Lịch sử địa phương 10 - Hà Nội ngàn năm văn hiến - Năm học 2015-2016

Năm 1957, Bác Hồ đã lựa chọn để xây dựng khu căn cứ trong kháng chiến chống Mỹ.

Đầu tháng 3/1961, sau khi lên đây cùng Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ, ngày 13/3, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa bà Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, lúc đó là khách mời của Đại hội phụ nữ Việt Nam lên thăm K9. Bà còn mang theo một cây quất quả tròn giống của Trung Quốc và một cây ngọc lan từ Hà Nội lên trồng kỷ niệm.

Ngày 24/1/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa G.Ti - Tốp, anh hùng vũ trụ Liên Xô lên thăm và trồng cây hoa vàng kỷ niệm tại K9.

Ngày 20/9/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số đồng chí trong Bộ Chính trị và Uỷ viên dự khuyết BCT lên K9 họp bàn về công tác phòng không nhân dân.

Từ ngày 23/12/1969 đến ngày 03/12/1970, thi hài Bác được cất giữ tại đây. Cuối năm 1970 do Mỹ - Ngụy tập kích bằng máy bay trực thăng xuống một vị trí ở gần Sơn Tây nên thi hài Bác được chuyển về Viện quân y 108.

Từ ngày 19/8/1971 tới ngày 11/7/1972, miền Bắc mưa to liên tiếp 10 ngày, nước song Hồng dâng cao 12m80, có nguy cơ vỡ đê nên thi hài Bác được chuyển về đây. Trong thời gian này ta giữ thi hài Bác dưới tầng ngầm. Việc di chuyển thi hài Bác bắt đầu từ 9 giờ ngày 4/11/1971 đến 14 giờ 55 phút. Cuối năm 1972, ta nhận định có nguy cơ Mỹ dùng B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng mà K84 nằm trên đường bay từ Thái Lan sang nên thi hài Bác di chuyển về H21(còn gọi là K2).

 Từ ngày 08/02/1973 tới ngày 17/7/1975 sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, thi hài Bác lại được đưa trở lại K84 để bảo quản vì nơi đây có điều kiện kỹ thuật tốt hơn ở K2.

 

docx33 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch sử địa phương 10 - Hà Nội ngàn năm văn hiến - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trông rất đẹp. Để vào sân, người ta phải đi qua một hàng hiên đồ sộ hai tầng mái có trổ ba cửa và những gác chuông nhỏ cũng được trang trí nhiều hình tượng khác nhau bằng các mảnh sứ xanh lơ giống như một ngôi chùa....” 
	Bên cạnh đó là dinh thự và công đường của các quan đầu tỉnh: Tổng đốc (sau đổi là Tuần phủ), Bố chánh (hay Án sát), Đề đốc và Đốc học. Về phía Đông Vọng cung là ngục thất, kho lương và Trại con gái - nơi vợ con binh lính ở. Về phía Tây là Võ miếu, nơi thờ các tướng sỹ đã anh dũng hy sinh trong khi chiến đấu bảo vệ thành. Trước điện Kính Thiên là một sân rộng lát gạch, phía ngoài cổng có bức bình phong xây bằng gạch, đắp hình nổi “Long vân khánh hội” bằng vôi vữa. Tiếp đó là Đoan môn có ba cửa ra vào, nhìn thẳng ra Kỳ đài xây trên một bệ hình chóp vuông cụt bằng đá ong, cao khoảng 18m.
Kiến trúc chính bên trong khi xưa
Hành Cung sau khi xây dựng lại
KHU DI TÍCH K9 – ĐÁ CHÔNG
I, GIỚI THIỆU CHUNG
	Theo truyền thuyết, đây là dấu tích của những cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thời xa xưa. Lòng ghen tuông của chàng Thủy Tinh si tình dữ dội, bao nhiêu bão dông mưa lũ cuồn cuộn đổ về đây, bao nhiêu thủy quái được điều đến hòng cướp lại người đẹp từ tay Sơn Tinh, ầm ầm ào ào suốt mấy ngày liền và hàng ngàn năm sau vẫn chưa thôi cơn giận dữ. Xưa nay, cuộc chiến vì người đẹp bao giờ cũng bi tráng. 
	Đá Chông càng thêm giá trị khi ở đây có thêm di tích K9. Năm 1957, Bác Hồ cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương đi kiểm tra diễn tập của Sư đoàn 308 khi dừng chân tại đây Người đã nhận ra linh khí trong thế núi hình sông của vùng đất này. Dãy Tản Viên Sơn ở phía Đông, dãy Thiết Sơn ở phía Tây lại thêm Đà giang độc đáo liền kề, xét theo phong thủy thật là đắc địa cho việc dựng căn cứ. Bác đã quyết định chọn Đá Chông làm Khu căn cứ địa để chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước dài lâu của dân tộc ta. 
II, LỊCH SỬ:
	Năm 1957, trong một lần tham sư đoàn 316 diễn tập bên sông Đà, Bác Hồ đã dừng chân ăn trưa trên đỉnh đồi, ngay dưới chân ba tảng đá chông hùng vĩ. Thấy khí hậu nơi đây mát mẻ, địa hình hiểm trở, phong cảnh đẹp, Bác đã chọn vị trí này làm khu căn cứ của TƯ đề phòng chiến tranh có thể mở rộng toàn quốc.
	Năm 1960, Cục Doanh trại thuộc tổng cục Hậu cần xây dựng một ngôi nhà sàn làm vị trí hội họp nghỉ ngơi của Bác Hồ và Bộ chính trị TƯ Đảng. Xung quanh là hệ thống công sự kiên cố, khu vực này đặt tên là công trường 5(CT 5). Những năm có chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, nhiều lần Bác và các đồng chí trong Bộ chính trị đã lên làm việc và nghỉ ngơi tại đây.
	Sau ngày Bác mất, Đảng và Nhà nước chọn địa điểm K9 là nơi đầu tư trang thiết bị kỹ thuật để gì giữ thi hài Bác.
	15/12/1969, công trình gìn giữ thi hài Bác Hồ tại K9 hoàn thành trước thời hạn 10 ngày, để giữ bí mật đổi K9 thành K84 (kết hợp mật danh: K9 + K75 = K84).
	23 giờ ngày 23/12/1969, thi hài Bác được di chuyển từ K75A (tức viện quân y 108) vào nơi lưu giữ ở K84 một cách an toàn, đảm bảo kỹ thuật tuyệt đối vào sang ngày 24/12/1969.
III, VỊ TRÍ
	Khu di tích Đá Chông nằm trong hệ thống vùng đất đồi gò huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây có tọa độ địa lý 21 độ 8 vĩ độ Bắc và 105 độ 19 kinh độ Đông cách trung tâm Hà Nội khoảng gần 50 km theo đường chim bay; có gianh giới với ba xã Thuần Mỹ, Minh Quang, Ba Trại, phía Tây giáp sông Đà, bên kia sông là xã Đồng Luận, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
	Có độ cao bình quân so với nước biển là 40 m, cá biệt có nơi cao tới 143,6m (đỉnh U Rồng), địa hình bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ, cao ở phía Bắc và phía Đông, thấp dần về phía Tây và Tây Nam.
	Diện tích Đá Chông khoảng 234ha, có hai hồ nước rộng 15ha, chủ yếu là đồi liên hoàn, rừng thông trên trăm năm tuổi và nhiều cây gỗ quý như long não, chò, trám Địa thế khu vực tuy hiểm trở nhưng giao thông lại thuận lợi vì có thể sử dụng cả đường bộ: cách thị xã Sơn Tây về phía tây khoảng 20km theo quốc lộ 87; đường thuỷ có sông Đà, đường không sẵn một bãi đất phẳng tự nhiên, có thể dùng làm sân bay trực thăng.
IV, CẤU TRÚC CỦA K9 – ĐÁ CHÔNG:
	K9 – Đá chông có thể chia ra làm ba hạng mục:
	- Khu A: Có một ngôi nhà thiết kế kiểu nhà sàn ở Hà Nội. Tầng 1 là nơi tiếp khách, phòng họp Bộ Chính trị lắp cửa lùa bằng gỗ có thể tháo rời được. Tầng 2 có 3 phòng nghỉ và 1 phòng khách. Bên cạnh đó là căn nhà dùng cho thư ký, bảo vệ, cấp dưỡng và hầm trú ẩn.
- Khu B: Có một ngôi nhà làm việc 2 tầng, phía sau có hầm trú ẩn khá rộng rãi. Một nhà phụ dùng làm kho, bếp. Sân bay trực thăng năm gần khu này.
 	- Khu C: Có dãy nhà một tầng gần đường mòn dẫn xuống bờ sông dành cho đội cảnh vệ (lúc đó trực thuộc công an vũ trang). Ngoài ra còn nhà máy điện 25KVA, bồn trữ nước, gara ôtô, vườn hoa, hòn non bộ 
V, MỘT SỐ MỐC THỜI GIAN ĐẶC BIỆT TẠI DI TÍCH K9 – ĐÁ CHÔNG
Năm 1957, Bác Hồ đã lựa chọn để xây dựng khu căn cứ trong kháng chiến chống Mỹ.
Đầu tháng 3/1961, sau khi lên đây cùng Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ, ngày 13/3, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa bà Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, lúc đó là khách mời của Đại hội phụ nữ Việt Nam lên thăm K9. Bà còn mang theo một cây quất quả tròn giống của Trung Quốc và một cây ngọc lan từ Hà Nội lên trồng kỷ niệm.
Ngày 24/1/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa G.Ti - Tốp, anh hùng vũ trụ Liên Xô lên thăm và trồng cây hoa vàng kỷ niệm tại K9.
Ngày 20/9/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số đồng chí trong Bộ Chính trị và Uỷ viên dự khuyết BCT lên K9 họp bàn về công tác phòng không nhân dân. 
Từ ngày 23/12/1969 đến ngày 03/12/1970, thi hài Bác được cất giữ tại đây. Cuối năm 1970 do Mỹ - Ngụy tập kích bằng máy bay trực thăng xuống một vị trí ở gần Sơn Tây nên thi hài Bác được chuyển về Viện quân y 108.
Từ ngày 19/8/1971 tới ngày 11/7/1972, miền Bắc mưa to liên tiếp 10 ngày, nước song Hồng dâng cao 12m80, có nguy cơ vỡ đê nên thi hài Bác được chuyển về đây. Trong thời gian này ta giữ thi hài Bác dưới tầng ngầm. Việc di chuyển thi hài Bác bắt đầu từ 9 giờ ngày 4/11/1971 đến 14 giờ 55 phút. Cuối năm 1972, ta nhận định có nguy cơ Mỹ dùng B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng mà K84 nằm trên đường bay từ Thái Lan sang nên thi hài Bác di chuyển về H21(còn gọi là K2).
 Từ ngày 08/02/1973 tới ngày 17/7/1975 sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, thi hài Bác lại được đưa trở lại K84 để bảo quản vì nơi đây có điều kiện kỹ thuật tốt hơn ở K2.
VI, NHỮNG CHIẾC XE ĐÃ PHỤC VỤ VIỆC DI CHUYỂN THI HÀI BÁC
Trong thời gian chiến tranh, sau này ta đã cải tiến và lắp thêm các bộ phận cho xe, để thuận lợi cho năm tháng chiến tranh. ZIL 157 của Liên Xô, dùng để di chuyển thi hài Bác giữa Hà Nội - Đá Chông đường trường là 4 lần; chiếc xe thứ 2 là UAZ cứu thương, di chuyển thi hài Bác 3 lần trong nội thành Hà Nội khi Bác mới qua đời và chiếc xe thứ 3 là xe PAZ lội nước, vừa đi được trên cạn vừa đi dưới nước, khi xuống nước xe nổi lên như xuồng và có 2 chân vịt rẽ nước dễ dàng hơn. Hiện nay, cả ba chiếc đều được trưng bày tại khu di tích K9 cùng một chiếc Bác hay dùng để đi lại.
Chiếc xe thứ 3 là xe PAZ lội nước, vừa đi được trên cạn vừa đi dưới nước, khi xuống nước xe nổi lên như xuồng và có 2 chân vịt rẽ nước dễ dàng hơn.
Xe ZIL 157 của Liên Xô, dùng để di chuyển thi hài Bác giữa Hà Nội - Đá Chông .
Xe UAZ là cứu thương phục vụ di chuyển thi hài Bác 3 lần.
ĐÌNH CHU QUYẾN
I, GIỚI THIỆU CHUNG
	Đình Chu Quyến, còn gọi là đình Chàng,là một ngôi đình cổ, có niên đại thuộc cuối thế kỷ XVII. Là ngôi đình tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống Việt Nam thời Lê trung hưng (Hậu Lê). Đình Chu Quyến là ngôi đình thuộc làng Châu Chàng ( tên nôm là làng Chàng) xã Chu Minh huyện Ba Vì, Hà Nội ngày nay. Đầu thế kỷ XIX, làng Chàng là xã Châu Chàng (Chu Quyến) tổng Châu Chàng huyện Tiên Phong phủ Quảng Oai , trấn Sơn Tây. Đình Chàng làm bằng gỗ lim, thờ Nhã Lang, (tương truyền là con rể Triệu Quang Phục), và là con trai Lý Phật Tử (các nhân vật trong lịch sử Việt Nam thế kỉ VI). Cùng với các ngôi đình khác khá nổi bật về giá trị nghệ thuât kiến trúc, những ngôi đình đều nằm trên vùng đất xứ Đoài như: đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc), đình Tây Đằng(Ba Vì, Hà Nội), đình Thanh Lũng (Ba Vì, Hà Nội), đình Hương Canh (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc),..., và một loạt các đình với số lượng lớn còn tồn tại đến ngày nay ở vùng xứ Đoài: như đình Tường Phiêu (Thạch Thất, Hà Nội), đình Hoàng Xá,..., đình Chu Quyến đã góp phần tạo thành một giá trị phong cách kiến trúc nổi bật ở một xứ nằm phía Tây Thăng Long, xứng với câu thành ngữ tục ngữ: "Cầu Nam - chùa Bắc - đình Đoài". Đình Chu Quyến đã được Bộ Văn hóa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa theo quyết định số 313/QĐ ngày 28/04/1962
II, KIẾN TRÚC
	Đình Chu Quyến có mặt bằng hình chữ nhật chạy dài 30 m, với kiến trúc 3 gian 2 trái, diện tích 395m2, kết cấu khung gỗ chồng rường truyền thống, với đầy đủ 6 hàng cột: 2 hàng cột cái (đường kính 60 - 81 cm), 2 hàng cột quân (50 cm), 2 hàng cột hiên(50 cm), đối xứng với nhau qua trục dọc nhà. Khung cột kiểu "Thượng thu hạ thách". Bốn cột cái lớn gian giữa (chính điện) có đường kính tới 81 cm. Hai đầu hồi cũng có 1 hàng cột hiên ở mỗi hồi, quay vuông góc với hàng cột cái, và các cột hiên này nằm cùng trục dọc với 6 hàng cột dọc. Hàng cột hiên đỡ hệ thống kẻ bẩy ở 4 phía mặt đình. Các kẻ hiên được nối liền, gác lên các cột quân. Nối giữa các đỉnh cột quân với cột cái, là các rường cụt, và cột cái với nhau là hệ thống xà, vì kèo giá chiêng kiểu chồng rường con nhị (nhị, 二). Trên hệ kết cấu khung gỗ: kẻ bảy, rương cụt, ván nong (ván măng),... là những tác phẩm điêu khắc dân gian tinh xảo, miêu tả các cảnh chọi gà, gảy đàn, hát múa dân gian, người cưỡi hổ, cưỡi ngựa, các họa tiết trang trí linh vật như: phượng mẹ và đàn phượng con, rồng là đề tài chủ đạo ở đây và được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Kết cấu nóc là kiểu 4 mái dốc (hai mái dốc chính và hai mái phụ vuông góc che 2 trái và 2 hiên đầu hồi), với 4 đầu đao vút cong thanh thoát ở 4 góc mái. Trên mái là hệ thống tượng điêu khắc bằng gốm thể hiện các linh vật: con xô, con kìm nóc (cá hóa rồng) trên các bờ nóc, góc mái, đầu đao.
Khác với đình Bảng xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, đình Chu Quyến là một không gian kiến trúc mở, không có hệ thống ván nong, cửa Bức bàn bao quanh 4 phía hàng cột hiên, thay vào đó là một hệ lan can thấp bao quanh hệ sàn gỗ. Sàn gỗ ở độ cao cách mặt đất 0,8 m, với 3 cấp để dân làng ngồi theo thứ bậc (thế thứ) chức sắc và tuổi tác, mỗi khi sinh hoạt cộng đồng làng xã. Hậu cung, nơi thờ thành hoàng làng là Nhã Lang, cũng không được làm tách riêng, mà nằm ngay trong gian giữa (chính điện), tại vị trí các cột cái và cột quân phía sau gian trung tâm tòa đại đình, và được quây kín cố định, tạo không khí thần bí và trang nghiêm. (Đình Bảng: hậu cung tách riêng đại bái, thành kiến trúc chữ Đinh, 丁).
Cột đình Chu Quyến
Như hầu hết các ngôi đình cổ xứ Đoài, đình Chu Quyến có bộ mái đình xòe rộng ra bốn phía, chiếm tới hơn 3/4 toàn thể ngôi đình nhưng lại lan rộng xuống thấp nên càng làm tăng thêm vẻ vững chãi, bề thế của ngôi đình. Bù lại, các đầu đao của mái đều được uốn cong làm cho ngôi đình trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát và duyên dáng gấp bội phần.
IV, TRÙNG TU DI TÍCH
	Từ năm 2007-2010, đình Chu Quyến được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành trùng tu lớn với những kỹ thuật trùng tu di tích hiện đại. Đến năm 2010 dự án trùng tu di tích đình Chu Quyến đã hoàn thành và được đánh giá là thành công. Khảo sát năm 2007, trước khi trùng tu, tình trạng đình Chàng sau 400 năm rất nguy cấp: 48 cột (là toàn bộ số cột của đình) đều bị tiêu tâm (ruỗng lõi), trong đó có 1 cột cái bị mục ruỗng tới 90% đã từng được gia cố bằng biện pháp đổ bê tông vào lõi. Toàn bộ kết cấu gỗ của đình bị 17 loại nấm gỗ xâm hại. Mái ngói qua nhiều đợt trùng tu trong 400 năm pha tạp nhiều loại ngói khác nhau (51 loại). Quá trình trùng tu đã giữ nguyên gần như tất cả phần vỏ các cây cột bị tiêu tâm, và gia cố lõi của chúng chính bằng vật liệu gỗ, đảm bảo giữ nguyên trạng dáng vẻ kiến trúc, màu sắc và chất cảm vật liệu như nguyên bản, mà vẫn tăng cường được sự bền vững của di tích. Viện Bảo tồn di tích đã xử lý hết các loại nấm mốc gây hại cho các cấu kiện gỗ, thay thế toàn bộ số ngói nung bị mục nát trên mái đình bằng loại ngói nung đúng theo phương pháp nung truyền thống bằng rơm và với cùng một chất đất tương đồng với loại ngói cổ có ở mái đình. Riêng 2 cái cột bị hỏng nặng phải thay thế bằng cột gỗ lim mới, những người trùng tu đã chế tạo bề mặt giống như các cột cũ còn lại của đình, 2 cấu kiện cột hỏng được xử lý nấm mốc, và trưng bày ngay tại sân đình. Dự án trùng tu đình Chàng đã được giải thưởng quốc tế về bảo tồn di sản kiến trúc châu Á - Thái Bình Dương năm 2010 tại Tây An Trung Quốc.
LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
I, GIỚI THIỆU CHUNG:
	Làng nằm cách thủ đô Hà Nội chừng 47 km về phía Tây, cách trung tâm hành chính Thị xã Sơn Tây 5 km. Gọi là Làng cổ nhưng đó là sự quy tụ của 5 thôn trong tổng số 9 thôn của xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là: thôn Mông Phụ, Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp và Cam Lâm với diện tích tự nhiên của Làng cổ khoảng 800,25 ha, dân số hơn 8000 người. Nơi ấy đã được nhiều người biết đến với những cái tên rất thuần Việt như: “Làng Việt cổ”, “Làng cổ đá ong Đường Lâm”, hay địa danh “ấp hai Vua”. Cũng như rất nhiều làng quê của Thủ đô thời mở rộng nói riêng và cả nước nói chung đang hội nhập và hoà mình với dòng chảy công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thế nhưng cái Làng Việt cổ ấy ở một vị trí rất gần với đô thị lại vẫn ẩn chứa và giữ trong mình một kho tàng những giá trị văn hoá, lịch sử đồ sộ và rất quý báu. Đó là thành quả của quá trình lao động, sự sáng tạo, trí tuệ và những đôi bàn tay khéo léo của bao thế hệ người nông dân được sinh ra, lớn lên và tồn tại ở vùng quê “địa linh nhân kiệt” – xứ Đoài mây trắng.
	Nào bắt đầu phá lệ để “tham quan” làng cổ Đường Lâm một vòng chứ.
II, NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA – KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT
Đó là cổng làng Mông Phụ, đình Mông Phụ, Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, chùa Mía, đình Cam Thịnh, đình Đoài Giáp, đình Phùng Hưng, đền – lăng Ngô Quyền, Đền phủ Bà Chúa Mía, chùa Ón, các nhà thờ họ, quán, điếm, miếu, giếng. Các loại hình di tích ấy có mặt ở tất cả các thôn của làng cổ.
Cổng làng Mông Phụ là chiếc cổng cổ và còn tương đối nguyên vẹn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nằm soi mình bên hồ nước, cùng với cây đa cổ thụ, cổng quay về hướng đông nam. Chỗ ấy đã trở thành nơi rất thân thuộc, gần gũi cho bao thế hệ người dân của làng. Thuở ngày xưa, cùng với luỹ tre gai bên ngoài rìa, hai cánh cổng lim được khép lại về đêm sẽ bảo đảm cho sự an toàn và bình yên của làng. Thời gian ấy, mọi người đều tuân thủ theo quy tắc “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Đình Mông Phụ nằm ở vị trí cao, giữa trung tâm của làng. Cái tên Mông Phụ gắn liền với quê hương của nhà nho học Khổng Tử của Trung Quốc thời cổ đại. Nguyện ý của những người khi mới đến lập làng là miền quê nhỏ bé này sẽ mở mang, rạng rỡ về con đường tu chí học tập noi gương Khổng Tử. Đình có kiến trúc độc đáo, rất đặc trưng của các ngôi đình cổ còn tồn tại ở Việt Nam như các bức chạm nghệ thuật, hướng đình, sập gỗ lim, hai giếng nước. Đình thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn – một vị được xếp vào hàng đệ nhất phúc đẳng thần trong Tứ bất tử của người Việt. Quả là không sai khi người xưa có câu sấm truyền “cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài”. Đình ở xứ Đoài rất nổi tiếng, ngoài Mông Phụ còn có Tây Đằng, Chu Quyến, Thuỵ Phiêu (Ba Vì), Tường Phiêu (Phúc Thọ).
Nhà thờ Thám hoá Giang Văn Minh – nơi ghi danh đức độ, tinh thần xả thân vì đất nước của vị sứ khi làm nhiệm vụ tại đất nước Trung Hoa thời vua Sùng Trinh (nhà Minh) với tài đối đáp khéo léo, đanh thép hồi thế kỷ 17.
Chùa Mía còn có tên là Sùng Nghiêm Tự, nằm trên khu đất cao của thôn Đông Sàng. Đây là ngôi chùa cổ rất thuần Việt. Trong chùa còn bảo lưu một hệ thống tượng Phật rất phong phú, đa dạng và vô cùng quý giá, bao gồm 287 pho và nhiều di vật quý. Chùa Mía cùng với đền Phủ, chùa Viễn, bến phà Hà Tân, chợ Mía, cổng làng Đông Sàng, rạch Phủ, là những công trình gắn liền với công lao to lớn của bà Ngọc Dong (Ngọc Dao) – một người con của quê hương và là cung phi của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng. Đến với chùa Mía để được hoà mình vào cõi linh thiêng, u tịnh, thanh cao nơi đất phật với những huyền tích rất ly kỳ của các vị Phật qua những năm tháng khổ luyện, thành tâm đến ngày thành đạt. Ai ai cũng cảm nhận được những lời răn dạy, lẽ phải nơi cửa phật. Ngoài ra, các tác phẩm ấy còn khẳng định giá trị vô giá về mỹ thuật, điêu khắc. Ấy là sự lao động miệt mài sáng tạo của những nghệ nhân đất Việt hồi thế kỷ 18,19.
Rời Sùng Nghiêm Tự, đến với ấp Cam Lâm qua chiếc cầu nhỏ bắc qua dòng sông Tích. Nơi ấy đã sinh ra hai vị anh hùng làm rạng rỡ non sông đất nước, đó là Bố Cái Đại Vương – Phùng Hưng (hồi thế kỷ thứ 8) và Tiền Ngô Vương – Ngô Quyền (hồi thế kỷ thứ 10). Đến với ngôi đình Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền, mỗi chúng ta đang được hồi tưởng về thân thế, sự nghiệp của hai vị vua. Phùng Hưng có sức khoẻ hơn người, có thể dùng tay không đánh hổ, ngăn hai con trâu đánh nhau. Ngô Vương ngày cất tiếng khóc chào đời đã là một đứa trẻ có những dấu hiệu khác thường như: mặt mũi khôi ngô, trên mình có 3 điểm sáng.
Chiến thắng giặc Tống và tên đô hộ khét tiếng Cao Chính Bình ở phủ Tống Bình (Hà Nội ngày nay) vào năm 791 của vua Phùng Hưng đã giải phóng một vùng rộng lớn và xây dựng nền tự chủ, và 147 năm sau, trận Bạch Đằng Giang lừng lẫy do Ngô Quyền chỉ huy đã nhấn chìm đại quân xâm lược Nam Hán, thống nhất đất nước sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Đó là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Cổ Loa đã được Ngô Vương chọn làm nơi đóng đô và xây dựng nền độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.
Ngoài ra còn rất nhiều di tích khác như: nhà thờ họ, xích hậu, các quán, điếm canh, giếng cổ quanh làng. Gắn liền với đó là các lễ hội truyền thống – ngày mà tất cả những người con quê hương, dù ở tận nơi xa cũng gắng xếp mọi công việc để về dự. Thật tự hào và thiêng liêng khi được trở về với nơi “ chôn rau cắt rốn” của mình, được thắp nén hương, nghiêng mình kính cẩn trước các vị anh linh, thánh hiền tổ tiên.
III, NÉT ĐỘC ĐÁO VỀ KIẾN TRÚC NHỮNG NGÔI NHÀ CỔ
Những ngôi nhà nằm ẩn mình và phủ màu rêu phong trên bề mặt những viên ngói mũi ri, tạo nên hình thù võng lưng (giống lưng con lợn ỉn của Bắc Bộ ngày xưa). Gắn liền với nhà là sân, vườn, bếp, nhà ngang, giếng nước, chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm, bình phong, ao, cây rơm và chiếc cổng có mái che gắn với cái tay nắm xoay tròn. Những ngôi nhà ấy được xây cất bằng các loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài như: đá ong (cấu tạo lên các bức tường, bảo đảm cho nhà mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông), tre, gỗ xoan, nứa, gạch đất nung, đất nện, trấu, bùn, mùn cưa, vôi, cát, sỉ, rơm rạ. Nhà nào có kinh tế khá giả thì dùng chất liệu gỗ tứ thiết (đinh – lim – sến – táu). Nhà được bố trí kiến trúc 5 hàng chân, với mô hình 5 gian hay 7 gian 2 dĩ; hệ thống ngách, cửa bức bàn hoặc cánh phố. Trần nhà thường gác cái thước “lỗ ban” nơi câu đầu, xà nóc có khắc niên đại; các bức thùng, vòm cửa là nơi được khắc nhiều hoa văn trang trí tỉ mỉ. Gian giữa, chiếm nhiều diện tích, là nơi bố trí ban thờ tổ tiên. Gắn liền với đó là các bộ hoành phi, câu đối, tranh ảnh cổ, các bộ đồ thờ, những kỷ vật của các bậc tiền nhân, phía dưới đặt bộ phản để ngồi. Ngoài ra còn có thêm bộ trường kỷ. Trên bàn hầu như nhà nào cũng có chiếc ấm tích ủ nước chè xanh mời khách hoặc đôi khi là chiếc điếu bát, điếu ống tre để hút thuốc lào.
Ngoài những di tích điển hình, còn có hệ thống nhà thờ họ, miếu, quán, giếng cổ, ngõ; kèm theo đó là hệ thống cảnh quan môi trường sinh động với 36 gò đồi, 18 rộc sâu, 49 ao, hồ, vũng, chuôm, hàng chục cây cổ thụ gồm: đa, đề, si, ruối, trong đó nổi bật là rặng ruối cổ gồm 29 cây ở khu vực đền – lăng Ngô Quyền. Tương truyền, nơi đây, vua Phùng Hưng và Ngô Quyền đã buộc voi, ngựa chiến. Những thửa ruộng, gò, đồi bãi mấp mô cực kỳ sinh động và hấp dẫn những nhiếp ảnh gia khi mùa vàng đến, hay lúa, ngô đương thì “con gái” với màu xanh mướt mượt mà.
IV, NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC NƠI LÀNG QUÊ ĐẬM CHẤT HỒN CỔ
Đó là các món ăn rất bình dị, mộc mạc bằng những sản vật từ chính miền quê “bán sơn địa” này, đó là: thịt gà Mía, xôi n

File đính kèm:

  • docxBai_28_Truyen_thong_yeu_nuoc_cua_dan_toc_Viet_Nam_thoi_phong_kien.docx