Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 4, Bài 3: Các quốc gia cổ đại Phương Đông (Tiếp theo)

- Chữ viết ra đời là do XH ngày càng phát triển, các MQH xã hội ngày càng phong phú, đa dạng. Hơn nữa do nhu cầu ghi chép lưu giữ những kinh nghiệm.

- Xuất hiện TK IV TCN (sớm nhất Ai Cập, Lưỡng Hà ban đầu chữ tượng hình chữ tượng ý

tượng thanh.

- Phương tiện ghi chép:

 + Ai Cập : giấy pa-pi-rút (vỏ sậy)

 + Lưỡng Hà: phiến đất sét.

 + Trung Quốc: mai rùa, thẻ tre lụa bạch.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 13391 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 4, Bài 3: Các quốc gia cổ đại Phương Đông (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/9/2013.
Tiết : 04
 Bài 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG.
Tiết2 (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức: HS nắm được
Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại. Những thành tựu văn hoá mà dân cư phương Đông để lại cho loài người
Kĩ năng: Phân tích, so sánh.
Thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông.
II.CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tham khảo SGK, SGV.
- Tranh ảnh về thành tựu văn hoá phương Đông.
- Phương án tổ chức: Hoạt động cá nhân, tập thể, nhóm.
 2. Chuẩn bị của học sinhø: Đọc SGK tìm hiểu về thành tựu văn hoá phương Đông, sưu tầm tranh ảnh.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Ổn định tổ chức lớp:1p Kiểm tra sĩ số, thái độ học tập của HS.
Kiểm tra bài cũ:4p
- Câu1: Đặc điểm kinh tế của các quốc gia phương Đông.
- Câu2: Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp XH đó?
Giảng bài mới:1p- Sự ra đời nhà nước là kết quả của sự chuyển mình, thay đổi sâu sắc của kinh tế -
xã hội. Đây cũng là buổi rạng đông của văn minh mà loài người đã thực hiện sự sáng tạo văn hoá trên một trình độ cao. Tìm hiểu bài:
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinhø
Nội dung
 10’
 6’
 6’
 6’
6’ 
3’ 
HĐ 1: Tập thể và cá nhân.
HỎI: Nhà nước phương Đông hình thành như thế nào? Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại? Thế nào là vua chuyên chế? Vua dựa vào đâu để trở thành chuyên chế?
GV nhận xét, chốt ý.
Hướng dẫn HS khai thác H3-Tr16 SGK để thấy được cuộc sống của vua ngay cả khi chết (Quách vàng tạc hình vua).
HĐ: Theo nhóm.
Chia lớp làm 4 nhóm, GV đặt câu hỏi cho từng nhóm:
Nhóm1: Cách tính lịch của các cư dân PĐ? Tại sao hai ngành lịch và thiên văn lại ra đời sớm nhất ở phương Đông?
Nhóm2: Vì sao chữ viết ra đời?
Tác dụng của chữ viết?
GV Giải thích chữ tượng hình, tượng ý, tượng thanh. Cho HS xem ảnh về cách viết chữ.
Liên hệ: ngày nay trên thế giới vẫn còn 1 số quốc gia viết chữ tượng hình: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
GV kết luận: Chữ viết là phát minh quan trọng nhất của loài người, nhờ đó mà các nhà nghiên cứu ngày nay hiểu được phần nào cuộc sống của dân cư cổ đại xưa.
Nhóm3: Nguyên nhân ra đời của toán học? Những thành tựu của toán học PĐ và tác dụng của nó?
GV nhận xét: Mặc dù toán học còn sơ lược nhưng đã có tác dụng ngay trong cuộc sống bấy giờ và nó cũng để lại nhiều kinh nghiệm quí báu chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở giai đoạn sau.
Nhóm4: Hãy giới thiệu những công trình kiến trúc cổ đại PĐ? Những công trình nào còn tồn tại đến ngày nay?
GV giới thiệu về các kì quan này
Qua tranh ảnh H4-Tr18, H5-Tr19
SGK. Nhấn mạnh những công trình này là những kì tích về sức LĐ và tài năng sáng tạo của con người (chưa có KH, công cụ cao nhất chỉ bằng đồng). Hiện nay còn một số công trình: Kim Tự Tháp, Vạn Lí Trường Thành, Thành BaBiLon, cổng I-Sơ-Ta.
HĐ Củng cố kiến thưc : GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS:
- Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại?
- Những thành tựu văn hoá mà dân cư phương Đông để lại cho loài người?
HĐ1:
HS đọc SGK, thảo luận và trả lời:
- Từ các liên minh bộ lạc, do yêu cầu trị thuỷ và xây dựng các công trình thuỷ lợi…
- Vua dựa vào bộ máy quí tộc và tôn giáo, bắt mọi người phục tùng -> Vua chuyên chế.
- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, quyền lực tối cao, giúp việc cho vua là bộ máy quan liêu : Chế độ chuyên chế cổ đại.
HS xem tranh.
HS sưu tầm thành tựu văn hoá phương Đông ® lên bảng trình bày theo nhóm.
Đại diện nhóm1 trả lời : Thiên văn và lịch là 2 ngành KH ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu SX nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân phải” Trông trời đất, trăng sao”. Sáng tạo lịch - nông lịch (lịch nông nghiệp), lấy 365 ngày là 1 năm, chia 12 tháng (cư dân sông Nin còn dựa vào mực nước lên xuống mà chia làm 2 mùa:
Mùa mưa: nước sông Nin lên.
Mùa khô: nước sông Nin xuống.
® Có kế hoạch gieo trồng và thu hoạch phù hợp. Việc tính lịch chỉ đúng tương đối. Con người vươn tầm mắt tới trời, đất, trăng, sao vì mục đích làm ruộng ® Sáng tạo 2 ngành thiên văn và lịch.
Đại diện nhóm2 trả lời:
- Chữ viết ra đời là do XH ngày càng phát triển, các MQH xã hội ngày càng phong phú, đa dạng. Hơn nữa do nhu cầu ghi chép lưu giữ những kinh nghiệm.
- Xuất hiện TK IV TCN (sớm nhất Ai Cập, Lưỡng Hà ban đầu chữ tượng hình® chữ tượng ý®
tượng thanh.
- Phương tiện ghi chép:
 + Ai Cập : giấy pa-pi-rút (vỏ sậy)
 + Lưỡng Hà: phiến đất sét.
 + Trung Quốc: mai rùa, thẻ tre lụa bạch.
Đại diện nhóm3 trả lời:
- Do nhu cầu tính lại diện tích ruộng đất sau khi bị ngập nước, tính toán vật liệu và kích thước khi XD các công trình XD, tính khoản nợ nần.
 Người Ai Cập: giỏi hình học. Tính số pi=3,16.
 Người Lưỡng Hà: buôn bán xa giỏi về số học.
Đại diện nhóm4 trả lời:
(như nội dung cơ bản).
HS xem tranh.
HS nghe và ghi nhớ.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại:
- Quá trình hình thành nhà nước: là từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thuỷ và XD các công trình thuỷ lợi, các liên minh bộ lạc liên kết với nhau. Nhà nước ra đời, quyền hành tập trung vào tay nhà vua, vua bắt mọi người phục tùng gọi vua chuyên chế.
- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan lại giúp việc thừa hành gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
5. Văn hoá cổ đại Phương Đông:
 a. Sự ra đời của lịch pháp và Thiên văn học:
- Thiên văn và lịch là 2 ngành ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với gieo trồng
b. Chữ viết:
- Nguyên nhân ra đời:
 Do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết ra đời sớm ( từ thiên niên kỉ IV TCN).
- Ban đầu là chữ tượng hình sau là chữ tượng ý, tượng thanh.
- Tác dụng của chữ viết đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào LSTG cổ đại.
c. Toán học:
- Nguyên nhân ra đời:
 Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu XD, tính toán.
- Thành tựu: Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học… phát minh ra số 0 của người Aán Độ.
d. Kiến trúc:
- Do uy quyền của các vua mà hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời:
 + Kim tự tháp - Ai Cập.
 + Vạn Lí Trường Thành -Trung Quốc.
 + Cổng I-sơ-ta thành Ba Bi Lon - Lưỡng Hà.
® Các công trình này thường đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế.
- Ngày nay các công trình này vẫn còn tồn tại. 
- Những công trình này là những kì tích về sức LĐ và tài năng sáng tạo của con người.
Củng cố kiến thức: 
4. Dặn dò: 2 phút 
- Học bài câu hỏi 3,4 SGK – Tr19.
- Đọc trước bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
- Bài tập về nhà:Tìm hiểu về ĐKTN, kinh tế, thể chế chính trị của các quốc gia Hi Lạp và Rô ma.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • doc4-10.doc
Giáo án liên quan