểm.
	+ Từng nhóm đứng trước hình tam giác của nhóm mình để chờ hiệu lẹnh của GV. 
	+ GV hô, chẳng hạn: " Điểm A, D ở trong hình tam giác; điểm B, C, E ở ngoài hình tam giác". Các "điểm" ở từng nhóm sẽ làm theo hiệu lệnh của GV. Nếu nhóm nào đúng sẽ được 1 điểm, nhóm nào sai được 0 điểm. HS vẫn đứng nguyên vị trí đó, chờ GC hô tiếp lượt hai.
	+ Sau 5 lượt như vậy, từng đội sẽ công điểm của đội mình lại. Đội nào có số điểm cao nhất sẽ thắng cuộc.
Lưu ý: Phạm vi áp dụng: Trò chơi được tổ chức vào cuối tiết học: Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình (Trang 133 - SGK).
5. Những kết quả đạt được: Tôi đã áp dụng dạy thực nghiệm một số trò chơi trong một số trò chơi đã trình bày ở trên vào một số tiết học Toán sau:
Thứ ngày
Tên bài dạy.
Trang
Trò chơi áp dụng
Luyện tập
128
Xếp theo thứ tự
Luyện tập
130
Buộc dây cho bóng
Luyện tập 
132
Làm tính tiếp sức
Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
133
Ai ở trong, ai ở ngoài
VD: Khi dạy bài: Luyện tập (Trang 128):
Mục tiêu của tiết học này là: Biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục; bước đầu nhận biết cấu tạo số tròn chục (40 gồm 4 chục và 0 đơn vị); Luyện kĩ năng đọc, viết, so sánh và nhận biết cấu tạo số tròn chục; Giáo dục học sinh yêu thích học Toán.
Thái độ của HS đối với môn Toán sau khi áp dụng trò chơi học tập vào tiết học. Cụ thể kết quả khảo sát như sau:
Nhóm khảo sát
TSHS
Thích học môn Toán
Đồng ý
Bình thường
Không đồng ý
TS
%
TS
%
TS
%
Nhóm 1 (Nhóm TN)
14
11
78.6
3
21.4
0
0
Nhóm 2 (Nhóm ĐC)
14
10
71.4
4
28.6
0
0
Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước khi áp dụng trò chơi học tập vào tiết học là tương đương. Sau khi áp dụng đề tài, tôi thấy số học sinh hứng thú thích học Toán tăng lên một cách đáng kể (Sau tác động không còn học sinh không thích học môn Toán).
Như vậy việc áp dụng trò chơi học tập vào tiết dạy Toán 1 đã góp phần rất lớn trong việc tạo hứng thú học Toán cho HS lớp 1. Đồng thời trò chơi học tập cũng góp phần không nhỏ nhằm làm cho chất lượng môn Toán của HS nâng cao. 
 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng: 
Những giờ học thoải mái, sôi nổi, hiệu quả ngày càng gia tăng. Chất lượng học tập của các em ngày càng được nâng lên, hạn chế tình trạng HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, trong giờ học không còn hiện tượng HS ngủ gật, uể oải hay lơ mơ trong học tập. Không những thế còn giúp HS nhút nhát, cá biệt hòa mình vào tập thể. Số lượng HS yêu thích môn Toán ngày một tăng lên. Điều đó cho thấy những cố gắng đổi mới trong phương pháp, hình thức dạy học của tôi đã có kết quả khả quan. Những thầy cô giáo trường bạn trong lần dự thực tạp liên trường tiết dạy Toán của tôi cũng đã công nhận lớp học sôi nổi, HS nắm vững kiến thức. Đó chính là động lực giúp tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình.
 Vì vậy theo chủ quan của tôi thì kinh nghiệm sáng kiến này có thể áp dụng và phổ biến nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Toán cho HS lớp 1. 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
 Phải nói rằng việc dạy học Toán dưới dạng 

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hung_thu_va_ket_qua_hoc_tap_mon_toan_cho_hs_lo.doc
Giáo án liên quan