Giáo án Vật lý Lớp 6 - Năm học 2017-2018

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Hiểu được định nghĩa trọng lượng riêng của một chất.

Vận dụng công thức P = d.V để tính trọng lượng của một vật.

2.Kỹ năng:

 Biết sử dụng bảng số liệu để tra cứu trọng lượng riêng của các chẩt.

3. Thaí độ: Tính trung thực trong các phép đo

II. CHUẨN BỊ:

Cho mỗi nhóm học sinh: lực kế GHĐ 2,5N, một quả cân 200g, bình chia độ có GHĐ 250 cm3.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1.Ổn định lớp :

2Kiểm tra bài cũ :

-Phát biểu hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.

-Khối lượng riêng là gì ? công thức tính khối lương theo khối lượng riêng?

3Giảng bài mới

 

docx87 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 6 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 thì OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì?
Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm: “So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vật khi thay đổi vị trí các điểm O; O1, O2.
Cho học sinh chép bảng kết quả thí nghiệm.
C2: Đo trọng lượng của vật.
Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế theo 3 trường hợp trong bảng 15.1.
C3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Hoạt động 4 : (7 phút)
Vận dụng
C4: Tìm thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
C5:Hãy chỉ ra điểm tựa, các lực tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong H 15.5.
C6: Hãy chỉ ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bẩy ở hình 15.1 để làm giảm lực kéo.
Học sinh nghiên cứu sgk
Tìm hiểu về đoàn bẩy
C1: 1 (O1) – 2 (O) – 3 (O2)
4 (O1) – 5 (O) – 6 (O2).
Hình 15.4: Muốn lực nâng vật lên (F2) nhỏ hơn trọng lượng của vật (F1) thì các khoảng cách OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì?
Chuẩn bị: lực kế, khối trụ kim loại có móc, dây buộc, giá đỡ có thanh ngang.
Tiến hành đo:
C2: Học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 15.4 để đo lực kéo F2 và ghi vào bảng 15.1.
C3: Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
C4: Tùy theo học sinh.
C5: Điểm tựa
 Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền.
Trục bánh xe cút kít.
Ốc vít giữ chặt hai lưỡi kéo.
 Trục quay bấp bênh.
Điểm tác dụng của lực F1:
Chỗ nước đẩy vào mái chèo.
 Chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm.
Chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo.
Chỗ một bạn ngồi.
Điểm tác dụng của lực F2:
– Chỗ tay cầm mái chèo.
– Chỗ tay cầm xe cút kít.
– Chỗ tay cầm kéo.
– Chỗ bạn thứ hai.
C6: Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn. Buộc dây kéo ra xa điểm tựa hơn. Buộc thêm vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.
I. Tìm hiểu cấu tạo đòn bẩy:
Các đòn bẩy đều có một điểm xác định gọi là điểm tựa O. Đòn bẩy quay quanh điểm tựa
– Trọng lượng của vật cần nâng (F1) tác dụng vào một điểm của đòn bẩy (O1).
– Lực nâng vật (F2) tác dụng vào một điểm khác của đòn bẩy (O2).
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1. Đặt vấn đề:
Muốn lực nâng vật lên (F2) nhỏ hơn trọng lượng của vật (F1) thì các khoảng cách OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì?
2. Thí nghiệm:
3. Rút ra kết luận:
Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
4. Vận dụng
Củng cố bài:
Giải BT 15.1, 15.2 SBT
Đòn bẩy có cấu tạo các điểm nào?
Để lực F1 < F2 thì đòn bẩy phải thỏa mãn điều kiện gì?
(Chép phần ghi nhớ vào vở).
IV.Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc nội dung ghi nhớ.
Bài tập về nhà: 15.3; 15.4 trong sách bài tập.
Ngày soạn: 28/11/2017
Ngày dạy: 08/12)6B,C,D-(16/12)6A
Tiết 17 : ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức đã học.
2.Kỹ năng : Vận dụng các công thức và biết sử dụng để giải các bai tập.
3. Thaí độ: Tính trung thực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Hệ thống các câu hỏi để ôn tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định lớp 
Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
Vận dụng vào trong hệ thống câu hỏi.
Giảng bài mới:
Câu hỏi ôn tập
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Viêt Nam là gì? 
Khi dùng thước đo cần phải biết điều gì?
Cho biết dụng cụ đo thể tích chất lỏng? Đơn vị đo thể tích.
Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước trong hai trường hợp:
Dùng bình chia độ, bình tràn.
Khối lượng của một vật là gì? Cho biết đơn vị, dụng cụ đo khối lượng?
Lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng? Cho biết đơn vị lực. Đo lực bằng gì ?
Cho biết những hiện tượng nòa có thể tác dụng lên vật.
Lực hút của Trái đất gọi là gì? Lực này có phương chiều như thế nào?
Một vật có khối lượng 100g thì có trọng lượng là 1N. Một vật có trọng lượng 10N thì có khối lượng 1kg.
Tại sao nói lò xo là một vật có tính đàn hồi? Khi lò xo bị nén hoặc bị dãn thì nó tác dụng lực gì lên các vật tiếp xúc với 2 đầu của nó?
Viết hệ thức liên qua giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật.
Khối lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị khối lượng riêng.
Trọng lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị trọng lượng riêng.
Viết công thức tương quan giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng.
Các máy cơ đơn giản thường dùng là loại máy nào?
Để đưa một vật lên độ cao nhất định, em phải làm thế nào để giảm lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng đó.
Một vật được gọi là đòn bẩy phải có 3 yếu tố nào?
II. Điền vào chỗ trống 
	1. Giới hạn đo của thước là.ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất của thước là .trên thước.
2. Thể tích vật rắn không thấm nước được đo bằng cách : vật đó vào chất lỏng đựng trong BCĐ thể tích của phần chất lỏng..bằng thể tích của vật.
3. Mọi vật đều có ., khối lượng của một vật chỉ chứa trong vật.
4. Người ta đứng trên tấm ván mỏng làm nó cong đi . Tấm ván đã bịđó là do kết quả tác dụng của lên tấm ván.
5. Dùng mạt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với một lựccủa vật
6. Đòn bẩy luôn có và có.............
III. Trắc nghiệm 
Một bạn dùng thước có ĐCNN 1cm để đo độ dài của cái bàn học . Trong các cách ghi kết quả sau đây cách ghi nào đúng nhất :
 A . 5m
 B . 50dm
 C . 50cm
 D . 5000mm
2. Thước nào sau đây thích hợp đo độ dài sân trường em ?
 A. Thước thẳng GHĐ 1m.
 B. Thước kẻ GHĐ 30cm.
 C. Thước dây GHĐ 100cm.
 D. Thước cuộn GHĐ 30m
3. BCĐ có ĐCNN là 0,5cm3. Cho biết kết quả đo nào là đúng :
 20,2 cm3
10,30 cm3
20,5 cm3
20 cm3
4. Trên bao xi măng có ghi 50 kg số đó cho biết :
 A. Sức nặng của bao xi măng.
 B. Khối lượng của bao xi măng.
 C. Thể tích của bao xi măng.
 D. Sức nặng và trọng lượng của bao xi măng.
5. Sử dụng bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng :
 A. Thể tích tràn ra.
 B. Thể tích nước tràn ra bình chứa.
 C. Thể tích bình chứa.
 D. Thể tích còn lại trong bình tràn.
6. Hai lực cân bằng là hai lực :
 A. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều. 
 B. Mạnh như nhau, khác phương, ngược chiều. 
 C. Mạnh khác nhau, cùng phương, ngược chiều. 
 D. Mạnh như nhau, cùng phương, khác chiều
7. Dùng chân đá mạnh vào quả bóng sẽ làm cho quả bóng :
 Biến dạng.
 Biến đổi chuyển động.
 Vừa biến dạng vừa biến đổi chuyển động.
 Không có hiện tượng gì xảy ra với quả bóng.
8. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi :
 Bị kéo dãn ra.
 Bị nén ngắn lại.
 Bị hỏng.
 Cả dãn ra và nén ngắn lại.
9. Máy cơ đơn giản sẽ giúp con người :
 Làm việc mệt nhọc hơn.
 Làm việc dễ dàng hơn.
 Làm việc khó khăn hơn.
 Làm việc nặng nề hơn
10. Trong các dụng cụ sau đây dụng cụ nào không phải là đòn bẩy :
 A. Cái kìm.
 B. Cái kéo.
 C. Cái cầu thang.
 D. Cái cân Rôbécvan.
Củng cố : 
	Có bao nhiêu đơn vị đo, dụng cụ đo, cách đo đã học ở học kì 1 ?
 Có bao nhiêu công thức đã học và là các công thức nào ?
IV.Hướng dẫn về nhà:
 Học bài chuẩn bị cho thi học kì I
Ngày soạn :22/12/2017
Ngày dạy : (25/12)6B- (28/12)6C,D- (06/01)6A
TiẾT 19 : RÒNG RỌC
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Nhận biết cách sử dụng ròng rọc trong đời sống và lợi ích của chúng
 Tuỳ theo công việc mà biết cách sử dụng ròng rọc thích hợp
2.Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng làm các thí nghiệm về máy cơ đơn giản
3.Thái độ : Tỉ mĩ trong quá trình học
II. CHUẨN BỊ:
a/ Cho mổi nhóm học sinh:
Lực kế có GHĐ từ 2N trở lên. 
Khối trụ kim loại có móc nặng 2N. 
Dây vứt qua ròng rọc.
Một ròng rọc cố định(kèm theo gía đở )
Một ròng rọc động(có giá đở)
b/ Cho cả lớp: 
Tranh vẻ tô hình 16.1, 16.2 và bảng 16.1 SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: 
lớp trưởng báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Đòn bẩy có cấu tạo như thế nào ?
Giải bài tập: 15. 3; 15.4 SBT
3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động1: (3 phút)
Tổ chức tình huống học tập
GV: Ngoài trường hợp dùng mặt phẳng nghiên dùng đòn bẩy có thể dùng ròng rọc để nâng ống bê tông lên được không?
Hoạt động 2: (7 phút)
Tìm hiểu cấu tạo ròng rọc
Cho học sinh đọc phần thu thập thông tin ở mục 1:
C1: Hãy mô tả các ròng rọc vẽ ở hình 16.2. Giáo viên giới thiệu chung về ròng rọc:
?- Thế nào là ròng rọc cố định ?
?- Thế nào là ròng rọc động ?
Hoạt động 3: (25 phút)
Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con nguời làm công việc dể dàng hơn như thế nào ?
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm: Hoc sinh làm việc theo nhóm.
Giới thiệu chung về dụng cụ thí nghiệm cách lắp thí nghiệm và các bước thí nghiệm:
C2 : Học sinh tiến hành đo theo hướng dẫn của giáo viên
C3: dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy
so sánh :
a/ Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định
b/ Chiều, cường độ của lực kéo lực lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động
C4: Học sinh điền từ thích hợp vào chổ trống:
Hoạt động 4 ( 8 phút)
Vận dụng
C5:Tìm những thí dụ về sử dụng ròng rọc
C6: Dùng ròng rọc cố định có lợi gì?
C7: Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn ? Tại sao ?
Đọc vấn đề
Học sinh thảo luận nhóm 
C1: Ròng rọc là bánh xe có rãnh, quay quanh trục có móc treo.
Ròng rọc cố định là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định ( có móc treo trên bánh xe).
Khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định. (Hình 16.2a)
Ròng rọc động là một bánh xe có rãnh để vắt qua dây, trục của bánh xe không được mắc cố định.
Khi kéo dây, bánh xe vừa chuyển động cùng với trục của nó.
Chuẩn bị : lực kế, khối trụ kim loại, giá đở, ròng rọc và dây kéo.
C2:Tiến hành đo (Ghi kết quả vào bảng16.1)
C3: 
a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên). So sánh chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định (trên xuống) là ngược nhau. Độ lớn của hai lực nầy như nhau (bằng nhau)
b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên ) so sánh với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên) là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động
c4: 
a. Cố định
b. Động
C5: Tuỳ học sinh (Có sửa chửa)
C6: Dùng ròng rọc cố định giúp lam thay đổi hướng của lực kéo(được lợi về hướng)dùng ròng rọc động được lợi về lực.
C7: Sử dụng hệ thống gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động thì có lợi hơn vì vừa lợi về lực, vừa lợi về hướng của lực kéo.
I. Tìm hiểu về ròng rọc:
Ròng rọc là bánh xe có rãnh, quay quanh trục có móc treo.
Ròng rọc cố định là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định ( có móc treo trên bánh xe).
Ròng rọc động là một bánh xe có rãnh để vắt qua dây, trục của bánh xe không được mắc cố định.
Khi kéo dây, bánh xe vừa chuyển động cùng với trục của nó.
I
I. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1. Thí nghiệm :
2.Nhận xét:
- Đo lực kéo vât theo phương thẳng đứng
- Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định
- Đo lực kéo vật qua ròng rọc động
3. Rút ra kết luận
 Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp
 Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
4. Vận dụng
4.Củng cố bài :
Giải BT 16.1, 16.2 SBT
Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ và ghi vào vở
Ghi nhớ: 
Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hứơng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp
 Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật
IV.Hướng dẫn về nhà:
 Làm bài tập số 16.3, 16.4, 16.5 ở nhà
 Xem trước nôi dung tổng kết chương I trang 153. SGK
Ngày soạn :02/01/2018
Ngày dạy : (05/01)6C,D-(08/01)6B- (13/01)6A
Tiết 20 : TỔNG KẾT CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU:
Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương. Củng cố và đánh giá sự hiểu biết kiến thức và kỹ năng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên có thể chuẩn bị một số nội dung trực quan nhãn ghi khối lượng tịnh kem giặt, sữa hộp
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp: 
lớp trưởng báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
a.Ròng rọc cố định có cấu tạo ntn ? Nó giúp ích gì khi kéo vật lên cao ?
b. Ròng rọc động có cấu tạo ntn ? Nó giúp ích gì khi kéo vật lên cao ?
3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: (15 phút)
I. Ôn tập: 
Học sinh trả lời
1. Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo:
A. Độ dài
B.Thể tích
C. Lực
D. Khối lượng
2. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác là gì?
3. Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?
4. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì?
5. Lực hút của Trái đất lên các vật gọi là gì?
6. Dùng tay ép hai đầu một lò xo bút bi lại, lực mà lò xo tác dụng lên tay gọi là gì?
7. Trên vỏ hộp kem giặt VISO có ghi 1kg. Số đó chỉ gì?
8. Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
9. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
10. Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật.
11. Viết công thức tính khối lượng riêng theo khối lượng và thể tích.
12. Hãy nêu tên 3 loại máy cơ đơn giản đã học.
13. Nêu tên máy cơ đơn giản dùng trong công việc sau:
–Kéo một thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà.
– Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải.
– Cái chắn ô tô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc.
Hoạt động 2:
II. VẬN DỤNG. (10 phút)
1. Dùng các từ có sẵn viết thành 5 câu khác nhau:
2. Một học sinh đá vào quả bóng. Có những hiện tượng gì xảy ra với quả bóng?
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
a. Quả bóng bị biến dạng.
b. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi
c. Quả bóng bị biến dạng đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
3. Có ba hòn bi kích thước bằng nhau được đánh số 1, 2, 3. Hòn bi 1 nặng nhất, hòn bi 3 nhẹ nhất. Trong 3 hòn bi đó có một hòn bi bằng sắt, một hòn bằng nhôm, hòn nào bằng chì?
Chọn cách trả lời đúng trong 3 cách: A, B, C
4. Hãy chọn những đơn vị thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
5. Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
6. Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo?
7. Tại sao kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo ?
Học sinh lần lượt trả lời :
1:
A. Thước
B. Bình chia độ, bình tràn.
C. Lực kế.
D. Cân.
2: Lực.
3: Làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật.
4: Hai lực cân bằng.
5: Trọng lực hay trọng lượng.
6: Lực đàn hồi.
7: Khối lượng của kem giặt trong hộp.
8: 7800 kg/m3 là khối lượng riêng của sắt.
9: Đơn vị đo độ dài là mét, kí hiệu là m.
Đơn vị đo thể tích là mét khối, kí hiệu là m3.
Đơn vị đo lực là Niu tơn, kí hiệu là N.
Đơnvị đokhối lượng là kílôgam, kí hiệulà kg
Đơn vị đo khối lượng riêng là kí lô gam trên mét khối, kí hiệu là kg/m3.
10: P = 10.m
11: 
12: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy.
13:
– Ròng rọc.
– Mặt phẳng nghiêng.
– Đòn bẩy
1.
a. Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
b. Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá.
c. Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên các đinh.
d. Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt.
e. Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn.
2. Chọn câu C.
3. Chọn cách B.
4. a. Khối lượng của đồng là 8.900 kg trên mét khối.
b. Trọng lượng của một con chó là 10 niutơn
c. Khối lượng của một bao gạo là 50 kílôgam
d. Trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000 niu tơn trên mét khối.
e. Thể tích nước trong bể là 3 mét khối.
5. a. Mặt phẳng nghiêng.
b. Ròng rọc cố định.
c. Đòn bẩy.
d. Ròng rọc động.
6. Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm.
7. Vì cắt giấy, cắt tóc thì chỉ cần có lực nhỏ. Lưỡi kéo dài hơn tay cầm tay ta vẫn có thể cắt được. Bù lại tay được lợi là tay ta di chuyển ít mà tạo ra được vết cắt dài theo tờ giấy.
III. Trò chơi ô chữ : ( 15 phút)
Ô chữ thứ nhất: Theo hàng dọc :
1. Máy cơ đơn giản giúp làm thay đổi độ lớn của lực ?
- Ròng rọc động
2. Dụng cụ đo thể tích.
- Bình chia độ
3. Phần không gian mà vật chiếm chỗ.
- Thể tích 
4. Loại dụng cụ giúp con người làm việc dễ dàng hơn.
- Máy cơ đơn giản
5. Dụng cụ giúp làm thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
- Mặt phẳng nghiêng
6. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
- Tọng lực
7.Thiết bị gồm cả ròng rọc động và ròng rọc cố định.
- Pa lăng
Từ hàng dọc : Điểm tựa.
 Ô chữ thứ hai:
Theo hàng ngang: 
1. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật ?
- TRọng lực
2. Đại lượng chỉ lượng chất chứa trong vật ?
- Khối lượng
3. Cái gì dùng để đo khối lượng ?
- Cái cân
4. Lực mà lò xo tác dụng lên tay ta khi tay ép lò xo lại ?
- Lực đàn hồi
5. Máy cơ đơn giản có điểm tựa là ?
- Đòn bẩy
6. Dụng cụ mà thợ may thường dùng để lấy số đo cơ thể khách hàng ? 
- Thước dây
Theo hàng dọc: Lực đẩy
4. CỦNG CỐ BÀI: 
	Hệ thống lại kiến thức của chương
IV.Hướng dẫn về nhà:
– Học sinh xem trước bài: Sự nở vì nhiệt của chất rắn.
– Làm bài tập từ số 1 đến số 5.
Ngày soạn :09/01/2018
Ngày dạy : (12/01)6C,D-(15/01)6B- (20/01)6A
CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC
Tiết 21 : CHỦ ĐỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT –THÍ NGHIỆM VỀ SỰ NỞ 
VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức
- Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ :
- Thể tích, chiều dài của một vật tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
2.Kỹ năng.
 Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn ,lỏng, khí. 
 Biết đọc các biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết.
3.Thái độ.
- Giúp học sinh vận dụng được kiến thức của bài để giải thích các vấn đề trong thực tế cuộc sống, nhằm góp phần cho học sinh tin tưởng vào khoa học vật lí.
II.CHUẨN BỊ : 
- Một quả cầu bằng kim loại, 1 vòng kim loại, 2 đèn cồn, 1 bậc lửa, 1 chậu nước lạnh, 1 khăn lau khô sạch, 1 giá đỡ.
-1 Ống thủy tinh thẳng, 1 chậu thủy tinh, 1 bình thủy tinh đáy bằng, 1 nút cao su có lỗ ở giữa.
- Quả bóng bàn bị bẹp, phích nước nóng, cốc.
bình thủy tinh đáy bằng, ống thủy tinh thẳng, cốc nước pha màu, khăn lau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1.Ổn định lớp : 
Lớp trưởng báo cáo sỉ số.
2.Kiểm tra bài cũ :
 Lồng vào bài mới.
3.Giảng bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: ( 5 phút)
Tổ chức tình huống :
Dựa vào phần mở bài trong SGK giáo viên giới thiệu thêm: Tháp Epphen là tháp cao 320m do kĩ sư người Pháp Eifelt thiết kế. Tháp được xây dựng năm 1889 tại quảng trường Mars. Nhân dịp Hội chợ quốc tế lần thứ nhất tại Pari. Hiện nay tháp được làm trung tâm Phát thanh và Truyền hình và là điểm du lịch nổi tiếng của nước Pháp. Các phép đo chiều cao tháp vào ngày 01/01/1890 và ngày 01/07/1890 cho thấy, trong vòng 6 tháng tháp cao thêm 10cm. Tại sao lại có sự kì lạ đó ?. Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép lại có thể “lớn lên” được hay sao ?
- Tại sao chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có khe hở ?
- Ở hai đầu cầu bằng thép người ta có gắn hai gối đỡ, tại sao có một gối đỡ phải đặt trên con lăn ?
Để có cơ sở giải thích vấn đề chúng ta làm thí nghiệm :
Hoạt động 2: ( 14 phút)
Thí nghiêm về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
Giáo viên giới thiệu dụng cụ và tiến hành thí nghiệm trên lớp, cho học sinh nhận xét hiện tượng.
+ Thử thả cho quả cầu lọt qua vòng kim loại. Trước khi hơ nóng quả cầu có lọt qua vòng kim loại không ?
+ Dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu kim loại trong 3 phút, rồi thử xem quả cầu có còn lọt qua vòng kim loại không ?
+ Nhúng quả cầu đã hơ nóng vào nước lạnh rồi thử thả qua vòng kim loại.
Cho HS trả lời câu hỏi :
- Hơ nóng quả cầu để làm gì ?
- Nhúng quả cầu đã đun nóng vào nước lạnh để làm gì ?
Cho học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C1, C2
C1: Tại sao khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại ?
C2: Tại sao khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt vòng kim loại ?
Hãy điền vào chỗ trống :
Khi hơ nóng quả cầu (1), khi lạnh đi quả cầu (2).
Qua TN ta rút ra được kết luận gì ?
Rút ra kết luận :
Cho HS thảo luận nhóm :
C3: Học sinh điền từ vào chỗ trống :
a. Thể tích của quả cầu (1). khi quả cầu nóng lên
b. Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu (2).
Ghép cột A với cột B thành câu đúng :
Cột A
Cột B
 1. Khi quả cầu nóng lên
 2. Khi quả cầu lạnh đi
 a. quả cầu co lại, thể tích quả cầu giảm đi.
 b. quả cầu nở ra, thể tích quả cầu tăng lên.
- Một tấm kim loại mỏng, ở trên có khoét một lỗ tròn. Hỏi khi nung nóng tấm kim loại thì đường kính của lỗ tròn tăng hay giảm ?
- Khi nung nóng một vật rắn thì cái gì sẽ giảm ?
- Khi nung nóng vật rắn thì :
Khối lượng c

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2017_2018.docx