Giáo án Vật lý 6 - Tiết 30, Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Pha1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:

Giáo viên gợi lại cho học sinh thấy rằng các vật ướt như quần áo, bát đĩa. sau một khoảng thời gian nào đó sẽ khô. Tùy từng điều kiện cụ thể mà các vật bị ướt có thể khô nhanh hay chậm. Từ đó, giáo viên nêu câu hỏi: Cần phải làm thế nào để làm một vật bị ướt khô nhanh hơn?

Pha 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu

Trong khi học sinh viết ra các ý kiến của mình về cách làm cho một vật bị ướt khô nhanh, giáo viên đi xuống và quan sát vở thí nghiệm của một số học sinh để nắm bắt nhanh các quan niệm ban đầu của học sinh về sự bay hơi. Trong quá trình quan sát, cố gắng nắm bắt nhanh những quan niệm khác biệt của học sinh, chọn những học sinh có quan niệm "sai" nhiều nhất để yêu cầu lên trình bày trước, những học sinh có quan niệm "đúng" nhất cho trình bày sau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Tiết 30, Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/03/2016 	
Tiết 30	
Bài 26: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng. 
Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi.
Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của hiện tượng đồng thời vào ba yếu tố. Xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.
 2. Kỹ năng:
Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế.
 3. Thái độ:
Trung thực, cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
Chuẩn bị cho cả lớp:
Tranh vẽ H.26.1; 26.2a; b; c. 
Chuẩn bị cho mỗi nhóm :
Một giá đỡ thí nghiệm. Một kẹp vạn năng. Hai đĩa nhôm nhỏ giống nhau. Một bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 0,1 hoặc 0,2ml. Một đèn cồn.
Phương pháp “BÀN TAY NẶN BỘT”
 2. Chuẩn bị của học sinh: 
Đọc trước bài 26.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi kiểm tra
Đáp án
Biểu điểm
Thế nào là sự đông đặc? Nêu những đặc điểm về sự đông đặc.
 Làm bài tập 24-25.2.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
*Đặc điểm:
-Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ đông đặc. 
-Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau.
-Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
-Trong cùng một chất nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
Bài tập 24-25.2.Đáp án D
3đ
4đ
3đ
- Giáo viên nhận xét.
 3. Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1’)
GV: Dùng khăn lau bảng bị ướt lau lên bảng, một lát sau bảng khô.
Vậy nước trên bảng đã biến đi đâu mất? Cũng như nước mưa trên đường nhựa đã biến đi đâu khi mặt trời lại xuất hiện. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài 26: “Sự bay hơi và sự ngưng tụ”
b) Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
Pha1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
Giáo viên gợi lại cho học sinh thấy rằng các vật ướt như quần áo, bát đĩa... sau một khoảng thời gian nào đó sẽ khô. Tùy từng điều kiện cụ thể mà các vật bị ướt có thể khô nhanh hay chậm. Từ đó, giáo viên nêu câu hỏi: Cần phải làm thế nào để làm một vật bị ướt khô nhanh hơn?
Học sinh liên hệ được với những hoạt động diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như phơi quần áo, bát đĩa, thóc lúa... để từ đó ý thức được vấn đề mà giáo viên nêu ra là vật trở nên khô khi nước từ các vật bị ướt bay hơi đi. Muốn khô nhanh thì phải làm cho nước bay hơi nhanh.
7’
Pha 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu
Trong khi học sinh viết ra các ý kiến của mình về cách làm cho một vật bị ướt khô nhanh, giáo viên đi xuống và quan sát vở thí nghiệm của một số học sinh để nắm bắt nhanh các quan niệm ban đầu của học sinh về sự bay hơi. Trong quá trình quan sát, cố gắng nắm bắt nhanh những quan niệm khác biệt của học sinh, chọn những học sinh có quan niệm "sai" nhiều nhất để yêu cầu lên trình bày trước, những học sinh có quan niệm "đúng" nhất cho trình bày sau.
Học sinh làm việc cá nhân, ghi những quan niệm của mình về cách làm cho một vật khô nhanh.
Có thể có một số nhóm quan niệm ban đầu như sau:
- Phải đem phơi nắng;
- Có thể dùng quạt điện để quạt;
- Dùng máy sấy.
- Cần phải căng rộng vật ra như khi phơi quần áo;
- Cần phải trải mỏng ra như phơi thóc, rơm;
- Phải xếp đất ruộng lên thành luống cao...
12’
Pha 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
 Tổ chức cho học sinh nêu các quan niệm ban đầu và thảo luận. Chú ý làm cho học sinh phát hiện được các điểm quan
 trọng trong các cách làm khác nhau:
- Phơi nắng nghĩa là làm nóng vật;
-  Trải rộng vật ra như phơi quần áo,
 phơi thóc lúa... là làm tăng diện tích tiếp xúc của vật với không khí;
- Quạt vào vật cũng tương tự như 
phơi vật trước gió.
Giáo viên yêu cầu học sinh đề xuất
 các phương án thí nghiệm nhằm tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi mà học 
sinh nêu ra bằng cách nêu các câu
 hỏi:
- Theo các em, làm thế nào có thể
 kiểm tra xem nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của nước hay không ?
- Theo các em, ta có thể kiểm tra
 xem gió có ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của nước bằng cách nào?
- Làm thế nào để kiểm tra xem độ 
rộng của mặt thoáng có ảnh hưởng
 đến tốc độ bay hơi của nước?
 Từ các quan niệm ban đầu, học sinh đưa ra các 
câu hỏi như:
- Liệu có phải khi nhiệt độ cao thì nước bay hơi 
nhanh hơn không?
- Liệu có phải khi mặt thoáng càng rộng 
thì nước bay hơi càng nhanh?
- Liệu có phải khi có gió thì nước sẽ bay
 hơi nhanh hơn?
Học sinh đề xuất các phương án thí nghiệm:
- Lấy hai lượng nước bằng nhau, một lượng 
nước nguội và một lượng nước nóng từ ấm siêu tốc,
 cho vào hai cái đĩa giống nhau, xem nước ở cái nào bay hơi hết trước (hoặc có thể đặt một đĩa trên 
bàn còn một đĩa lên kiềng dùng đèn cồn để đun) 
- Lấy hai lượng nướcbằng nhau (nước nóng từ ấm siêu tốc hoặc dùng cồn 900) cho vào hai cái đĩa
 giống nhau, đặt một trong hai đĩa trước 
quạt điện và chờ xem nước (cồn) ở đĩa nào bay hơi
 hết trước.
- Lấy hai lượng nước bằng nhau (nước nóng từ ấm siêu tốc hoặc cồn 900) đổ vào một cái đĩa
 nhỏ và một cái đĩa lớn, chờ xem nước ở 
đâu bay hơi hết trước.
8’
Pha 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Giáo viên phát cho học sinh các dụng cụthínghiệm:
- Một chai nước lọc và ống đong có vạch chia độ; cồn 900 đựng trong chai nhỏgiọt.
- Một số đĩa sứ hoặc nhôm: 2 cái nhỏ giống nhau và một cái lớn;
- Đèn cồn, kiềng đun, quạt điện.
Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm, vẽ hình bố trí thí nghiệm và ghi các kết quả thí nghiệm vào vở thí nghiệm.
Trong quá trình học sinh làm thí nghiệm, giáo viên đi đến từng nhóm để giúp đỡ học sinh khi cần, quan sát nhanh vở thí nghiệm của học sinh để nắm bắt các kết quả thí nghiệm. Đưa ra những gợi ý, hướng dẫn cần thiết để các nhóm đi đúng hướng, tuy nhiên không làm giúp học sinh.
Học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm nhỏ.
TN1: Kiểm nghiệm sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ của chất lỏng.
TN2: Kiểm nghiệm sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào gió.
TN3: Kiểm nghiệm sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào mặt thoáng.
 Ghi cách tiến hành các thí nghiệm và kết quả tương ứng vào vở thí nghiệm.
 Mỗi nhóm ghi cách làm thí nghiệm và kết quả thí nghiệm lên từ giấy A0 để báo cáo và thảo luận
5’
Pha 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm và thảo luận. Có thể yêu cầu mỗi nhóm ghi kết quả thí nghiệm của nhóm mình vào tờ giấy A0 để treo lên và so sánh.
 Nêu các câu hỏi để học sinh giải thích thêm về các kết quả thí nghiệm thu được.
Đại diện các nhóm học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình, trả lời các câu hỏi của nhóm bạn.
Ghi chép các kết luận về kiến thức sau khi thống nhất chung toàn lớp.
 PHIẾU TỔNG KẾT KIẾN THỨC
1. Sự bay hơi
- Sự bay hơi là hiện tượng nước biến thành hơi nước.
- Không phải chỉ nước mới bay hơi, mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào: Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Giáo viên phát cho học sinh phiếu tổng kết kiến thức. Giao cho học sinh tiếp tục tìm hiểu về ứng dụng của sự bay hơi trong cuộc sống.
Nhận các phiếu tổng kết kiến thức và dán vào vở thí  nghiệm.
Làm báo cáo về việc tìm hiểu các ứng dụng của sự bay hơi.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
Về nhà học bài. 
Làm bài tập 26.27.2 ; 26.27.6 -> 24.25.8 SBT.
Đọc phần: “có thể em chưa biết”.
Chuẩn bị bài: “Sự bay hơi và sự ngưng tụ” (tt)
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docBai_26_Su_bay_hoi_va_su_ngung_tu.doc