Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 - Nguyễn Thị Huyền

1.Tên sáng kiến:

“Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3”

 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 3

 3. Tác giả:

 - Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền - Nữ

 - Ngày tháng năm sinh: 04/04/1978.

 - Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm.

 - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Thượng Quận.

 - Điện thoại: 0963.134.356

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Thượng Quận

 - Kinh Môn – Hải Dương - ĐT : 02203.946484

 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Thượng Quận - Kinh Môn - Hải Dương.

 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên và học sinh lớp 3.

 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2017- 2018.

 

doc43 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 - Nguyễn Thị Huyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
l dầu,
	Thùng thứ hai đựng nhiều hơn
	thùng thứ nhất 6 lít dầu,
Bài toán hỏi gì?	Cả hai thùng đựng bao nhiêu l dầu?
Hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
	 18 l dầu
	Thùng thứ nhất	 ? l dầu
 Thùng thứ hai 	 
 6 l dầu 	 	
	1, 2 học sinh nhìn vào tóm tắt nêu lại bài toán:
	Bước 2: Lập kế hoạch giải: Tách bài toán thành 2 bài toán đơn qua hệ thống câu hỏi. Muốn biết cả 2 thùng đựng được bao nhiêu lít dầu, ta phải biết gì? (Thùng thứ nhất đựng được bao nhiêu lít dầu, thùng thứ hai đựng được bao nhiêu lít dầu).
	- Thùng thứ nhất đựng được bao nhiêu lít dầu? (18 l dầu)
	- Thùng thứ hai đựng được bao nhiêu lít dầu? (chưa biết phải tìm).
	- Thùng thứ nhất đựng được 18 l dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 l dầu, vậy thùng thứ hai đựng được bao nhiêu lít dầu? ta làm thế nào? (HS chọn phép tính thích hợp 18 + 6 = 24).
	- Thùng thứ nhất đựng được 18 l dầu, thùng thứ hai đựng được 24 l dầu. Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu? 
	(HS chọn phép tính thích hợp).
	Bước 3: Hướng dẫn học sinh giải, học sinh trình bày cân đối vào vở.
	 Thùng thứ hai đựng được số lít dầu là:
	 18 + 6 = 24 (l)
	 Cả hai thùng đựng được số lít dầu là: 
	 18 + 24 = 42 (l)
	 Đáp số: 42 lít dầu
Bước 4: Hướng dẫn học sinh kiểm tra thử lại.
Ví dụ : Bài tập 3 (Trang 50-SGK Toán 3): Bao gạo nặng 27 kg, bao ngô nặng hơn bao gạo 5 kg. Hỏi cả hai bao gạo và ngô nặng tất cả bao nhiêu kg?
 Baogạo
 Bao ngô	 
 Cách 3: Tóm tắt bài toán bằng lưu đồ
 Đây là cách tóm tắt ít được sử dụng hơn, tuy nhiên nó khá tiện lợi và hiệu quả với một số bài toán suy ngược từ cuối như: Nếu gấp một số lên 8 lần rồi bớt đi 5 thì được 43. Tìm số đó?
 X
43
 x 8 - 5
Bước 3 * Phân tích bài toán 
 Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết phân tích đề bài để tìm ra cách giải bài toán. Cho nên, ở bước này, giáo viên cần sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán theo sơ đồ dưới dạng các câu hỏi thông thường:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì? 
- Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
- Cái gì đã biết?
- Cái gì phải tìm?
- Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?
 Hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em nắm bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán.
 Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái phải tìm. Cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: 
 + Chọn “phép chia” nếu bài toán yêu cầu “ tìm , ...”. Giảm đi 2, 3, 4 lần
 + Chọn “phép trừ” nếu bài toán cho “bớt đi” hoặc “tìm phần còn lại” hay là “lấy ra” 
 + Chọn “phép nhân” nếu bài toán cho có từ “ gấp đôi, gấp 3...”. 
 + Chọn “phép cộng” nếu bài toán cho có từ “nhiều hơn, cả hai”...
 * Lưu ý cho học sinh có một số bài toán nhiều hơn nhưng không thể làm phép cộng mà phải làm phép trừ như bài toán sau:
 * Ví dụ: Bài toán 3b SGK trang 12:
 Lớp 3A có 19 bạn nữ và 16 bạn nam. Hỏi số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là bao nhiêu? 
 * Ví dụ: Bài toán 4 SGK trang 18:
 Thùng thứ nhất có 125l dầu, thùng thứ hai có 160l dầu. Hỏi thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiều lít dầu?
 *Tìm cách giải toán 
- Chọn phép tính giải thích hợp:
Ví dụ 1: Bài tập 2 SGK toán 3 trang 33. 
 * Đây là dạng toán gấp một số lên nhiều lần
 Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam?
Tóm tắt:
Con hái: 7 quả cam
Mẹ hái: gấp 5 lần số cam của con
Mẹ hái: .. quả cam?
 Khi gặp bài toán này một số học sinh rất lúng túng không biết làm phép tính gì đây? Nhất là đối với các em nhận thức chậm (có em làm phép tính cộng)
 Tôi hướng dẫn học sinh như sau: Trước tiên các em em cho cô biết :
 Bài toán cho biết gì? Số cam mẹ hái gấp mấy lần số cam của con ?
 Bài toán hỏi gì? Mẹ hái được bao nhiêu quả cam?
 Muốn tìm được số cam của mẹ ta làm thế nào? (lấy số cam của con nhân với 5) 
 5 x 7 = 35 (quả) 
 - Ở bài toán này tôi chú ý cho học sinh tìm những từ quan trọng trong bài toán để tìm ra phép tính, đó là từ (gấp 5). Khắc sâu kiến thức cho học sinh khi bài toán cho có từ “gấp” thì chắc chắn có phép tính nhân khi giải bài toán đó. Bên cạnh đó sẽ giúp các em nắm chắc dạng bài tập này để khi gặp những bài tập sau các em sẽ biết cách làm ngay.
 * Lưu ý cho học sinh có một số bài toán có từ “gấp” nhưng không thể làm phép nhân mà phải làm phép chia như bài toán sau:
 Dũng có 24 viên bi, số bi của Dũng gấp 3 lần số bi của Minh. Hỏi Minh có bao nhiêu viên bi?
 Ví dụ 2: Bài tập 3 SGK toán 3 trang 68
 Bài 3: Có 45kg gạo, chia đều vào 9 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
 Tóm tắt:
 9 túi: 45kg gạo
 1 túi: .. gạo?
Sau khi tóm tắt bài toán xong tôi hướng dẫn học sinh như sau:
Trước tiên các em cho cô biết :
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì? mỗi túi đựng bao nhiêu ki-lô-gam gạo? 
 - Muốn biết mỗi túi đựng bao nhiêu ki-lô-gam gạo ta làm thế nào? (lấy số gạo trong 9 túi chia cho 9 thì sẽ tìm được số gạo trong mỗi túi) 45 : 9 = 5 (kg)
 - Ở bài toán này tôi chú ý cho học sinh tìm những từ quan trọng trong bài toán để tìm ra phép tính, đó là từ (chia đều). Khắc sâu kiến thức cho học sinh khi bài toán cho có từ “chia” thì chắc chắn có phép tính chia khi giải bài toán đó.
 Ví dụ 3: Bài tập 4 SGK toán 3 trang 68: Có 45kg gạo chia đều vào các túi, mỗi túi có 9kg gạo. Hỏi có bao nhiêu túi gạo?
 Tóm tắt:
9kg gạo: 1 túi
45kg gạo:  túi?
Sau khi tóm tắt bài toán xong tôi hướng dẫn học sinh như sau: Trước tiên các em cho cô biết: Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì? mỗi túi đựng bao nhiêu ki-lô-gam gạo? 
 Muốn biết 45kg gạo đựng bao nhiêu túi ta làm thế nào? 
 (lấy số gạo có tất cả chia cho số gạo trong mỗi túi)
 45 : 9 = 5 (túi)
 - Ở bài toán này tôi chú ý cho học sinh tìm những từ quan trọng trong bài toán để tìm ra phép tính, đó là từ (chia đều). Khắc sâu kiến thức cho học sinh khi bài toán cho có từ “chia” thì chắc chắn có phép tính chia khi giải bài toán đó. 
 - Sau khi hướng dẫn học sinh giải xong hai bài toán này tôi cho học sinh so sánh và nêu đặc điểm của hai bài toán trên, chú ý học sinh các danh số đi kèm của từng bài khác nhau nên chúng ta phải chú ý để làm cho đúng.
Ví dụ 4: Một đội công nhân phải sửa quãng đường dài 1215m, đội đã sửa được quãng đường. Hỏi đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa? (Bài tập 2 tr 119).
 Để giải được bài toán này, học sinh cần phải tìm được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải toán thông qua các câu hỏi gợi ý như:
	+ Bài toán cho biết gì? (phải sửa quãng đường dài 1215m.)
	+ Bài toán còn cho biết gì nữa? (đã sửa được quãng đường.)
	+ Bài toán hỏi gì? (Đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa?).
	+ Muốn biết đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa trước hết phải tìm gì trước? Nêu cách tìm? (Tìm số mét đường đã sửa: 1215:3)
	+ Sau khi tìm được số mét đường đã sửa ta tiếp tục tìm gì? (Tìm số mét đường còn phải sửa).
 + Nêu cách tìm? ( Lấy tổng số mét đường phải sửa trừ đi số mét đường đã sửa).
 * Ở bài toán này tôi chú ý cho học sinh tìm những từ quan trọng trong bài toán để tìm ra phép tính, đó là từ (Đã sửa: và từ còn lại). Khắc sâu kiến thức cho học sinh khi bài toán cho có từ “Đã sửa: ” và từ “còn lại ” thì chắc chắn có phép tính chia khi “Đã sửa: ” và phép tính trừ tìm “còn lại” khi giải bài toán đó.
Ví dụ 5 Bài 2 SGK toán 3 trang 50
 Thùng thứ nhất đựng 18l dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6l dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?
 - Sau khi tóm tắt bài toán xong tôi hướng dẫn học sinh: Trước tiên các em cho cô biết :
 Bài toán cho biết gì?
 Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì? 
 Đối với bài toán này thì hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em nắm bài kĩ hơn, sau đó tự các em giải được bài toán bằng hai phép tính.
 * Ở bài toán này tôi chú ý cho học sinh tìm những từ quan trọng trong bài toán để tìm ra phép tính, đó là từ “nhiều hơn” và từ “cả hai”. Khắc sâu kiến thức cho học sinh khi bài toán cho có từ “nhiều hơn” và từ “cả hai” thì chắc chắn có phép tính cộng khi “nhiều hơn” và phép tính cộng nữa khi tìm “ cả hai” thì sẽ giúp các em nắm chắc dạng bài tập này để khi gặp những bài tập sau các em sẽ biết cách làm ngay khi giải bài toán đó.
* Bước 4: Viết và trình bày bài giải
 * Đặt câu lời giải thích hợp và phép tính
 Thực tế giảng dạy cho thấy việc đặt câu lời giải phù hợp là bước quan trọng và khó khăn nhất đối với một số học sinh tiếp thu bài chậm lớp 3. Chính vì vậy việc hướng dẫn học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải đúng, hay cũng là một khó khăn đối với người dạy. Tùy từng đối tượng học sinh mà tôi lựa chọn các cách hướng dẫn sau:
 Cách 1: (Được áp dụng nhiều nhất và dễ hiểu nhất). Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu “Hỏi” thay từ “mấy”, “bao nhiêu” bằng từ “số” rồi thêm từ “là” để có câu lời giải: 
 VD: Bài toán hỏi: Hỏi nhà An còn lại bao nhiêu con gà? 
 Thì câu lời giải là: Nhà An còn lại số con gà là: 
 (Đây là đối với bài toán có một phép tính)
 Cách 2: (Đối với bài toán có hai phép tính). Bài 2 SGK toán 3 trang 50
 Thùng thứ nhất đựng 18l dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6l dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?
Hướng dẫn học sinh tìm câu lời giải bằng cách nêu câu hỏi: “ Muốn biết cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu? Trước hết ta phải tìm gì?” để học sinh trả lời miệng: “Tìm số lít dầu thùng thứ hai”. Rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải (câu lời giải và phép tính).
 Số lít dầu thùng thứ hai đựng là: 
 18 + 6 = 24 (l) 
 Tóm lại : Tùy từng đối tượng, từng trình độ học sinh mà hướng dẫn các em cách lựa chọn đặt câu lời giải cho phù hợp.
 Trong một bài toán, học sinh có thể có nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Nên trong khi giảng dạy, ở mỗi một dạng bài cụ thể tôi để cho các em suy nghĩ, thảo luận theo bàn, nhóm để tìm ra các câu lời giải đúng và hay nhất phù hợp với câu hỏi của bài toán đó.
 Tuy nhiên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn cách hay nhất (ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với các em) còn các cách khác giáo viên đều công nhận là đúng nhưng cần lựa chọn để có câu lời giải hay nhất ghi vào bài giải.
 * Trình bày bài giải
 Như chúng ta đã biết, các dạng toán có lời văn học sinh đã phải tự viết câu lời giải, phép tính, đáp số, thậm chí cả tóm tắt nữa.
 Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đẹp mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện yêu cầu này trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày bài giải theo hướng dẫn.
 Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, tôi thường xuyên gọi những em trình bày bài đúng, đẹp lên bảng làm bài và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày để từ đó học sinh quen nhiều với cách trình bày bài làm. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên nhận xét bài và sửa lỗi cho những học sinh trình bày chưa đẹp, tuyên dương trước lớp những học sinh làm đúng, trình bày sạch đẹp cho các em đó lên bảng trình bày lại bài làm của mình để các bạn cùng học tập.
 * Bước 5: Kiểm tra lại bài làm (lời giải và kiểm tra kết quả)
 Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học sinh thường coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm dược câu trả lời. Khi giáo viên hỏi để khẳng định lại kết quả thì các em còn lúng túng. Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán và phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta cần hướng dẫn các bước sau:
 - Đọc lời giải.
 - Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa. 
 - Thử lại kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
 - Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
	- Đặt đề toán tương tự.
 - Tìm cách giải khác.
 - Đối với học sinh hoàn thành bài toán nhanh đúng, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác nhau, tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh.
 - Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắc nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ - viết đúng mẫu - đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết đẹp, và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong quá trình học giải toán có lời văn của các em. 
 4.4. Khắc phục một số lỗi khi học sinh giải toán có lời văn 
 4.4.1. Chưa hiểu đề bài toán đã thực hiện
 Giáo viên cần giúp học sinh nắm vững việc tìm hiểu kĩ đầu bài toán có lời văn: cần hiểu rõ cách diễn đạt bằng lời văn của bài toán, nắm được ý nghĩa và nội dung của đầu bài toán tiến tới trước khi tìm cách giải.
 - Mở đầu bài toán đều có 3 yếu tố cơ bản: Dữ kiện là cái đã cho, đã biết trong đầu bài toán, những ẩn số là cái chưa biết và cần tìm, phép tính cần phải thực hiện. Học sinh hay gặp các khó khăn, dễ nhầm lẫn giữa cái cần tìm và cái đã cho. 
 Ví du: Bài 2 (SGK – T176): Người ta dự định chuyển 15 700 kg muối lên miền núi bằng 5 xe tải chở đều nhau, đợt đầu có 2 xe lên đường. Hỏi đợt đầu chở được bao nhiêu ki- lô-gam muối ?
* Thông thường giáo viên hỏi học sinh: Bài toán cho biết gì? Có 15 700 kg muối cần chuyển lên miền núi. Có bao nhiêu xe chở muối ? ( 5 xe ). Có bao nhiêu xe đã lên đường? ( 2 xe ). 
 + Bài toán cho biết gì ?(Hỏi đợt đầu chở được bao nhiêu kg muối ?) . => Cách thực hiện theo tiến trình từ trên xuống học sinh khó nhớ giáo viên có thể hỏi học sinh ngược từ dưới lên để bài toán có điểm nhấn.
 + Bài toán cho biết gì ? Đi vào trọng tâm yêu cầu cần thực hiện. 
 + Bài toán cho biết gì ? HS tìm cái đã cho.
 + Các xe này có điểm gì cần chú ý: (đều nhau).Thường thì giáo viên quên không hỏi điều này chính vì vậy học sinh không nắm chắc bản chất của bài toán. Làm cách này giúp học sinh chủ động tìm hiểu bài toán và có hướng giải một cách nhanh chóng.
 + Để làm được bài toán này em phải làm bằng mấy phép tính ?
 + Phép tính nào làm trước, phép tính nào làm sau ? 
 + Yêu cầu đọc kĩ và hiểu đúng đầu bài.
 4.4.2. Tóm tắt bài toán còn hạn chế (chưa biết tóm tắt bài toán theo nhiều cách)
 Từ cơ sở phân biệt cái đã cho, cái gì là điều kiện, cái gì cần tìm, để tập trung suy nghĩ vào yếu tố cơ bản này. Từ đó giúp học sinh bớt được một số câu, chữ làm cho bài toán gọn lại. Nhờ đó mà quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn. Đại đa số các bài toán có lời văn ở lớp 3 đều có thể tóm tắt bằng sơ đồ, hoặc minh họa trên trục số.
 Có nhiều cách tóm tắt một bài toán.
 VD1 – Bài 2 (SGK – T128). 
 - Tóm tắt bài toán bằng lời: 
 Có : 28 kg gạo 
 Đựng đều trong : 7 bao 
 5 bao như vậy :  kg ?
 - Cách tóm tắt bằng sơ đồ:
 - Cách tóm tắt bằng bằng sơ đồ đoạn thẳng: (Bài 2 trang 37).
 Mẹ có 40 quả bưởi, sau khi đem bán số bưởi giảm đi 4 lần. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả ? 
 40 quả
 Có: 
 Còn lại: 
 ? quả
 Tùy trường hợp giáo viên có thể tóm tắt bằng lời hay tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 4.4.3. Không biết lựa chọn, chọn phép tính để giải.
 Đây là bước suy luận để tìm cách giải bài toán. Thông thường người ta hay dùng cách lập “sơ đồ khối”. Việc tìm ra phương pháp giải liên quan đến tính chất của hai loại bài toán có ở lớp 3: toán đơn và toán hợp. Có kĩ năng giải toán đơn học sinh mới có cơ sở giải các bài toán hợp. 
 Một số bài nhằm mục đích luyện tập việc thực hiện các phép tính đã được ghi rõ và nhiệm vụ của học sinh thực hiện các phép tính đó. Học sinh cũng gặp các từ chìa khóa như: gấp lên/ giảm đi bao nhiêu lần, so sánh hơn kém bao nhiêu lần (tránh dùng cách nói: số bé kém số lớn một số lần). Các từ này thường gợi ra phép nhân, chia tương ứng.
 Việc dùng hình ảnh, sơ đồ để minh họa các điều kiện của bài toán là có ích đối với học sinh lớp 3. Tuy nhiên cần hiểu rõ tác dụng của chúng trong việc giải toán. Có thể thay đổi chỗ dựa trực quan bằng các hình ảnh trong óc khi suy luận.
 Từ việc giải một bài toán đơn sang một bài toán hợp, học sinh phải giải quyết một nhiệm vụ khó khăn là phân tích bài toán hợp thành các bài toán đơn. Mà phân tích thường được hiểu dưới hai dạng: 
 + Phân tích để sàng lọc: nhằm loại bỏ các yếu tố thừa, các tình tiết hay trường hợp không cơ bản, đối với việc giải toán.
 + Phân tích thông qua tổng: khi phân tích thông qua tổng hợp, ta đem các dữ kiện của bài toán đối với yêu cầu giải bài toán để hướng các suy nghĩ vào mục tiêu cần đạt là tách được các mối quan hệ giữa cái cần tìm và các dữ kiện. 
 Việc hướng dẫn các em sử dụng phép tính- tổng hợp được thực hiện bằng một hệ thống câu hỏi- đáp phù hợp.
 VD: Cái gì đã biết ?Cái gì là điều kiện? Cái gì cần tìm ? Muốn biết có bao nhiêu , cần biết gì ? Dùng phép tính gì ? 
 Ví dụ minh hoạ: Hoa có 7 cái kẹo, Bình có số kẹo gấp Hoa 4 lần. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu cái kẹo 
 + Bài toán hỏi gì ? (Hỏi số kẹo của hai bạn). => Học sinh viết nháp: Hai bạn.
 + Muốn tìm số kẹo cả hai bạn ta làm thế nào? (lấy số kẹo của Hoa cộng với số kẹo của Bình).
Viết tiếp: Hai bạn
 Hoa + Bình 
 + Số kẹo của Hoa biết chưa ? (biết rồi) 
 + Số kẹo của Bình biết chưa ? (chưa biết)
 + Muốn tính số kẹo của Bình ta làm thế nào ? (lấy số kẹo của Hoa nhân 4)
 Viết tiếp: Hai bạn
 Hoa + Bình 
 Hoa x 4
 Từ sơ đồ, ta có thể đi ngược từ dưới lên để thấy ngay trình tự giải bài toán. 
 4.4.4. Viết lời giải sai (kết cấu câu lời giải, thường chú ý vào danh số không bám sát vào câu hỏi, lời giải dài dòng, thiếu chặt chẽ, không tương ứng với phép tính giải).
 Viết câu bài giải trong phần bài giải giáo viên kiên trì để học sinh diễn đạt câu trả lời bằng lời, sau đó tập viết câu lời giải. Không có nghĩa là không rèn kỹ năng này mà đã được rèn từ các lớp dưới, nhưng lên lớp 3 không có nghĩa là không rèn nữa, thực tế cho thấy vốn từ của học sinh còn nghèo nàn, khả năng viết câu của học sinh còn hạn chế, nên giáo viên phải theo sát để hướng dẫn cách viết, yêu cầu viết câu lời giải cần ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý và đúng với yêu cầu của bài toán là được.
 VD: Số quả bưởi còn lại là, không ghi “Có số quả bưởi là”. Viết câu lời giải phải đúng ý nghĩa toán học vừa phải đúng văn phạm Tiếng Việt. Do đó cần cho học sinh trả lời miệng, sau đó mới viết câu lời giải.
 Đối với học sinh lớp 3, bài toán dễ hay khó thường còn ở chỗ học sinh biết cách giải một bài toán đó tương tự hay chưa. Nếu khi giải một bài toán mới học sinh biết dẫn về một bài toán mà các em đã biết cách giải mà liên tưởng đến một hành động thực tiễn nào đó, thì các em có thể có một gợi ý về cách làm. Trong trường hợp học sinh quên, giáo viên nên gợi ý và hướng dẫn để học sinh liên hệ dẫn về bài toán đã biết cách giải. 
 Giáo viên nên hướng dẫn học sinh biến đổi bài toán thành các bài toán phụ, đơn giản hơn để giải (từng phần bài toán đã cho), sau đó tổng hợp lại để có kế hoạch giải toàn bộ bài toán. Việc 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giai_toan_co_loi_v.doc