Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy bài thực hành môn Công nghệ 9
• Giáo viên, học sinh cần chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, dụng cụ cho tiết thực hành.
• Trong quá trình thực hành chỉ có một vài học sinh tham gia, những học sinh cỏn lại không tích cực hoạt động. Đây là vấn đề thường gặp phải trong các bài thực hành, thường thì trong nhóm thực hành chỉ có khoảng 1 hoặc 2 em là tích cực hoạt động, các em còn lại hay ỷ lại các bạn trong nhóm.
Do các bài thực hành thường hoạt động theo nhóm nên chỉ cần vài bạn trong nhóm làm tốt thì cả nhóm sẽ đạt điểm tốt.
Khi đánh giá các bài thực hành giáo viên chủ yếu căn cứ vào kết quả trên báo cáo thực hành, chính vì vậy mà trong quá trình thực hảnh một số học sinh kho̊ng hoạt động vå̃n có điểm. Để khắc phục tình trạng này tôi đã đổi mới phương pháp kiểm tra, thay vì chỉ đánh giá điểm trên báo cáo thực hành tôi kiểm tra, đánh giá bài làm kết hợp với phương pháp quan sát, việc đánh giá kết quả thực hành của học sinh phải là quá trình mang tính hệ thống, nghĩa là phải đánh giá được cả kiến thức, Kĩ năng, thái độ của học sinh trong từng giai đoạn, tửng bước trong qui trình thực hành cũng như sản phẩm cuối cùng. Vi thế, giáo viên cần phải quan sát, ghi lại cụ thể kết quả đánh giá tửng bước theo nội dung và quy trình bài thực hành vào phiếu theo dỗi của mình để có tư liệu chính xác cho việc đánh giá cuối cùng. Trong quá trình thực hành cần thường xuyên theo dõi và nhắc nhở những học sinh chưa tích cực hoạt động cùng tham gia làm việc.
Để giúp cho các em nắm vững được qui trình thực hành trong suốt quá trình giảng dạy khi làm một việc nào đó giáo viên cần hướng dẫn cho các em hiểu rõ qui trình, bắt đầu từ việc chuẩn bị, tiếp đó đến các bước, các công đoạn cụ thể để thực hiện công việc và cuối củng được kết thúc bằng việc tự đánh giá kết quả thực hiện. Giáo viên phải tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học, nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh, chủ động và sáng tạo. Bên cạnh đó, trước khi dạy thực hành, giáo viên cần phải quan sát, tìm hiểu về nguyên lí, cấu tạo, số liệu kĩ thuật và cách sử dụng các dụng cụ để thực hành, các thao tác mẫu, các lời giải thích phải chính Xác, đúng kĩ thuật, đúng qui trình công nghệ. Điều này rất quan trọng, vì nếu học sinh đã quen với thao tác không chính xác, tuỳ tiện thì sửa chữa rất khó khăn.
• Để thực hiện tốt việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ cho học sinh, thỉ mỗi giáo viên cần phải có những phương pháp dạy học đặc trưng để tạo sự hứng thú cho các em học tập bộ môn một cách có hiệu quả. Đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành cho các em thành thạo có khoa học và thực hiện đúng qui trình công nghệ. Điều này đòi hòi giáo viên phải chủ động sáng tạo tìm ra cho minh một phương pháp thích hợp với bài dạy để có hiệu quả cao nhất; tức là việc lựa chọn phương pháp phải đa dạng.
Đễ hình thành một kĩ năng học sinh phài lặp đi, lặp lại nhiều lần một số thao tác nào đó. Kĩ năng được hình thành qua các giai đoạn từ không thành thạo đến thành thạo. Do vậy, dạy thực hành phải được tiến hành với quy trình hợp lí và phương pháp hợp lí.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_bai_thuc_hanh.pdf