Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 qua một số môn học

1.Tên sáng kiến:

 Nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 qua một số môn học.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, An toàn giao thông.

3. Tác giả:

 Họ và tên: BÙI THỊ THƠ Nữ

 Ngày tháng/năm sinh: 07- 3- 1981

 Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng

 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Lê Ninh

 Điện thoại: 0983575336

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh- Kinh Môn- Hải Dương

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Lê Ninh - Kinh Môn - Hải Dương

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Không gian lớp học

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2017- 2018

 

doc21 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 qua một số môn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học 2017-2018 của ngành, của trường về việc chú trọng: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Song song với môn học : Kĩ năng sống . Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn.
 3. Thực trạng của vấn đề
3. 1 Thực trạng
 Ngày nay học sinh rất ít có hoài bão, ước mơ. Phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết, làm cho các em rất rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp họăc tham gia các hoạt động bởi các em bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và hệ thống ảo trên hệ thống Internet. Đây là những trò chơi làm cho các em xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người, kĩ năng xã hội của học sinh ngày càng kém. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, không quan tâm đến cộng đồng. Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra cho học sinh tiểu học là ngoài những kiến thức phổ thông về toán, khoa học và nhân văn, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng. Vì thế đây cũng là nỗi lo lắng, đặt ra cho giáo viên lớp một những suy nghĩ, trăn trở.
 Học sinh đã được học môn: Kĩ năng sống, song kĩ năng ấy cần được phát triển và rèn luyện mọi lúc mọi nơi, qua các môn học thì mới phát huy hiệu quả và thực sự trở thành kĩ năng sống của các em. Khi bắt đầu tìm hiểu về rèn luyện kĩ năng sống hiệu quả cho học sinh trong lớp tôi gặp phải một số thách thức sau:
Đó là học sinh vừa rời trường mẫu giáo làm quen với môi trường tiểu học, mọi sinh hoạt nề nếp đều xa lạ chưa vào một kỉ luật nhất định, các em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng như mạnh dạn bày tỏ ý kiến, khi GV nhận xét hay nhắc đến em là em đã chực khóc, khi nào em hoàn thành tốt công việc được cô giáo khen thì em mới bình thường được, mỗi khi em mắc lỗi cô giáo chỉcần nhắc nhở nhẹ nhàng em đã oà khóc thậm chí khóc nức nở gọi mẹ gọi bố.. Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không tròn câu và không nói lời cảm ơn, xin lỗi với cô, ban bè. Ngoài ra, một trở ngại nữa là phụ huynh trong lớp có một số bố mẹ thì quá nuông chiều, ngược lại một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết. Nhiều em đến trường tỏ ra nói nhiều vì ở nhà các em không có người trò chuyện, chia sẻ ...
 3. 2 . Bảng thống kê số liệu điều tra ban đầu ban đầu:
Nhóm khảo sát
TSHS
Mạnh dạn tự tin thích giao tiếp 
Mạnh dạn tự tin
Rụt rè, thiếu tự tin
SL
%
SL
%
SL
%
Nhóm 1
14
3
21,43
5
35, 7
7
50
Nhóm 2
14
3
21,43
5
35, 7
7
50
 Điều tra khảo sát tình hình học sinh trước khi áp dụng: Rèn KNS cho HS qua các môn học.
Năm học 2017 – 2018, tôi được phân công giảng dạy lớp 1B trường Tiểu học tổng số HS là 28, trong đó nam có 16 em, nữ12 em.
Sau gần 2 tháng HS được học kĩ năng sống , để tiện cho vấn đề nghiên cứu và thực nghiệm, tôi tiến hành chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm, nhóm 2 là nhóm đối chứng. 
Nhóm khảo sát
TSHS
Mạnh dạn, tự tin thích giao tiếp 
Mạnh dạn tự tin
Rụt rè, thiếu tự tin
SL
%
SL
%
SL
%
Nhóm 1
14
3
21,43
5
35, 7
7
50
Nhóm 2
14
3
21,43
5
35, 7
7
50
 Bên cạnh những khó khăn trên cũng có thuận lợi nhất định đó là: tôi nhận được một tập thể học sinh khá ngoan và biết vâng lời, các em gần gũi với cô giáo. Bên cạnh đó tôi có được sự ủng hộ của phụ huynh trong việc cùng nhà trường giáo dục các em. Ngoài ra Ban lãnh đạo nhà trường luôn theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục. Chính vì thế tôi luôn cố gắng làm sao rèn cho các em kĩ năng sống, giúp các em có một niềm tin, phát triển một cách toàn diện để trở thành con người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển. 
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
 Từ tình hình thực tiễn trên, tôi đã cố gắng tìm nhiều biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy của các môn học, những giờ sinh hoạt nhằm đem lại hiệu quả cao. Để thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng sống, đem lại kết quả cao tôi nhận thấy cần phải áp dụng một số biện pháp sau:
4. 1. Biện pháp 1 : Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
Đầu tiên, sau khi tôi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về bản thân, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau, đồng thời tôi muốn tạo một môi trường học tập thân thiện - Nơi " Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện theo tôi là rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
Tiếp theo trong tuần đầu tôi cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động, thích thể hiện hay lãng mạn...Và tiếp tục qua những tuần học sau, tôi chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tôi tiếp tục:
4. 2. Giải pháp 2: Phối kết hợp chặt chẽ với GV giảng dạy bộ môn Giáo dục Kĩ năng sống.
- Là Gv chủ nhiệm lớp 1B. Tôi chủ động liên hệ với GV giảng dạy bộ môn Giáo dục Kĩ năng sống của lớp tôi để tìm hiểu về đặc điểm tình hình HS của lớp qua qua môn học, qua lời nhận xét của GV, cùng với việc quan sát trực tiếp HS trong các môn học mà tôi giảng dạytôi thiết kế bài dạy phù hợp với đặc điểm của các đối tượng HS để tạo cho các em nhiều cơ hội thamm gia các hoạt động học tập, trải nghiệm cho các em được kảng định mình. 
 Tôi nghiên cứu ND chương trình GGD Kĩ năng sống để Rèn luyện kịp thời Kĩ năng sống cho các em, bổ trợ cho môn học mọi lúc mọi nơi để kĩ năng mà các em được học thực sự trở thành kĩ năng của chính các em
+ Kĩ Năng sống lớp 1: Được giáo dục theotừng chủ điểm( 7 chủ điểm)
Chủ điểm 1:Tự phục vụ tự quản
Chủ điểm 2:Giao tiếp, hợp tác.
 Chủ điểm 3:Tự học vàgiải quyết vấn đề hiệu quả.
Chủ điểm 4:Chăm học chăm làm tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Chủ điểm 5: Tự tin tửtọng tự chịu trách nhiệm.
Chủ điểm 6: Trung thực, kỉ luật, đoàn kết.
Chủ điểm 7: Yêu gia đình bạn bè và những người khác, yêu trường lớp, yêu quê hương đất nước.
+ Tôi bám sát các chủ điểm như chủ điểm tự phục vụ tự quả: GV dạy các em gọn gàng nghăn nắp , tôi thường xuyên nhắc HS đầu tóc, quần áo cần gọn gàng, sách vở , ngăn bàn học tập, trong cặp sách của em cần xếp ngay ngắn gọn gàng, chỗ để mũ nón được xếp gọnTôi kiểm tra thường xuyên các hoạt động này của các em đồng thời cũng động viên khen thưởng kịp thời những HS có nhiều tiến bộ, HS thực hiện tốt
4. 3. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học
Trên đây là những bước chuẩn bị đầu tiên của tôi. Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả tôi vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt, Đạo đức; Tự nhiên và xã hội; An toàn giao thông ...
Trong chương trình lớp một, ở môn Tiếng Việt Công nghệ các em được hoạt động rất nhiều qua các theo tác với mô hình,phân tích tiếng, tìm tiếng từ mới, tất cả các bài đều có phần luyện cho các em sự nhanh nhẹn, gọn gàng , nói cần thưa gửi, nói thành câu, nhận xét bài của bạn. Ngay từ những bài đầu các em đã được làm quen với cách xưng hô với ngừi lớn, nói tròn câu” A, bà, ba ạ!” , “ Bà ạ, cả cá, cả cà!” “ Càh, cả cả, cả cà cả chả cá !”
GV dạy HS cách dùng từ khi nói chuyện với người lớn có dạ , ạ rất lễ phép.: khiquan sát tranh minh hoạ Sách giáo khoa em bé đưa cho bà cốc nước đưa bằng cả hai tay . Qua giờ học buổi sáng chiều ôn lại GV có thể cho HS luyện nói , rèn kĩ năng sống qua hoạt động đưa sách, đưa bút cho cô mượn: Nếu HS chưa biết đưa đồ bằng hai tay, chưa biết nói lời lễ phép thì GV chỉnh sửa luôn cho HS, còn khi HS đã biết thực hành lễ phép GV cần tuyên dương kịp thời để khích lệ HS sẽ giúp học sinh mạnh dạn khi trình bày ý kiến trước tập thể , hay trong các bài tập đọc ... được lồng ghép cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Tôi chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt.
 Môn Đạo đức bài: “Em là học sinh lớp một” tôi đưa ra nội dung: “Em hãy nói về bản thân em và làm quen với mọi người”. Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, tôi tổ chức cho các em đứng thành vòng tròn tự giới thiệu về tên và sở thích của từng em và làm quen với các bạn xung quanh. Lúc đầu các em rất ái ngại không tự tin khi nói về mình nhưng tôi nhắc nhở những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường hoà đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng câu nói chắc gọn: “Mình tên là gì, mình học ở đâu, mình thích và không thích điều gì....” 
 Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó. Sau bài học giới thiệu bản thân là những bài học như khám phá bản thân, tư duy hiệu quả và đặc biệt kĩ năng làm việc đồng đội. Tôi luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mình hơn qua việc học nhóm. 
Hay khi dạy bài: Gia đình: HS vẽ tranh ảnh tựgiới thiệu với bạn è, cô giáo về gia đình mình, tình cảm của em với những người trong gi đình."Cảm ơn, xin lỗi " môn Đạo đức: tôi cho học sinh chuẩn bị những hộp thư: Cảm ơn, xin lỗi và tổng kết lại vào cuối tiết. Em nào nhận được nhiều lời cảm ơn nhất sẽ được tuyên dương. Không những vậy tôi tổ chức cho các em trao đổi :
- Em nói lời cảm ơn, xin lỗi khi nào?
- Bạn đã cảm ơn em về điều gì? Em cảm thấy như thế nào khi được bạn cảm ơn, xin lỗi?... qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình. 
Rèn kĩ năng sống có hiệu quả còn được tôi vận dụng khá nhiều trong trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. 
 Như trong môn Tự nhiên và xã hội:
	 Ở bài: "Ăn uống hằng ngày "tôi cho học sinh thảo luận nhóm và lên thực đơn cho các bữa ăn trong một ngày: Sáng, trưa, tối dưới sự trợ giúp của giáo viên. Sau khi học sinh nhận xét thực đơn của nhau, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về một bữa ăn đầy đủ cần đảm bảo các chất ... 
 Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
	 Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng ... đó chính là hiệu quả từ đào tạo kĩ năng sống. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm, tôi luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau.
	 Ngoài ra tôi chú ý Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học: Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quí báu của mỗi con người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Tôi rèn luyện sức khoẻ cho các em qua các tiết:
Ở môn Tự nhiên và xã hội: Các bài: “Vệ sinh thân thể; Hoạt động và nghỉ ngơi; Ôn tập con người và sức khoẻ; Trời nắng, trời mưa...” giáo dục các em hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, biết những việc nên làm và không nên làm để cơ thể luôn sạch sẽ, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có sức khoẻ tốt. Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
Ngoài ra để các em có kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các thương tích khác tôi đã giáo dục các em thông qua các tiết: An toàn giao thông, Tự nhiên và xã hội, hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí. 
Chẳng hạn : 
- Khi đi qua ngã tư có đèn tín hiệu gặp đèn đỏ người và xe phải như thế nào?
- Khi nào thì người và xe mới được phép đi?
- Trẻ em dưới 7 tuổi phải đi cùng với ai khi đi trên đường phố và khi qua đường? Đi bộ qua đường em phải đi ở đâu?
- Khi đi bộ em đi ở đâu? Nếu đường không có vỉa hè thì thế nào?
- Em có nên chơi đùa trên đưòng phố không? Có leo trèo qua dãi phân cách và chơi gần dãi phân cách không? Vì sao?
- Việc chơi gần đường ray xe lửa có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào?
- Khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm?- Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Theo các em vì sao tai nạn xảy ra?- Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe, ghe, đò ... Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải. Ở bài: "An tòan khi ở nhà " môn Tự nhiên và xã hội: các em được đóng vai xử lí tình huống khi có tai nạn khi ở nhà như: Cầm dao nhọn cắt quả bị chảy máu, hay trông em giúp mẹ nhưng em đến gần bếp lửa... Các nhóm sẽ thảo luận nhóm sau đó lên thể hiện ,những em còn lại quan sát và có nhận xét đối với những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng cấp cứu khi có những trường hợp xấu xảy ra. Một điều nữa theo tôi cũng khá quan trọng là kĩ năng ứng xử có văn hoá cũng là lối sống lành mạnh mà các em cần phải được đào tạo,vì thế tôi tiếp tục :
 4. 4. Biện pháp 4 : Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi :
	 Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, tôi đã phát động các phong trào: "Nói lời hay làm việc tốt" qua cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa về trình, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cám ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè, sắp xếp đồ dùng sách vở chỗ ngồi học tập trên lớp gọn gàng ngăn nắp , đầu tóc gọn gàng sạch sẽ ... và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp. Phát thửng cho những học sinh đạt nhiều thành tích trên, những học sinh có nhiều tiến bộ. Tôi học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Tránh hành hung, nói nặng lời để các em bớt đi tính hung hăng đối với những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi.	
 Để rèn kĩ năng sống có hiệu quả tôi còn vận dụng thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi ngoại khóa của trường, lớp: Bày mâm cỗ trung thu: Tôi đã chủ động kết hợp với phụ hunh, kết hợp với nhà trường mua báng keo, đem đến lớp hôm trung thu mờiphụ hunh, HS cùng tham gia trang trí , trưng bày mâm cỗ theo ý tưởng , suy nghĩ của các em. Trang trí lớp học: Ngay từ buổi họp phụ hunh tôi phát động hoạt động trang trí lớp học tới phụ huynh HS và HS để cùng tham gia ý tưởng trang trí lớp, vào buổi chủ nhật, tổ chức HS cùng Phụ huynh, GV bộ môn cùng tham gia hoạt động trang trí lớp học, HS tham gia chăm sóc cây xanh của lớp ( mỗi tổ tưới 2 chậu cây cảnh của lớp). Nhà trường tổ chức tuyên truyền, vận động tham gia qua các mô hình: diễn tiểu phẩm trong đêm văn nghệ cho học sinh tham gia; tuyên truyền bằng hình thức trực quan sinh động qua tranh ảnh, sách báo và tổ chức triển lãm ngay tại phòng truyền thống trường. Xây dựng nhiều mô hình thiết thực và hữu ích như mô hình câu lạc bộ: Vì bạn bè quanh ta, mô hình phòng chống tệ nạn xã hội, bạn giúp bạn, ... Tất cả đều gắn với nội dung phòng chống tệ nạn xã hội trong học sinh. Các mô hình này được tuyên truyền đến từng học sinh giúp các em hiểu rõ về những tác hại và cách phòng chống. Phải phòng ngừa, ngăn chặn những tệ nạn xã hội trong học sinh là điều ai cũng nhận thấy được, nhưng vấn đề là ở sự quyết tâm cao, là các biện pháp thiết thực, cụ thể và hiệu quả từ trong mỗi gia đình, mỗi nhà trường và rộng ra hơn nữa là ý thức trách nhiệm của toàn xã hội. Gia đình, nhà trường, xã hội hãy cùng nhau góp sức để các em vững tin hơn trong cuộc sống.
Ngoài ra những buổi chào cờ, tôi khuyến khích các em xung phong trả lời những câu hỏi mà cô Tổng phụ trách hỏi trong các buổi chào cờ. ... 	 Không những thế ,tôi còn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình với cô với bạn một cách thoải mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt. Hoặc ở những giờ sinh hoạt lớp, giờ ra chơi tôi cùng các em tham gia những trò chơi dân gian hay cùng chia sẻ với nhau những cuốn sách hay. 
 Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, tôi luôn cố gắng rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí trong mọi trường hợp. 
Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi , giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng tôi luôn chú ý : 
4. 5. Biện pháp 5: Động viên khen thưởng
Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đưa ra kế hoạch rèn luyện cho các em lớp tôi phụ trách. Trao đổi với Ban phân hội phụ huynh cùng phối hợp và dành một khoảng riêng để khen thưởng kịp thời động viên các em để tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Tôi theo dõi hằng ngày các em có biểu hiện tốt tôi ghi vào sổ, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một bông hoa điểm mười.
Nửa học học kỳ tôi tổng kết 1 lần (năm 4 lần) để khen thưởng những em đã đạt nhiều hoa điểm mười bằng những phần quà nhỏ( Chiếc thước kẻ, chiếc bút chì). Các em rất vui và hãnh diện khi được tặng những bông hoa điểm tốt và những món quà của cô giáo tặng. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những bông mà cô giáo thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.
Thưởng đột xuất. Những HS có ý thức học tập, khả năng giao tiếp tiến bộ vượt bậc, có sự thay đổi lớn về kết quả học tập, hành vi trong cuộc sống Sẽ được GV thưởng và tuyên dương ngay trước lớp trong giờ sinh hoạt của tuần đó.
 5. K ết quả đạt được
5. 1 Bảng thống kê.
Nhóm khảo sát
TSHS
Mạnh dạn tự tin thích giao tiếp 
Mạnh dạn tự tin
Rụt rè, thiếu tự tin
SL
%
SL
%
SL
%
Nhóm 1( TN)
14
9
64,29
5
35, 7
0
Nhóm 2 ( ĐC)
14
3
21,43
5
35, 7
7
50
 Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước khi sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả. Sau khi áp dụng đề tài, ta thấy số học sinh hứng t

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_ren_ki_nang_song_cho.doc