Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4

1. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

3. Tác giả:

Họ và tên: Tạ Thị Lương (nữ)

Ngày tháng/năm sinh: 27 / 3 / 1973

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tiểu học.

Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ phó tổ 4 + 5 Trường Tiểu học Lê Ninh.

Điện thoại: 01659727879

4. Đồng tác giả (nếu có)

5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh.

6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) : Trường Tiểu học Lê Ninh.

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc của mình. Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc học tập của mình.

8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 22 / 8 / 2016

 

doc35 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đọc được học trong cả 35 tuần mỗi tuần 10 tiết và từ tuần 21 của học kì II có hỏi nội dung bài ở phần đọc sách giáo khoa.
Ở lớp 2 và lớp 3. Tập đọc được học trong cả 35 tuần, trong sách giáo khoa mỗi tuần 4 tiết nay điều chỉnh còn mỗi tuần 3 tiết.
Ở lớp 4 và lớp 5: Tập đọc cũng được học 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết.
- Sách giáo khoa: Các bài tập đọc ở sách giáo khoa được trình bày ở các lớp như sau:
+ Ở lớp 1: Các bài tập đọc gồm văn bản nghệ thuật (tự sự, miêu tả, trữ tình) hoặc văn bản khoa học, nhật dụng  Các bài tập của tập đọc thường là: Tìm những âm, vần cho trước ở các văn bản và các câu hỏi để gợi ý cho học sinh hiểu được nội dung của bài đọc.
+ Ở lớp 2, 3: Cấu trúc các bài tập đọc gồm: Văn bản, phần chú giải giải thích những từ khó trong bài, phần câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. Những câu hỏi này nhằm kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và những hiểu biết xung quanh văn bản đọc.
+ Ở lớp 4, 5 cấu trúc bài tập đọc gồm các phần như: Văn bản (bài văn, bài thơ), chú giải, hướng dẫn đọc, câu hỏi tìm hiểu nội dung nghệ thuật.
4.1.2.2. Phân môn Tập đọc ở sách Tiếng Việt lớp 4.
a. Cấu trúc chung.
Phân môn Tập đọc ở lớp 4 gồm có 70 tiết/1 năm. Mỗi tuần có 2 tiết.
b. Nội dung.
 Thông qua 62 bài tập đọc (SGK - Tiếng việt 4 - tập 1 - tập 2) thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vở kịch, 7 bài thơ (có 2 bài thơ ngắn dạy trong 1 tiết). Phân môn Tập đọc ở lớp 4 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành và phát triển từ các lớp dưới; đồng thời rèn luyện thêm về kĩ năng đọc diễn cảm (thể hiện tình cảm thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài).
Nội dung các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnh  của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giầu chất thẩm mỹ và nhân văn. Do đó nó có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm và trau dồi nhân cách cho học sinh. Hệ thống chủ điểm của các bài tập đọc vừa mang tính khái quát quát vừa có tính hình tượng (Thương người như thể thương thân; Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước mơ; Có chí thì nên; Tiếng sáo diều; Người ta là hoa đất; Vẻ đẹp muôn màu; Những người quả cảm; Khám phá thế giới, tình yêu cuộc sống) góp phần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên xã hội, con người trong nước và thế giới. Qua các bài tập đọc, học sinh còn được cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật ). Từ đó nâng cao trình độ văn hóa nói chung và trình độ Tiếng Việt nói riêng.
4.1.3. Phương pháp dạy học chủ yếu.
Trong thực tế, mỗi bài tập đọc gồm hai phần lớn là luyện đọc và tìm hiểu nội dung, luyện đọc diễn cảm hoặc luyện đọc lại. Hai phần này có thể cùng tiến hành một lúc đan xen vào nhau hoặc cũng có thể dạy thành hai phần tùy theo từng bài mà giáo viên chọn và đặc biệt hiện nay theo chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới, cách sắp xếp các bước lên lớp của từng giờ dạy tập đọc có sự thay đổi đó là:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc - Tìm hiểu bài.
c. Luyện đọc diễn cảm.
Nhưng dù sắp xếp như thế nào thì hai phần lớn: Luyện đọc và tìm hiểu nội dung cũng luôn có mối quan hệ tương hỗ khăng khít với nhau.
Phần tìm hiểu bài giúp cho học sinh hiểu được nội dung, nghệ thuật của bài từ dó giúp các em đọc đúng, đọc diễn cảm. Ngược lại, học sinh đọc hay đọc diễn cảm để thể hiện nội dung của bài, thể hiện những hiểu biết của mình xung quanh bài đọc.
Như vậy rèn kĩ năng đọc hiểu trong khi dạy Tập đọc rất quan trọng. Nó góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn học cho học sinh, từ đó góp phần hình thành ở các em những phẩm chất nhân cách tốt.
Trong quá trình tìm hiểu bài, học sinh phải biết làm bài tập để tìm hiểu nội dung của từng bài và tìm ra cách đọc tốt nhất. Muốn tìm hiểu bài tốt, các em phải biết chia đoạn. Kĩ năng này không dễ hình thành cho học sinh. Sau khi chia bài thành các đoạn, giáo viên tiếp tục tổ chức, điều khiển hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung từng đoạn bằng các phương pháp như vấn đáp, trực quan, giảng giải  và có thể sử dụng một loạt các loại kĩ thuật khác trong giờ dạy như kĩ thuật giải nghĩa từ, kĩ thuật phát hiện các thủ pháp nghệ thuật.
Đối với học sinh, ở mỗi đoạn, các em cần làm những công việc như: trả lời các câu hỏi hay làm bài tập cho trước để tìm hiểu đoạn. Sau đó khái quát được ý từng đoạn và từ đó tìm hiểu thêm các vấn đề khác có liên quan đến nội dung đoạn.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bài, giáo viên cần biết phối hợp linh hoạt các phương pháp và luôn sáng tạo, luôn thay đổi các câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài cũng như khai thác nội dung tranh ảnh minh họa.
Mặt khác giáo viên cần phải quan tâm tới cách tổ chức có hệ thống và lôgic các nội dung trong bài sao cho giờ học không bị ngắt quãng, gián đoạn. Đặc biệt giáo viên phải lấy học sinh là trung tâm. Vai trò của giáo viên trong mỗi tiết dạy chỉ là người tổ chức, dẫn dắt giúp học sinh tự tìm ra tri thức.
Ngoài ra để phần tìm hiểu bài tiến hành được tốt thì cần phải có sự hỗ trợ như cơ sở vật chất đầy đủ, tranh ảnh minh họa cho bài tập phải rõ ràng, đẹp, phong phú và cuối cùng là trình độ giáo viên phải cao. Nếu phối hợp được các yếu tố nói trên sẽ giúp học sinh hiểu bài nhanh và sâu, hiểu một cách có hệ thống làm tăng hiệu quả giờ học. Các em hứng thú học, thích học Tiếng Việt, thích tìm hiểu những cái hay, cái đẹp trong khoa học, trong cuộc sống qua những tác phẩm văn, thơ.
4.2. SỬ DỤNG PHIẾU BÀI TẬP MỘT TRONG NHỮNG BIỆN 
 PHÁP DẠY ĐỌC HIỂU
4.2.1. Giới thiệu các biện pháp dạy học đọc hiểu.
4.2.1.1. Dạy bằng câu hỏi.
- Ưu điểm: Dạy học đọc hiểu bằng câu hỏi là biện pháp dùng một phương thức hành động duy nhất Thầy hỏi - Trò trả lời. Như vậy sẽ giúp giáo viên ngay lập tức biết được kết quả đúng (hay sai) qua các câu trả lời của học sinh để từ đó điều chỉnh câu hỏi của mình hoặc câu trả lời của học sinh sao cho phù hợp. Hơn thế nữa khi dạy Bằng câu hỏi thì người giáo viên không mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng (như phiếu học tập ) do đó họ sẽ giành được ít nhiều thời gian nghiên cứu bài.
- Hạn chế: Do dạy đọc hiểu bằng câu hỏi chỉ dùng một phương thức hành động duy nhất là dùng lời. Điều này có dẫn đến hạn chế số lượng học sinh làm việc trên lớp ít, bởi vì Người nói phải có người nghe. Tại một thời điểm chỉ có một em có thể trả lời, tất cả học sinh trong lớp không thể nói cùng một lúc. Khi một em trả lời, những em khác sẽ làm gì? Giáo viên hầu như không kiểm soát được. Chính vì thế giờ Tập đọc không tích cực hóa được hoạt động của tất cả học sinh, không gây cho các em hứng thú làm việc. May chăng có một số em được thầy gọi đọc và gọi trả lời câu hỏi là được làm việc.
Một điểm hạn chế thứ hai của biện pháp dạy học đọc hiểu bằng câu hỏi là hệ thống câu hỏi trong phần tìm hiểu bài ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 còn có nhiều hạn chế.
Hệ thống câu hỏi của một số bài tập đọc chủ yếu là các câu hỏi tái hiện chi tiết trong bài, ít có câu hỏi suy luận khái quát làm rõ được đề tài chủ đề của bài. Nói cách khác, sách giáo khoa yêu cầu học sinh đọc hiểu ở trình độ thấp, nặng nề về đọc nhớ.
4.2.1.2. Dạy bằng phiếu bài tập.
Phiếu bài tập đọc hiểu là do giáo viên biên soạn và sử dụng trong phần tìm hiểu bài. Việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu thực chất là đổi mới phương pháp dạy học - Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giờ tập đọc. Mỗi một phiếu học tập trên tay học sinh như ngầm kích thích các em thi đua tìm hiểu bài để hoàn thành các bài tập sao cho đạt kết quả tốt nhất. Từ đó tạo giờ học đầy hứng thú, sôi nổi bớt căng thẳng. Song nó có hạn chế giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu bài để xây dựng hệ thống bài tập và giáo viên mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị phiếu bài tập nhiệt tình.
Qua quá trình suy nghĩ nghiên cứu, trăn trở khi thiết kế và dạy học trên lớp đã mở ra cho tôi một cách làm như sau:
- Kiểm tra hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa để chuyển đổi hoặc bổ sung cho những câu hỏi này thành những bài tập không yêu cầu học sinh trả lời mà sử dụng hành động vật chất: viết, vẽ, tô, nối, đánh dấu  dưới hình thức những bài trắc nghiệm. Trong khi chuyển đổi hình thức bài tập, có những trường hợp phải điều chỉnh câu hỏi cho chính xác.
- Điều chỉnh nội dung dạy đọc hiểu bằng cách bổ sung thêm các dạng bài tập sao cho tất cả các bài tập thuộc ba dạng: Bài tập tái hiện, bài tập cắt nghĩa, bài tập phản hồi thuộc các phong cách khác nhau.
4.2.2. Tầm quan trọng của phiếu bài tập đọc hiểu.
Phương pháp dạy học tập đọc mới hiện nay đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải xây dựng giờ học thành một hệ thống việc làm mà việc thực hiện chúng như một lôgic tất yếu sẽ đem lại kết quả giờ học ở phía học sinh. Chính vì vậy phiếu bài tập đọc hiểu giữ một vị trí rất quan trọng trong dạy học tập đọc.
Phiếu bài tập được dùng để chuyển đổi các câu hỏi đọc hiểu thành bài tập tương ứng. Nội dung phiếu bài tập phải sát với nội dung sách giáo khoa và tận dụng những điều đã có trong sách giáo khoa.
- Sử dụng phiếu bài tập trong dạy đọc hiểu làm chuyển đổi hoạt động của học sinh từ "dùng lời" sang "hành động" theo cách tổ chức này, học sinh được hoạt động nhiều. Các em học và làm việc một cách chủ động tích cực, không bị phụ thuộc vào những điều sẵn có. Bài học được bắt đầu từ những điều học sinh chưa biết, tiến độ nhanh hay chậm ở khâu nào là do tình hình cụ thể ở từng lớp, từng cá nhân học sinh. Sử dụng phiếu bài tập kết hợp với những hình thức dạy học: Thảo luận nhóm, thảo luận cả lớp tạo điều kiện để học sinh được thể hiện tài năng của bản thân, mặt khác tạo mối giao lưu giữa trò với trò hoặc trò với thầy. Như thế sẽ giúp các em thêm phấn khởi tự tin và tích cực thi đua học tập.
- Việc sử dụng phiếu bài tập trong dạy đọc hiểu còn có hiệu quả rất cao là trong một thời gian ngắn học sinh làm được nhiều việc và tất cả học sinh đều được làm việc. Như vậy khoảng thời gian giành cho luyện đọc sẽ tăng lên càng giúp cho hiệu quả giờ Tập đọc đạt kết quả cao hơn.
4.2.3. Các dạng bài tập được sử dụng trong phiếu.
4.2.3.1. Bài tập sử dụng dấu hiệu, kí hiệu (gạch chân, đóng khung, khoanh tròn .)
Ví dụ: Bài Mẹ ốm (TV4 - tập 1- trang 9)
Bài tập: Gạch chân những từ ngữ, hình ảnh cho biết mẹ ốm trong đoạn thơ sau:
"Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.
Cánh màn khép lỏng cả ngày.
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa".
4.2.3.2. Bài tập đối chiếu cặp đôi: Nối ô thích hợp với nhau:
Ví dụ: Bài Hoa học trò (TV4 - tập 2- trang 43)
Bài tập: Nối ô trống thích hợp miêu tả sự thay đổi về màu sắc của hoa phượng:
Màu đậm dần 
Lúc mới nở 
Màu đỏ còn non 
Lúc có mưa 
 Màu tươi dịu
Lúc nở rộ 
4.2.3.3. Bài tập điền vào chỗ chấm
Ví dụ: Bài Mẹ ốm (TV4 - tập 1- trang 9)
Bài tập: Điền vào chỗ chấm để tạo thành câu
+ Để cho mẹ vui bạn nhỏ đã ..
+ Bạn nhỏ mong .
4.2.3.4. Bài tập trắc nghiệm
- Bài tập trắc nghiệm tương đối: Đưa ra hàng loạt đáp án, học sinh lựa chọn ra các đáp án đúng.
- Bài tập trắc nghiệm tuyệt đối: Đưa ra hàng loạt các đáp án, học sinh chọn ra một đáp án đúng nhất.
Ví dụ 1: Bài Trung thu độc lập(TV4 - tập 1- trang 66)
Bài tập: Đánh dấu x vào ô trống trước ý tả vẻ đẹp của trăng thu độc lập.
„ Trăng ngàn và gió núi bao la.
„ Trăng sáng lung linh huyền ảo.
„ Trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý.
„ Trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng.
Ví dụ 2: Bài Thưa truyện với mẹ (TV4 - tập 1- trang 85)
Bài tập: Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất.
Lý lẽ của Cương đưa ra để thuyết phục mẹ là:
„ Ai cũng có một nghề.
„ Nghề lao động nào cũng đáng trọng như nhau.
„ Người không lao động, ăn bám, trộm cắp mới đáng bị coi thường.
„ Cả ba ý trên.
4. 3. SỬ DỤNG PHIẾU BÀI TẬP ĐỌC HIỂU - LỚP 4
4.3.1. Thiết kế phiếu bài tập.
4.3.1.1. Biên soạn phiếu bài tập.
- Không ai khác, người dạy chính là người thiết kế phiếu bài tập cho từng chi tiết dạy trong quá trình chuẩn bị giờ lên lớp đối với đối tượng học sinh xác định.
Cấu trúc phiếu bài tập thường có những phần chính sau:
+ Những việc làm khởi động chuẩn bị cho việc tìm hiểu kiến thức mới: Thường là ôn lại những cái đã biết có liên quan tới cái chưa biết sắp tìm hiểu.
+ Những việc làm từng bước nhằm khám phá kiến thức (điều cần hướng tới để biết).
+ Những kết luận, nhận xét kết thúc từng chuỗi việc làm đã trải qua.
+ Những việc làm củng cố, luyện đọc do học sinh thực hiện để chứng tỏ đã nắm được bản chất cái vừa biết.
- Nội dung phiếu bài tập là các bài tập, là những điều chỉ dẫn, gợi ý để học sinh thực hiện từng việc làm cụ thể. Chúng được soạn dưới nhiều hình thức nhằm kích thích chí tò mò, khả năng độc lập suy nghĩ và hoạt động, khả năng hợp tác với bạn trong học tập, năng lực phán đoán, phân tích, quy nạp, suy luận của học sinh. Biên soạn phiếu không chỉ để sử dụng trước và sau giờ học với học sinh có nhịp độ phát triển bình thường, phiếu phải là tài liệu gợi ý để các em chuẩn bị bài trước khi đến lớp và hoàn thành bài nâng cao sau khi học trên lớp. Với học sinh phát triển chậm, phiếu là tài liệu để học sinh tiếp nhận sự hướng dẫn của giáo viên để có cơ sở để hoàn thành các việc làm. Với học sinh phát triển nhanh, phiếu là phương tiện giúp các em bộc lộ hoạt động chí tuệ và năng lực biểu cảm của mình.
Do vậy trước khi biên soạn phiếu, giáo viên phải nghiên cứu nội dung, mục tiêu bài dạy và phải nắm chắc tình hình thực tế học sinh và đưa ra bài tập vừa sức sát với thực tế. Tùy từng bài mà giáo viên bổ sung những bài tập, câu hỏi phụ phù hợp sao cho các bài tập trong phiếu phải khai thác đủ nội dung bài học, phải tạo sự liên kết về mặt nội dung. Đặc biệt khi biên soạn phiếu, giáo viên cần xây dựng các bài tập với nhiều hình thức khác nhau để học sinh không bị nhàm chán khi làm bài.
Ví dụ: Bài Thưa chuyện với mẹ (TV4 - tập 1- trang 85)
Tôi đã xây dựng nội dung phiếu bài tập như sau:
1. Đánh dấu x vào ô trống chỉ lí do Cương xin mẹ cho đi học nghề rèn.
„ Vì Cương yêu quý nghề thợ rèn.
„ Vì nghề thợ rèn rất vui.
„ Vì Cương thương mẹ vất vả, muốn làm việc để giúp đỡ mẹ.
„ Vì Cương không muốn đi học nữa.
2. Điền tiếp vào chỗ chấm để tạo thành câu.
Mẹ ngần ngại không muốn cho Cương đi học nghề rèn vì .
3. Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất.
Lý lẽ của Cương đưa ra để thuyết phục mẹ là:
„ Ai cũng có một nghề.
„ Nghề lao động nào cũng đáng trọng như nhau.
„ Người không lao động, ăn bám, trộm cắp mới đáng bị coi thường.
„ Cả ba ý trên.
* Hoặc bài (Hoa học trò - Tiếng Việt 4 - tập 2- trang 43). Tôi xây dựng nội dung phiếu bài tập như sau:
1. Gạch chân những từ ngữ nhấn mạnh số lượng của hoa phượng trong câu sau:
"Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loại, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực"
2. a. Đánh dấu x vào ô trống cạnh từ ngữ tả vẻ đẹp của lá phượng:
„ Xanh um 	„ Mát mẻ 
„ Xanh mơn mởn 	„ Xếp lại 
„ Mát rượi 	„ Ngon lành như lá me non 
„ Xòe ra 	„ Còn e ấp 
b. Viết tiếp vào các câu sau:
"Tin thắm là màu đỏ báo hiệu "
3. Đánh dấu x vào ô trống trước ý em cho là đúng.
Tác giả gọi hoa Phượng là "hoa học trò" vì 
„ Hoa phượng rất đẹp 
„ Hoa phượng nở hàng loạt 
„ Cây phượng có nhiều ở sân trường, hoa phượng đẹp, nở vào mùa hè gắn bó với kỉ niệm của người học trò về mái trường.
4. Đóng ngoặc đơn những từ ngữ tả mức độ khác nhau cùa màu sắc hoa phượng:
"Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần đến, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi!
5. Đánh dấu x trước nội dung chính của bài.
„ Bài văn tả vẻ đẹp của hoa phượng 
„ Bài văn tả nét đẹp đặc sắc và sự gắn bó của hoa phượng với tuổi học trò.
„ Bài văn tả số lượng nhiều của hoa phượng.
4.3.2. Dạy thực nghiệm.
4.3.2.1. Mục đích của dạy thực nghiệm
	 Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, thấy được những khó khăn thuận lợi cơ bản. Tôi đó tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của kinh nghiệm, hiệu quả của các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức hoạt động học tập. Đồng thời thông qua kết quả đạt được của tiết thực nghiệm để điều chỉnh và rút kinh nghiệm cho quá trình dạy học của bản thân và đồng nghiệp sau này.
4.3. 2.2. Nội dung thực nghiệm
	Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm như những ý kiến đề xuất trên qua bài Chợ Tết - Tiếng Việt 4 - tập 2- trang 38
Dạy thực nghiệm trên lớp 4A theo hướng dùng phiếu học tập, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. Cuối tiết dùng phiếu thực nghiệm để đo khả năng hiểu bài của học sinh.
4.3.3. Hình thức, phương pháp tổ chức dạy thực nghiệm
	Trong tiết dạy thực nghiệm, tôi đó vận dụng các hình thức và kết hợp một số phương pháp dạy học sau:
4.3.3.1. Hình thức tổ chức dạy học
	Dạy học cá nhân. Dạy học theo nhóm. Dạy học theo lớp.
4.3.3.2. Phương pháp dạy học
	- Phỏng vấn giáo viên, dự giờ thăm lớp, dự tiết tập đọc để nhận biết nội dung phương pháp giảng dạy của giáo viên. Quá trình học tập của học sinh, trao đổi với đồng nghiệp với học sinh.
- Nghiên cứu tài liệu chuyên môn.
- Điều tra thực trạng.
- Phương pháp đo kết quả, thống kê và xử lý số liệu.
- Dạy thử, rút kinh nghiệm, xây dựng phiếu học tập.
4.3.3.3. Địa điểm tiến hành thực nghiệm
	 Tại lớp 4A trường Tiểu học tôi đang dạy.
 4.3.3.4. Thiết kế bài dạy thực nghiệm
 Tôi xin đưa ra cụ thể thiết kế bài dạy minh họa cho giờ dạy của tôi trong quá trình tôi vận dụng đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng và Điều chỉnh nội dung dạy học.
a. Phiếu học tập: Bài Chợ Tết - Tiếng Việt 4 - tập 2- trang 38
Họ tên học sinh : ..
Lớp : 
Trường:
Câu 1: Hãy ghạch chân dưới từ ngữ nêu bật vẻ đẹp của thiên nhiên:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi.
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh 
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh 
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa 
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa 
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh 
Đồi hoa son nằm dưới ánh bình minh 
Câu 2: Nối ô trống thích hợp để thấy dáng vẻ riêng của mọi người khi đi chợ Tết:
nép đầu bên yếm mẹ 
Những thằng cu 
che môi cười lặng lẽ 
Vài cụ già 
gánh lợn chạy đi đầu 
Cô yếm thắm 
chạy lon xon 
Thắng em bé 
chống gậy bước lom khom 
Hai người thôn 
Câu 3: Đánh dấu x vào ô – cho thấy điểm chung của người đi chợ Tết:
– Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
– Ai cũng vui vẻ, phấn khởi, tưng bừng.
Câu 4: Đánh dấu x vào – chỉ gam mầu tạo nên bức tranh chợ Tết giàu màu sắc.
– Xanh	– Trắng 
– Đỏ 	– Hồng 
– Vàng 	– Tím 
Câu 5: Viết tiếp vào chỗ ..
Bài thơ cho chúng ta cảm nhận được cảnh chợ  miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân 
b. Nội dung thiết kế bài dạy.
Môn: Tập đọc
Tiết 44: Chợ Tết 
 (Đoàn Văn Cừ)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
- Hiểu nội dung: Cảnh chợ tết miền Trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê. Trả lời được các câu hỏi, thuộc được vài câu thơ yêu thích.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước. 
II. ĐỒ DÙNG: Tranh ảnh chợ tết, bảng phụ, phiếu học tập; phiếu kiểm tra.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài "Sầu riêng" kết hợp trả lời câu hỏi:
+ Cây sầu riêng có những nét đặc sắc nào?
+ Những câu văn nào thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
- Cho học sinh quan sát tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV: giới thiệu: Đây là bức tranh minh họa 1 phiên chợ Tết ở vùng trung du. Trong các phiên chợ trong năm, đông vui nhất là phiên chợ Tết. Qua những dòng thơ của tác giả Đoàn Văn Cừ, các em sẽ được chứng kiến nét đặc sắc của phiên chợ này.
==> GV ghi đầu bài.
2.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc
- Gọi học sinh đọc cả bài.
- Bài thơ có thể được chia làm mấy đoạn?
Em hãy nêu cách chia đoạn của mình?
- GV thống nhất cách chia đoạn.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp cả bài.
- GV nhận xét: Cách phát âm, ngắt giọng, nhấn giọng, lưu ý 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_hieu_cho_hoc_sinh_lop.doc
Giáo án liên quan