Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dấu phẩy trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2- 3 phù hợp đối tượng học sinh

1. Tên sáng kiến: Dạy học dấu phẩy trong phân môn Luyện từ và câu

 lớp 2- 3 phù hợp đối tượng học sinh

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phân môn Luyện từ và câu lớp 2- 3

3. Tác giả:

 Họ và tên: Nguyễn Thị Huần Nữ

 Ngày tháng/năm sinh: 26 / 12 / 1969

 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học

 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Lê Ninh

 Điện thoại: 0987465797

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh- Kinh Môn- Hải Dương

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 3A- Trường Tiểu học Lê Ninh - Kinh Môn - Hải Dương

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên nắm chắc kiến thức, nắm vững phương pháp giảng dạy

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013- 2014

 

doc27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dấu phẩy trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2- 3 phù hợp đối tượng học sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
	(Tiếng Việt 3, tập 1 - trang 51)
Cùng dạng bài tập này chỗ cần điền dấu phẩy là chỗ ngăn cách trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ phương tiện, trạng ngữ chỉ thời gian.
Ví dụ 3: 
Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong các câu sau:
a. Hằng năm cứ đầu tháng 9 các trường lại khai giảng năm học mới.
b. Sau ba tháng hè tạm xa trường chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy gặp bạn.
c. Đúng 8 giờ trong tiếng Quốc ca hùng tráng lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.
	(Tiếng Việt 3, tập 1 - trang 71)
2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Mỗi bài tập về dấu phẩy, tôi đưa ra ba cách thực hiện phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. Đó là:
 1- Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở 
 2- Dùng phiếu “Sơ đồ hỗ trợ”
 3- Khai thác theo kinh nghiệm ngữ cảm (đối với học sinh khá giỏi)
 Sau đây là ví dụ minh họa: 
Bài 2: (Tiếng Việt 2, tập 1- trang 100)
Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
a. Chăn màn quần áo được xếp gọn gàng.
b. Giường tủ bàn ghế được kê ngay ngắn.
c. Giày dép mũ nón được để đúng chỗ.
Cách 1: 
Đặt câu hỏi phù hợp để giúp học sinh phát hiện ra các bộ phận câu giống nhau. Đây là bài tập đầu tiên về dấu phẩy, do vậy giáo viên hướng dẫn bằng hệ thống câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể. Học sinh làm tốt được bài này sẽ làm cơ sở cho các bài sau đó.
a. Chăn màn quần áo được xếp gọn gàng.
? Trong câu có mấy từ chỉ sự vật? (Hai từ là chăn màn và quần áo)
? Chăn màn, quần áo trả lời cho câu hỏi gì? (Trả lời câu hỏi cái gì?)
? Ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào? (Đặt dấu phẩy vào giữa chăn màn và quần áo)
Đối với học sinh trung bình, yếu, GV yêu cầu các em trả lời những
câu hỏi đó rồi mới làm bài. Đối với học sinh khác, đó là câu hỏi nêu vấn đề để các em tự suy nghĩ và làm bài.
b. Giường tủ bàn ghế kê ngay ngắn.
c. Giày dép mũ nón được để đúng chỗ.
Các câu hỏi gợi mở, giáo viên thực hiện như câu a.
Trong câu b, câu văn có hai từ chỉ sự vật là giường tủ và bàn ghế cùng trả lời cho câu hỏi cái gì?. Dùng dấu phẩy để tách hai từ cùng trả lời cho câu hỏi cái gì?, ta đặt dấu phẩy vào giữa hai từ giường tủ và bàn ghế: 
 à Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.
Trong câu c, câu văn có hai từ chỉ sự vật là giày dép và mũ nón cùng trả lời cho câu hỏi cái gì? Dùng dấu phẩy để tách hai từ cùng trả lời cho câu hỏi cái gì?, ta đặt dấu phẩy vào giữa hai từ giày dép và mũ nón: 
 à Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ.
Trên đây là các câu hỏi gợi ý cách làm của từng câu. GV có thể gợi ý một câu, hai câu hay cả ba câu là tuỳ thuộc đối tượng HS trong lớp.
Cách2: 
Dùng phiếu sơ đồ trợ giúp (hỗ trợ học sinh tìm kiếm các bộ phận câu giống nhau.)
Cái gì?
Thế nào?
a.
b.
c.
Biện pháp này phù hợp với đối tượng học sinh trung bình, yếu. Dựa vào sơ đồ học sinh sẽ tìm các từ ngữ (bộ phận câu cùng trả lời cho câu hỏi: cái gì?) Từ đó các em lựa chọn vị trí đặt dấu phẩy một cách chính xác.
Học sinh điền như sau:
Cái gì?
Thế nào?
a. Chăn màn
quần áo
được xếp gọn gàng.
b. Giường tủ
bàn ghế
được kê ngay ngắn.
c. Giáy dép
mũ nón
được để đúng chỗ.
Từ phiếu sơ đồ trợ giúp, với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ điền được dấu phẩy vào đúng vị trí:
a. Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.
b. Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.
c. Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ.
Cách 3: 
Khai thác kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh.
Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm bốn hoặc cặp đôi: Đọc các câu văn, sau đó dùng bút chì gạch xổ phân cách các từ ngữ cùng chỉ sự vật, cùng chỉ hoạt động, trạng thái, cùng chỉ đặc điểm, tính chất,...( cùng trả lời cho một câu hỏi) theo ngữ cảm ngắt giọng rồi trao đổi sửa chữa. Đối với cách này, chủ yếu các em dựa vào kinh nghiệm ngữ cảm tức là chúng ta khai thác cảm nhận tự nhiên đối với tiếng Việt vốn là tiếng mẹ đẻ của các em. Trên cơ sở đó, học sinh trao đổi và xem xét để đưa ra vị trí đặt dấu phẩy một cách có ý thức, chủ động.
Khi thực hiện cách này học sinh cho kết quả như sau:
a. Chăn màn/ quần áo được xếp gọn gàng. à Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.
b. Giường tủ/ bàn ghế được kê ngay ngắn. à Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.
c. Giày dép/ mũ nón được để đúng chỗ. à Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ.
Bài 3: (Tiếng Việt 2, tập 1 - trang 67)
Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
a. Lớp em học tập tốt lao động tốt.
b. Cô giáo chúng em rất yêu thương quý mến học sinh.
c. Chúng em luôn kính trọng biết ơn các thầy giáo cô giáo.
Cách 1: 
Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn. Trong bài tập 3 này, câu b và câu c mức độ khó hơn so với câu a.
a. Lớp em học tập tốt lao động tốt.
? Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người? (Hai từ: học tập và lao động).
? Các từ đó trả lời câu hỏi gì? (Trả lời câu hỏi làm gì?)
! Em hãy dùng dấu phẩy để tách 2 từ cùng trả lời câu hỏi làm gì? trong câu.
Đối với học sinh yếu, giáo viên có thể đặt câu hỏi sau để thay cho lệnh trên: 
? Để tách rõ hai từ cùng trả lời cho câu hỏi làm gì?, ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu? (Đặt dấu phẩy giữa học tập tốt và lao động tốt)
à Lớp em học tập tốt, lao động tốt.
b. Cô giáo chúng em rất yêu thương quý mến học sinh.
? Trong câu có từ nào chỉ tình cảm của cô giáo với học sinh? (Hai từ là: yêu thương và quý mến)
? Các từ đó trả lời câu hỏi gì? (Trả lời câu hỏi thế nào?)
! Em hãy dùng dấu phẩy để tách hai từ cùng trả lời câu hỏi thế nào? trong câu.
Hoặc: Để tách rõ hai từ cùng trả lời cho câu hỏi thế nào?, ta đặt
 dấu phẩy vào chỗ nào trong câu? (Ta đặt dấu phẩy vào giữa từ yêu thương và quý mến)
à Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh.
c. Chúng em luôn kính trọng biết ơn các thầy giáo cô giáo.
? Tìm từ chỉ thái độ của học sinh đối với thầy giáo, cô giáo? (Các từ đó là: kính trọng và biết ơn)
? Các từ kính trọng, biết ơn trả lời cho câu hỏi gì? (Trả lời câu hỏi
 thế nào?) 
 ! Em hãy dùng dấu phẩy để tách 2 từ cùng trả lời cho câu hỏi thế nào? 
trong câu. Hoặc: Để tách 2 từ cùng trả lời cho câu hỏi thế nào?, ta đặt dấu
 phẩy vào chỗ nào trong câu? (Đặt dấu phẩy vào giữa từ kính trọng và biết ơn)
? Trong câu, học sinh tỏ thái độ với ai? (Học sinh tỏ thái độ với: thầy giáo và cô giáo)
? Để tách các từ cùng trả lời cho một câu hỏi, em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu? (Đặt dấu phẩy vào giữa từ thầy giáo và cô giáo)
à Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
Cách 2: Dùng phiếu "Sơ đồ hỗ trợ"
Sơ đồ như sau:
Ai?
Làm gì? (Thế nào?)
a.
b.
c.
Học sinh viết vào sơ đồ như sau:
Ai?
Làm gì? (Thế nào?)
a. Lớp em
học tập tốt
lao động tốt.
b. Cô giáo chúng em
rất yêu thương
quý mến học sinh.
c. Chúng em
luôn kính trọng
 biết ơn các thầy giáo
cô giáo.
Khi đã điền các bộ phận câu vào sơ đồ, học sinh dễ dàng nhận ra chỗ cần điền dấu phẩy trong từng câu. Tuy nhiên, để điền các từ ngữ vào sơ đồ cho đúng, giáo viên cần hướng dẫn các em quan sát kĩ sơ đồ và suy nghĩ 
để điền các từ ngữ cùng trả lời cho một câu hỏi như trong sơ đồ hiển thị.
Cách 3: 
Khai thác khả năng ngữ cảm của học sinh (Thực hiện như bài tập 2 đã trình bày ở trên)
à a. Lớp em học tập tốt, lao động tốt.
 b. Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh.
 c. Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
Bài 3: (Tiếng Việt 2, tập 2 - trang 74)
Những chỗ nào trong câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy?
Trăng trên sông trên đồng trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Chỉ có trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Màu trăng như màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần càng vàng dần càng nhẹ dần.
Cách 1: 
Hệ thống câu hỏi gợi mở:
Câu 1: Trăng trên sông trên đồng trên làng quê, tôi đã thấy nhiều.
? Tác giả thấy trăng nhiều ở đâu? (trên sông, trên đồng, trên làng quê)
? Những từ ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào? (Trả lời cho câu hỏi ở đâu?)
! Các em hãy suy nghĩ để tìm vị trí của dấu phẩy trong câu.
à Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều.
Câu 4: Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần càng vàng dần càng nhẹ dần.
? Càng lên cao, trăng như thế nào? (càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần)
? Những từ ngữ đó cùng trả lời cho câu hỏi nào? (Trả lời câu hỏi thế nào?)
! Các em hãy suy nghĩ để tìm vị trí của dấu phẩy trong câu.
à Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
Cách 2: Dùng sơ đồ hỗ trợ:
Câu 1:
Ai?
thế nào?
Trăng trên sông
Câu 4:
Cái gì?
thế nào?
Càng lên cao
Học sinh điền như sau:
Câu 1:
Ai?
thế nào?
Trăng trên sông
trên đồng
trên làng quê
tôi
đã thấy nhiều.
à Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều.
Câu 2:
Cái gì?
thế nào?
Càng lên cao
trăng
càng nhỏ dần
càng vàng dần
càng nhẹ dần.
à Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
Cách 3: Khai thác khả năng ngữ cảm:
! Đọc câu văn đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết để tách các ý của câu văn.
Đối với bài này, mức độ khó hơn các bài khác, do đó giáo viên có thể sử dụng một trong ba cách hoặc có thể chia nhóm cùng trình độ sử dụng cả ba cách trên.
Bài 2: (Tiếng Việt 3, tập 1 - trang 51)
Chép các câu sau vào vở, thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
a. Ông em bố em và chú em đều là thợ mỏ.
b. Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan trò giỏi.
c. Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
Cách 1: Hệ thống câu hỏi gợi mở:
a. Ông em bố em và chú em đều là thợ mỏ.
? Những từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Ai? (ông em, bố em và chú em)
! Dùng dấu phẩy tách các từ ngữ cùng trả lời cho câu hỏi Ai?
à Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
b. Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan trò giỏi.
? Những từ ngữ nào thể hiện đức tính tốt đẹp của người đội viên?
 (con ngoan, trò giỏi)
? Những từ ngữ đó trả lời cho câu hỏi gì? (trả lời câu hỏi là gì?)
! Dùng dấu phẩy tách các từ ngữ cùng trả lời cho câu hỏi là gì?
à Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.
c. Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
Nhiệm vụ của đội viên được xác định trong câu trên là gì? (thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội)
? Những từ ngữ trên cùng trả lời cho câu hỏi gì? (trả lời câu hỏi là gì?)
! Dùng dấu phẩy tách các từ ngữ cùng trả lời cho câu hỏi là gì?
à Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
Cách 2: Sơ đồ hỗ trợ
Ai?
là gì?
Học sinh điền như sau:
Ai?
là gì?
a. Ông em
bố em
và chú em
đều là thợ mỏ.
b. Các bạn mới được kết nạp vào Đội
đều là con ngoan
trò giỏi.
c. Nhiệm vụ của đội viên
là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy
tuân theo Điều lệ Đội
và giữ gìn danh dự Đội.
à	a. Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
	b. Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.
	c. Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
Cách 3: Khai thác theo kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh:
Yêu cầu học sinh đọc từng câu văn và làm bài.
Chốt cách làm bài: Dùng dấu phẩy tách các từ ngữ cùng trả lời cho câu hỏi Ai? ; là gì?
Bài 3: (Tiếng Việt 3, tập 1 - trang 135)
Hãy chép đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp:
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia-rai hay Ê-đê Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.
Cách 1: Hệ thống câu hỏi gợi mở:
? Tìm những cặp từ chỉ tên các dân tộc trong lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh? (Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na).
? Các cặp từ đó cùng trả lời cho câu hỏi gì? (Trả lời câu hỏi Ai?)
! Dùng dấu phẩy tách những bộ phận câu giống nhau cùng trả lời cho câu hỏi Ai?
? Bác khẳng định đồng bào các dân tộc trên đất nước ta là gì? (đều là con cháu Việt nam, đều là anh em ruột thịt)
? Các từ ngữ đó cùng trả lời cho câu hỏi gì? (Trả lời cho câu hỏi là gì?)
! Dùng dấu phẩy tách các từ ngữ cùng câu trả lời cho câu hỏi là gì?
à Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. 
Bác đã dạy chúng ta thế nào? (sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau)
? Các từ ngữ đó cùng trả lời cho câu hỏi gì? (Trả lời cho câu hỏi thế nào?)
! Dùng dấu phẩy tách các từ ngữ cùng trả lời cho câu hỏi thế nào?
à Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Cách 2: Dùng sơ đồ hỗ trợ
Ai?
 là gì?
 Ai?
thế nào?
Sơ đồ hoàn chỉnh như sau:
Ai?
là gì?
Đồng bào Kinh hay Tày
Mường hay Dao
Gia-rai hay Ê-đê
Xơ-đăng hay Ba-na
và các dân tộc anh em khác
đều là con cháu Việt Nam
đều là anh em ruột thịt.
 Ai?
thế nào?
Chúng ta
sống chết có nhau
sướng khổ cùng
nhau
no đói giúp nhau.
 à Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba- na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Cách 3: Khai thác kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh.
- Đọc câu văn trao đổi trong nhóm đôi (hay làm bài cá nhân) hoàn thành bài tập.
- GV chốt cách làm bài: Dùng dấu phẩy tách các từ ngữ cùng trả lời cho câu hỏi: Ai?; là gì? ; thế nào?
* Chú ý: 
Ở hai dạng bài trên sẽ xảy ra một số ít trường hợp học sinh vẫn dùng thêm dấu phẩy đặt trước các từ "và”, “hay" ở trước các bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi Ai?, là gì? hoặc điền dấu phẩy giữa hai cụm từ ngữ các dân tộc anh em khác và đều là con cháu Việt Nam,...
Ví dụ: 
- Ông em, bố em, và chú em đều là thợ mỏ.
- Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh, hay Tày, Mường, hay Dao, Gia-rai, hay Ê-đê, Xơ- đăng, hay Ba-na, và các dân tộc anh em khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt.
* Giáo viên cần phân tích cho học sinh hiểu:
- Từ và, hay, còn có vai trò ngang bằng như dấu phẩy và có khả năng thay thế cho dấu phẩy nên trong câu, giữa hai từ ngữ cùng chỉ sự vật, cùng chỉ hoạt động, trạng thái, cùng chỉ đặc điểm, tính chất,...( từ ngữ đồng chức) đã có từ và hoặc từ hay, còn rồi thì không ghi dấu phẩy nữa.
- Thông thường trong một câu có nhiều từ ngữ cùng chỉ sự vật, cùng chỉ hoạt động, trạng thái, cùng chỉ đặc điểm, tính chất,... (3 từ ngữ đồng chức trở lên) thì giữa 2 từ ngữ đồng chức cuối cùng, sẽ sử dụng từ và hoặc từ hay hoặc từ còn để thay thế cho dấu phẩy nhằm giúp cho câu văn có kết cấu chặt chẽ hơn, hay hơn, tránh sự nhàm chán đơn điệu trong cánh sử dụng dấu câu.
- Chỉ sử dụng dấu phẩy để ngăn cách các từ ngữ đồng chức cùng trả lời cho một câu hỏi chứ không ghi dấu phẩy giữa hai từ ngữ không đồng chức, không cùng trả lời cho một câu hỏi mặc dù khi đọc ta có ngắt hơi ở vị trí đó.
Bài 3: (Tiếng Việt 3, tập 1 - trang 145)
a. Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.
b. Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c. Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Cách 1:
Dùng hệ thống câu hỏi gợi ý học sinh tách bộ phận câu giống nhau (cùng chỉ đặc điểm của sự vật) 
a. Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.
? Ếch con có những đặc điểm gì đáng yêu? (ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh)
? Những từ đó trả lời cho câu hỏi gì? (trả lời câu hỏi thế nào?)
! Dùng dấu phẩy tách những từ ngữ cùng trả lời cho câu hỏi thế nào? 
à Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b. Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
? Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của nắng cuối thu? (vàng ong, dìu dịu)
! Dùng dấu phẩy tách những từ ngữ chỉ những đặc điểm của nắng cuối thu.
à Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c. Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
? Trong câu, bầu trời được tả bằng những từ ngữ nào? (xanh ngắt, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố)
! Dùng dấu phẩy tách các từ ngữ cùng miêu tả đặc điểm của bầu trời.
à Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Cách 2: Dùng sơ đồ hỗ trợ
Cái gì (con gì?)
thế nào?
Sơ đồ hoàn chỉnh như sau:
Cái gì (con gì?)
thế nào?
a. Ếch con
ngoan ngoãn
chăm chỉ 
và thông minh.
b. Nắng cuối thu
vàng ong
dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c. Trời
xanh ngắt trên cao
xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Sau khi điền đầy đủ các bộ phận câu vào sơ đồ, học sinh sẽ tự hoàn thành bài tập:
a. Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b. Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Cách 3: Khai thác kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh.
Thực hiện như các bài nêu trên.
Chốt cách làm bài: Dùng dấu phẩy tách các từ ngữ cùng miêu tả đặc điểm của sự vật.
Bài 3 (Tiếng Việt 3 tập I- trang 71)
Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong những câu sau:
a. Hằng năm cứ vào đầu tháng 9 các trường lại khai giảng năm học mới.
b. Sau ba tháng hè tạm xa trường chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy gặp bạn.
c. Đúng 8 giờ trong tiếng Quốc ca hùng tráng lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.
Cách 1: Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở:
 a. Hằng năm cứ vào đầu tháng 9 các trường lại khai giảng năm học mới.
 ? Trong câu, có những từ ngữ nào cùng chỉ thời gian? (hằng năm, cứ vào đầu tháng 9)
 ! Em hãy đặt dấu phẩy để ngăn cách các từ ngữ cùng chỉ thời gian.
 ? Các từ ngữ hằng năm và cứ vào đầu tháng 9 là bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi nào? (Khi nào?), đứng ở vị trí nào trong câu? (đứng ở đầu câu).
 ! Em hãy đặt dấu phẩy để ngăn cách bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? với bộ phận còn lại của câu. 
 à Hằng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới.
b. Sau ba tháng hè tạm xa trường chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy gặp bạn.
 ? Khi nào chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy gặp bạn?
 (Sau ba tháng hè tạm xa trường)
 ? Sau ba tháng hè tạm xa trường trả lời cho câu hỏi nào (Khi nào?)
 ! Hãy đặt dấu phẩy ngăn cách bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? với bộ phận còn lại của câu.
 ? Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp những ai? (gặp thầy, gặp bạn)
 ! Hãy dùng dấu phẩy để tách các từ cùng chỉ người trong câu.
 à Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
 c. Đúng 8 giờ trong tiếng Quốc ca hùng tráng lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh cột cờ.
 ? Khi nào lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh cột cờ?
 (Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng)
 ! Khi bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? đứng ở đầu câu, em phải ngăn cách nó với bộ phận còn lại của câu bằng dấu gì? (dấu phẩy?)
 ? Bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong câu trên có những từ ngữ nào cùng chỉ thời gian? (Đúng 8 giờ và trong tiếng quốc ca hùng tráng)
 ! Em phải đặt dấu phẩy vào chỗ nào để ngăn cách hai từ ngữ cùng chỉ thời gian đó? 
 à Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh cột cờ.
Cách 2: Dùng phiếu “Sơ đồ hỗ trợ”
Khi nào?
Ai?
làm gì?
a.
b.
c.
Sơ đồ hoàn chỉnh như sau:
Khi nào?
Ai?
làm gì?
a. Hằng năm
cứ vào đầu
 tháng 9
 các trường
lại khai giảng năm học mới
b. Sau ba tháng hè tạm xa trường
chúng 
em
lại nao nức đến trường gặp thầy
gặp bạn
c.Đúng 8 giờ
trong tiếng Quốc
 ca hùng tráng
lá cờ đỏ sao vàng
được kéo lên đỉnh cột cờ
 Cách 3: Học sinh sử dụng kinh nghiệm ngữ cảm.
 - Với các phần còn lại, tiến hành tương tự
 - Chốt cách làm bài: Dùng dấu phẩy tách bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? đứng ở đầu câu với các bộ phận còn lại của câu. Tách các từ ngữ cùng chỉ thời gian, cùng chỉ người trong câu.
3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Tiến hành dạy thực nghiệm các lớp 2A và 3A. Lớp 2B và 3C là hai lớp đối chứng. Chất lượng và trình độ của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm là ngang nhau. Trình độ tay nghề của các đồng chí giáo viên

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_dau_phay_trong_phan_mon_luyen.doc