Giáo án Vật lý 6 - Tiết 27, Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hải Yến

+ HĐ 2: Dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người:

-Đo nhiệt độ cơ thể chúng ta dùng loại nhiệt kế gì và dụng cụ cần cho TN này gồm những gì?

-Nhận xét câu trả lời của HS. Chốt lại dụng cụ cần thiết và giải thích tại sao lại dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người (vì có độ chia nhiệt độ phù hợp, đễ lấy lại trạng thái nguyên chất, dễ đạt trạng thái cân bằng với MT và có thể đo nhiệt đọ trong khoảng thời gian khá lớn)

-đưa dụng cụ TN cho 3 nhóm HS quan sát trong 3p rồi trả lời câu hỏi từ C1 đến C5 ở SGK/72.

-Gọi đại diện nhóm TL từng câu hỏi, cho nhóm khác nhận xét và chốt lại 5 ý là 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế thủy ngân. Yêu cầu HS ghi vào báo cáo thực hành.

*Tiến trình đo:

-Khi đo nhiệt độ, cụ thể là đối với đo nhiệt độ cơ thể người (Vd khi ta bị sốt) chúng ta tiến hành đo nhiệt độ cần chú ý điều gì? Và cách tiến hành đo như thế nào?

 

docx7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Tiết 27, Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hải Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/12/2015
Ngày dạy:
Người soạn và dạy: SV Nguyễn Thị Hải Yến (Lớp SP V.Lý – Tin 14)
Lớp: 6A, 6B, 6C, 6D – Trường THCS Minh Khai 
Công tác tổ chức lớp:
Chương 2: NHIỆT HỌC
Tiết 27 – Bài 23: THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
Biết cách dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể.
Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước và vẽ đường biểu diễn sự thay đổi này.
Biết cách viết báo cáo thực hành.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm thực tế và viết báo cáo.
Rèn luyện kỹ năng quan sát và làm việc theo nhóm.
Thái độ:
Hứng thú tiếp thu bài học.
Có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác trong việc tiến hành thí nghiệm.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
SGK, SGV, giáo án, các thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu.
Bảng phụ vẽ bảng kết quả và đồ thị của phần II.
Học sinh:
Theo nhóm (3 nhóm):
Một nhiệt kế y tế (loại nhiệt kế thủy ngân);
Một nhiệt kế dầu;
Một đồng hồ;
Bông y tế;
Cá nhân:
SGK, vở ghi, đồ dung học tập;
Chép mẫu báo cáo như ở SGK trang 74 ra giấy.
Phương pháp dạy học:
Thí nghiệm, vấn đáp, làm việc theo nhóm, giải thích, trình chiếu kết hợp viết bảng.
Tiến trình bài giảng:
Ổn định tổ chức lớp, giới thiệu GV dự giờ và kiểm tra sĩ số (1 phút)
Kiểm tra bài cũ (8 phút):
GV: Lý thuyết:
Nhiệt kế dùng để làm gì?
Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
Kể tên một số loại nhiệt kế mà em biết?
HS: Trả lời:
Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự giãn nở vì nhiệt của các chất.
Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế..
GV: Nhận xét tl và đưa ra bài tập:
Cột A ghi tên và thang chia độ của 3 loại nhiệt kế. Cột B ghi ba yêu cầu cần đo nhiệt độ.
 F Hãy nối A với B sao cho phù hợp nhất.
A
B
Nhiệt kế dầu (từ 0 đến 1000C)
Nhiệt độ cơ thể người
Nhiệt kế rượu (từ -30 đến 600C) 
Nhiệt độ của không khí trong phòng
Nhiệt kế y tế (từ 35 đến 420C)
Nhiệt độ nước đang sôi
HS: 1-c; 2-b; 3-a.
GV: Cho học sinh khác nhận xét câu trả lời sau đó GV nhận xét và cho điểm.
Bài mới:
Đặt vấn đề: “bài trước chúng ta đã biết các loại nhiệt kế khác nhau cùng với công dụng của nó. Hôm nay, dựa vào các kiến thức đã học chúng ta hãy cùng nhau kiểm chứng bằng cách đo nhiệt độ của cơ thể, của nước đang sôi để xem nhiệt độ thay đổi như thế nào. Tiết 27- Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ.”
Tiến trình:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Thời gian
+HĐ 1: nêu mục tiêu bài học và thang điểm đánh giá bài thực hành. Đồng thời kiểm tra mẫu báo cáo của học sinh có đầy đủ không. 
Tiết 27- Bài 23:
THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ
4p
+ HĐ 2: Dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người:
-Đo nhiệt độ cơ thể chúng ta dùng loại nhiệt kế gì và dụng cụ cần cho TN này gồm những gì?
-Nhận xét câu trả lời của HS. Chốt lại dụng cụ cần thiết và giải thích tại sao lại dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người (vì có độ chia nhiệt độ phù hợp, đễ lấy lại trạng thái nguyên chất, dễ đạt trạng thái cân bằng với MT và có thể đo nhiệt đọ trong khoảng thời gian khá lớn)
-đưa dụng cụ TN cho 3 nhóm HS quan sát trong 3p rồi trả lời câu hỏi từ C1 đến C5 ở SGK/72. 
-Gọi đại diện nhóm TL từng câu hỏi, cho nhóm khác nhận xét và chốt lại 5 ý là 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế thủy ngân. Yêu cầu HS ghi vào báo cáo thực hành.
*Tiến trình đo:
-Khi đo nhiệt độ, cụ thể là đối với đo nhiệt độ cơ thể người (Vd khi ta bị sốt) chúng ta tiến hành đo nhiệt độ cần chú ý điều gì? Và cách tiến hành đo như thế nào?
-Nhận xét câu trả lời của học sinh. Nhắc lại cho các em rõ và cho 1VD để các em biết cách đọc nhiệt kế.
-cho các nhóm tiếm hành đo nhiệt độ trong 4 phút và gọi đại diện của 3 nhóm nêu kết quả đo.
-Lắng nghe kết quả và đưa ra nhận xét: Nhiệt độ trung bình của cơ thể con người là 370C. các em làm TN nhiệt độ chênh lệch nhau là do thân nhiệt của mỗi bạn khác nhau và 1 phần do dụng cụ. các bạn khác có thể về nhà tự kiểm tra thân nhiệt và ghi vào bản báo cáo của mình.
-TL: đo nhiệt độ cơ thể chúng ta dùng nhiệt kế y tế. đối với TN này dụng cụ ta cần là nhiệt kế y tế (loại nhiệt kế thủy ngân) và bông để lau nhiệt kế.
-Lắng nghe
- nhận dụng cụ TN, quan sát theo nhóm và trả lời câu hỏi:
C1:
C2:
C3:
C4:
C5:
-Lắng nghe, ghi chép lại.
-TL: trước khi đo ta cần:
+kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu chưa, nếu còn trên ống quản thì cầm vào thân nhiệt kế, vẩy mạnh cho thủy ngân tụt hết xuống bầu.
Chú ý:Khi vẩy, tay cầm chặt nhiệt kế để khỏi bị văng ra và phải chú ý không để nhiệt kế va đập vào các vật khác.
+ Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
+ Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cách tay lại để giữ nhiệt kế.
+ chờ 3 phút rồi lấy nhiệt kế ra đọc.
-lắng nghe và trả lời VD.
-Tiến hành TN, ghi kết quả và báo cáo.
-lắng nghe.
I.Dùng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể:
1.Dụng cụ:
- Nhiệt kế y tế (loại nhiệt kế thủy ngân)
- Bông y tế để lau nhiệt kế.
(HS viết C1 đến C5 vào mẫu báo cáo thực hành).
2.Tiến trình đo:
(SGK)
10p
+ HĐ 3: theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước:
-Đối với TN đo sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian trong quá trình đun ta cần những dụng cụ nào?
-nhận xét câu tl của HS, phát dụng cụ TN, cho HS quan sát theo nhóm nhiệt kế dầu trong 3 phút và trả lời câu C6 đến C9 ở SGK/73.
-Lắng nghe, cho các nhóm còn lại nhận xét câu tl và kết luận đây là 4 đặc điểm của nhiệt lế dầu. Yêu cầu các em ghi vào báo cáo thực hành.
Đưa ra VD cho học sinh đọc nhiệt kế.
*Tiến hành TN:
-HS đọc SGK và nêu tiến trình TN?
-Cho HS tiến hành TN trong 12p và ghi kết quả vào bảng báo cáo và đại diện nhóm lên báo cáo.
-Lắng nghe, nhận xét. GT kết quả có sai số vì nước của chúng ta có pha tạp chất, dầu trong nhiệt kế có tạp chất và độ chia không đều. nhưng vì không độc hại và dễ đọc nên ta vẫn có thể dùng trong TN với độ chính xác tương đối 
-Nhiệt kế kế dầu, cốc đựng nước (loại cốc bằng thủy tinh chịu nhiệt), đèn cồn, giá đỡ.
-Tiến hành TN và đại diện các nhóm TL từ câu C6-C9.
C6:
C7:
C8: 
C9:
-Lắng nghe, nhận xét và trả lời VD.
-HS trả lời như SGK/73.
-Làm TN và báo cáo.
-Lắng nghe.
II.Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước:
1.Dụng cụ:
-Nhiệt kế kế dầu, cốc đựng nước (loại cốc bằng thủy tinh chịu nhiệt), đèn cồn, giá đỡ.
(HS viết C6 – C9 vào bản báo cáo thực hành).
2.Tiến trình đo:
(SGK/73)
17p
+HĐ 4: Báo cáo thực hành:
-Hướng dẫn học sinh điền vào mẫu báo cáo thực hnhf đã chuẩn bị như ở SGK/ 74.
Về nhà hoàn thiện giờ sau nộp chấm điểm 15p.
-lắng nghe, hoàn thiện mẫu báo cáo.
III.Mẫu báo cáo thực hành:
2p
Củng cố và giao BTVN (3 phút):
Qua bài thực hành hôm nay các em đã biết được cách đo nhiệt độ cơ thể và sự thay đổi nhiệt độ của nước đang sôi. Biết cách vẽ đồ thị.
BTVN: Hoàn thành báo cáo thuecj hành và ôn tập các nội dung sau:
Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí khác nhau như thế nào?
Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
Giải thích các ứng dụng của sự nở vì nhiệt, cấu tạo, hoạt động của bang kép.
Nhận biết cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.
Phân biệt nhiệt giai Cenxiut và nhiệt giai Farenhai.
Làm các BT còn lại ở sách BTVL.
Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxBai_23_Thuc_hanh_do_nhiet_do.docx