Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2020-2021

Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm).

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Dòng nào gồm những từ chỉ “trạng thái cảm xúc của con người”?

A. buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi;

B. hiền lành, độc ác, cởi mở;

C. lo lắng, hạnh phúc, ác độc;

D. nham hiểm, trầm lặng, nhí nhảnh.

Câu 2. Từ nào có thể thay thế từ “đi đời” trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” (Lão

Hạc - Nam Cao)?

A. bỏ mạng; B. hi sinh; C. ngoẻo; D. hết đời.

Câu 3. Từ in đậm trong câu ca dao sau thuộc từ loại nào?

Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

A. Đại từ; B. Trợ từ; C. Thán từ; D. Tình thái từ.

pdf2 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1/2 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
NAM ĐỊNH 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I 
NĂM HỌC 2020 – 2021 
Môn: NGỮ VĂN – lớp 8 THCS 
(Thời gian làm bài: 90 phút.) 
Đề khảo sát gồm 02 trang. 
Họ và tên học sinh:  
Số báo danh: ... 
Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm). 
 Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. 
Câu 1. Dòng nào gồm những từ chỉ “trạng thái cảm xúc của con người”? 
A. buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi; 
B. hiền lành, độc ác, cởi mở; 
C. lo lắng, hạnh phúc, ác độc; 
D. nham hiểm, trầm lặng, nhí nhảnh. 
Câu 2. Từ nào có thể thay thế từ “đi đời” trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” (Lão 
Hạc - Nam Cao)? 
A. bỏ mạng; B. hi sinh; C. ngoẻo; D. hết đời. 
Câu 3. Từ in đậm trong câu ca dao sau thuộc từ loại nào? 
 Trâu ơi, ta bảo trâu này 
 Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. 
A. Đại từ; B. Trợ từ; C. Thán từ; D. Tình thái từ. 
Câu 4. Từ “nào” trong các câu sau là tình thái từ? 
 A. Nào, các bạn cùng mở sách giáo khoa Ngữ văn nhé! 
 B. Chúng ta đi nào! 
 C. Tôi nào có biết cơ sự lại thành ra thế này. 
 D. Ăn cây nào rào cây ấy. 
Câu 5. Chỉ rõ quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau: “Vợ tôi không ác, nhưng thị 
khổ quá rồi.”(Lão Hạc - Nam Cao) 
 A. Quan hệ tiếp nối; B. Quan hệ nhượng bộ; 
 C. Quan hệ đồng thời; D. Quan hệ tương phản. 
Câu 6. Cách diễn đạt nào sau đây không sử dụng phép nói quá? 
 A. ruột để ngoài da; 
 B. tức lộn ruột; 
 C. sợ vã mồ hôi; 
 D. đứt từng khúc ruột. 
Câu 7. Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? 
 A. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác. 
 B. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. 
 C. Điều này, hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ. 
 D. Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc cũng bị 
nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, cũng bị ung thư. 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
Trang 2/2 
Câu 8. Chỉ ra hiệu quả sử dụng của các từ tượng hình được gạch chân trong đoạn thơ sau? 
 Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm 
Heo hút cồn mây súng ngửi trời. (Tây Tiến - Quang Dũng) 
A. Gợi tả con đường quanh co, hiểm trở, hoang vắng. 
B. Gợi tả khung cảnh thiên nhiên hoang dã, nhiều cạm bẫy. 
C. Gợi lên vùng đồi núi thơ mộng, nhiều cảnh đẹp. 
D. Gợi lên khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, khoáng đạt. 
Phần II : Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm). 
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: 
 Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn 
quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng 
lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn 
ấy. 
Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim 
nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà 
không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn 
khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, 
đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời. 
“Ồ – đại bàng kêu lên – Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó”. 
Bầy gà cười ầm lên: “Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con 
gà và gà không biết bay cao”. 
Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. 
Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều ấy không thể xảy ra. Cuối 
cùng, đại bàng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con 
gà. Sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết. 
 (Theo  
Câu 1 (0,5 điểm). Đại bàng bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nào? 
Câu 2 (0,75 điểm). Trong văn bản, nguyên nhân nào khiến đại bàng không thực hiện được mơ 
ước của mình? 
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “bầy gà” và “đại bàng”? 
Câu 4 (0,75 điểm). Từ câu chuyện về cuộc đời của đại bàng, tác giả đã gửi đến người đọc 
những thông điệp gì? 
Phần III. Làm văn (5,0 điểm). 
Kỉ niệm của em về một lần được tham gia chơi trò chơi dân gian. 
----------HẾT--------- 

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.pdf
Giáo án liên quan