Giáo án dạy theo chủ đề môn Mỹ thuật cấp Tiểu học - Chủ đề 12

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được: môi trường thiên nhiên là tất cả cây cỏ, hoa lá, sông biển, không khí .bao quanh chúng ta;

- Thể hiện được bức tranh chủ đề môi trường;

- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình, nhóm mình.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

1. Phương pháp: - Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.

2. Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân; Hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.

1. Giáo viên: - Sách dạy, học mĩ thuật lớp 2

 - Sản phẩm của HS.

2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 2

 - Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, keo dán .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng

2. Khởi động: (2 phút)

3. Bài học:

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy theo chủ đề môn Mỹ thuật cấp Tiểu học - Chủ đề 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 1
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 12: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
 - Nêu được những hình ảnh và màu sắc trong bức tranh.
 - Nêu được nội dung của đề tài bức tranh và cảm nhận của bản thân đối với bức tranh yêu thích.
 - Phát triển được kĩ năng phân tích và đánh giá tác phẩm mĩ thuật.
 - Thể hiện được bức tranh có nội dung và chủ đề với tác phẩm được xem.
 - Giới thiệu, nhận xét nêu được cảm nhận và sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:	- Gợi mở, trực quan, luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:	- Hoạt động cá nhân; Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 1
	- Tranh ảnh về gia đình; sản phẩm của HS.
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 1, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, keo dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
- Cho HS hát một bài hát chủ đề “Em và những người thân yêu”: Ba ngọn nến lung linh......
	+ Trong các bài hát các bạn vừa thể hiện có những nhân vật nào?
	+ Em có thể tự giới thiệu về gia đình mình?
- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài mới: “Em và những người thân yêu”
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu.
1.1. Xem tranh vẽ về gia đình:
- Giới thiệu một số tranh, ảnh về gia đình và cho HS tham khảo thêm ở hình 12.1 sách HMT.
+ Tranh vẽ về đề tài gì?
+ Tranh được vẽ ở đâu?
+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh?
+ Một số màu sắc trong tranh?
+ Nội dung chính của bức tranh?
- GV nhận xét bổ sung
1.2. Chia sẻ về gia đình:
- GV cho HS tự giới thiệu về gia đình của mình các bạn trong nhóm, trong lớp (tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em....).
- HS quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi để tìm hiểu chủ đề.
- HS thực hiện cá nhân
Hoạt động 2: Cách thực hiện
- Hướng dẫn các bước vẽ tranh theo chủ đề “Em và những người thân yêu”
+ Có mấy bước và kể tên các bước?
- GV minh họa các bước vẽ và chỉ rõ các bước.
Các bước vẽ 
B1: Tìm ý tưởng vẽ tranh theo chủ đề “Em và những người thân yêu”. (Có thể nhớ lại, tưởng tượng về một hoạt động mà em và những người trong gia đình đã cùng tham gia: Gia đình dọn nhà đón Tết, đi nghỉ mát, làm vườn, nấu ăn, đá bóng cùng bố, nhảy dây cùng chị...)
B2: Vẽ hình ảnh chính, phụ.
B3: Vẽ chi tiết
B4: Tô màu
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS chú ý quan sát các bước vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành 
- GV cho HS vẽ một bức tranh theo chủ đề “Em và những người thân yêu”. Có thể vẽ lại một trong hai bức tranh trong hình 12.1 theo cảm nhận của mình.
- Lưu ý: Vẽ hình cân đối với khổ giấy, vẽ màu sắc hài hòa có đậm có nhạt để cho bức tranh sinh động.
- HS thực hành theo cá nhân.
Hoạt động 4. Trưng bày giới thiệu sản phẩm
- GV cho HS trưng bày sản phẩm lên bảng, giới thiệu bài vẽ của mình trước lớp
- Gợi ý HS một số câu hỏi: 
+ Bức tranh em vẽ về ai trong gia đình, ở đâu?
+ Em đã lựa chọn và thể hiện màu sắc như thế nào trong bài vẽ? 
+ Em có thấy thú vị khi thực hiện bài vẽ không?
+ Em thích bài vẽ nào của các bạn trong lớp và học hỏi được gì từ bài vẽ của các bạn?
- GV nhận xét chung, đánh giá mức độ hoàn thành bài của nhóm, cá nhân, chốt lại kiến thức chủ đề. 
- YC HS tự đánh giá bài học vào sách HMT(Tr 57)
* Củng cố:
- Tuyên dương HS tích cực, động viên khuyến khích HS chưa hoàn thành bài.
* HĐ nối tiếp:
 - Hướng dẫn HS tham khảo hình 12.5:
 + Vẽ các thành viên trong gia đình và tờ bìa cứng và vẽ màu. Cắt từng hình và dán một thanh bìa cứng phía sau hình để hình có thể đứng được.
 + Vẽ cảnh nền phù hợp với hoạt động cá nhân của các nhân vật chính.
 + Ghép các hình với nhau để tạo thành một bức tranh về gia đình.
- Vệ sinh lớp học
- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm.
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề “Khu nhà nơi em ở”
- HS thực hiện trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của GV
- HS trả lời
- HS thực hiện đánh giá.
- HS tích vào ô hoàn thành hoặc chưa hoàn thành theo đánh giá riêng của bản thân.
- HS quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 2
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 12: MÔI TRƯỜNG QUANH EM
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được: môi trường thiên nhiên là tất cả cây cỏ, hoa lá, sông biển, không khí.bao quanh chúng ta;
- Thể hiện được bức tranh chủ đề môi trường;
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình, nhóm mình.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:	- Hoạt động cá nhân; Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 2 
	- Sản phẩm của HS.
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 2
	- Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, keo dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu.
- Cho HS quan sát một số tranh về môi trường và yêu cầu thảo luận theo nhóm:
+ Có những hình ảnh gì trong các bức tranh?
+ Những hình ảnh đó có đẹp không? Môi trường ở đó như thế nào?
+ Em mong muốn được sống trong môi trường như thế nào?
+ Em và mọi người xung quanh thường làm gì để môi trường sống luôn xanh-sạch- đẹp?
- Cho HS quan sát H12.2 tìm hiểu về các hoạt động bảo vệ môi trường:
+ Em thấy các bạn học sinh đang làm gì?
+ Các hoạt động đó có ý nghĩa gì?
+ Em còn làm được những việc gì khác nữa để bảo vệ môi trường?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Cho HS quan sát H12.3 để tìm hiểu tranh vẽ về chủ đề môi trường:
+ Trong các bức tranh có vẽ những hình ảnh gì?
+ Các nhân vật trong tranh đang làm gì?
+ Các bức tranh thể hiện điều gì?
- Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ trong SGK.
- Quan sát tran, thảo luận nhóm để tìm hiểu về môi trường.
- Trả lời các câu hỏi.
+ Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.
- Quan sát hình, trả lời câu hỏi.
- Giữ gìn vệ sinh: không vứt rác bừa bãi, trồng cây xanh
- Đọc phần ghi nhớ trong sách.
- Quan sát tranh.
- Đọc phần ghi nhớ trong sách.
Hoạt động 2: Cách thực hiện.
* Hoạt động cá nhân: 
+ Giới thiệu H12.4 để HS tham khảo cách thực hiện bức tranh chủ đề Môi trường quanh em; 
+ Giới thiệu một số tranh của thiếu nhi để HS có thêm ý tưởng vẽ tranh theo chủ đề Môi trường quanh em.
* Hoạt động nhóm:
+ Cho HS quan sát H12.6 để tham khảo cách thực hiện sáng tạo bức tranh của nhóm.
+ Chỉ định 01 HS đọc phần ghi nhớ.
- Quan sát, theo dõi cách thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Quan sát và lựa chọn chủ đề cho bức tranh của nhóm.
- Đọc phần ghi nhớ trong sách.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Yêu cầu vẽ cá nhân.
- Yêu cầu tạo bức tranh tập thể.
- Thực hành cá nhân.
- Thực hành theo nhóm.
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- Hướng dẫn học sinh trưng bày theo sản phẩm theo nhóm, giới thiệu về sản phẩm.
- Yêu cầu HS tự đánh giá.
- Đánh giá bài của HS
* Củng cố:
- Nhận xét tiết học. Khen ngợi HS và các nhóm tích cực.
* HĐ nối tiếp: 
- Thể hiện một bức tranh bằng chất liệu khác kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường
- Làm một thùng rác đơn giản từ các vật liệu dễ tìm để tại góc học tập.
- Chuẩn bị chủ đề sau.
- Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ sản phẩm của nhóm.
- Tự đánh giá, nhận xét vào SGK.
- Vẽ một bức tranh bằng chất liệu khác kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường.
- Tìm vật liệu và trang trí thành thùng rác để ở góc học tập.
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 3
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 12: TRANG PHỤC CỦA EM
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Nhận ra được vẻ đẹp và đặc điểm của trang phục nam, nữ lứa tuổi học sinh tiểu học
Vẽ và trang trí được trang phục theo ý thích.
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:	- Hoạt động cá nhân; Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 3
	- Trang phục mẫu.
	- Sản phẩm của HS.
	- Đoạn nhạc, giấy màu, kéo, keo
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 3
	- Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, keo dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu. (5’)
- Quan sát hình 12.1
- Trang phục nam có điểm gì nổi bật về kiểu dáng, màu sắc, chi tiết trang trí...? 
- Trang phục nữ có điểm gì nổi bật về kiểu dáng, màu sắc, chi tiết trang trí...?
- Các chi tiết trang trí thường nằm ở bộ phận nào của trang phục?
- Các trang phục trong hình sử dụng cho những mùa nào?
- Giới thiệu một số mẫu quần áo.
Kết luận: Mỗi trang phục đều có đặc điểm riêng tùy theo mục đích sử dụng mà kiểu dáng, màu sắc, chất liệu vải, chi tiết trang trí khác nhau, phù hợp với lứa tuổi.
Thảo luận nhóm 
HS thảo luận trả lời câu hỏi
HS quan sát mẫu trang phục.
Hoạt động 2: Cách thực hiên. ( 6’)
- Trải nghiệm với vai trò nhà thiết kế thời trang bằng cách vẽ thêm các họa tiết trang trí và vẽ màu hoàn chỉnh cho hình chiếc váy, áo quần trong hình 12.1
- Nêu cách thực hiện thiết kế trang phục theo cách hiểu của em?
Ghi nhớ: Cách tạo dáng trang phục
* Chọn đối tượng để tạo dáng trang phục (nam, nữ, lứa tuổi,..). Xác định trang phục dùng trong mùa nào (xuân, hạ, thu, đông), trong hoàn cảnh nào (đi học, đi chơi, đi dã ngoại)
* Vẽ hình dáng trang phục( quần, áo, váy, mũ)
* Tạo thêm các họa tiết trang trí trang phục.
* Vẽ màu (theo ý thích) 
- Cho học sinh xem bài tham khảo h12.3 tr60
- Yêu cầu học sinh trang trí h12.2(20’)
- Chọn HS hoàn thành để nhận xét, tuyên dương.
HS thực hành cá nhân.
Học sinh nêu cách thực hiện
- Quan sát hình tham khảo cách tạo dáng và trang trí trang phục. 
Hoạt động 3: Thực hành 
3.1. Thực hành cá nhân
- Hướng dẫn HS tạo dáng và trang trí trang phục cho một dịp đặc biệt mà em thích.
- Yêu cầu HS giới thiệu về sản phẩm, nhận xét sản phẩm của bạn.
3.1. Thực hành vẽ theo nhạc:
* Nghe nhạc vẽ theo giai điệu 
- GV bật nhạc nhẹ nhàng cho HS nghe và cảm nhận giai điệu của âm nhạc.
- Giáo viên bật nhạc tăng dần sang tiết tấu nhanh tạo cảm xúc mạnh mẽ cho học sinh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày và thưởng thức bức tranh mình vừa tạo.
*Từ vẽ tranh đến thưởng thức,cảm nhận về màu sắc
- Yêu cầu HS quan sát tranh, suy nghĩ, nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vừa thực hiện.
- Gợi ý:
+ Em nghĩ như thế nào về bức tranh? Em thích gì trong bức tranh đó?
+ Em nghĩ gì về các nét đan xen trong tranh? Em có hứng thú với hoạt động vừa thực hiện không?
+ Quan sát tranh em liên tưởng tới hình ảnh gì? Từ hình ảnh đó, em nghĩ đến mùa nào thời tiết nào?
- Khuyến khích HS phản hồi và ghi chép lại ý kiến thành một bản đồ tư duy ở trên bảng.
- GV có thể tập trung vào màu sắc và lần lượt giới thiệu về một số khái niệm màu như sáng tối,nóng lạnh, bổ túc, tương phản, hòa sắc. 
3.2. Thực hành nhóm:
- Yêu cầu HS tạo dáng và trang trí một (hoặc một bộ) trang phục cho mình hoặc một người mà em yêu quý .
- Hướng dẫn dùng kéo cắt trên giấy màu đã chuẩn bị nhằm tạo dáng trang phục theo ý thích. 
Sau đó dán lên sản phẩm vẽ theo nhạc.
- HS thực hành cá nhân.
- Giới thiệu về sản phẩm của mình. Nhận xét bài của bạn.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
- HS bắt đầu vẽ những nét màu trên giấy theo thứ tự các màu từ sáng đến đậm.
- Học sinh chuyển động cơ thể và vẽ theo giai điệu của âm nhạc.
- Học sinh trưng bày và thưởng thức bức tranh.
- Học sinh quan sát bức tranh và suy nghĩ, đưa ra những nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vừa thực hiện. Các em tưởng tượng ra những hình ảnh, màu sắc
- Học sinh phản hồi và ghi chép lại ý kiến thành một bản đồ tư duy ở trên bảng.
- Học sinh thực hiện. 
Hoạt đông 4: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn học sinh chia sẻ ý kiến về kết quả 
+ Giới thiệu về mẫu thiết kế của em?
+ Tác phẩm thiết kế cho ai (nam, nữ)?
+ Trang phục ấy sử dụng mùa nào trong năm?
- GV liên hệ giáo dục: Cần phải biết trân trọng và giữ gìn trang phục của mình bằng cách không bôi bẩn, giặt quần áo sạch, xếp gọn gàng. Mặc trang phục phải lựa chọn phù hợp với mùa. Đến những nơi khác nhau phải mặc trang phục phù hợp.
- Yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm của mình.
- Bình chọn bài yêu thích.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét bài học sinh.
* Củng cố: 
- Nhận xét chung tiết học. Khen ngợi các cá nhân, nhóm HS tích cực.
*HĐ nối tiếp:
- Chuẩn bị chủ đề 13: Câu chuyện em yêu thích. 
 Các nhóm trưng bày và thuyết trình về tác phẩm của mình.
- Học sinh phân tích và đánh giá tác phẩm dựa trên mục đích và mục tiêu đã định; giải thích lý do lựa chọn và ý kiến đánh giá của mình.
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 4
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 12: TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu biết về nguồn gốc, nội dung và vẽ đẹp của tranh dân gian Việt Nam.
- Biết yêu quý, có ý thức giữ gìn và bảo tồn nghệ thuật dân tộc.
- Trải nghiệm, liên kết với tác phẩm bằng hình thức in mộc bản ( nếu có ) vẽ màu vào hình tranh dân gian hoặc vẽ lại được tranh dân gian.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:	- Hoạt động cá nhân; Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 4
	- Sản phẩm của HS.
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 4
	- Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, keo dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Tìm hiểu 
-Yêu cầu HS quan sát H12.1,thảo luận tìm hiểu câu gợi ý sgk tr 67.
- GV cho học sinh nhận biết về tranh dân gian Việt Nam qua gợi ý ở phần ghi nhớ.
- Cho HS quan sát giấy dó. 
- Nhấn mạnh lại cách in tranh bằng bảng khắc gỗ của 2 dòng tranh lớn : Đông Hồ và Hàng Trống.
- Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau đối với mỗi bức tranh:
+ Hình ảnh gì, đường nét, màu sắc của từng bức tranh?
+ Em thích bức tranh nào, em hiểu nội dung và ý nghĩa của từng bức tranh đó như thế nào?
- HS chia sẻ ý kiến của mình
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk tr67
- Học sinh quan sát
HĐ 2: Xem tranh “Cá chép trông trăng “ tranh Hàng Trống và “Cá chép “ tranh Đông Hồ.
- Giới thiệu tranh
- Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 bức tranh
- Cho học sinh nhận biết về đường nét, màu sắc trên từng loại tranh (ghi nhớ SGK)
- Học sinh quan sát
+ Giống nhau :
 - Có cùng nội dung
 - Hình tượng
+ Khác nhau :
Thể hiện hình ảnh
Đường nét
Màu sắc
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
HĐ3: Thực hành
- Yêu cầu HS mô phỏng lại một bức tranh dân gian trong sách mà mình yêu thích vào vở.
- Hướng dẫn học sinh dùng giấy, màu vẽ cho phù hợp với bức tranh.
- HS quan sát tranh một số tranh dân gian và tham khảo một số bài vẽ mô phỏng tranh dân gian và chọn bức tranh yêu thích để vẽ lại.
- Học sinh thực hành vẽ.
HĐ4: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
- Yêu cầu HS giới thiệu và tự đánh giá sản phẩm của mình.
- Bình chọn bài yêu thích.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét bài học sinh.
* Củng cố: 
- Nhận xét chung tiết học. Khen ngợi các cá nhân, nhóm HS tích cực.
*HĐ nối tiếp:
- Hãy dùng họa tiết, hình ảnh trong tranh dân gian để trang trí 1 sản phẩm ứng dụng như: lịch, bìa sách, khăn, áo..
- Chuẩn bị chủ đề sau.
- Trưng bày sản phẩm và giới thiệu về bức tranh mình vẽ cùng cả lớp.
- Cùng nhận xét kết quả
- Học sinh tự thực hiện theo sở thích cá nhân.
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 5
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 12: THỬ NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO VỚI CÁC CHẤT LIỆU 
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết sự đa dạng các chất liệu tạo hình và cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm tạo ra từ nhiều chất liệu khác nhau.
- Hiểu được cách tạo từ nhiều chất liệu và tạo được sản phẩm theo ý thích.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, nhóm mình.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:	- Hoạt động cá nhân; Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 5; sản phẩm của HS.
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 5.
	- Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, keo dán, vật liệu tìm được
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu.
- Quan sát hình 2.1 thảo luận để nhận biết sự phong phú của chất liệu.
- Sản phẩm được tạo hình chất liệu gì? Nội dung, hình ảnh, màu sắc như thế nào ?
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hs quan sát hình 2.1 để trả lời.
- Đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2:Chọn chất liệu để tạo hình, sắp đặt sản phẩm theo ý thích.
- Căn cứ quyết định ở hoạt động 2 kết hợp với ý tưởng cá nhân để chọn chất liệu sản phẩm mĩ thuật mà mình yêu thích.
- HS thực hiện.
Hoạt động 3. Trưng bày sản phẩm.
- Yêu cầu HS giới thiệu và tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
- Bình chọn sản phẩm yêu thích.
- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS.
* Củng cố: 
- Nhận xét chung tiết học. Khen ngợi các cá nhân, nhóm HS tích cực.
*HĐ nối tiếp: Về nhà tạo 1 sản phẩm theo ý thích và chất liệu theo ý thích.
- Yêu cầu Hs trình bày theo cảm nhận sản phẩm của mình.
-Hs nhận xét sản phẩm của bạn.
- Hs thực hiện ở nhà.

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_theo_chu_de_mon_my_thuat_cap_tieu_hoc_chu_de_12.doc