Đề thi khảo sát môn vật lý 6 năm học 2006 – 2007 thời gian làm bài 45 phút

Bài 3: (2 điểm ) Dùng bình chia độ có ĐCNN 1cm3 có chứa 53 cm3nước để đo thể tích một hòn đá (không thấm nước ) .Khi thả chìm hòn đá vào trong bình thì mực nước dâng lên tới vạch 89 cm3 .Hãy tính thể tích của hòn đá.

Đáp : Thể tích của hòn đá bằng thể tích nước dâng lên sau khi thả đá vào bình .

 Thể tích của hòn đá là :

 

doc2 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát môn vật lý 6 năm học 2006 – 2007 thời gian làm bài 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi khảo sát môn vật lý 6 năm học 2006 – 2007
Thời gian làm bài 45 phút
A .trắc nghiệm khách quan (3 điểm )
 1 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Trong các đơn vị sau đơn vị không dùng để đo độ dài là:
A. Km B. m C . mm D . ml
Đáp án D 0,5 điểm
Câu 2: Có một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5 m và nhỏ hơn 1 m. Dùng thước nào trong các thước sau để đo chiều dài bàn chính xác và hợp lí nhất :
A .Thước có GHĐ 20cm ,ĐCNN 1mm
B . Thước có GHĐ 50cm ,ĐCNN 1cm
C . Thước có GHĐ 1m ,ĐCNN 1cm 
D . thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
Đáp án D 
Câu 3 :Nên chọn bình chia độ nào trong các bình sau đây để đo thể tích một chất lỏng gần đầy chai 0,5 lít chính xác và hợp lí nhất:
A .Bình có GHĐ 1000ml và ĐCNN 5ml
B .Bình có GHĐ 500ml và ĐCNN 2ml
C . Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 10ml
D . Bình có GHĐ500ml và ĐCNN5ml 
Đáp : B
Câu 4 : Con số 125g ghi trên hộp bánh cho ta biết:
Thể tích hộp bánh 
Khối lượng và sức nặng hộp bánh
Lượng bánh chứa trong hộp 
Sức nặng của hộp bánh
Đáp : C
 2..Điền từ thích hợp vào chỗ ( . . . ) để được câu đúng :
Câu 5 : Hai lực cân bằng là hai lực ………(1)…………………. Có cùng …………(2)……….nhưng 
………(3)…………….. 
Câu 6 : Một túi kẹo có ……………(5)……………..500g sẽ chứa lượng kẹo gấp 5 lần túi có ……(1)… 100g
Đáp : (1) mạnh như nhau 
 phương 
 ngược chiều 
 khối lượng 
 khối lượng 
B . tự luận
Bài 1: ( 1 điểm ) Hai bình chia độ có cùng GHĐ và ĐCNN như nhau nhưng kích thươc khác nhau nên khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp khác nhau .Sử dụng bình nào để đo thể tích chất lỏng chính xác hơn ?
Đáp : Sử dụng bình chia có chiều cao cao hơn đo thể tích chất lỏng chính xác hơn vì khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp lớn hơn khoảng cách giữa hai vach chia liên tiếp của bình thấp hơn.
Bài 2: (2 điểm ) Lấy hai ví dụ chứng tỏ lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động của vật đó .Lấy hai ví dụ chứng tỏ lực tác dụng lên vật làm biến dạng vật đó .
Đáp : Học sinh lấy ví dụ 
Bài 3: (2 điểm ) Dùng bình chia độ có ĐCNN 1cm3 có chứa 53 cm3nước để đo thể tích một hòn đá (không thấm nước ) .Khi thả chìm hòn đá vào trong bình thì mực nước dâng lên tới vạch 89 cm3 .Hãy tính thể tích của hòn đá.
Đáp : Thể tích của hòn đá bằng thể tích nước dâng lên sau khi thả đá vào bình .
 Thể tích của hòn đá là :
 89 - 53 = 36 (cm3)
 Đáp số : 36 cm3
Bài 4: ( 2điểm ) Hãy điền số thích hợp vào chỗ ( . . . )
 a. 0,1 kg = ……(1 ) …… g = …… (2 )……… lạng 
 b. 10g = …… ( 3 ) …….kg = …… (4 )……… mg 
 c. 0,5 T = …… (5 ) …… tạ = ……… (6 ) …….kg
 d. 1500g = …… ( 7 ) …… kg = …… (8 ) ………. lạng 
Đáp : (1) 100
1
0,01
10000
5
500
1,5
15
Thống kê con điểm
0 - 2
3 - <5 
5 - < 7
7 ,8
9 , 10
Lớp 6a
Lớp 6b 
Lớp 6c (44)
2
13
19
10
Lớp 6 d(40)
4
8
22
5
1
Lớp 6 e (38)
5
11
19
3

File đính kèm:

  • docdethi khao sat li ky I.doc