Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: “Nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1”

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học.

3. Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Trường Giang - Nam

Ngày tháng/năm sinh: 20/10/1974

Trình độ chuyên môn: ĐH Tiểu học.

Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng – Trường TH Lê Ninh;

Điện thoại: 0965695586.

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

Địa chỉ: Trường TH Lê Ninh – Kinh Môn – Hải Dương.

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:

Trường TH Lê Ninh – Kinh Môn – Hải Dương.

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong điều kiện giảng dạy bình thường.

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2016 - 2017

 

doc45 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 
-
2 
= 
4
“Tình huống” 3 ngược với “tình huống” thứ 2, xuất hiện phép trừ đòi hỏi học sinh có tư duy cao hơn.
Cứ như vậy, từ bức tranh của bài 4, tôi cho học sinh nêu các “tình huống” khác nữa để dẫn ra các phép tính “thích hợp”, như “Có 6 con chim vừa đậu trên cành, vừa đang bay. Trong đó có 4 con đang đậu trên cành. Hỏi có mấy con chim đang bay? (phép tính 6 – 4 = 2) ...
Ví dụ : Bài 4a trang 69 - Toán 1: Viết phép tính thích hợp :
 Ngoài cách nêu bài toán: Trên bàn có 7 quả cam. Bạn lấy đi 2 quả cam. Hỏi trên bàn còn lại mấy quả cam ?
 Phép tính là: 7 - 2 = 5
Để kích thích trí tưởng tượng của học sinh, tôi gieo vấn đề: "Em còn có thể viết được phép tính nào nữa phù hợp với bức tranh ?" 
Học sinh đã nêu được: 5 + 2 = 7
 Nếu phép tính là 5 + 2 = 7, thì đề toán sẽ như thế nào ? (Trên bàn có 5 quả
 cam. Bạn Nam để thêm vào 2 quả nữa. Hỏi trên bàn có tất cả mấy quả cam?).
 Tóm lại: Khi dạy học sinh các bài toán nhìn tranh viết phép tính thích hợp là dạng toán làm quen với bài toán có lời văn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh kĩ cách quan sát tranh , biết cách phân tích nội dung tranh và nêu được tình huống qua tranh. Nghĩa là cho học sinh tự hoạt động càng nhiều càng tốt; khuyến khích để học sinh tự nêu thành các “tình huống” theo hướng suy nghĩ của bản thân. Từ đó tăng cường “phương pháp suy nghĩ”, dạy học sinh “phương pháp học”, rèn luyện trí tưởng tượng, óc phán đoán, phát triển tư duy và khả năng diễn đạt của học sinh. Đồng thời giáo viên cần gợi ý cho học sinh một số “quy ước” thể hiện trong tranh để giúp học sinh dễ dàng tìm ra phép tính thích hợp sau khi quan sát tranh.
Đến cuối học kì I học sinh được làm quen với tóm tắt bằng lời:
 Ví dụ: Bài 3b, trang 87 – Toán 1. Viết phép tính thích hợp :
Có : 10 quả bóng 
Cho : 3 quả bóng 
Còn :.... quả bóng? 
 Với bài này, học sinh được làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần thoát ly khỏi hình ảnh trực quan, từng bước tiếp cận đề bài toán. Giáo viên chú ý yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời (miệng), chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải.
Khi học sinh học tốt phần chuẩn bị giải toán có lời văn sẽ là tiền đề, là động lực giúp học sinh học tốt ở giai đoạn 2.
4.2. Giải pháp 2: Giúp học sinh hiểu nội dung bài toán - biết tóm tắt bài toán.
Giải toán vừa đòi hỏi tính tích cực, độc lập và sáng tạo trong suy nghĩ, vừa đòi hỏi một khả năng thực hành, nên để giúp cho học sinh có khả năng thực hành, giáo viên cần phải dẫn dắt hướng dẫn giải các bài toán theo mẫu và thường xuyên thực hành luyện tập. Học sinh có hiểu được ý nghĩa của bài toán, phân tích được nội dung bài toán, các em mới có cách giải bài toán phù hợp.
 Khi dạy học sinh giải toán tôi đã hướng dẫn các em nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán và rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước đó một cách thành thạo. Nhằm giúp các em biết được thế nào là bài toán có lời văn, cấu tạo bài toán gồm mấy phần (phần giả thiết – bài toán cho biết gì? phần kết luận – bài toán hỏi gì?). Trước hết phải cho học sinh tự đọc đề bài và tìm hiểu bài toán bằng cách tự phân tích: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn hiểu đề bài cần hiểu rõ cách diễn đạt bằng lời văn của bài toán, nắm được ý nghĩa và nội dung của bài toán. Do trình độ ngôn ngữ của học sinh lớp 1 còn thấp, ảnh hưởng đến việc đọc và hiểu đề bài nên khó khăn đầu tiên học sinh phải khắc phục là khó khăn về ngôn ngữ. Vì vậy, tôi đã chú ý kết hợp việc dạy các em biết đọc và hiểu đề bài toán với việc củng cố và nâng cao trình độ tiếng Việt, bổ sung vốn từ vựng thường dùng bằng các thuật ngữ Toán học. Để kiểm tra việc học sinh đọc và hiểu đầu bài toán tôi đã yêu cầu nhiều học sinh nhắc lại nội dung bài toán, không phải đọc thuộc lòng mà bằng cách diễn đạt của mình tiến tới trước khi tìm cách giải, học sinh cần nhập tâm đầu bài toán để tập trung suy nghĩ về nó.
Ví dụ: Cùng 1 đề bài "Trên sân có 2 bạn, có thêm 3 bạn đang đi tới. Hỏi
 trên sân lúc này có tất cả bao nhiêu bạn ? " Học sinh có thể diễn đạt là: Có 2 bạn trên sân, có thêm 3 bạn nữa. Hỏi có tất cả mấy bạn ?
Nội dung bài toán ở lớp 1 thường rất quen thuộc, gần gũi với học sinh trong đó các dữ kiện thường là các đại lượng (Danh số). Khi đọc đề bài các em thường bị phân tán vào nội dung cụ thể của đại lượng hơn là vào các số cần thiết cho việc diễn tả điều kiện bài toán theo yêu cầu của câu hỏi.
Ví dụ: Với đề bài: "Lớp em có 16 bạn gái và 13 bạn trai. Hỏi lớp em có tất cả bao nhiêu bạn"? thì học sinh thường bị phân tán vào bạn gái, bạn trai trong khi câu hỏi không liên quan đến việc phân biệt bạn trai, gái. Gặp trường hợp như vậy tôi phải giải nghĩa rõ, bổ sung vốn từ vựng cho các em: "bạn" nghĩa là chỉ những người bạn nói chung (cả trai, gái)
Hay như đề bài "Có 8 hình tam giác. Tô màu 4 hình tam giác. Hỏi có mấy hình tam giác không tô màu"? Thì học sinh thường chú ý tới việc "tô màu" hay "không tô màu" trong khi cái chính ở đây lại là "tam giác". Chính vì vậy trong khi giảng dạy giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng danh số cho phù hợp.
	Học sinh có thể tóm tắt bài toán bằng lời hoặc bằng sơ đồ. Không nhất thiết học sinh phải viết tóm tắt bài toán vào phần trình bày bài giải, tuy nhiên việc cho học sinh phải biết tóm tắt bài toán là rất cần thiết.
4.2. 1. Tóm tắt bằng lời
Việc tóm tắt bài toán giúp cho học sinh nắm chắc nội dung bài toán (bài toán cho gì? bài toán hỏi gì?). Quá trình tóm tắt bài toán là quá trình học sinh tìm ra những mối quan hệ toán học (được diễn tả bởi các từ như “thêm”, “bớt”, “tất cả”, “còn”, ...) và những “con số” liên quan đến phép tính giải mà các em phải lựa chọn thích hợp. Yêu cầu tóm tắt phải ngắn gọn, làm rõ các phần giả thiết, kết luận (gạt bỏ những từ, câu chữ để diễn tả nội dung mà không có tính chất toán
 học.)
 Khi học sinh đọc và hiểu kỹ đề bài giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề và tóm tắt. Muốn học sinh hiểu được bài, giờ dạy đạt kết quả cao thì trước hết yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài, phân tích kỹ bài để ra những câu hỏi sao cho phù hợp với các đối tượng học sinh lớp mình.
Ví dụ 1: Bài 2 trang 118- Toán 1.
 Lúc đầu, tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn? 
Trước hết giáo viên cho học sinh đọc đề 2 lần – Giáo viên viết đề lên bảng. Chú ý nhấn giọng vào các từ "có", "thêm", "có tất cả", "mấy" rồi cho học sinh phân tích đề như sau:
Bài toán cho biết gì ? 	Tổ em có 6 bạn
	Có thêm 3 bạn nữa
 Bài toán hỏi gì ?	 Tổ em có tất cả mấy bạn ?
Giáo viên chỉ vào đề toán và nói: "đây là đề toán, bây giờ cô hướng dẫn các em viết ngắn gọn đề toán lại, nhưng nhìn vào ta vẫn hiểu được nội dung bài toán.
 * Hướng dẫn tóm tắt đề toán:
- Lúc đầu tổ em có mấy bạn ? (6 bạn)	 Cô viết: Có : 6 bạn
- Sau đó có thêm mấy bạn ? (3 bạn) Viết tiếp: Thêm : 3 bạn
- Bài toán hỏi gì ? (tất cả có mấy bạn ) Viết là: Có tất cả : .... bạn ?
 (Khi học sinh trả lời câu hỏi hoặc nhắc lại câu trả lời của bạn, giáo viên ghi tóm tắt lên bảng)
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lại tóm tắt.
Lưu ý: Khi trình bày tóm tắt giáo viên phải cho học sinh nhận ra các số hay chữ tương ứng phải được viết thẳng cột với nhau.
 Có	: 6 bạn
	 Thêm : 3 bạn
Có tất cả	: ... bạn? 
Và nhắc học sinh không ghi ngay kết quả vào chỗ trống (...) của phần “hỏi” trong tóm tắt bài toán. 
Tóm tắt thực chất là trình bày một cách ngắn gọn cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của đề toán để làm nổi bật phần trọng tâm của bài toán, thể hiện bản chất toán học của bài toán. Do vậy, giáo viên phải hướng dẫn cách đọc, cách hiểu đúng từng câu văn, kí hiệu, đồ dùng để tóm tắt. Và từ tóm tắt đó học sinh nêu lại bài toán để khẳng định rằng bài toán đã thực sự "nhập tâm". Cứ như vậy dần dần qua các tiết đã hình thành cho học sinh kỹ năng tư duy và kĩ năng suy đoán.
Ví dụ 2: Bài 3 trang 129 - Toán 1
Thùng thứ nhất đựng 30 gói bánh, thùng thứ 2 đựng 20 gói bánh. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh ?
* Cho 2 - 3 học sinh đọc lại đề, hướng dẫn học sinh phân tích đề 
Bài toán cho biết gì ? Thùng thứ nhất có 30 gói bánh
	 Thùng thứ hai có 20 gói bánh
Bài toán hỏi gì ? Cả 2 thùng có bao nhiêu gói bánh ?
* Hướng dẫn tóm tắt.
 - Thùng thứ nhất có mấy gói bánh ? (30 gói) Cô viết: Thùng 1: 30 gói
 ? gói
 - Thùng thứ 2 có mấy gói bánh ? (20 gói) viết tiếp: Thùng 2: 20 gói 
 	- Bài toán hỏi gì ? (cả 2 thùng có bao nhiêu gói bánh)
 Cô dùng dấu “ " để thay cho "cả 2 thùng", rồi viết dấu "?" thay cho chữ "bao nhiêu" trước chữ "gói".
Giáo viên chỉ vào tóm tắt và nói: Đây là cách ghi tóm tắt dưới dạng thông thường khác.
Giáo viên đọc lại tóm tắt, hướng dẫn học sinh đọc lại tóm tắt từ dòng trên xuống dòng dưới rồi đến dấu " ", sau cùng là dấu "?"
Cho vài học sinh đọc, cả lớp đọc đồng thanh tóm tắt.
Qua mỗi bài toán có lời văn, tôi đều hướng dẫn tỉ mỉ, chu đáo từng bước. Từ phân tích đề để ghi tóm tắt rồi đến việc giải bài toán. Học sinh có phân tích đề đúng thì mới tóm tắt được bài toán ngắn gọn, từ đó các em lựa chọn được phép tính đúng cho bài toán. 
4.2.2. Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ
Trong sách Toán 1, chủ yếu hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng lời song có một số bài toán có nội dung hình học, tôi cũng chú ý đến việc khơi dậy trí tưởng tượng của học sinh. Với loại bài toán này có thể yêu cầu học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Ví dụ: Bài 4 trang 125- Toán 1:
 Trong sách giáo khoa đã tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng như sau:
A
C
6cm
3cm
B
? cm
Giáo viên vẽ sơ đồ như trên và giới thiệu: Đây là dạng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. 
Giáo viên chỉ vào sơ đồ, giới thiệu đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC. 
Học sinh quan sát và hình dung, nêu được độ dài đoạn thẳng AC gồm độ
 dài đoạn thẳng AB và độ dài đoạn thẳng BC (ở phần tóm tắt được kí hiệu bằng nét đứt từ điểm A đến điểm C). 
Ví dụ: Bài 4 trang 157- Toán 1:
Lúc đầu con sên bò được 15 cm, sau đó bò tiếp được 14 cm. Hỏi con sên bò được tất cả bao nhiêu cm ?
* HS hỏi – đáp phân tích đề :
Bài toán cho biết gì ? Lúc đầu sên bò được 15 cm
	 Sau bò tiếp 14 cm
Bài toán hỏi gì ?	 Sên bò được tất cả bao nhiêu xăng -ti-mét ?
* GV hướng dẫn tóm tắt:
 - Lúc đầu sên bò được bao nhiêu xăng-ti-mét ? (15 cm) Giáo viên vẽ một đoạn thẳng và nói: “đây là đoạn thẳng ứng với 15 cm sên bò được”.
 - Sau đó bò được bao nhiêu xăng-ti-mét? (14cm), giáo viên vẽ tiếp sau đoạn thẳng ứng với 15 cm vừa nãy.
Bài toán hỏi gì ? Sên bò được tất cả bao nhiêu xăng-ti-mét?
Cô dùng nét "---------" từ điểm đầu đến điểm cuối để thay cho "tất cả" dấu "?" thay cho chữ "mấy" bên cạnh "cm.
Dần dà như vậy, học sinh luyện tập nhiều nên đã tự mình tóm tắt được đề bài, khi gặp những bài chưa có sẵn tóm tắt (kiểu điền số vào chỗ chấm trong tóm tắt) và có thể tóm tắt được bằng lời ngắn gọn cô đọng, bằng sơ đồ đoạn thẳng theo các cách khác nhau. Từ đó, hình thành nhiều cách tóm tắt cho các giai đoạn học toán có lời văn tiếp theo.
Tóm lại: Để giúp học sinh hiểu kỹ bài toán, nắm được nội dung của bài toán giáo viên phải hướng dẫn cách đọc, cách hiểu đúng từng câu văn, kí hiệu trong đề bài. Qua mỗi bài toán, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ, chu đáo từng bước. Từ phân tích đề, hiểu nội dung đề để ghi tóm tắt rồi đến việc tìm cách giải bài toán. Học sinh có phân tích đề đúng thì mới tóm tắt được bài toán ngắn gọn, từ đó các
 em lựa chọn được phép tính đúng cho bài toán. 
4. 3.Giải pháp 3: Hình thành cách giải và hướng dẫn trình bày bài giải.
Sau khi đã phân tích đề, tóm tắt bài toán tôi gợi ý cho học sinh tìm cách giải bài toán, trình bày bài giải bài toán. Yêu cầu giải toán có lời văn ở lớp 1 hiện nay là học sinh phải viết cả câu lời giải (câu trả lời), phép tính giải, đáp số (có đơn vị kèm theo).
Với những bài đầu tiên, sau khi hướng dẫn phân tích đề và tóm tắt bài toán tôi hướng dẫn học sinh chọn phép tính đúng cho bài toán, tìm câu trả lời cho câu hỏi của bài toán, hướng dẫn học sinh tỉ mỉ cách trình bày bài giải bài toán.
Ví dụ 1: Bài 3 trang 118 – Toán 1: Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con ?
 * Tóm tắt : 
Dưới ao	: 5 con vịt
Trên bờ	: 4 con vịt
Có tất cả	: .....con vịt ?
* Sau khi tóm tắt được đề toán như trên, tôi hướng dẫn học sinh hình thành cách giải bài toán :
- Muốn biết đàn vịt có tất cả mấy con ta làm tính gì ? (Ta phải làm phép
 tính cộng)
- Lấy mấy cộng với mấy ? (Lấy 5 cộng với 4)
- 5 cộng với 4 bằng bao nhiêu ?	(5 cộng với 4 bằng 9)
- Có tất cả mấy con vịt ? (Có tất cả 9 con vịt)
Như vậy đàn vịt có tất cả 9 con vịt.
	* Tôi tiếp tục hướng dẫn trình bày bài giải:
- 9 con là số vịt ở đâu ? (là số vịt mà đàn vịt có tất cả)
- Vậy câu lời giải thế nào ? (HS có thể nêu: Đàn vịt có tất cả số con là; Số con vịt có tất cả là; Đàn vịt có tất cả là ; ...)
+ Học sinh chọn một câu lời giải thích hợp, chẳng hạn “Đàn vịt có tất cả số
con là”; tôi ghi lên bảng dưới dòng “Bài giả”i, lưu ý học sinh chữ đầu câu lời giải viết lùi vào 1 ô vở (kể từ lề) sau câu lời giải viết dấu hai chấm (:).
+ Học sinh nêu phép tính cần thực hiện, tôi hướng dẫn học sinh cách viết phép tính trong bài giải, học sinh đọc phép tính đó (5 + 4 = 9)
- Số “9” trong phép tính giải chỉ gì ? 
+ Học sinh trả lời được 9 trong phép tính giải chỉ 9 con vịt, tôi hướng dẫn học sinh viết chữ “con vị”t sau số 9 và đặt trong dấu ngoặc đơn (con vịt)
Tiếp đó hướng dẫn viết đáp số “Đáp số: 9 con vịt - lưu ý học sinh sau chữ Đáp số có dấu hai chấm (:), đơn vị ghi đáp số của bài toán là con vịt không nằm trong dấu ngoặc đơn ( ), sau con vịt có dấu chấm (.).
- Vài học sinh đọc lại bài giải.
 - Tôi chỉ từng phần của bài giải, nhấn mạnh để học sinh nắm chắc hơn: "Khi giải bài toán có lời văn, chúng ta trình bày bài giải như sau:
	+ Viết chữ bài giải
	+ Viết câu lời giải
	+ Viết phép tính, lưu ý tên đơn vị viết trong dấu ngoặc đơn
	+ Viết đáp số."
	Những bài đầu tiên tôi thường cho học sinh quan sát phần bài giải vừa trình bày trên bảng, nêu cơ sở để tìm lời giải của bài toán là phải dựa vào câu hỏi trong bài toán, chỉ rõ dấu hỏi (?) trong câu hỏi, chỉ rõ dấu hai chấm (:) trong câu lời giải; nêu quy ước ghi tên đơn vị của bài toán và đáp số là kết quả cần tìm của bài toán.
Ví dụ 2: Hà và Lan hái được 68 bông hoa, riêng Hà hái được 34 bông hoa. Hỏi Lan hái được bao nhiêu bông hoa ?
* Tóm tắt:
Hà và Lan	: 68 bông hoa
Hà hái	: 34 bông hoa
Lan hái	: .... bông hoa?
* Hình thành cách giải và hướng dẫn trình bày bài giải:
- Muốn biết Lan hái được bao nhiêu bông ta làm thế nào? (HS có thể trả lời: ... ta làm phép tính trừ hoặc ta lấy số hoa của Hà và Lan trừ đi số hoa của Hà, hoặc ta lấy sáu mươi tám trừ đi ba mươi tư, ...)
- Với mỗi câu trả lời của học sinh, giáo viên có câu hỏi gợi ý khác nhau.
- 34 bông hoa là số bông hoa của ai ? (của bạn Lan hái được)
- Nêu câu lời giải ? (Lan hái được là; Lan hái được số bông hoa là; Số bông hoa Lan hái được là; ...)
Giáo viên yêu cầu học sinh tự trình bày bài giải (vì học sinh đã được hướng
dẫn kĩ cách trình bày bài giải ở nhiều tiết Toán trước).
Ví dụ: Bài 3 trang 122 – Toán 1
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Có: 2 gà trống
 Có: 5 gà mái
Có tất cả:.....con gà ?
Với dạng bài này, tôi thường cho HS đọc tóm tắt, dựa vào tóm tắt nêu đề toán sau đó mới giải bài toán.
HS viết được bài giải, chẳng hạn :
 Có tất cả số con gà là:
	 2 + 5 = 7 (con gà)
	Đáp số: 7 con gà
Sau khi học sinh chữa bài, tôi khuyến khích học sinh nêu được nhiều câu lời giải khác nhau trong cùng một bài toán. (Tất cả có số con gà là; Số con gà có tất cả là, ...)
 Như phần đầu đã nói, khi đọc đề bài học sinh thường bị phân tán vào nội dung cụ thể của đại lượng hơn là vào các số cần thiết cho việc diễn tả điều kiện bài toán theo yêu cầu của câu hỏi, nên gặp những trường hợp như vậy giáo viên
 phải chú ý cho học sinh phân biệt rõ đơn vị hay danh số của bài toán.
 Ví dụ: Đề bài "Đoạn thẳng AB dài 7 cm. Đoạn thẳng BC dài 2 cm. Hỏi cả 2 đoạn thẳng dài bao nhiêu xăng-ti-mét, có học sinh lại ghi danh số là "đoạn thẳng". Vậy giáo viên phải giải thích yêu cầu của đề toán là tìm số đo độ dài đoạn thẳng, chứ không phải tìm số các đoạn thẳng, mà đơn vị đo độ dài học sinh lớp 1 được học là xăng –ti-mét. Vậy đơn vị phải viết là cm.
Với cách thức như trên, tôi thường xuyên cho học sinh thực hành luyện tập
trình bày bài giải bằng nhiều hình thức: nói - viết bảng - viết vở.
 * Khi dạy giải toán có lời văn mà đề bài có cho “số chục” là 1 chục, 2 chục.
Ví dụ : bài 4 - trang 132- Toán 1 : Nhà Lan có 20 cái bát, mẹ mua thêm 1 chục cái bát nữa. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cái bát ?
 Với bài tập dạng này, một số học sinh thường nhầm khi làm phép tính là:
 20 + 1 =
Sau khi cho học sinh đọc đề bài, giáo viên hướng dẫn tìm hiểu bài, tóm tắt:
Tóm tắt:
Có : 20 cái bát
Thêm : 1 chục cái bát
 Có tất cả : . .. cái bát ?
 Cần hướng dẫn học sinh: 1 chục bằng bao nhiêu? (1chục = 10), vậy 1 chục cái bát bằng mấy cái bát ? (10 cái bát)
 Ta phải đổi 1 chục cái bát = 10 cái bát rồi mới tiến hành giải bài toán. Cụ thể như sau:
Bài giải
Đổi 1 chục bát = 10 cái bát
Nhà Lan có tất cả số bát là:
 20 + 10 = 30 (cái bát)
 Đáp số: 30 cái bát
	Ngoài ra tôi còn gợi ý để một số học sinh có thể giải cách khác:
Bài giải
Đổi 20 cái bát = 2 chục cái bát
Nhà Lan có tất cả số bát là:
 2 + 1 = 3 (chục cái bát)
 3 chục cái bát = 30 cái bát
 Đáp số: 30 cái bát
	Cách giải trên, giáo viên cũng cần nhấn mạnh “đơn vị” của bài toán ở phép tính (chục cái bát).
 Tóm lại: Với mỗi bài toán, giáo viên cần kiên trì để học sinh tự diễn đạt câu trả lời sau đó viết câu lời giải. Ban đầu có thể nhiều học sinh còn lúng túng nhưng miễn là các em diễn đạt đúng nội dung, đúng ý nghĩa toán học, đúng văn phạm Tiếng Việt. 
	4. 4. Giải pháp: Thực hành, luyện tập
	Để giúp học sinh hình thành năng lực khái quát hoá và kỹ năng giải toán, rèn luyện năng lực sáng tạo trong việc học tập, mỗi tiết Toán học sinh thường được thực hành, luyện tập qua 1 đến 3 bài toán. Tôi đã tiến hành như sau:
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh, đọc bài toán, nêu số cần điền vào phần tóm tắt.
- Học sinh làm vào vở hoặc vở nháp, 1 học sinh trình bày bài giải từng bài lên bảng, giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- Học sinh khác nhận xét bài giải trên bảng, giáo viên đánh giá, biểu dương một số học sinh trình bày bài đúng, sạch đẹp.
- Lập và biến đổi bài toán bằng những hình thức như:
+ Đặt câu hỏi cho bài toán mới chỉ biết số liệu hoặc điều kiện
+ Lập bài toán tương tự bài toán đã giải.
+ Lập bài toán ngược với bài toán đã giải.
+ Lập bài toán theo phép tính giải cho sẵn.
Ví dụ: Đặt đề toán khác danh số hoặc khác số nhưng cũng làm tính cộng như bài 3 trang 156 “Lớp em có 21 bạn gái và 14 bạn trai. Hỏi lớp em có tất cả bao nhiêu bạn?”. 
Học sinh đã đặt được nhiều đề theo yêu cầu của giáo viên, chẳng hạn:
 An có 21 viên bi và Bình có 14 viên bi. Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu viên bi?
 Hoà gấp được 15 cái thuyền và Thuận gấp được 13 cái thuyền. Hỏi cả hai
 bạn gấp được bao nhiêu cái thuyền ?
...
	Bằng một số biện pháp nêu trên, khi học xong phần giải toán có lời văn thì học sinh cả lớp đã thành thạo với cách phân tích đề - tóm tắt bài, hình thành cách giải bài toán, trình bày bài toán, thực hành giải toán một cách nhanh, chắc chắn, chính xác, khả năng diễn đạt trọn ý, đủ câu cũng tốt hơn. Một số học sinh còn biết lập và biến đổi bài toán.
 4.5. Giải pháp 5: Phát hiện một số sai lầm của học sinh trong quá trình giải toán và biện pháp khắc phục.
 4.5.1. Sai lầm do viết sai phép tính giải bài toán hoặc lúng túng trong việc tìm phép tính giải. 
Ví dụ: Bài 2 (Trang 151): Tổ em có 9 bạn, trong đó có 5 bạn nữ. Hỏi tổ em có mấy bạn nam? (Học sinh làm thành phép tính cộng)
Bài 3 (trang 149): Đàn vịt có 8 con, 5 con ở dưới ao. Hỏi trên bờ có mấy con vịt? (Học sinh lúng túng không biết ghi phép tính nào để giải bài toán)
Bài 4 (trang 150): Giải bài toán theo tóm tắt sau.
	 Có: 8 hình tam giác.
	Tô màu: 4 hình tam giác.
Không tô màu: .hình tam giác?
Bài 4( Trang 162) Hà và Lan hái được 68 bông hoa, riêng Hà hái được 34 bông hoa. Hỏi Lan hái được bao nhiêu bông hoa?
 Bài 4 (trang 125): Đoạn thẳng AB dài 3 cm và đoạn thẳng BC dài 6 cm. Hỏ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_giai_toan_co_l.doc
Giáo án liên quan