Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 6 làm thí nghiệm môn vật lý

Bài dạy minh học cho chuyên đề:

Tuần 24

Tiết 24

 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ

I/ Mục tiêu:

- HS nắm được : thể tích của một chất khí tăng lên khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

- HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.

- Làm được thí nghiệm trong bài , mô tả được hiện tượng sảy ra và rút ra được kết luận cần thiết.

II - Chuẩn bị:

GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 bình thuỷ tinh đáy bằng , 1 ống thuỷ tinh chữ L 1 nút cao su có đục lỗ , 1 cốc nước mầu , ómotj phích nước nóng , 2 bình nước .1 quả bóng bàn còn mới , 1 bình cầu và một ống thuỷ tinh.

HS: Đọc trước bài

 

doc9 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 6 làm thí nghiệm môn vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 6 LÀMTHÍ NGHIỆM MÔN VẬT LÝ
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. cơ sở khoa học:
	Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu về các hiện tượng, sự việc trong thực tiễn cuộc sống. Một số hiện tượng có thể quan sát thực tế, so sánh, suy luận, giải thích, dựa vào kinh nghiệm cuộc sống, tự nghiên cứu khám phá những điều mới lạ, đôi khi tự khám phá thì rất bất tiện hoặc không biết tiến hành từ đâu. Vì vậy cần thiết phải có sự hướng dẫn của thầy cô. Nhiều bài học phải tiến hành thí nghiệm mới tìm ra kết quả.
	Mặc khác, việc tổ chức cho học sinh lớp 6 làm quen với thí nghiệm vật lý là giúp học sinh chủ động tìm tòi, quan sát, lĩnh hội kiến thức. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng trong việc dạy – học theo phương pháp đổi mới hiện nay. Trong mỗi tiết dạy giáo viên vần phải thiết kế tổ chức cho học sinh tự học, chủ động tìm tòi. Phát hiện chiếm lĩnh kiến thức nhất là trong tiết học có thí nghiệm vật lý sẽ tạo cho học sinh sự say mê học tập.
	Qua thực tế giảng dạy khi cho khi cho học sinh lớp 6 làm quen với thí nghiệm vật lý,	còn nhiều điều bất cập, hiệu quả chưa cao, còn nhiều khó khăn hạn chế như: thí nghiệm là sự mới lạ nhiều học sinh chưa quen và không biết làm thí nghiệm, rất lúng túng trong khi thí nghiệm, làm thí nghiệm mất nhiều thời gian, nhiều thí nghiệm khôâng thành công. Vì vậy giáo viên cần có sự đầu tư kĩ cho thí nghiệm để đạt được mục tiêu của bài.
2.cơ sở thực tiễn:
Với sự phát triển như vũ bảo của các phương tiện công nghệ thông, sự phát triển không ngừng của xã hội, sự cạnh tranh không ngừng của các hế thống vệ tinh nhân tạo, sự gay gắt của các lò phản ứng hạt nhân trên thế giới, sự khám phá không ngừng trên vũ trụ bao la,.Mà bộ môn vật lý làø một môn học quan trọng trong các việc phát triển đó. Cho nên việc tương lai phát triển hơn thế nữa nhờ vào sự học tập của các học sinh hiện nay. Vì vậy để thực hiện tốt nhiệm vụ đó phải đưa ra phương pháp phù hợp mà mỗi học sinh phải hứng thú lao vào tìm toài để phát hiện ra kiến thức mới.
Chính vì lẽ đó, việc tổ chức một tiết học vật lý thành công và học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thiết thực giáo viên cần tổ chức cho học sinh biết làm thí nghiệm, biết quan sát hiện tượng trong thí nghiệm. Để thiết kế tổ chức cho học sinh thí nghiệm thành công là vấn đề hết sức quan trọng được đặt lên hành đầu trong mỗi tiết dạy.
II. THỰC TRẠNG:
1.Về phía học sinh:
Trường THCS Ngan Dừa là một trường thuộc vùng xa so với tỉnh lị Bạc Liêu. Điều kiện học tập của các em còn khó khăn, thiếu thốn. Một số em vì gia đình quá khó khăn không có thời gian học nhiều vì lo tiếp giúp cho gia đình. Nhiều em còn phải bỏ học một vài ngày hoặc bỏ học luôn để tiếp gia đình.
	Mặt khác với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội với các phương tiện thông tin đại chúng đầy đủ, phim ảnh, các trò chơi hấp dẫn,. cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của học sinh. 
	Phương pháp học tập mới chủ yếu là học sinh tự làm thí nghiệm, tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức còn mới đối với học sinh.
	Qua khảo sát đầu năm học của 5 lớp 6 ở trường THCS Ngan Dừa kết quả như sau:
Lớp/sĩ số
HS làm được thí nghiệm
HS chưa làm được thí nghiệm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
6A2/42
14
33
28
67
6A3/43
15
35
28
65
6A4/40
14
35
26
65
6A5/38
13
34
25
66
6A6/39
12
31
27
69
Tổng/202
68
33,7
134
66,3
2.Về phía giáo viên:
	Phần lớn thầy cô đã đổi mới phương pháp dạy học và thiết kế bài dạy phù hợp cho tiết dạy theo phương pháp đổi mới hiện nay. Nhưng với thái độ học tập phần đông của học sinh thụ động nên tiết dạy trở nên trơ tráo, trầm lặng. Nó ảnh hưởng rất nhiều cho quá trình tiếp thu kiến thức mới của học sinh và quá trình hướng dẫn của giáo viên trên lớp.
Trong việc tổ chức cho học sinh thí nghiệm phần lớn giáo viên sợ mất thới gian và học sinh làm thí nghiệm rất mất trật tự, giáo viên khó quản lý còn chuẩn bị dụng cụ nhiều dụng cụ không đáp ứng do hỏng và cũ thiếu chính xác.
Mặc khác một số bộ phận nhỏ giáo viên chưa theo kịp phương pháp mới, ít đầu tư cho tiết dạy nhất là tiết có thực hành thí nghiệm.
Trong dạy học vật lý 6 các tiết học đều có thí nghiệm, vì vậy việc chuẩn bị cho một tiết dạy cần nhiều thời gian nhất là việc chuẩn bị thí nghiệm.
Thực tế việc hướng dẫn học sinh lớp 6 làm thái nghiệm còn gặp nhiều khó khăn: số học sinh trong lớp qúa đông, một số học sinh ngại thí nghiệm vì không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào, lúng túng trong các khâu thao tác.
3.Về nhà trường:
	Trường THCS Ngan Dừa là trường đạt chuẩn quốc gia nên cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Trang thiết bị của bộ môn đầy đủ giúp cho việc thực hiện các thí nghiệm kiểm chứng với kết quả thực tế khá thuận tiện. Có phòng thí nghiệm cho mỗi tiết thực hành giúp học sinh năng động hơn với sự khám phá thực tế liên hệ với bài học. 
	Với BGH nhà trường năng động cố vấn kịp thời cho các giáo viên, tham mưu ý kiến cấp trên bổ sung kịp thời các khó khăn về chuyên môn và cơ sở vật chất cho quá trình giảng dạy. Đội ngũ giáo viên trẻ năng động sáng tạo trong quá trình giảng dạy, biết học hỏi kinh nghiệm để phục vụ cho việc giảng dạy tốt hơn.
	Tuy vậy trong quá trình giảng dạy một số dụng cụ do nhà sản xuất làm chưa đúng với quá trình biên soạn của SGK nên việc sử dụng gặp không ít khó khăn. Một số dụng cụ do vận chuyển, thử nghiệm hay trong quá trình thí nghiệm bị hư hao báo cáo bổ sung chưa kịp thời.
4.Về phía phụ huynh:
	Trường nằm ở địa bàn nông thôn sâi đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc học của con cái họ một phần là học cho con biết chữ rồi sau này tiếp tục thừa kế nghề nghiệp truyền thống bao đời lại cho con cái.
	Một số bộ phận phụ huynh còn không biết con mình đang học lớp mấy hoặc học ở lớp nào, chưa biết những người đang dạy cho con mình là thầy cô nào.
	Phần nhiều phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con cái ở nhà, chưa đặt ra kế hoạch học tập cho con em một cách phù hợp, chưa nhiệt tình đôn đốc động viên, chỉ bảo hay hướng dân con mình học. Đặc biệt một số phụ huynh trình độ còn thấp hơn con mình nên không biết dạy. Hay do phương pháp đổi mới hiện nay nên một số phụ huynh gặp khó khăn trong quá trình hướng dẫn con em học tập.
III.NHỮNG GIẢI PHÁP:
	1.Chuẩn bị:
	-Giáo viên phải nắm kĩ mục đích của thí nghiệm.
	-Phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu thí nghiệm trước ở nhà.
	-Phải chuẩn bị trước dụng cụ thí nghiệm và có dự phòng.
	-Phải dự đoán những tình huống xảy ra: học sinh trả lời những gì? Khi dụng cụ hỏng hóc hoặc do không chính xác, tìm những cách khắc phục
	2.Tổ chức:
	Tập cho học sinh thói quen học tập: 
	-Làm bài tập ở nhà.
	-Chuẩn bị trước ở nhà để nắm các bước tiến hanh thí nghiệm.
	-Kẽ sẵn bảng kết quả thí nghiệm (nếu có).
	-Nêu được mục đích của thí nghiệm và cần làm gì.
	-Nêu được các dụng cụ cần thiết.
	-Khi tiến hành thí nghiệm thì:
	+Tự làm được thí nghiệm.
	+Quan sát, ghi lại kết quả, nhận xét.
	+Rút ra kết luận.
	Khi học sinh làm thí nghiệm phải biết các thao tác thí nghiệm để đảm bảo thí nghiệm thành công còn giáo viên vàn phải thiết kế tổ chức điều khiển các hoạt động của học sinh để làm thí nghiệm có hiệu quả và qua đó cũng phát huy tính tích cực của học sinh.
	3.Về thực hiện:
	Để phát huy tính tích cực, tự học, tự khám phá làm thành công thì giáo viên phải chẩn bị tốt các dụng cụ để làm thí nghiệm và yêu cầu học sinh làm được các bước sau:
	-Trước khi làm thí nghiệm phải kiểm tra dụng cụ.
	-Nếu các bước tiến hành thí nghiệm.
	-Tự tiến hành thí nghiệm.
	-Quan sát ghi lại kết quả, rút ra kết luận.
	Giáo viên cung cấp thêm những lưu ý hay thông tin cần thiết khi làm thí nghiệm. 
	Giáo viên phải cần theo dõi uốùn nắên kịp thời, tuyệt đối không làm thay cho học sinh.
	Giáo viên phải dự đoán, giải đáp được những ý kiến học sinh nêu ra.
	Giáo viên cần phải chốt lại vấn đề trọng tâm nhất cần nắm sau mỗi hoạt động.
	Sai khi thí nghiệm xong phải cho học sinh thu dọn dụng cụ.
	4.Giải quyết những khó khăn khi dùng thí nghiệm:
	-Học sinh phải xem trước bài ở nhà về cách tiến hành thí nghiệm để khi làm không lúng túng và phải chuẩn bị tốt công việc giáo viên đã dặn.
	-Học sinh khi làm thí nghiệm phải cẩn thận, quan sát ghi chép lại kết quả để nhận xét, rút ra kết luận chính xác.
	-Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho thí nghiệm từ việc soạn giảng cho dụng cụ thí nghiệm,giáo viên phải lắp thử thí nghiệm trước khi lên lớp cho học sinh làm.
	-Khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên phải theo dõi, uốn nắn kịp thới những sai sót nhỏ, khen ngợi, khích lệ những nhóm làm được tốt. Tránh những cử chỉ lời nói gây ức chế hoạt động của học sinh.
	-Giáo viên phải tạo tiết học thoải mái, với học sinh yếu kém cần quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ.
	-Phải tự mình tìm tòi tự học thường xuyên để trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ.
	Trên đây là những giải pháp cho việc hướng dẫn học sinh lớp 6 làm quen với thí nghiệm vật lý trong dạy học. Tuy nhiên để tuết dạy có kết quả tốt chúng ta cần vận dụng linh hoạt giữa các phương pháp phù hợp với đặt thù của môn học.
Bài dạy minh học cho chuyên đề:
Tuần 24
Tiết 24
 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I/ Mục tiêu:
- HS nắm được : thể tích của một chất khí tăng lên khi nĩng lên, giảm khi lạnh đi.
- HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.
- Làm được thí nghiệm trong bài , mơ tả được hiện tượng sảy ra và rút ra được kết luận cần thiết.
II - Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị cho mỗi nhĩm 1 bình thuỷ tinh đáy bằng , 1 ống thuỷ tinh chữ L 1 nút cao su cĩ đục lỗ , 1 cốc nước mầu , ĩmotj phích nước nĩng , 2 bình nước .1 quả bĩng bàn cịn mới , 1 bình cầu và một ống thuỷ tinh.
HS: Đọc trước bài
III/ Tổ chức hoạt động:
1) Ổn định tổ chức: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
 ? nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng - làm bài tập 19 . 2
 3) Bài mới
Hoạt độngcủa giáo viên 
Hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu hS đọc mẩu đĩi thoại của hai bạn
? Theo em bạn bình trả lời đúng hay sai
GV: Làm thí nghiệm: Nhúng quả bĩng bàn cịn mới bị bẹp vào nước nĩng , sau một thời gian bĩng phồng trở lại.
? Tại sao quả bĩng phồng trở lại
? Nếu quả bĩng bị thủng và bẹp . liệu rằng nĩ cĩ phồng trở lại khi cho vào nước nĩng khơng 
GV: Để trả lời được các câu hỏi trên ta học bài hơm nay
? Làm thế nào để biết khơng khí nở ra khi gặp nĩng 
? Khi làm nĩng bình làm thế nào để biết khí trong bình tăng
GV: Cĩ đúng nút bình bật ra chứng tỏ thể tích khí trong bình tăng lên hay khơng.
GV: Cho HS quan sát bình thuỷ tinh
? Làm thế nào để giới hạn thể tích khí trong bình 
? Khi làm nĩng bình khí làm thế nào để biết khí trong bình tăng
GV: Giới thiệu cách giới hạn khí trong bình bằng giọt nước màu 
? Thể tích trong bình định đo đến đâu
? Ta cho khơng khí trong bình nĩng lên hay lạnh đi bằng cách nào.
? Hãy dự đốn xem cĩ hiện tượng gì sảy ra với giọt nước khi làm nĩng bình và khi làm lạnh bình
GV: hãy làm thí nghiệm để kiểm tra dự đốn trên
GV: Phát dụng cụ cho HS
- Điền kết quả vào bảng 
Nhĩm
Cách làm thay đổi t0
KQ
Kluận
1
2
3
GV: Qua phần làm thí nghiệm yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
? Cĩ hiện tượng gì sảy ra với giọt nước mầu trong ống thuỷ tinh khi ta áp tay vào 
? Khi thơi khơng áp tay vào bình thì cĩ hiện tượng gì.
? tại sao V khơng khí trong bình cầu lại tăng khi ta áp hai bàn tay nĩng vào bình 
? tại sao V khơng khí trong bình cầu lại giảm khi ta thơi khơng áp hai bàn tay nĩng vào bình 
GV: Cho HS quan sát bảng 20 . 1 độ tăng V của 1000cm3 của một số chất khí khi tăng t0 lên 500C
GV: Treo bảng phụ nội dung câu C6
- Yêu cầu HS thảo luận và điền vào chỗ trống 
? Qua phần thí nghiệm và trả lời các câu hỏi em cĩ nhận xét gì về sự nở vì nhiết của chất khí
? So sánh sự nở vì nhiết của chất khí, lỏng , rắn.
? tại sao quả bĩng bàn bị bép nhúng vào nước nĩng lại phồng lên
? tại sao khơng khí nĩng lại nhẹ hơn khơng khí lạnh
GV: Minh hoạ bình nĩng lạnh Ga li lê
? tại sao khi bình nguội đi nước dâng nê trong bình thuỷ tinh
? Khi nước dâng lên chứng tỏ thời tiết lạnh hay nĩng
? nếu mực nước tụt xuống chứng tỏ điều gì
 ? tại sao khi áp khăn lạnh vào bình thì cĩ hiện tượng nước phun vào bình 
? Tại sao quả bĩng bàn bị thủng . bẹp lại khơng phồng trong nước nĩng
? Nêu các lét luận về sự nở vì nhiệt của chất khí
Hoạt động 1: 
Tổ chức tình huống 
- HS đọc mẩu đối thoại 
- Dự đốn : Đúng ; sai 
- Quan sát thí nghiệm
-do nhựa quả bĩng gặp nĩng nở ra
- khơng khí trong quả bĩng nở ra
Khơng phồng trở lại
Hoạt động 2: 
1) Làm thí nghiệm 
- Làm thí nghiệm
- Phải giới hạn thể tích khí trong bình
- nút bình lại thật kín
- nút bình bật ra
- Quan sát thí nghiệm
- Đến giọt nước mầu
+ Làm nĩng: dùng lửa, nhúng vào nước nĩng, áp tay vào bình
+ Làm lạnh: Đặt vào chậu nước đá, cho vào tủ lạnh.
+ Giọt nước chạy ra miệng ống
+ Giọt nước chạy vào....
HS làm thí nghiệm trong 5'
- Điền kết quả vào bảng
- Báo cáo kết quả thí nghiệm
Hoạt động 3
2) Trả lời câu hỏi
- Giọt nước mầu đi lên chứng tỏ thể tích khơng khí trong bình tăng, khí nở ra
C2 : Giọt nước mầu đi xuống
C3Do khơng khí trong bình nĩng lên
C4: Do khơng khí trong bình lạnh đi
C5:
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau, các chất lỏng , chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất.
Hoạt động 3: 
3) Rút ra kết luận
C6: (1) tăng; (2) lạnh đi
(3) Ít nhất (4) Nhiều nhất
* Chất khí nở ra khi nĩng lên, co lại khi lạnh đi
* Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
* Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng , chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn 
Hoạt động 4: 
4) Vận dụng củng cố 
C7:Khơng khí trong quả bĩng nĩng lên nở ra làm cho quả bĩng phồng lên
C8: Khi t0 tăng , khối lượng khơng đổi nhưnh V lại tăng do đĩ trọng lượng riêng giảm, nên trọng lượng riêng của khơng khí nĩng nhẹ hơn trọng lượng riêng của khơng khí lạnh
C9: - Khi bình nguội khơng khí trong bình co lại nước tràn vào chiếm chỗ phần thể tích khí giảm.
- Trời lạnh
- Trời nĩng
- Khơng khí trong quả bĩng nở ra tràn qua lỗ thủng ra ngồi.
- HS nêu kết luận 
 4) Hướng dẫn về nhà : 
 - Yêu cầu hS về nhà học thuộc phần ghi nhớ , Áp dụng giải thích một số hiện tượng 
 thực tế
Về nhà làm các bài tập 20.1; 20.2 (SBT)
IV. Rút kinh nghiệm:
	V.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
	Qua việc cho học sinh làm quen với tiết thí nghiệm vật lý 6 vào 10 tuần đầu năm đã đạt được kết quả sau:
Lớp/sĩ số
HS làm được thí nghiệm
HS chưa làm được thí nghiệm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
6A2/42
30
71
12
29
6A3/43
32
74
11
26
6A4/40
30
75
10
25
6A5/38
27
71
11
29
6A6/39
27
69
12
31
Tổng/202
146
72,3
56
27,7
	Kết quả trên tuy chưa cao nhưng đã thay đổi được cách dạy và học góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với sự phát triển của xã hội . việc này giúp cho học sinh sẽ chủ động hơn trong quá trình học tập môn vật lý cũng như những môn học khác trong nhà trường cũng như ở nhà, học sinh có khả năng rèn luyện kỹ năng tự hoạt động.
	VI.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
	Để dạy và học tốt môn vật lý không thể thiếu thí nghiệm, thí nghiệm đã giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ, chính xác. Qua thí nghiệm sẽ tạo lòng yêu thích bộ môn cho học sinh.
	Giáo viên khi chuẩn bị thí nghiệm phải nghiên cứu kỹ, dự đoán tình huống giải đáp thắc mắc của học sinh. Từ đó rèn luyện tính kiên trì và lòng yêu nghề của mỗi giáo viên.
	VII. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
	Hiện nay với chương trình đổi mới sách giáo khoa cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh tích cực chủ động , việc sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp là điều kiện cần thiết ở tiết dạy như:một số dụng cụ làm thí ngiệm bằng vật liệu dễ hỏng và dụng cụ sử dụng chỉ một lần. Vì vậy nên kịp thời bổ sung mới.
	Nên tổ chức nhiều cuộc thi cho học sinh tự làm dụng cụ học tập.
	Chuyên đề này có thể mở rộng áp dụng cho môn học khác và áp dụng cho các trường có điều kiện tương tự .
	Tuy nhiên trong quá trình viết có nhiều thiếu sót mong đón nhận đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô giúp chuyên đề này hoàn thiện hơn.
	Xin chân thành cản ơn!
Nhóm viết chuyên đề
Võ Thị Kiều	Nguyễn Hoàng Khải
duyệt của HĐKH trường 	duyệt của HĐKH phòng 
 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 	- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 	- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 	- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 	- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 	- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 	- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 	- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 	- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 	- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 	- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 

File đính kèm:

  • docsKKN VAT LY 6.doc