Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy cụm bài văn bản nhật dụng

1. Xác định mục tiêu đặc thù của văn bản nhật dụng:

Dạy văn bản nhật dụng là "Tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với xã hội". Do vậy mục tiêu cần nhấn mạnh với hai nội dung: Trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, nhận thức cho học sinh về những vấn đề bức thiết nóng bỏng diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại " Dạy học không chỉ là công việc truyền thụ một khối kiến thức mà còn là sự phát triển các kĩ năng cho học sinh".

Ví dụ: Với văn bản " Thông tin về ngày trái Đất năm 2000" mục tiêu bài học được xác định:

- Học sinh thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông và lợi ích của việc giảm thiểu chất thải ni lông.

- Từ việc sử dụng bao bì ni lông có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt - một vấn đề khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Biết liên hệ vấn đề đó ở địa phương.

- Bước đầu hiểu được vai trò của văn bản thuyết minh và đặc điểm của kiểu văn bản này.

2. Trang bị kiến thức:

Khác với các loại văn bản nghệ thuật giáo viên phải cảm thụ những cái hay cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thì văn bản nhật dụng đặc trưng của nó là cập nhật thông tin. Giáo viên không chỉ xác định đúng mục tiêu bài dạy mà còn phải trang bị thêm cho mình kiến thức mở rộng hỗ trợ cho bài giảng. Vậy muốn có kiến thức cập nhật đó để hỗ trợ cho bài dạy giáo viên phải thường xuyên thu thập tư liệu qua sách báo, ti vi, internet.lúc đó mới tạo được hiệu quả cho giờ dạy.

Ví dụ: Khi dạy bài toán dân số giáo viên cần phải tạo thêm nguồn tư liệu bổ sung bằng cách cập nhật số liệu dân số mới nhất của nước ta và một số nước trên thế giới để so sánh, đồng thời cho học sinh sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản. Từ đó để các em hiểu được vấn đề đặt ra trong văn bản rất cần thiết: Cần phải hạn chế sự gia tăng dân số là con đường "tồn tại hay không tồn tại " của chính con người. Hay khi dạy bài " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" giáo viên bổ sung nguồn tư liệu về vấn đề nóng bỏng hiện nay cả thế giới đều quan tâm đó là Triều Tiên liên tiếp đưa ra lời đe dọa chiến tranh hạt nhân để đối phó với cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn và lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc chống Bình Nhưỡng. Trong tờ Rdong-sin-mun nhấn mạnh " Nếu kẻ thù dám khiêu khích Triều Tiên bằng những bước đi thiếu thận trọng sẽ làm bùng lên một cuộc tấn công tiêu diệt bằng các vũ khí hạt nhân mạnh mẽ".

- Bởi tính chất, chức năng của văn bản nhật dụng, giáo viên cần cho học sinh liên hệ tới một phạm vi rộng rãi mà không bị gò bó trong khuôn khổ văn chương. Hoàn toàn có thể cho học sinh liên hệ chủ đề đang học với tình hình địa phương.

Ví dụ: Khi dạy văn bản " Bài toán dân số " giáo viên có thể cho học sinh liên hệ tới tình hình gia tăng dân số và kế hoạch hóa gia đình của địa phương các em. Điều đó chắc hẳn giúp học sinh dễ nhớ và kích thích hứng thú học hơn. Hay dạy văn bản

"Ôn dịch thuốc lá " cũng vậy giáo viên cần cho học sinh liên hệ thực tế. Ở địa phương em tình trạng hút thuốc lá diễn ra như thế nào? Tác hại của thuốc lá? Cho học sinh tìm hiểu thống kê số lượng người hút thuốc lá, từ đó giáo dục được ý thức cộng đồng qua giáo dục tuyên truyền.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy cụm bài văn bản nhật dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cung cấp nội dung thông tin, sự kiện. Dạy văn bản giúp các em nắm bắt thông tin và hiểu thông tin. Từ đó tác động các em về mặt nhận thức, tình cảm, ý thức, bổ sung tri thức về ngôn ngữ đời sống.
2. Giáo viên phải nắm được đặc trưng của văn bản nhật dụng.
Văn bản nhật dụng mang những đặc trưng chung của văn bản : Hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung, tính liên kết chặt chẽ đều nhằm hướng tới một mục đích thông tin nhất định và đều dùng ngôn ngữ làm phương thức biểu đạt. Nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng văn bản nhật dụng khác với các văn bản nghệ thuật ở chỗ : Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là ngôn ngữ tường minh, thường mang tính đơn nghĩa; không chú trọng nhiều vào các biện pháp nghệ thuật mà nó chỉ mang tính thời sự.
3. Giúp học sinh tạo lập được văn bản nhật dụng.
Mục đích của văn bản nhật dụng nhằm cung cấp thông tin sự kiện. Văn bản nhật dụng trong nhà trường phổ thông ngoài thực hiện mục đích của văn bản còn phải thực hiện nhiệm vụ dạy học. Ngoài việc cung cấp tri thức và rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh còn phải rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh - Kỹ năng tạo lập văn bản nhật dụng. Văn bản đó phải có mục đích cụ thể, sử dụng phương tiện ngôn ngữ phù hợp với nội dung, đối tượng để tạo nên kỹ năng tác động trực tiếp đến người đọc.
4. Qua dạy văn bản nhật dụng rèn kỹ năng sống cho học sinh.
 Giáo viên thông qua các giờ dạy văn bản nhật dụng giáo dục học sinh nhiều kỹ năng như:
+ Kỹ năng đọc qua việc đọc các văn bản.
+ kỹ năng làm việc hợp tác qua thảo luận nhóm.
+ Kỹ năng giao tiếp và thương thuyết với nhiều hình thức khác nhau như qua viết thư " Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ".
+ Kỹ năng bảo vệ môi trường " Thông tin ngày trái đất năm 2000 ".
+ Kỹ năng xử lý tình huống, kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu " Ôn dịch thuốc lá "...
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG:
Qua thực tế nhiều năm trực tiếp giảng dạy, thăm lớp dự giờ của đồng nghiệp, tôi luôn trăn trở tìm tòi và đặc biệt yêu thích môn Ngữ Văn tôi thấy nhiều giáo viên có kết quả chưa cao khi hướng dẫn học sinh khai thác văn bản nhật dụng thường mắc phải  một số hạn chế như:
- Khi dạy giáo viên chưa xác định được mục tiêu đặc thù của kiểu văn bản.
- Giáo viên chưa thật sự đầu tư cho tiết dạy, bài dạy
- Giáo viên mới tích hợp được với phần tập làm văn và tiếng Việt, chưa tích hợp với những môn học khác như: sử, sinh học, địa lý, âm nhạc và mĩ thuật...
- Chưa có sự liên hệ thực tế với phạm vi ngoài rộng lớn.
- Giáo viên chưa biết cách vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các biện pháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh. Phương pháp chuyển tải đơn điệu, mang tính truyền thống lệ thuộc vào các tài liệu hướng dẫn mà chưa có sự sáng tạo đổi mới.
- Xem các văn bản này là một thể loại giống như truyện, kí ...
- Thường chú ý khai thác và bình giá trên nhiều phương diện của sáng tạo nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, cách kể mà chưa chú trọng đến vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh.
- Quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết tri thức trong văn bản với đời sống mà giáo viên chú ý nhiều tới liên hệ thực tế, dẫn đến việc khai thác kiến thức cơ bản chưa đầy đủ.
- Nhiều giáo viên trong quá trình ứng dụng CNTT lại rơi vào xu hướng trình diễn mà quên mất tính đặc trưng của loại hình văn bản.
- Giờ dạy tẻ nhạt, không thực sự thu hút sự chú ý của học sinh.
Đó là những thực trạng dạy văn bản nhật dụng trong trường THCS. Qua sự tìm hiểu thực tế giảng dạy của đồng nghiệp tôi nhận thấy rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
III. NGUYÊN NHÂN:
- Văn bản nhật dụng đưa vào chương trình cũng không mới nhưng trước đó lý luận dạy học chưa từng đặt vấn đề phương pháp dạy học văn bản nhật dụng. Tài liệu tham khảo nghèo nàn có chăng mới đây trong cuốn" Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt " của Trần Đình Chung có đề cập tới việc dạy văn bản nhật dụng nhưng đưa ra một cách chung chung. Chính vì thế nhiều giáo viên luôn thấy mới mẻ lúng túng trong kinh nghiệm và phương pháp.
- Là loại văn bản thường được xem là khô khan, ít có tính văn chương, khó dạy.
- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là cập nhật thông tin trên nhiều phương diện khác nhau. Trong khi đó giáo viên có ít hiểu biết về xã hội do lười tìm hiểu dẫn đến dung lượng kiến thức nghèo nàn lạc hậu không tiến kịp với thời cuộc, không đáp ứng được yêu cầu cập nhật thông tin đó.
- Các nội dung thi cử: Từ kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ hay các kỳ thi cao hơn ít rơi và văn bản nhật dụng. Từ đó việc dạy học cũng qua chuyện.
- Vẫn còn một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng to lớn của phương pháp giảng dạy trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, chưa thấy được phương pháp chính là một trong những thước đo mức độ tiên tiến của nền giáo dục "Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại sự sống mới, bộ mặt mới cho giáo dục".
Chính vì vậy hiệu quả các giờ dạy học chưa đạt so với yêu cầu đặt ra. Giờ học tẻ nhạt, buồn chán kể cả trò lẫn thầy. Điều đó dần dần làm cho học sinh chán ghét giờ học Ngữ văn nói chung và đặc biệt là phần văn bản nhật dụng nói riêng.
Từ thực trạng và nguyên nhân trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trong giờ dạy.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Xác định mục tiêu đặc thù của văn bản nhật dụng:
Dạy văn bản nhật dụng là "Tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với xã hội". Do vậy mục tiêu cần nhấn mạnh với hai nội dung: Trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, nhận thức cho học sinh về những vấn đề bức thiết nóng bỏng diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại " Dạy học không chỉ là công việc truyền thụ một khối kiến thức mà còn là sự phát triển các kĩ năng cho học sinh".
Ví dụ: Với văn bản " Thông tin về ngày trái Đất năm 2000" mục tiêu bài học được xác định:
- Học sinh thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông và lợi ích của việc giảm thiểu chất thải ni lông.
- Từ việc sử dụng bao bì ni lông có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt - một vấn đề khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Biết liên hệ vấn đề đó ở địa phương.
- Bước đầu hiểu được vai trò của văn bản thuyết minh và đặc điểm của kiểu văn bản này.
2. Trang bị kiến thức:
Khác với các loại văn bản nghệ thuật giáo viên phải cảm thụ những cái hay cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thì văn bản nhật dụng đặc trưng của nó là cập nhật thông tin. Giáo viên không chỉ xác định đúng mục tiêu bài dạy mà còn phải trang bị thêm cho mình kiến thức mở rộng hỗ trợ cho bài giảng. Vậy muốn có kiến thức cập nhật đó để hỗ trợ cho bài dạy giáo viên phải thường xuyên thu thập tư liệu qua sách báo, ti vi, internet...lúc đó mới tạo được hiệu quả cho giờ dạy.
Ví dụ: Khi dạy bài toán dân số giáo viên cần phải tạo thêm nguồn tư liệu bổ sung bằng cách cập nhật số liệu dân số mới nhất của nước ta và một số nước trên thế giới để so sánh, đồng thời cho học sinh sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản. Từ đó để các em hiểu được vấn đề đặt ra trong văn bản rất cần thiết: Cần phải hạn chế sự gia tăng dân số là con đường "tồn tại hay không tồn tại " của chính con người. Hay khi dạy bài " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" giáo viên bổ sung nguồn tư liệu về vấn đề nóng bỏng hiện nay cả thế giới đều quan tâm đó là Triều Tiên liên tiếp đưa ra lời đe dọa chiến tranh hạt nhân để đối phó với cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn và lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc chống Bình Nhưỡng. Trong tờ Rdong-sin-mun nhấn mạnh " Nếu kẻ thù dám khiêu khích Triều Tiên bằng những bước đi thiếu thận trọng sẽ làm bùng lên một cuộc tấn công tiêu diệt bằng các vũ khí hạt nhân mạnh mẽ"...
- Bởi tính chất, chức năng của văn bản nhật dụng, giáo viên cần cho học sinh liên hệ tới một phạm vi rộng rãi mà không bị gò bó trong khuôn khổ văn chương. Hoàn toàn có thể cho học sinh liên hệ chủ đề đang học với tình hình địa phương.
Ví dụ: Khi dạy văn bản " Bài toán dân số " giáo viên có thể cho học sinh liên hệ tới tình hình gia tăng dân số và kế hoạch hóa gia đình của địa phương các em. Điều đó chắc hẳn giúp học sinh dễ nhớ và kích thích hứng thú học hơn. Hay dạy văn bản
"Ôn dịch thuốc lá " cũng vậy giáo viên cần cho học sinh liên hệ thực tế. Ở địa phương em tình trạng hút thuốc lá diễn ra như thế nào? Tác hại của thuốc lá? Cho học sinh tìm hiểu thống kê số lượng người hút thuốc lá, từ đó giáo dục được ý thức cộng đồng qua giáo dục tuyên truyền.
3. Phương pháp dạy học:
Như chúng ta đã biết "Nghề dạy học là nghề sáng tạo". Bởi thế người giáo viên luôn phải sáng tạo đổi mới phương pháp để tránh nhàm chán cho học sinh. Nhưng giáo viên cần nhận thấy rằng thực hiện dạy học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống. Trong hệ thống các phương pháp dạy học quen thuộc được đào tạo trong các trường sư phạm nước ta từ mấy thập kỉ gần đây cũng đã có nhiều phương pháp tích cực. Vì vậy giáo viên có thể kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại.
* Có thể vận dụng các phương pháp đặc trưng của phân môn như: Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, tổ chức trò chơi. Giáo viên tích hợp với phần tập làm văn và tiếng Việt, đặc biệt là sự kết hợp với các môn học khác như lịch sử, địa lý, âm nhạc, mỹ thuật thậm chí với các môn tự nhiên như hóa học,vật lý... Đây là vấn đề mới với hình thức liên môn mới được triển khai viết bài dự thi ở các trường THCS.
Ví dụ: Khi dạy bài " Thông tin về ngày trái Đất năm 2000 " có thể tích hợp với kiến thức lịch sử: Hoàn cảnh nước ta khi ra thông điệp? ( Nước ta đang còn chiến tranh chống đế Quốc Mỹ chất đi-ô-xin rải khắp đất nước) ; hay kiến thức hóa học như:? Dựa vào những hiểu biết hóa học em hãy nêu những chất độc hại tạo ra từ việc đốt bao bì ni lông? -> sunphua hiđrô( H2S), mê tan( CH4), a mô ni ắc(NH3); hay kiến thức về âm nhạc ( Bài hát Ngôi nhà chung của chúng ta - Âm nhạc 8); tích hợp với Mỹ thuật : vẽ tranh về môi trường...; tích hợp với địa lý: bao bì ni lông lẫn và đất sẽ gây ra tác hại gì? Lẫn vào đất cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi.
* Hệ thống văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS tồn tại dưới nhiều kiểu văn bản khác nhau nên giáo viên phải dạy theo đặc điểm của từng kiểu loại. Với các văn bản ở các lớp 8,9 dạy theo đặc điểm của văn bản nghị luận, tức là bám vào luận điểm, luận cứ để dạy.
Ví dụ: Khi dạy văn bản đấu tranh cho một thế giới hòa bình giáo viên bằng câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh làm rõ được các luận điểm, luận cứ.
? Văn bản trên trình bày luận điểm nào?
- Luận điểm: Chiến tranh là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất; vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
? Luận điểm đó được triển khai bằng những luận cứ nào?
- Từ các lý lẽ và dẫn chứng cần làm rõ 4 luận cứ:
+ Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
+ Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
+ Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lý trí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
+ Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình. 
Còn khi văn bản được tạo lập bằng phương thức thuyết minh và nghị luận như " Thông tin về ngày trái đất năm 2000" thì hoạt động dạy tương ứng sẽ là tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung văn bản từ các dấu hiệu hình thức của bài thuyết minh. ( Ví dụ: Tính chất nhật dụng của văn bản thuyết minh này biểu hiện ở vấn đề xã hội nào mà nó muốn đề cập? Văn bản nhằm thuyết minh cho sự kiện nào? Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông được nói tới ở phương diện nào? Từ đó những phương diện nào gây hại của bao ni lông được thuyết minh ?...)
Với văn bản được tạo theo phương thức tự sự như " Cuộc chia tay những con búp bê" thì hoạt động dạy học sẽ được tiến hành theo các yếu tố tự sự đặc trưng như: sự việc, nhân vật, lời văn, ngôi kể từ đó hiểu chủ đề nhật dụng đặt ra trong văn bản này là vấn đề quyền trẻ em trong cuộc sống phức tạp thời hiện đại.
Khi văn bản tạo theo phương thức biểu cảm như " Cổng trường mở ra " nhằm mục đích nhận thức vai trò của nhà trường đối với sự tiến bộ của mỗi con người, thì con đường dạy học theo các dấu hiệu của văn bản biểu cảm, biểu hiện qua những lời văn thẫm đẫm cảm xúc, suy tư của tác giả.
Ví dụ: ? Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng đứa con vào lớp học?
? Chỗ gặp nhau trong cảm xúc của người mẹ và con?
? Trong đêm không chợp mắt dòng chảy tâm trí của mẹ hướng về những bến bờ nào?
? Em hiểu gì về câu văn: " Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giớ này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra "?
Dạy văn bản nhật dụng phải phù hợp với phương thức biểu đạt của từng văn bản nhưng GV cũng nhận thức được rằng dù dạy theo hướng nào cái đích cuối cùng là phải khai thác được nội dung tư tưởng đặt ra trong mỗi văn bản.
* Như đã nói ở phần nguyên nhân: Văn bản nhật dụng khô khan, khó dạy nói như thế không có nghĩa là nó không có tính nghệ thuật. Vì dù có đề cập tới thời sự, bức thiết đến đâu văn bản nhật dụng đưa vào SGK cũng đạt đến giá trị nghệ thuật nhất định. Bởi vậy hoàn toàn có thể dạy văn bản ấy như một văn bản nghệ thuật xét về phương diện phân tích từ ngữ, thủ pháp nghệ thuật cũng như thi pháp thể loại.
Ví dụ: Trong văn bản " Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử". Trong đoạn đầu của văn bản, tác giả đã dùng thủ pháp nhân hóa trong việc gọi tên cầu Long Biên: Không gọi cầu là vật chứng hay chứng tích mà gọi là chứng nhân và nhân chứng. Cách nhân hóa đó đem lại sự sống linh hồn cho vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên trở thành người đương thời của bao thế hệ như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy, xúc động trước bao đổi thay thăng trầm của thủ đô, của quê hương đất nước.
4. Phương tiện dạy học:
Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu trong quá trình dạy học và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Để bài dạy nhật dụng sinh động, hấp đẫn, kích thích sự hứng thú giúp học sinh tiếp cận và thu nhận kiến thức một cách hiệu quả giáo viên chuẩn bị tư liệu như băng đĩa CD, thiết kế và trình chiếu, hình ảnh để hỗ trợ cho bài dạy.
Ví dụ: Khi thiết kế văn bản " Ca Huế trên sông Hương" vào đầu bài dạy giáo viên cần trình chiếu dòng sông Hương thơ mộng và ngôi chùa Thiên Mụ để kích thích sự tò mò, chú ý của HS vào bài dạy. Đồng thời chuẩn bị thêm đĩa nhạc CD về tiếng hát của các làn điệu dân ca Huế, các làn điệu dân ca đặc sắc trên các miền đất nước. Trình chiếu thêm các hình ảnh ca công, ca nương ngồi trên thuyền rồng giữa dòng sông Hương Giang thơ mộng ở cuối bài.
Với các văn bản nghệ thuật lạm dụng trình chiếu sẽ làm mất đi tính chất văn chương nhưng với đặc trưng của nó ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy thì văn bản nhật dụng sẽ khắc phục được sự nhàm chán tẻ nhạt trong giờ học.
V. Vận dụng các giải pháp trên vào dạy thể nghiệm chuyên đề ở tiết 39: Văn bản " Thông tin về ngày trái Đất năm 2000" ( Ngữ văn 8 - T1). Tôi xin được trình bày một phần nhỏ trong bài dạy:
Khi gợi dẫn vào bài, GV: ? Khi đi chợ mua thức ăn, chúng ta thường dùng những vật gì để đựng? -> HS dễ dàng trả lời được là dùng bao ni lông.
GV chuẩn bị sẵn một số bao ni lông đủ chủng loại cho HS quan sát.
GV: Việc sử dụng bao ni lông rất tiện lợi nhưng cũng không ít bất lợi, tác hại. Điều này bước đầu gây được sự chú ý, hứng thú cho HS trong việc tìm hiểu nội dung bài học.
GV sử dụng kết hợp các phương pháp truyền thống và hiện đại trong cách chuyển tải kiến thức như thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi....
Khi đi vào văn bản GV cho hoc sinh xác định bố cục ba phần tương ứng với một trình tự của lô gíc cấu trúc văn bản ( Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề ) phù hợp với một văn bản thuyết minh để kêu gọi, tuyên truyền.
Hướng đọc- hiểu văn bản có nhiều cách khác nhau nhưng theo tôi nên đi theo bố cục của văn bản.
1. Thông báo về ngày trái Đất:
? Quan sát vào phần đầu của văn bản. Đoạn đầu của văn bản đem đến cho em những thông tin gì? -> Ngày 22/4 hằng năm được gọi là ngày trái Đất có 141 nước tham gia.
? Vì sao người ta lại quan tâm tới vấn đề đó? -> Môi trường là vấn đề nống bỏng trên toàn cầu. Môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn nhân loại.
? Qua các phương tiện ti vi, sách báo...em có biết những ảnh hưởng xấu do ô nhiễm môi trường gây ra không?-> Những thiên tai kinh hoàng xảy ra liên tiếp: Thảm hoại kép sóng thần và động đất ở Nhật Bản 11/3/ 2012; siêu bão Na-ma-dol gây nhiều thiệt hại cho nhân dân Phi-líp-pin và Đài Loan đã giáng lên một hồi chuông về những tác hại khôn lường mà ô nhiễm môi trường gây ra với cuộc sống con người. Do đó để cứu lấy cuộc sống thì bảo vệ môi trường là một vấn đề vô cùng cần thiết.
? Vậy Việt Nam hưởng ứng vấn đề môi trường qua sự việc nào trong văn bản?
->Năm 2000 là năm Việt Nam tham gia ngày trái Đất với chủ đề: " Một ngày không sử dụng bao bì ni lông"
? Tại sao việc đó diễn ra năm 1970 những năm đó chúng ta chưa làm được? HS vận dụng những hiểu biết môn lịch sử để trả lời? -> Những năm đó Việt Nam đang còn chiến tranh, chất độc đi-ô-xin Mỹ rải khắp đất nước, hiện tại bây giờ vẫn còn nhiều nhất ở sân bay Đà Nẵng.
2. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và những giải pháp hạn chế sử dụng chúng: ( Trọng tâm của thông điệp)
Vào đầu phần 2 GV cho HS nêu những hiểu biết của bản thân về thực tế.
? Ở Việt Nam bao ni lông được sử dụng với số lượng như thế nào? Có điều gì đáng báo động về việc sử dụng và thu gom ni lông ở nước ta?
- Ở Việt Nam ni lông được sử dụng với số lượng lớn, mỗi ngày thải ra hành triệu bao. Điều đáng lo ngại là chúng ta chỉ thu gom được một phần nhỏ còn phần lớn đang bị vứt bừa bãi nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi....
GV trình chiếu một số hình ảnh nói lên tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông để gây hứng thú cho HS
GV trình chiếu HS quan sát. GV cho HS thảo luận nhóm
? Từ việc quan sát những bức tranh trên và những hiểu biết về địa lý, sinh vật, hóa học . Em hãy nêu những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông?
HS thảo luận cử đại diện trình bày
GV: Đó là nhận thức của các em. Vậy văn bản này đã để thuyết minh cho tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?
HS liệt kê những tác hại:
- Làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật
- Làm tắc nghẽn đường ống dẫn nước thải
- Làm muỗi phát sinh lây truyền dịch bệnh
- Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải
- Làm ô nhiễm thực phẩm
- Gây ngộ độc khó thở khi đốt...
Để tránh được những thông tin tẻ nhạt, khô cứng GV nên bám vào ngôn từ để khai thác và bổ sung thêm thông tin:
 Ví dụ: ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng của tác giả khi thống kê tác hại của bao bì ni lông? -> Tác giả dùng một loạt từ gây ấn tượng mạnh như:" đặc biệt", " nguy hiểm nhất"-> Để nhất mạnh mối nguy hại lâu dài đối với gia đình và xã hội.
- Bởi tính chất nhật dụng là cập nhật thông tin ngoài tác hại cơ bản nêu trong bài GV cần bổ sung những tác hại khác như: Mỗi năm có hơn 400.000 tấn pô-li-ê-ti-len được chôn cất ở miền Bắc nước Mỹ -> Nếu không chôn rác thải thì có thêm đất để canh tác. Ở Mê-hi-cô một trong những nguyên nhân làm cho cá ở hồ nước chết nhiều là do rác thải ni lông và nhựa ném xuống hồ quá nhiều. Tại vườn bách thú quốc gia Cô-bê ở Ấn Độ 90 con hươu đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi.
? Vì sao việc sử dụng bao bì ni lông gây nhiều tác hại như vậy mà vẫn được sử dụng?
? Hiện nay cách xử lý bao bì ni lông ở nước ta như thế nào? Em có nhận xét gì về cách xử lý ấy?
GV cho HS thảo luận nhóm - trả lời
GV cho HS liên hệ với phạm vi ngoài văn bản ( liên hệ thực tế )về vấn đề sử dụng bao bì ni lông , tác hại và biện pháp xử lý:
 + Ở gia đình
 + Ở địa phương
? Theo em biện pháp nào nhằm hạn chế tác hại của bao bì ni lông có hiệu quả nhất?
- Dùng nhiều lần
- Chỉ dùng khi thật cần thiết
- Dùng thay thế như dùng giấy hoặc lá...
- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của bao bì ni lông h

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_cum_bai_van_ban_nhat_d.doc
Giáo án liên quan