Một số ví dụ minh họa gợi ý về tổ chức DHTH các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT vào môn Vật lí cấp THCS

Chủ đề: SỰ NỞ VÌ NHIỆT - VẬT LÍ LỚP 6

I. Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình:

Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.

- Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.

Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

 

doc24 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số ví dụ minh họa gợi ý về tổ chức DHTH các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT vào môn Vật lí cấp THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hưởng của cách tạo ra các hồ nước để chạy các nhà máy thủy điện đến môi trường, đến tầng ôzôn.
- Tìm hiểu sự biến đổi từ thế năng thành động năng trong các hiện tượng như lũ quét, lũ ống và những ảnh hưởng của nó tới con người. 
Liên hệ.
- Lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, mưa đá, động đất, sóng thần.
– Khi tham gia giao thông, phương tiện tham gia có vận tốc lớn (có động năng lớn) thì cần chú ý làm chủ tốc độ để kịp thời sử lí các tình huống gặp phải trên đường.
4
Chương 2. Nhiệt học
Bài 21. Nhiệt năng
Tìm hiểu tác dụng của khí quyển Trái Đất, của tầng ôzôn trong việc giữ ổn định nhiệt độ của Trái Đất. 	
Liên hệ
Nắng nóng, hạn hán.
5
Chương II. Nhiệt học
Bài 23. Đối lưu và bức xạ nhiệt
- Tìm hiểu những ứng dụng của đối lưu, bức xạ nhiệt trong cuộc sống.
- Tìm hiểu sự hình thành áp thấp nhiệt đới và bão
Liên hệ
- Bão được hình thành từ vùng nước biển ấm (trên 26oC), làm không khí nóng, ẩm bốc lên cao, hình thành tại đó một tâm áp thấp. Không khí ở xung quanh chuyển động hướng về tâm áp thấp.
LỚP 9 
1
Chương I. Điện học
Bài 16. Định luật Jun – Lenxơ 
Tìm hiểu các phương án sử dụng tiết kiệm điện năng.
Liên hệ.
 Đối với các thiết bị đốt nóng, như bàn là, bếp điện, lò sưởi, việc tỏa nhiệt là có ích. Nhưng một số thiết bị khác, như động cơ điện, các thiết bị điện tử gia dụng, việc tỏa nhiệt là vô ích. 
2
Chương I. Điện học
Bài 19. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
Tìm hiểu các phương án sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng.
Liên hệ.
Các đường dây điện cao thế nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sinh sống gần. Khi có mưa bão thì có thể sảy ra chập điện, rò điện, nổ sứ, đứt đường dây, cháy nổ trạm biến áp,  nên ta tránh làm nhà dưới đường điện cao thế, đồng thời chú ý phòng tránh điện giật khi trời mưa bão.
3
Chương 2. Điện từ học
Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện. Từ trường
II. Từ trường
-	Tìm hiểu sự ảnh hưởng của từ trường ngoài đến từ trường Trái Đất.
-	Tìm hiểu về bão từ (nguyên nhân gây ra bão từ, các đặc điểm của bão từ, ảnh hưởng của bão từ) từ đó tìm các phương án phòng, chống.	
Liên hệ
Bão từ, tai nạn giao thông.
4
Bài 25. Sự nhiễm từ của sắt và thép – Nam châm điện 
Tìm hiểu những ứng dụng sự nhiễm từ của sắt và thép trong thực tế.
Liên hệ.
Trong các nhà máy cơ khí, luyện kim có nhiều bụi, vụn sắt, việc sử dụng các nam châm điện để thu gom bụi, vụn sắt, làm sạch môi trường là một giải pháp hiệu quả.
5
Chương III. Quang học
Bài 40. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
– Tìm hiểu tác dụng của ánh sáng Mặt Trời đối với Trái Đất.
– Tìm hiểu ánh sáng khúc xạ qua tầng ozon và tác dụng của tầng ozon.
Liên hệ.
Các chất khí NO, NO2, CO, CO2, CFC,  khi được tạo ra sẽ bao bọc Trái Đất. Các khí này ngăn cản sự khúc xạ của ánh sáng và phản xạ phần lớn các tia nhiệt trở lại mặt đất. Do vậy, chúng là những tác nhân làm cho Trái Đất nóng lên.
6
Chương III. Quang học
Bài 53. Sự phân tích ánh sáng trắng
Tìm hiểu hiện tượng tán sắc ánh sáng khi qua khí quyển, qua tầng ôzôn. 
Tích hợp bộ phận
Bảo vệ khí quyển, tầng ôzôn giảm nhẹ bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần.
7
Chương III. Quang học
Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng 
Tìm hiểu cách sử dụng năng lượng Mặt Trời thay thế cho các dạng năng lượng khác làm giảm nhẹ sự ô nhiễm môi trường cũng như tiết kiệm được năng lương.
Tích hợp bộ phận
Bảo vệ khí quyển, tầng ôzôn, sử dụng năng lượng sạch giảm nhẹ thiên tai.
2.1. Một số ví dụ minh họa
Sau đây là một số ví dụ minh họa gợi ý về tổ chức DHTH các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT vào môn Vật lí cấp THCS
2.1.1. Ví dụ 1:
BÀI 6: LỰC MA SÁT – VẬT LÍ LỚP 8
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:	
- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn.
- Hiểu được mối quan hệ giữa lực ma sát với thời tiết, khí hậu, với môi trường.
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
- Hoạt động nhóm trong phần giáo dục phòng, chống lũ quét và giảm nhẹ thiên tai nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của lực ma sát với môi trường và sự ảnh hưởng của khí hậu đến lực ma sát.
	- Tiếp nhận và thực hiện tốt nhiệm vụ học tập do giáo viên, do nhóm giao, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm, bày tỏ chứng kiến của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
	- Có ý thức với ảnh hưởng của ma sát với môi trường và đời sống con người. 
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: 
	- 1 tranh vẽ các vòng bi
	- 1 tranh vẽ diễn tả người đẩy vật nặng trượt và đẩy vật lên con lăn. 
	- Phiếu học tập.
2. Học sinh: 
* Mỗi nhóm: 
	+ 1 lực kế, 1 miếng gỗ (một mặt nhám, 1 mặt nhẵn), 
	+ 1 quả cân, 
	+ 1 xe lăn, 
	+ 2 con lăn
* Mỗi học sinh: Tìm hiểu các loại lực ma sát, cách làm tăng, giảm lực ma sát.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- 1 HS trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm của lực cân bằng và làm bài tập 5.1
- 1 HS trả lời câu hỏi: Quán tính là gì và làm bài tập 5.3.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: (..... phút) Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- 1 HS trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm của lực cân bằng và chữa bài tập 5.1 và 5.2.
- 1 HS trả lời câu hỏi: Quán tính là gì và chữa bài tập 5.3 và 5.8.
- Nhận xét câu trả lời và bài tập của bạn.
- Nghe câu hỏi tình huống và dự đoán:
Tại sao quả bóng đá ta khỏi chân lăn trên mặt đất chậm dần rồi dùng lại?
- Nêu câu hỏi kiểm tra 2 HS.
- Nêu câu hỏi.
	Hoạt động 2: (........... phút) Tìm hiểu ma sát nghỉ
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi: Lực ma sát nghỉ là gì?
- Trình bày phương án cá nhân, thảo luận, thống nhất kết luận.
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
- Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu ví dụ về lực ma sát nghỉ?
- Trình bày phương án trả lời, thảo luận, thống nhất đáp án.
+ Ví dụ 1: Một khối gỗ đặt trên mặt phẳng nghiêng và không bị trượt xuống, khi đó tại mặt tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng nghiêng có lực ma sát nghỉ giữ vật không bị trượt xuống.
 + Ví dụ 2: Trong đời sống hàng ngày, nhờ ma sát nghỉ, người ta mới đi lại được. Ma sát nghỉ giữ bàn chân không bị trượt khi bước trên mặt đường.
- Nêu yêu cầu, tổ chức HS hoạt động?
- Tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất kết luận.
- Nêu yêu cầu, tổ chức cho HS hoạt động
- Tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất phương án trả lời.
	Hoạt động 3: (........... phút) Tìm hiểu ma sát trượt
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi: Lực ma sát trượt là gì?
- Trình bày phương án cá nhân, thảo luận, thống nhất kết luận.
Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt một vật khác. Nó có tác dụng cản trở chuyển động trượt của vật.
- Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu ví dụ về lực ma sát trượt?
- Trình bày phương án trả lời, thảo luận, thống nhất đáp án.
+ Ví dụ 1: Khi xe đạp đang chuyển động, ta bóp phanh thì má phanh trượt trên vành xe, khi đó xuất hiện lực ma sát trượt làm cản trở chuyển động của bánh xe và làm xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. 
 + Ví dụ 2: Ở đàn nhị hay đàn violon, khi ta di chuyển cần kéo trên dây đàn, thì giữa dây đàn và cần kéo xuất hiện lực ma sát trượt làm dây đàn dao động và phát ra âm thanh.
- Nêu yêu cầu, tổ chức HS hoạt động?
- Tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất kết luận.
- Nêu yêu cầu, tổ chức cho HS hoạt động
- Tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất phương án trả lời.
	Hoạt động 4: (........... phút) Tìm hiểu ma sát lăn
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi: Lực ma sát lăn là gì?
- Trình bày phương án cá nhân, thảo luận, thống nhất kết luận.
Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật chuyển động lăn trên mặt một vật khác và cản lại chuyển động ấy. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
- Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu ví dụ về lực ma sát lăn?
- Trình bày phương án trả lời, thảo luận, thống nhất đáp án.
+ Ví dụ 1: Khi quan sát viên bi chuyển động trên sàn nhà, ta thấy viên bi lăn chậm dần rồi dừng lại. Khi đó giữa viên bi và mặt sàn có lực ma sát lăn làm cản chuyển động của viên bi.
+ Ví dụ 2: Bánh xe đạp lăn trên mặt đường, khi đó tại điểm tiếp xúc của lốp xe với mặt đường xuất hiện lực ma sát lăn cản trở chuyển động của xe. 
- Nêu yêu cầu, tổ chức HS hoạt động?
- Tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất kết luận.
- Nêu yêu cầu, tổ chức cho HS hoạt động
- Tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất phương án trả lời.
Hoạt động 5 (... phút): Vận dụng tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Trả lời câu hỏi: Nêu một số biện pháp làm giảm ma sát có hại trong đời sống và kỹ thuật? lấy ví dụ minh họa? 
Bước 1: 
- Giao nhiệm vụ
- HS tự chia lớp thành 4 nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký.
- Các nhóm trao đổi để chọn một trong ba loại lực ma sát để tìm hiểu.
Bước 2: 
- HS trong các nhóm tự chủ khám phá kiến thức giải quyết vấn đề.
- Từng thành viên trong mỗi nhóm tìm hiểu về ích lợi và tác hại của lực ma sát trong kỹ thuật và trong đời sống hàng ngày.
Ảnh hưởng của thời tiết đối với lực ma sát.
Tìm hiểu ma sát trong hiện tương lũ quét. 
VD: Mưa quá nhiều, nước biển dâng.
 ® Lực ma sát nhỏ ® Giao thông không thuận tiện.
+ Trời quá nắng nóng ® ảnh hưởng đến việc đi lại của các phương tiện giao thông trên đường đèo, dốc,. ® tìm ra cách khắc phục.
Bước 3: 
- Thảo luận, trình bày báo cáo
- Các nhóm báo cáo: Mỗi nhóm cử đại diện nhóm mình báo cáo kết quả đã thống nhất.
- Thành viên trong từng nhóm nhận xét, tham gia góp ý kiến cho báo cáo của các nhóm khác.
Bước 4: Thể chế hóa, vận dụng, mở rộng kiến thức
- HS chính thức ghi nhận tri thức mới mà GV vừa bổ sung và khẳng định.
- HS nhận nhiệm vụ GV giao.
- Sau khi học xong ba loại lực ma sát tìm mối liên quan giữa chúng đến biến đổi khí hậu dẫn đến các thiên tai.
Nêu yêu cầu, tổ chức HS hoạt động
- GV hướng dẫn HS thảo luận trong nhóm để giúp HS mỗi nhóm tự đưa ra kết quả hoạt động của nhóm mình.
- Lần lượt cho các nhóm báo cáo.
- Yêu cầu, khuyến khích các nhóm nhận xét, tham gia góp ý kiến cho báo cáo của các nhóm.
- GV bổ sung và khẳng định những kiến thức mà HS trong các nhóm đã đưa ra.
- GV giao nhiệm vụ tìm hiểu thêm phần kiến thức về lực ma sát về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
	Hoạt động 6: (2 phút) Tổng kết bài học giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Bài tập về nhà: 6.1 đến 6.5 (SBT)
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”
- Nhận xét giờ học
- Cho HS bài tập về nhà và những chuẩn bị cho bài sau.
2.1.2. Ví dụ 2:
Chủ đề: SỰ NỞ VÌ NHIỆT - VẬT LÍ LỚP 6
I. Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình:
Kiến thức
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. 
- Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
- Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
II. Nội dung chủ đề gồm các bài:
Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Sự nở vì nhiệt của chất khí
Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
III. Thời lượng dạy:
 04 tiết trong 04 tuần
IV. Các hình thức tổ chức dạy học trong chủ đề
Hình thức dạy hoc theo trạm (tiết 1)
Hình thức dạy học tìm tòi, khám phá khoa học (tiết 2)
Hình thức dạy học phân hóa (tiết 3 + 4)
TT
Nội dung kiến thức
Tổ chức các hoạt động học tập
1
Tiết 1
- Các chất nở ra khi nóng lên
- Các chất co lại khi lạnh đi
GV Đặt vấn đề : Các chất có nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi không? 
GV: Giao nhiệm vụ cho các trạm thông qua phiếu học tập.
- Trạm 1: Nghiên cứu sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
Phiếu 1: Các bước thực hiện 
+ Tìm hiểu nội dung, đề xuất phương án thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm
+ Rút ra kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn => Đại diện trình bày trước lớp. Hoàn thành phiếu học tập của nhóm theo mẫu.
Phiếu 2: Trả lời các câu hỏi gợi mở và tìm hiểu kiến thức trong quá trình thí nghiệm.
Câu 1: Để nghiên cứu sự nở vì nhiệt các chất rắn cần sử dụng những dụng cụ nào? Nêu các bước tiến hành thí nghiệm?
Câu 2: Khi quả cầu hơ nóng thả không lọt vào vòng kim loại? Vì sao?
Câu 3: Khi nhúng quả cầu vào cốc nước lạnh thì điều gì xảy ra ? Vì sao?
Câu 4 : Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C3-tr59 SGK
- Trạm 2 : Nghiên cứu sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
Phiếu 1: Các bước thực hiện 
+ Tìm hiểu nội dung, đề xuất phương án thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm
+ Rút ra kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng => Hoàn thành phiếu học tập của nhóm theo mẫu.
Đại diện trình bày trước lớp 
Phiếu 2: Trả lời các câu hỏi gợi mở và tìm hiểu kiến thức trong quá trình thí nghiệm.
Câu 1 : Để nghiên cứu sự nở vì nhiệt các chất lỏng cần sử dụng những dụng cụ nào ? Nêu các bước tiến hành thí nghiệm ?
Câu 2 : Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng ? Giải thích ?
Câu 3: Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh ?
- Trạm 3 : Nghiên cứu sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
Phiếu 1: Các bước thực hiện 
+ Tìm hiểu nội dung, đề xuất phương án thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm
+ Rút ra kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của chất khí => Hoàn thành phiếu học tập của nhóm theo mẫu.
Đại diện trình bày trước lớp
Phiếu 2: Trả lời các câu hỏi gợi mở và tìm hiểu kiến thức trong quá trình thí nghiệm.
Câu 1 : Để nghiên cứu sự nở vì nhiệt các chất khí cần sử dụng những dụng cụ nào ? Nêu các bước tiến hành thí nghiệm ?
Câu 2 : Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống khi chạm tay vào bình cầu ? Vì sao ?
 Yêu cầu học sinh nêu nhận xét chung về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
 Thảo luận nhóm nhỏ: 
Kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
Tìm ví dụ về ứng dụng về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí trong thực tế.
Tiết 2
- Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Khi các vật dãn nở nếu bị ngăn cản gây ra lực rất lớn
GV Đặt vấn đề : Các chất chất rắn, lỏng, khí khác nhau dãn nở vì nhiệt như thế nào? 
Hoạt động nhóm nghiên cứu sự dãn nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí khác nhau.
Các nhóm hoạt động theo các bước:
+ Tìm hiểu nội dung, đề xuất phương án thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm
+ Rút ra kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí khác nhau => Đại diện trình bày trước lớp
Các câu hỏi gợi ý thêm cho hoạt động nhóm:
Đối với nghiên cứu sự dãn nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau
Câu hỏi : Để nghiên cứu sự nở vì nhiệt các chất rắn khác nhau ta làm như thế nào, cần sử dụng những dụng cụ nào? Nêu các bước tiến hành thí nghiệm ?
Đối với nghiên cứu sự dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau
Câu hỏi : Để nghiên cứu sự nở vì nhiệt các chất lỏng khác nhau ta làm như thế nào, cần sử dụng những dụng cụ nào? Nêu các bước tiến hành thí nghiệm ?
Đối với nghiên cứu sự dãn nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau.
Câu hỏi : Thảo luận đề ra phương án nghiên cứu tìm hiểu về sự nở vì nhiệt các chất khí khác nhau?
GV chốt lại kiến thức : 
+ Các chất chất rắn, lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt như thế nào? 
+ Các chất chất khí khác nhau dãn nở vì nhiệt như thế nào? 
Thảo luận nhóm: So sánh sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí ?
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray luôn có khe hở ?
+ Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?
+ Khi quả bóng bàn bị móp (không bị thủng), khi bỏ vào nước nóng nó lại phồng lên ?
- Yêu cầu HS động nhóm trả lời tình huống. 
- Các nhóm đề xuất phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng câu trả lời.
=> các nhóm rút ra kết luận
- Cho HS hoạt động cá nhân tìm hiểu về băng kép theo yêu cầu của GV.
Tiết 3
- Củng cố 
- Vận dụng giải bài tập
 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần có thể em chưa biết.
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân và nhóm trả lời một số câu hỏi: 
+ Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
+ So sánh sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí ?
+ Điều gì xảy ra khi các vật dãn nở nếu bị ngăn cản?
+ Tìm ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn trong thực tế?
+ Tìm ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng trong thực tế?
+ Tìm ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế?
+ Trả lời câu hỏi đầu bài 18: tại sao tháp Ep – phen ở Pari lại cao lên?
+ Hãy nghĩ cách làm cho quả cầu trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn đã được hơ nóng vẫn bỏ lọt vòng kim loại?
+ Băng kép được ứng dụng ở đâu?
+ Điều kiện để quả bóng bàn bị móp bỏ vào nước nóng lại phồng lên là gì?
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu hoàn thành các câu hỏi.
Câu 1: [NB] Chọn câu đúng trong các câu sau 
a) Mọi vật rắn đều dãn nở như nhau	
b) Chất rắn nở ra khi lạnh đi và co lại khi nóng lên
c) Khi nhiệt độ thay đổi thì chất rắn không dãn nở
d) Khi nhiệt độ tăng thì chất rắn nở ra, khi nhiệt độ giảm chất rắn co lại
Câu 2 : [NB] Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau :
a) Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
b) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
c) Khi đun nước, nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi nước sôi sẽ tràn ra ngoài
d) Ở nhiệt độ 40C nước có trọng lượng riêng nhỏ nhất
Câu 3 : [TH] Khi làm lạnh một khối nước trong bình từ nhiệt độ 200C đến 00C thì :
a) Khối lượng và khối lượng riêng của nước đều tăng
b) Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước tăng
c) Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước giảm
d) Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước tăng sau đó lại giảm
Câu 4 : [TH] Chọn câu đúng trong các câu sau:
a) Các chất lỏng đều dãn nở vì nhiệt như nhau
b) Dầu hỏa dãn nở vì nhiệt nhiều nhất trong các loại chất lỏng
c) Khi nhiệt độ tăng thêm 500C thì độ tăng thể tích của 1 lít thủy ngân là 90cm3
d) Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì thể tích của nước giảm
GV hoàn thiện, bổ sung các câu trả lời.
Phát phiếu học tập số 4 để học sinh nghiên cứu ở nhà.
2
Tiết 4
Vận dụng giải bài tập và liên hệ thực tế, tích hợp ứng phó BĐKH và PCTT
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm nhỏ hoàn thành các bài tập vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt của các chất:
- Tại sao khi tra cán dao, rựa thì người ta phải nung nóng khâu rồi mới lắp vào ?
- Tại sao các cầu thép chỉ cố định một đầu cầu ? 
- Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
- Tại sao lốp xe bơm căng để xe ngoài trời nắng thì dễ bị nổ ?
- Hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?
- Tại sao phải để bình gas nơi thoáng mát ?
- Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
- Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng cốc thủy tinh mỏng?
Yêu cầu HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 4 đã được nghiên cứu, chuẩn bị từ tiết trước.
GV hoàn thiện, bổ sung các câu trả lời
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Họ và tên : .
Lớp : .. Nhóm : ..
TRẠM 1: KHẢO SÁT SỰ DÃN NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
Câu hỏi 1: Chất rắn nở ra và co lại khi nào ?
 	Câu hỏi 2: Hãy thiết kế thí nghiệm kiểm chứng từ những dụng cụ đã cho để kiểm tra dự đoán trên.
I. Dụng cụ thí nghiệm :
II. Tiến hành thí nghiệm : 
Các bước tiến hành thí nghiệm : 
III. Bảng số liệu : 
Hiện tượng gì xảy ra
1- Khi chưa hơ nóng quả cầu
2- Khi hơ nóng quả cầu
3- Khi làm lạnh quả cầu
	IV. Xử lí số liệu và rút ra nhận xét : 
 So sánh kết quả thí nghiệm với dự đoán ban đầu : 
Thể tích quả cầu . khi quả cầu nóng lên
Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu ..
 Kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn : 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Họ và tên : .
Lớp : .. Nhóm : ..
TRẠM 2 : KHẢO SÁT SỰ DÃN NỞ VÌ NHIỆT CỦA 

File đính kèm:

  • docMot so Dia chi tich hop - Vi du - BDKH&PCTT-VL THCS.doc