Phiếu bài tập Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 26
Câu 1: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?
Gợi ý: Con đọc đoạn văn thứ 1 trong bài
.
.
Câu 2: Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
Gợi ý: Con đọc đoạn văn thứ 2 trong bài.
.
.
.
.
Câu 3: Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp
nhịp nhàng, ăn ý với nhau?
Gợi ý: Con đọc đoạn văn thứ 2, 3 trong bài
.
.
.
Câu 4: Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối
với dân làng" ?
Gợi ý: Theo con, đội chiến thắng cuộc thi thổi cơm này thể hiện được phẩm chất gì của đội
thổi cơm thi đó?
.
.
PHIẾU GIAO VIỆC TUẦN 26 TIẾNG VIỆT LỚP 5 ➔ THÂN NHỜ PH CHO CÁC EM ĐỌC BÀI TẬP ĐỌC VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BÊN DƯỚI GIÚP CÔ NHÉ! Tập đọc Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội. Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. Theo MINH NHƯƠNG Làng Đồng Vân: một làng thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hả Tây. Sông Đáy: một nhánh của sông Hồng, chảy qua các tỉnh Hà Tây, Hà Nam và Ninh Bình Đình: ngôi nhà to rộng của làng thời xưa, dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng Trình: đưa ra để người trên xem xét và giải quyết. - PH cho HS đọc bài tập đọc 2 lần, gạch chân dưới những từ khó đọc có trong bài và đọc lại những từ đó. - Cho HS đọc phần chú thích. - Cho HS chia đoạn, luyện đọc theo từng đoạn. - Cho HS đọc từng câu hỏi và ghi câu trả lời vào chỗ chấm. - Cho HS tự rút ra nội dung bài tập đọc. Nội dung: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc. Câu 1: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ? Gợi ý: Con đọc đoạn văn thứ 1 trong bài .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. Câu 2: Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm. Gợi ý: Con đọc đoạn văn thứ 2 trong bài. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. Câu 3: Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau? Gợi ý: Con đọc đoạn văn thứ 2, 3 trong bài .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. Câu 4: Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng" ? Gợi ý: Theo con, đội chiến thắng cuộc thi thổi cơm này thể hiện được phẩm chất gì của đội thổi cơm thi đó? .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. Chính tả NGHE - VIẾT: LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG Ngày 1-5-1886, công nhân thành phố Chi-ca-gô, nước Mĩ, xuống đường biểu tình đòi làm việc theo chế độ 8 giờ một ngày. Từ Chi-ca-gô, làn sóng bãi công lan nhanh ra các thành phố Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ, ... Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt, ở Chi-ca- gô, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thương. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 1-5 hằng năm đã được chọn làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân toàn thế giới. Theo NHỮNG MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI - PH cho HS đọc bài chính tả 2 lần, gạch chân dưới những từ dễ viết sai. Chú ý cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài: Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pit-sbơ-nơ. - Cho HS viết lại những từ khó viết trong bài rồi đọc lại bài chính tả 1 lần nữa. - PH đọc bài cho HS viết vào tập trắng. - Sau khi viết xong, PH tiến hành rà soát lỗi cho HS. Bài tập: Tìm các tên riêng trong câu chuyện sau và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào. Tác giả bài Quốc tế ca Ơ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đinh công nhân nghèo ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện đi học. Năm 15 tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bán giày. Mãi về sau, ông mới học đọc, học viết và làm thợ in hoa trên vải. Tháng 3-1871, Pô-chi-ê tham gia Công xã Pa-ri, Công xã thất bại, ông bị truy nã gắt gao, phải trốn trong nhà một người bạn. Chính trong giờ phút khó khăn này, nhớ lại những ngày chiến đấu hào hùng, ông đã sáng tác bài thơ Quốc tế ca. Bài thơ được nhạc sĩ Pi-e Đơ-gây-tê phổ nhạc năm 1888, nhanh chóng truyền đi khắp nơi và trở thành bài ca của giai cấp công nhân thế giới. Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian ! Vùng lên, hỡi ai cực khổ, bần hàn ! Lời ca hùng tráng vang lên trong các cuộc đấu tranh sục sôi của người lao động có sức mạnh kì lạ, lay động hàng triệu con tim, thôi thúc những người bị áp bức, bóc lột siết chặt hàng ngũ phấn đấu cho một ngày mai tươi sáng, môt thế giới công bằng. NGUYỄN HOÀNG Phương pháp giải: Con tìm tên người, tên địa danh, tên tác phẩm, tên các cuộc khởi nghĩa, ... có trong bài. Sau đó kiểm tra xem cách viết đó đã chính xác hay chưa? .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................
File đính kèm:
- phieu_bai_tap_tieng_viet_lop_5_tuan_26.pdf