Nội dung ôn tập kiểm tra 15 phút Lịch sử HKII - Lần 2 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Long Thạnh

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư sản ở Bắc Mỹ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.

- Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ Đại Tây Dương (1,3 triệu người).

- Giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở đây phát triển nhưng bị chính quyền thực dân Anh kìm hãm.

+ Miền Bắc: Công trường thủ công  các ngành nghề: rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt

+ Miền Nam: Kinh tế đồn điền , SX hàng hóa nông nghiệp XK: ngô, bông, mía, thuốc lá

- Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy thương nghiệp, giao thông, thông tin phát triển; một thị trường thống nhất dần hình thành ở BM; tiếng Anh – ngôn ngữ chính.

 Mâu thuẫn giữa 13 thuộc địa với chính quyền thực dân Anh trở nên gay gắt.

? Sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa đặt ra những yêu cầu gì?  Yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa là được tự so phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế về phía Tây. Tuy nhiên, những mong muốn chính đáng đó bị chính quyền Anh quốc ra sức kìm hãm.

+ Tại sao chính phủ Anh lại kìm hãm sự phát triển kinh tế ở thuộc địa?  Giai cấp thống trị Anh xem thuộc địa là nơi cung cấp nguyên vật liệu, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa của Anh vì vậy chính phủ Anh luôn muốn buộc kinh tế thuộc địa lệ thuộc vào nền kinh tế chính quốc. Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của 13 thuộc địa đã làm Anh lo ngại, vì thế mà TD Anh đưa ra hàng loạt chính sách để kìm hãm nền kinh tế ở đây.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập kiểm tra 15 phút Lịch sử HKII - Lần 2 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Long Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NOÄI DUNG OÂN TAÄP KIEÅM TRA 15 phuùt
LÒCH SÖÛ 10 HKII – Laàn II
Bài 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
1. Cách mạng Hà Lan (đọc thêm)
2. Cách mạng tư sản Anh.
a. Tình hình nước Anh trước cách mạng.
- Kinh tế: 
+ Đến thế kỷ XVII nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển nhất Châu Âu
+ Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn so với sản xuất phường hội như luyện kim, làm sứ, len dạ 
? Hãy so sánh công trường thủ công và xưởng thủ công phường, hội?
Công trường thủ công
Phường hội
Quy mô
Lớn
Nhỏ
Phân công lao động
Phân công sản xuất theo dây chuyền.
Chưa phân công lao động
Mối quan hệ
Quan hệ bóc lột tư sản – công nhân
Quan hệ bình đẳng
+ Thương nghiệp: Rất phát triển, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính lớn nhất nước Anh.
+ Nông nghiệp: Ở nông thôn, quý tộc phong kiến chuyển sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa bằng cách “rào đất cướp ruộng”, biến ruộng đất chiếm được thành đồng cỏ, thuê công nhân nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường.
- Xã hội: Quý tộc PK trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mất đất thì nghèo khổ.
- Chính trị: 
+ Chế độ phong kiến tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới, ngăn cản họ phát triển theo con đường tư bản.
+ Mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp phong kiến với tư sản đang lên và quý tộc mới.
à Cách mạng bùng nổ.
? Nước Anh lúc này tồn tại những mâu thuẫn nào?
- Mâu thuẫn giữa PTSX PK lạc hậu với PTSX TBCN (nguyên nhân sâu xa bùng nổ chiến tranh).
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến.
b. Diễn biến cách mạng
- Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội, đặt ra thuế mới nhưng không được chấp nhận.
? Tăng thuế nhằm mục đích gì? Để có tiền chi cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốtlen ở miền Bắc nước Anh, ngoài ra còn để chi trả cho việc ăn chơi xa xỉ của vua và hoàng hậu.
- Năm 1642 – 1648: nội chiến giữa Quốc hội và nhà vua.
- 30/01/1649: xử tử vua Sác-lơ I, nước cộng hòa ra đời do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu, cách mạng đạt đỉnh cao.
- Năm 1653: nền độc tài quân sự được thiết lập.
? Vì sao cách mạng Anh không duy trì chế độ Cộng Hòa mà có một bước lùi? Vì trong cách mạng này có sự tham gia của quý tộc mới, khi đạt được quyền lợi về kinh tế nhưng họ vẫn muốn duy trì chế độ phong kiến để hưởng bổng lộc phong kiến, nên không muốn cách mạng đi lên.
- Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Ô-ran-giơ lên ngôi vua. chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.
c. Ý nghĩa lịch sử
- Cách mạng tư sản Anh giành thắng lợi, đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển; có ý nghĩa trọng đại trong thời kì quá độ từ CĐPK sang chế độ tư bản.
- Là một cuộc cách mạng không triệt để.
- Cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và QTM, còn nhân dân thì không được gì.
? Nguyên nhân nào dẫn đến cách mạng không triệt để?
- Quyền lợi đông đảo cho nông dân không được đáp ứng.	- Ngôi vua vẫn còn.
- Lãnh đạo là quý tộc mới nên còn nhiều liên hệ với chế độ phong kiến nên có thỏa hiệp.
Bài 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
 CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MỸ
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư sản ở Bắc Mỹ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.
- Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ Đại Tây Dương (1,3 triệu người).
- Giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở đây phát triển nhưng bị chính quyền thực dân Anh kìm hãm.
+ Miền Bắc: Công trường thủ công ­ các ngành nghề: rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt
+ Miền Nam: Kinh tế đồn điền ­, SX hàng hóa nông nghiệp XK: ngô, bông, mía, thuốc lá
- Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy thương nghiệp, giao thông, thông tin phát triển; một thị trường thống nhất dần hình thành ở BM; tiếng Anh – ngôn ngữ chính.
® Mâu thuẫn giữa 13 thuộc địa với chính quyền thực dân Anh trở nên gay gắt.
? Sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa đặt ra những yêu cầu gì? à Yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa là được tự so phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế về phía Tây. Tuy nhiên, những mong muốn chính đáng đó bị chính quyền Anh quốc ra sức kìm hãm.
+ Tại sao chính phủ Anh lại kìm hãm sự phát triển kinh tế ở thuộc địa? à Giai cấp thống trị Anh xem thuộc địa là nơi cung cấp nguyên vật liệu, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa của Anh vì vậy chính phủ Anh luôn muốn buộc kinh tế thuộc địa lệ thuộc vào nền kinh tế chính quốc. Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của 13 thuộc địa đã làm Anh lo ngại, vì thế mà TD Anh đưa ra hàng loạt chính sách để kìm hãm nền kinh tế ở đây. 
+ Chính phủ Anh đã làm gì để kìm hãm sự phát triển kinh tế ở thuộc địa? Hậu quả của những chính sách đó ra sao? à Họ cấm SX nhiều loại hàng CN, cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ làng nghề từ Anh sang, ban hành chế độ thuế khóa nặng nề. Hậu quả: đã làm tổn hại đến quyền lợi của tư sản, chủ nô và ngay cả nhân dân thuộc địa, vì vậy mà họ đã đứng lên phản kháng chống lại chính quyền TD Anh. Và đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh giành độc lập, hay nói cách khác nguyên nhân dẫn đến chiến tranh chính là do mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị Anh với tư sản Bắc Mĩ và các tầng lớp nhân dân thuộc địa.
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mỹ.
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
Cuối 1773
“chè Boxton”
Chính phủ Anh phong tỏa cảng Boxton
9 – 1774
Đại hội lục địa lần I
Yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp, Vua Anh ra lệnh trừng trị nếu các thuộc địa nổi loạn
4 – 1775
Chiến tranh bùng nổ
Quân Anh thắng (cuộc chiến giữa thuộc địa với chính quốc)
5 – 1775
Đại hội lục địa lần II
Thành lập “Quân đội thuộc địa” và G.Oasinhtơn được bầu làm Tổng chỉ huy; Các thuộc địa tuyên bố tách khỏi Anh
4-7-1776
Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập
Thành lập Hợp chúng quốc Mĩ
17-10-1777
Trận Xa-ra-tô-ga
Quân thuộc địa thắng lớn, tạo bước ngoặt chiến tranh
1781
Trận I-oóc-tao
Chiến tranh kết thúc à giành thắng lợi cuối cùng
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự chỉ huy tài tình của Oa-sinh-tơn.	- Sự ủng hộ của nhân dân.
- Dựa vào địa thế để phát huy lối đánh du kích.	- Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa.
3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập.
- Kết quả:
+ Theo hòa ước Véc-xai (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
+ Năm 1787, thông qua Hiến pháp củng cố vị trí nhà nước Mỹ.
+ 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Mĩ.
- Ý nghĩa:
+ Giải phóng Bắc Mỹ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mỹ .
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong rào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ La-tinh.
? Đây là một cuộc chiến tranh giành độc lập nhưng tại sao lại được coi như một cuộc cách mạng Tư sản?
- Do giai cấp tư sản lãnh đạo
- Sau khi giành thắng lợi đã đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, mở đường cho CNTB phát triển.
? So sánh CMTS Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Nội dung so sánh
CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP Ở BẮC MĨ
Nhiệm vụ - Mục tiêu
Lật đổ chế độ QCCC, ® mở đường cho CNTB phát triển. 
Lật đổ ách thống trị của TD Anh ® giành độc lập dân tộc ® mở đường cho CNTB phát triển. 
Động lực cách mạng
Quần chúng nhân dân.
Quần chúng nhân dân.
Giai cấp lãnh đạo 
Tư sản, quý tộc mới. 
Tư sản, chủ nô.
Hình thức
Nội chiến.
Chiến tranh giành độc lập.
Tính chất
Là cuộc CMTS không triệt để.
Là cuộc CMTS có tính chất nhân dân khá rõ nét.
--- Heát ---
Taøi lieäu chæ mang tính chaát tham khaûo vaø khoâng traùnh ñöôïc sai soùt!! JJJ

File đính kèm:

  • docND_on_tap_KT15p_lan_II_HKII_LS10.doc
Giáo án liên quan