Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp tạo hứng thú cho hoc sinh lớp 5 học môn Khoa học - Trần Thị Ngọc

Bài 9,10-Thực hành : Nói “ Không !” với các chất gây nghiện - trang 20 - Chiếc ghế nguy hiểm.

Hoạt động 3. Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”

*Mục tiêu : Giúp học sinh nhận ra hành vi nào có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm.

*Cách tiến hành :

Bước 1. Tổ chức và hướng dẫn

-Có thể sử dụng ghế giáo viên để dùng cho trò chơi này.

-Chuẩn bị thêm một chiếc khăn trải bàn phủ lên ghế để chiếc ghế trở nên đặc biệt hơn.

-Sau khi chuẩn bị xong, tôi chỉ vào ghế và nói : Đây là một chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị điện giật chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị chết vì điện giật. Chiếc ghế này sẽ được đặt giữa cửa, khi các em từ ngoài cửa đi vào, hãy cố gắng đừng chạm vào ghế kẻo bị điện giật chết.

Bước 2. Tiến hành trò chơi

-Tôi yêu cầu cả lớp ra ngoài hành lang.

-Tôi để chiếc ghế ngay giữa cửa ra vào. Nhắc các em khi đi qua chiếc ghế phải cẩn thận để không chạm, ngã vào ghế.

(Tình hình có thể xảy ra :

+Các em đi đầu, đặc biệt là các em nữ rất thận trọng và cố gắng không chạm vào ghế ;

+Các em đi sau, nhất là các em nam thử chạm vào ghế và còn có thể cố ý đẩy bạn ngã vào ghế ;

+Một số em khác đi sau thì cảnh giác hơn và né để không phải chạm vào người bạn vừa ngã hoặc chạm bào ghế ; .)

Bước 3. Thảo luận cả lớp

-Học sinh về chỗ ngồi của mình trong lớp, tôi nêu câu hỏi cho các em cùng thảo luận (dựa vào diễn biến thực tế của trò chơi) :

+Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế ?

+Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đã đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế ?

+Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế ?

+Tại sao khi bị xô, đẩy, có bạn cố tránh để không bị ngã vào ghế ?

+Tại sao có người lại tự mình thử chạm tay vào ghế ?

Kết luận dẫn dắt kiến thức vào bài học.

Hoạt động 4. Đóng vai .

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp tạo hứng thú cho hoc sinh lớp 5 học môn Khoa học - Trần Thị Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên các trò chơi, đặt tên, luật chơi; hình thức khen thưởng... và ấn định thời gian cùng với phương pháp để tiến hành trò chơi đó sao cho phù hợp, đồng thời cũng dự kiến một số tình huống có thể phát sinh trong quá trình tiến hành trò chơi, Trong môn khoa học lớp 5 có rất nhiều tiết học cần sử dụng đến phương pháp trò chơi học tập. Thường có hai dạng kiến thức để thực hiện trò chơi: chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học. Để phương pháp này đạt hiệu quả tôi đã thực hiện các bước sau: 
Thứ nhất. Trò chơi để hình thành kiến thức mới
Bài 1-Sự sinh sản- trang 4 - Bé là con ai ?- Giúp học sinh nhận ra mỗi trẻ em đều có những đặc điểm giống bố, mẹ mình.
	Hoạt động 1. Trò chơi “Bé là con ai ? ”
 *Chuẩn bị : 
-Đầu tiên, tôi phát cho cả lớp mỗi em một tấm phiếu bằng cỡ tờ giấy vở, yêu cầu từng cặp học sinh vẽ 1 hình em bé và 1 người mẹ hay 1 người bố cho em bé đó. Từng cặp sẽ phải bàn nhau và chọn một đặc điểm nào đó để vẽ sao cho mọi người khi nhìn vào 2 hình có thể nhận ra đó là 2 mẹ con hoặc 2 bố con. 
	-Sau đó, tôi thu tất cả các phiếu và tráo đều lên. 
	*Cách tiến hành : 
	Bước 1. Phổ biến cách chơi 
	-Mỗi học sinh sẽ được nhận 1 phiếu, ai nhận được phiếu có hình em bé sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ cho em bé. Ngược lại, ai nhận được phiếu có hình bố hoặc mẹ thì sẽ phải đi tìm con của mình. 
	-Ai tìm được đúng hình (trước thời gian quy định) là thắng, ai hết thời gian quy định mà vẫn chưa tìm được là thua. 
	Bước 2. Tổ chức cho học sinh chơi như hướng dẫn.
	Bước 3. Rút kiến thức
	-Sau khi tuyên dương các cặp thắng cuộc, giáo viên yêu cầu các em đàm thoại tìm ra kiến thức. 
	+Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé ?
	+Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì ?
	-Vài học sinh nhắc lại bài học: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 
Từ đây các em trao đổi với nhau rằng mình giống bố hay giống mẹ, giống về đặc điểm nào, ngoại hình hay tính nết, ... 
Hoặc:
Bài 38, 39 -Sự biến đổi hóa học - trang 80 - Bức thư bí mật - Tìm hiểu về sự biến đổi hóa học. 
*Cách tiến hành : 
-Giáo viên chia lớp thành các nhóm 5-6 học sinh.
-Hướng dẫn cách chơi và luật chơi: Học sinh sẽ viết câu chúc mừng hoặc lời động viên học tập bằng nước cốt chanh (giấm) vào giấy trắng, đợi khô chữ rồi gửi cho nhóm bạn. Sau khi nhận thư, nhóm bạn sẽ hơ bức thư trên ngọn nén (hoặc đèn dầu) cho đến khi thấy xuất hiện nội dung bức thư à đọc cho các bạn trong nhóm-lớp ngheà rút kiến thức “ Sự biến đổi hóa học xảy ra dưới tác dụng của nhiệt. ” ... Trong quá trình học sinh làm thí nghiệm, giáo viên xuống từng nhóm nhắc nhở các em chú ý an toàn kẻo xảy ra hỏa hoạn, vì khi hơ giấy trên ngọn lửa thì rất dễ bị cháy... . àCả lớp sẽ tuyên dương nhóm tìm ra nội dung bức thư bí mật nhanh nhất và an toàn nhất. 
Bài 9,10-Thực hành : Nói “ Không !” với các chất gây nghiện - trang 20 - Chiếc ghế nguy hiểm. 
Hoạt động 3. Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” 
*Mục tiêu : Giúp học sinh nhận ra hành vi nào có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. 
*Cách tiến hành :
Bước 1. Tổ chức và hướng dẫn  
-Có thể sử dụng ghế giáo viên để dùng cho trò chơi này.
-Chuẩn bị thêm một chiếc khăn trải bàn phủ lên ghế để chiếc ghế trở nên đặc biệt hơn. 
-Sau khi chuẩn bị xong, tôi chỉ vào ghế và nói : Đây là một chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị điện giật chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị chết vì điện giật. Chiếc ghế này sẽ được đặt giữa cửa, khi các em từ ngoài cửa đi vào, hãy cố gắng đừng chạm vào ghế kẻo bị điện giật chết. 
Bước 2. Tiến hành trò chơi
-Tôi yêu cầu cả lớp ra ngoài hành lang.
-Tôi để chiếc ghế ngay giữa cửa ra vào. Nhắc các em khi đi qua chiếc ghế phải cẩn thận để không chạm, ngã vào ghế. 
(Tình hình có thể xảy ra : 
+Các em đi đầu, đặc biệt là các em nữ rất thận trọng và cố gắng không chạm vào ghế ; 
+Các em đi sau, nhất là các em nam thử chạm vào ghế và còn có thể cố ý đẩy bạn ngã vào ghế ; 
+Một số em khác đi sau thì cảnh giác hơn và né để không phải chạm vào người bạn vừa ngã hoặc chạm bào ghế ; ...)
Bước 3. Thảo luận cả lớp 
-Học sinh về chỗ ngồi của mình trong lớp, tôi nêu câu hỏi cho các em cùng thảo luận (dựa vào diễn biến thực tế của trò chơi) :
+Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế ?
+Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đã đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế ?
+Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế ?
+Tại sao khi bị xô, đẩy, có bạn cố tránh để không bị ngã vào ghế ?
+Tại sao có người lại tự mình thử chạm tay vào ghế ?
àKết luận dẫn dắt kiến thức vào bài học... 
Hoạt động 4. Đóng vai ........ 
Thứ hai. Trò chơi để củng cố kiến thức 
Ví dụ:
Bài 7-Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già - trang 16 - Ai, đang ở giai đoạn nào của cuộc đời ? - Củng cố hiểu biết về lứa tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
Bài 11-Dùng thuốc an toàn-trang 24 - Ai nhanh, ai đúng ? - Củng cố về giá trị dinh dưỡng của thuốc và cách sử dụng thuốc an toàn.
*Cách tiến hành : 
-Tôi chia lớp thành các đội chơi.
-Hướng dẫn cách chơi và luật chơi : Lớp cử 1 học sinh làm quản trò và là trọng tài, lần lượt đọc câu hỏi Sgk/25, nhóm thảo luận nhanh và viết thứ tự lựa chọn của nhóm mình vào bảng rồi giơ lên.
-Trọng tài quan sát, xem xét. Tôi sẽ làm cố vấn cho trò chơi. 
-Tuyên dương đội thắng cuộc. Động viên, khích lệ đội về sau hãy cố gắng hơn ở lần sau... 
Hoặc :
Bài 18 - Phòng tránh bị xâm hại - trang 38 - Sắm vai, ứng xử - Giúp học sinh biết cách ứng phó với các nguy cơ bị xâm hại.
Bài 20, 21 - Ôn tập : Con người và sức khỏe - trang 42 - Ai nhanh, ai đúng ? – Giúp học sinh viết hoặc vẽ được sơ đồ củng cố cách phòng tránh một số bệnh thường gặp đã học.
Bài 34 - Ôn tập và kiểm tra học kì I - trang 68 - Đoán chữ - Củng cố lại một số kiến thức trong chủ đề “Con người và sức khỏe”.
*Tổ chức và hướng dẫn : 
-Tôi chia lớp thành các đội chơi.
-Hướng dẫn cách chơi và luật chơi : Lớp đề cử 1 quản trò đọc câu thứ nhất :  “Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là gì ?”, người chơi có thể trả lời luôn đáp án hoặc nói tên một chữ cái như chữ T. Khi đó quản trò trả lời :  “Có hai chữ T”, người chơi nói tiếp : “Chữ H”, quản trò trả lời : “Có hai chữ H”, ... cho đến khi trả lời được câu hỏi. à kết thúc trò chơi. 
-Đội nào đoán nhiều câu đúng là thắng cuộc. 
-Tuyên dương đội thắng cuộc. Động viên, khích lệ đội về sau hãy cố gắng thêm ở lần sau. 
...
Bài 49,50 – Ôn tập : Vật chất và năng lượng - Trang100 - Ai nhanh, ai đúng? - Củng cố về tính chất một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
Bài 52 - Sự sinh sản của thực vật có hoa - Trang106 - Ghép chữ vào hình - Củng cố về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa và sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
*Cách tiến hành : 
-Tôi chia lớp thành các đội chơi.
-Hướng dẫn cách chơi và luật chơi : Tiếp sức nhau đính thẻ từ ghi tên các cơ quan sinh sản của thực vật có hoa và sơ đồ trống. Đội nào nhanh và chính xác các vị trí trên sơ đồ là thắng cuộc cùng với việc chỉ sơ đồ và nêu lại sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. 
-Tuyên dương đội thắng cuộc. Động viên, khích lệ đội về sau rằng “Hãy cố gắng hơn ở lần sau các em nhé ”. 
Bài 63 - Tài nguyên thiên nhiên - Trang130 - Ai nhanh, ai đúng ? - Hệ thống một số nguồn tài nguyên và tác dụng của chúng.
Bài 64 - trang133 - Ai nhanh, ai đúng ? - Hệ thống kiến thức về môi trường.
Bài 69 - Ôn tập : Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Trang142 - Đoán chữ ? – Nhằm củng cố kiến thức có liên quan đến sự ô nhiễm môi trường.
...
Đúng vậy, để dạy tốt môn khoa học, bên cạnh việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học tập trực quan thì người giáo viên cần phải biết phối kết hợp các phương pháp dạy học như: Phương pháp quan sát; phương pháp thí nghiệm; phương pháp nhóm; ... trong ñoù phương pháp trò chơi học tập cũng góp một phần hiệu quả không nhỏ trong việc dạy học cho học sinh. Phương pháp này nhằm khuyến khích sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế, qua đó các em dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học. Trò chơi học tập không chỉ là một công cụ dạy học mà nó còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Nó tạo cảm giác thoải mái, tự tin, sự sáng tạo, nhanh trí, óc tư duy, tưởng tượng của học sinh... Khi bị khép vào luật chơi, các em dần có trật tự hơn, kỷ luật hơn. Thông qua trò chơi, học sinh được tập luyện, làm việc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần hợp tác. 
Giải pháp 3. Tổ chức cho học sinh thực hành, thí nghiệm 
Chúng ta đều biết, học sinh tiểu học cần phải được các thầy giáo, cô giáo trang bị kiến thức về kĩ năng sống, vốn hiểu biết về tự nhiên - xã hội thông qua các môn học. Thực hành, thí nghiệm là một hoạt động giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Vì vậy việc thực hành, thí nghiệm giúp các em ứng dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giúp các em rèn luyện kĩ năng thực hành, những đức tính cần cù, chịu khó, đoàn kết và hợp tác. Bên cạnh đó, khi tự tay làm thí nghiệm, tận mắt nhìn thấy những gì mình“làm ra”, các em sẽ tin tưởng hơn vào kiến thức mà mình đã học, tin vào khả năng thực sự của mình, hãnh diện với mọi người rằng mình“đã làm được” và mình “sẽ làm được”,... Trong quá trình làm thí nghiệm, việc tạo cơ hội cho học sinh tham gia luyện tập kiến thức và phát triển kĩ năng giao tiếp là rất quan trọng. 
Môn Khoa học lớp 5 gồm 70 tiết, được chia làm 4 phần:
1. Chủ đề : Con người và sức khoẻ : 21 tiết.
2. Chủ đề : Vật chất và năng lượng : 28 tiết.
3. Chủ đề : Thực vật và động vật : 11tiết.
4. Chủ đề : Môi trường và tài nguyên thiên nhiên : 8tiết.
(2 tiết còn lại dành cho kiểm tra cuối kì I và cuối kì II)
Các tiết dạy thực hành thí nghiệm chủ yếu nằm trong hai chủ đề : Vật chất và năng lượng, Thực vật và động vật.
Ví dụ : Khi dạy “Bài 26 : Đá vôi” - Học sinh được làm thí nghiệm để tìm ra tính chất của đá vôi, đá cuội.
Thí nghiệm 1: 
+Bước 1. Yêu cầu học sinh chuẩn bị một vài mẫu đá vôi, đá cuội.
+Bước 2. Thực hành, thí nghiệm
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ thảo luận. 
-Tiến hành thí nghiệm : Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội à Quan sát và mô tả lại hiện tượng à Kết luận đá vôi mềm hơn đá cuội (đá cuội cứng hơn đá vôi).
+Bước 3. Rút ra kiến thức. 
Thí nghiệm 2 : 
+Bước 1. Yêu cầu học sinh chuẩn bị một vài mẫu đá vôi, đá cuội, giấm chua (hoặc axit loãng).
+Bước 2. Thực hành, thí nghiệm
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ thảo luận. 
-Tiến hành thí nghiệm : Nhỏ vài giọt giấm (hoặc axit loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội à Quan sát và mô tả lại hiện tượng à đá vôi tác dụng với giấm (hoặc axit loãng) tạo thành một chất khác và khí các-bo-níc sủi lên. Đá cuội không phản ứng với giấm (axit).
+Bước 3. Rút ra kiến thức. 
Bài 28. Xi măng - HS làm thí nghiệm để tìm ra tính chất của xi măng.
Bài 35. Sự chuyển thể của chất - HS thực hành về sự chuyển từ thể lỏng (nước)àrắn (nước đá cục)àlỏng (tan ra lại thành nước).
Bài 36. Hỗn hợp - HS thực hành trộn hỗn hợp muối tiêu.
Bài 37. Dung dịch - HS thực hành pha dung dịch nước chanh, nước muối, nướcđường à Mục đích giúp học sinh phân biệt sự khác nhau giữa dung dịch với hỗn hợp; hiểu thế nào là dung dịch bảo hòa.
Hoạt động 1. Thực hành “Tạo ra một dung dịch”
*Mục tiêu : Học sinh biết cách tạo ra một dung dịch và kể được tên một số dung dịch. 
*Cách tiến hành :
Bước 1. Làm việc theo nhóm
-Tôi yêu cầu các em tự chọn nhóm (5-6 em), cử nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu sau :
a)Tạo ra một dung dịch đường hoặc muối, tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định. Nêu tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch; nêu tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch. 
b)Thảo luận các câu hỏi :
+Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì ?
+Dung dịch là gì ?
+Kể tên một số dung dịch mà bạn biết.
Bước 2. Làm việc cả lớp
-Đại diện mỗi nhóm sẽ nêu công thức pha dung dịch đường hoặc muối và mời nhóm bạn nếm thử.
-Các nhóm nhận xét, so sánh độ ngọt, mặn của từng nhóm tạo ra. 
-Đàm thoại trả lời các câu hỏi mà nhóm vừa thảo luận. 
Bước 3. Kết luận tìm ra kiến thức bài học 
Bài 38-39. Sự biến đổi hóa học - HS thực hành đun đường trên ngọn lửa; xé giấy thành những mảnh vụnà Giúp học sinh hiểu thế nào là sự biến đổi hóa học, sự biến đổi lí học. 
Bài 40. Năng lượng - HS thực hành với đồ chơi sử dụng pin để khởi động máy, còi, nhạc, ; đốt cháy ngọn nến;  
Bài 44. Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy - HS thực hành sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua-bin phát điện từ cái cọn nước. 
Hoặc :
Bài 46, 47. Lắp mạch điện đơn giản - HS thực hành lắp mạch điện để tạo ra mạch điện kín, mạch điện hở. Thực hành làm cái ngắt điện để biết vai trò của cái ngắt điện  
Trước đây, các em chỉ nghe và quan sát giáo viên thực hành lắp mạch điện, sau đó đàm thoại tìm hiểu kiến thức bài học. Giờ thì học sinh được chuẩn bị trước và thực hành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên, các em tự mình tìm cách lắp ghép mạch điện sao cho bóng đèn phát sáng để từ đó rút ra kết luận “Làm cách nào mà đèn sáng được ? Vì sao đèn không sáng ?...” Điều này giúp các em ghi nhớ bài lâu hơn, và cũng giúp các em biết cách sử dụng điện sao cho an toàn, tránh bị điện giật. 
Hoạt động 1. Thực hành lắp mạch điện 
*Mục tiêu : Học sinh lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn pin, dây dẫn điện. 
*Cách tiến hành :
Bước 1. Làm việc theo nhóm
-Tôi yêu cầu các em quan sát hình Sgk/94 và tự lắp mạch điện để đèn sáng, sau đó vẽ lại cách mắc điện của nhóm vào giấy. 
-Tôi theo dõi, nhắc nhở các em chú ý cẩn thận kẻo bị điện giật (dù nguồn điện rất thấp-pin). Đồng thời cũng hướng dẫn và giúp đỡ thêm cho các nhóm lúng túng chưa biết thực hiện phần nào trước, phần nào sau. 
Bước 2. Làm việc cả lớp 
-Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình, và trả lời câu hỏi: Các em phải lắp mạch điện như thế nào thì đèn mới sáng ?
Bước 3. Làm việc theo cặp 
-Tôi yêu cầu các em đọc mục Bạn cần biết/94, 95 và chỉ cho bạn xem đâu là cực âm (-), đâu là cực dương (+) của pin; chỉ ra 2 đầu của dây tóc bóng đèn  
-Sau đó tôi chốt kiến thức -Vài học sinh nhắc lại để ghi nhớ bài. 
Bước 4. Làm thí nghiệm theo nhóm 4
-Tôi yêu cầu các em quan sát hình 5/95 Sgk và dự đoán xem mạch điện ở hình nào là đèn sáng, hình nào là đèn không sáng. Giải thích tại sao ?
-Tôi thống kê kết quả dự đoán và yêu cầu các em tiến hành lắp mạch điện để kiểm traàSo sánh với kết quả dự đoán ban đầuàGiải thích kết quả thí nghiệm. Trong quá trình học sinh làm thí nghiệm, tôi cũng đồng thời đi đến từng nhóm và nhắc nhở các em chú ý trường hợp hình 5c cần làm nhanh để tránh làm hỏng pin (đoản mạch).
Bước 5. Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn. 
-Tôi cho các nhóm xung phong lên mô tả lại cách lắp mạch điện và nói điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn. 
Bằng cách này, các em sẽ tự diễn đạt lại cách thực hiện cũng như kiến thức bài bằng cách riêng của mình một cách sinh động, hấp dẫn, giúp các em nhớ bài lâu hơn và yêu thích khám phá hơn. 
Với cách tổ chức dưới dạng thực hành, thí nghiệm như trên, học sinh sẽ được tham gia một cách tự nhiên hơn, không khí thoải mái hơn và hiệu quả tiết học cũng cao hơn. 
Một ví dụ khác : 
	Khi học bài Sự sinh sản của thực vật có hoa, ở hoạt động 2, học sinh tìm hiểu về đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió; thông thường giáo viên cho học sinh đọc thông tin và quan sát tranh ảnh ở sách giáo khoa để rút ra kiến thức. Như vậy từ việc quan sát ảnh chụp trong sách và thông tin đã được cung cấp, dù học sinh được thảo luận tìm ra kiến thức nhưng các em vẫn chưa được phát huy cao độ tính tích cực, khả năng xây dựng bài của mình. 
 	Thay vào đó, tôi yêu cầu các em quan sát một số tranh ảnh hoặc các loài hoa thật do tôi và một số học sinh sưu tầm được àThảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi : Hãy nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió. Kể tên một số loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng, thụ phấn nhờ gió mà bạn biết. 
Trước đây, từ những nhận thức của các em học sinh không đồng đều nên tình trạng một số học sinh khó khăn trong học tập thì quá trình đàm thoại để lĩnh hội kiến thức làm cho các em không đủ tự tin để có thể tham gia trả lời câu hỏi, thậm chí có em còn nản lòng, chán học.
Bằng hình thức tổ chức này, tôi thấy các em đã mạnh dạn hơn, tự nhiên hơn khi trình bày những gì mình quan sát được từ cuộc sống xung quanh. Tôi có thể dễ dàng kiểm tra được việc nắm bắt bài học của các em, sự tự tin, mạng dạn trong giao tiếp đến đâu, để từ đó tôi có sự điều chỉnh phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học của mình cho phù hợp hơn trong những giờ dạy học môn Khoa học.
Giải pháp 4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 
	Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại; là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch và biện pháp cụ thể; là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi nhiều lực lượng tham gia, trong đó nhà giáo dục đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn, khuyến khích và động viên người học. “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là chủ đề của các trường học khi bắt đầu bước vào năm học mới. 
Việc tạo hứng thú, phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập phải đi đôi với đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học. Đặc biệt đối với môn Khoa học, trực quan sinh động có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu bài của học sinh. Bởi lẽ có những kết luận có thể diễn giải được bằng lời nhưng cũng có khi không thể trình bày hết được. Nhưng chỉ bằn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_khoa_hoc_5.doc