Kế hoạch giảng dạy Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016

Tiết 5 : ĐẠO ĐỨC

CÓ TRÁCH NHIỆMVỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH

I. MỤC TIÊU:

-HS hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em.

- HS có kỹ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình.

- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

II. CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Mẫu chuyện về gương thật thà, dũng cảm nhận lỗi.

 Bài tập 1 được viết sẵn lên bảng nhỏ.

- Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1/ Ổn định lớp : - Hát

2. Bài cũ: Em là học sinh Lớp 5

- Em đã thực hiện kế hoạch đặt ra như thế nào? - 2 học sinh

3. Giới thiệu bài mới:

4. Phát triển các hoạt động:

* HĐ 1: Đọc và phân tích truyện - Hoạt động lớp, cá nhân

 - Đọc thầm câu chuyện

 - 2 bạn đọc to câu chuyện

- Phân chia câu hỏi cho từng nhóm -Thảo luận, trao đổi  trình bày phần TL- Các nhóm khác bổ sung

- Tóm tắt ý chính từng câu hỏi:

1/ Đức đã gây ra chuyện gì? Đó là việc vô tình hay cố ý? - Đá quả bóng trúng vào bà Doan đang gánh đồ làm bà bị ngã. Đó là việc vô tình.

2/ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy như thế nào? - Rất ân hận và xấu hổ

- Theo emĐức nên làm gì? Vì sao? - Nói cho bố mẹ biết về việc làm của mình, đến nhận và xin lỗi bà Doan vì việc làm của bản thân đã gây ra hậu quả không tốt cho người khác.

 Khi chúng ta làm điều gì có lỗi, dù là vô tình, chúng ta cũng phải dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1 - Hoạt động cá nhân, lớp

- Nêu yêu cầu của bài tập - Làm bài tập cá nhân

- Phân tích ý nghĩa từng câu và đưa đáp án đúng (a, b, d, e) - 1 bạn làm trên bảng nhỏ

- Liên hệ xem mình đã thực hiện được các việc a, b, d, e chưa? Vì sao?

* HĐ 3: Thảo luận nhóm làm bài 2 - Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân

- Nêu yêu cầu - TL nhóm  đại diện trình bày

- Nhận xét, kết luận - Cả lớp trao đổi, bổ sung

* Hoạt động 4: Củng cố

- Qua các hoạt động trên, em có thể rút điều gì? - Cả lớp trao đổi

- Vì sao phải có trách nhiệm về việc làm của mình? - Rút ghi nhớ

- Đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa

5. Tổng kết - dặn dò:

- Xem lại bài

- Chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học

------------------------------------------------------------

 

doc37 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giảng dạy Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 từng câu và đưa đáp án đúng (a, b, d, e)
- 1 bạn làm trên bảng nhỏ 
- Liên hệ xem mình đã thực hiện được các việc a, b, d, e chưa? Vì sao?
* HĐ 3: Thảo luận nhóm làm bài 2 
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân
- Nêu yêu cầu 
- TL nhóm ® đại diện trình bày 
- Nhận xét, kết luận
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
* Hoạt động 4: Củng cố
- Qua các hoạt động trên, em có thể rút điều gì?
- Cả lớp trao đổi
- Vì sao phải có trách nhiệm về việc làm của mình?
- Rút ghi nhớ
- Đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học 
------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2015
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
-Cộng trừ hai phân số - tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. 
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo là hỗn số có một tên đơn vị. 
- Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó. 
- Rèn cho học sinh tính nhanh chính xác các bài tập cộng trừ 2 phân số, tìm thành phần chưa biết, tìm 1 số biết giá trị 1 phân số của số đó. 
- Vận dụng điều đã học vào thực tế để tính toán. 
II. CHUẨN BỊ:
- 	GV: Phấn màu, bảng phụ 
- 	HS: Vở bài tập, bảng con, SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp : 
- Hát 
2. Bài cũ: Kiểm tra lý thuyết + BT thực hành về hỗn số 
- 2 hoặc 3 học sinh 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 1: 
+ Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào? 
- 1 học sinh trả lời 
+ Muốn trừ hai phân số khác mẫu số ta làm sao? 
-1 học sinh trả lời 
-làm bài
Làm vào vở 
- Sửa bài .Lớp nhận xét 
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 2: 
- HS thảo luận nhóm đôi. 
- Để nhớ lại cách làm. 
+ Tìm số bị trừ chưa biết ta làm sao? 
- 1 học sinh trả lời 
+ Tìm số trừ chưa biết ta làm thế nào? 
- 1 học sinh trả lời 
- Học sinh làm bài (chú ý cách ghi dấu bằng thẳng hàng). 
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Học sinh sửa bài . Nhận xét 
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động cá nhân 
- HDHS làm bài mẫu. 
- Thực hiện theo nhóm 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ nhận xét Ÿ chốt lại 
- Lớp nhận xét 
* Hoạt động 4: 
- Hoạt động nhóm bàn 
- Gợi mở để học sinh thảo luận. 
- Học sinh thảo luận 
+ Muốn tìm một số khi đã biết giá trị một phân số của số đó? 
- 1 học sinh trả lời , làm bài 
* Hoạt động 5: Củng cố 
- Thi đua: “Ai nhanh nhất” 
Ÿ Giáo viên nhận xét - tuyên dương
- Học sinh còn lại giải vở nháp
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung” 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 2: KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I. MỤC TIÊU: 
- Học sinh kể một câu chuyện có ý nghĩa nói về một việc làm tốt của một người mà em biết để góp phần xây dựng đất nước. 
-Kể rõ ràng, tự nhiên. 
- Có ý thức làm việc tốt để góp phần xây dựng quê hương. 
II. CHUẨN BỊ: 
-GV: Một số tranh gợi ý việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương đất nước. 
- HS : SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức : 
- Hát 
2. Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- 1, 2 học sinh kể lại câu chuyện mà em đã được nghe, hoặc đã đọc về danh nhân. 
3. Giới thiệu bài mới: Trực tiếp 
4. Phát triển các hoạt động: 
* HĐ 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
- Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm 
a) HDHS tìm hiểu yêu cầu bài.p/ tích đề 
- 1 HS đọc đề bài - cả lớp đọc thầm. 
- Lưu ý câu chuyện HS kể là câu chuyện em phải tận mắt chứng kiến hoặc những việc chính em đã làm. 
- Vừa đọc thầm, vừa gạch dưới từ ngữ quan trọng. 
- HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK. 
- Có thể học sinh kể việc làm chưa tốt của bản thân. Từ đó rút ra suy nghĩ của bản thân và bài học thấm thía cho mình. 
- Trao đổi những việc làm khác. 
- Lần lượt nêu đề tài em chọn kể. 
- nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 (Tìm các câu chuyện ở đâu?) ý 3 (Kể như thế nào?). 
- Học sinh đọc thầm ý 3. 
* Hoạt động 2: T.hành, luyện tập 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
b) Thực hành kể chuyện trong nhóm. 
- Học sinh viết nhanh ra nháp dàn ý câu chuyện định kể (Mở đầu - Diễn biến - Kết thúc). 
- Dựa vào dàn ý, học sinh kể câu chuyện của mình cho nhóm nghe và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. 
Ÿ Theo dõi từng nhóm để uốn nắn - sửa chữa. 
c)Thực hành kể chuyện trước lớp. 
- Đại diện nhóm kể chuyện của mình. 
Ÿ Giáo viên theo dõi chấm điểm 
- Cả lớp theo dõi 
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Khen ngợi, tuyên dương 
- Lớp chọn bạn kể chuyện hay nhất 
5. Tổng kết – dặn dò: 
- Tập kể lại câu chuyện 
- Chuẩn bị: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai
- Nhận xét tiết học 
Tiết 3: Mĩ thuật
(Có GV bộ môn)
Tiết 4: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:	
- Trên cơ sở phân tích nghệ thuật quan sát, chọn học chi tiết của nhà văn Tô Hoài qua bài văn mẫu "Mưa rào", hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn tả cảnh mưa. 
- Biết chuyển những điều mình quan sát được về một cơn mưa thành dàn ý chi tiết, với các phần cụ thể. Biết trình bày dàn ý rõ ràng, tự nhiên. 
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. 
II. CHUẨN BỊ:
- 	GV: Giấy khổ to
- HS : Những ghi chép của học sinh khi quan sát cơn mưa. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp : 
- Hát 
2. Bài cũ: KT bài chuẩn bị của học sinh 
- Kiểm tra bài về nhà bài 3
-HS làm bài
3. Giới thiệu bài mới: LT tả cảnh - 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: HDHS quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh về một hiện tượng thiên nhiên 
- Hoạt động nhóm 
Ÿ Bài 1:
Ÿ Giáo viên nhấn mạnh
- Đọc yêu cầu bài 1, bài "Mưa rào"
- Những dấu hiệu báo cơn mưa (mây, gió)
+ Mây: bay về, mây lớn, nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, mây tản ra rồi dàn đều trên nền đen.
+ Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, rồi điên đảo trên cành cây.
- Cả lớp đọc thầm 
- Những từ ngữ tả tiếng mưa 
+ Tiếng mưa: lẹt đẹt, ù lách tách, rào rào, sầm sập, đồm độp, bùng bùng, ồ ồ, xố ixả ...
+ Hạt mưa: những giọt lăn tăn, mấy giọt tuôn rào rào, xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây, giọt ngã, giọt bay.
- Học sinh trao đổi theo nhóm đôi, viết ý vào nháp 
- Cây cối, con vật và bầu trời trong và sau cơn mưa
Ÿ Trong mưa:
+ Lá đào, lá na, lá sói vẫy tay run rẫy.
+ Con gà trống ứơt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Trong nhà tối sầm, tỏa một mùi nồng ngai ngái.
+ Nước chảy đỏ ngón, bốn bề sân cuồn cuộn dìn vào cái rãnh cống đổ xuống ao chuôm.
+ Cuối cơn mưa, vòm trời tối thẳm vang lên 1 hồi ục ục ì ầm những tiếng sấm của mưa mới đầu mùa.
Ÿ Sau cơn mưa:
+ Trời rạng dần
+ Chim chào mào hót râm ran
+ Phía đông một mảng trời trong vắt
+ Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
- Học sinh trình bày từng phần
- Tác giả quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
+ Mắt: ® mây biến đổi, mưa rơi, đổi thay của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh xung quanh.
+ Tai: ® tiếng gió, tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng chim hót.
+ Cảm giác: ® sự mát lạnh của làn gió, mát lạnh nhuốm hơi nước 
- Sau mỗi phần học sinh nhận xét 
- Cả lớp nhận xét
* Hoạt động 2: HDHS chuyển các kết quả quan sát thành dàn ý, chuyển một phần của dàn ý thành một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh
- Hoạt động nhóm đôi
Ÿ Bài 2:
- đọc yêu cầu bài 2 ® lớp đọc thầm 
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh 
- Từ những điều em đã quan sát, học sinh chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết miêu tả cơn mưa.
- Làm việc cá nhân
- Lần lượt nêu dàn ý 
Ÿ Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm 
- Cả lớp theo dõi hoàn chỉnh dàn ý 
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
- Giáo viên đánh giá 
- Bình chọn dàn bài hợp lí, hay ® phát triển cái hay
- Lớp nhận xét
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý tả cơn mưa 
- Chuẩn bị bài sau 
Tiết 5: KHOA HỌC
TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU: 
- Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở giai đoạn:
 dưới3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi. 
- Học sinh nắm được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. 
- Giáo dục học sinh giữ gìn sức khỏe để cơ thể phát triển tốt. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	GV: Hình vẽ trong SGK 
- 	HS : Đem những bức ảnh chụp bản thân từ hồi nhỏ đến lớp hoặc sưu tầm ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức : 
- Hát 
2. Bài cũ: Cần phải làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? 
- Nêu những việc thể hiện sự quan tâm, chia sẻ công việc gia đình của người chồng đối với người vợ đang mang thai? Việc làm đó có lợi gì? 
- gánh nước thay vợ, gắp thức ăn cho vợ, quạt cho vợ...
- Việc đó giúp mẹ khỏe mạnh, sinh đẻ dễ dàng, giảm được các nguy hiểm.
- Việc nào nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai? 
- Nên: ăn uống đủ chất, đủ lượng, nghỉ ngơi nhiều, tránh lao động nặng, đi khám thai thường kì. 
- Không nên: lao động nặng, dùng chất kích thích (rượu, ma túy...) 
3. Giới thiệu bài mới: Trực tiếp 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Sử dụng câu hỏi SGK trang 12, yêu cầu HS đem các bức ảnh của mình hồi nhỏ hoặc những bức ảnh của các trẻ em khác đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu. Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì? 
- Trưng bày ảnh và trả lời: 
+ Đây là ảnh của em tôi, em 2 tuổi, đã biết nói và nhận ra người thân, biết chỉ đâu là mắt, tóc, mũi, tai...
+ Đây là ảnh em bé 4 tuổi, nếu mình không lấy bút và vở cất cẩn thận là em vẻ lung tung vào... 
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
- Hoạt động nhóm, lớp 
* Bước 1: Giao nhiệm vụ và HD 
- Đọc các thông tin và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 12, 13 theo nhóm. 
- Học sinh đọc câu hỏi:
+ Em bé trong hình 1, 2 và các bạn nhỏ trong hình 3, 4 đang ở giai đoạn nào? Nêu đặc điểm chung của giai đoạn đó? 
+ Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của một con người? 
* Bước 2: Làm việc theo nhóm 
- Làm việc theo hướng dẫn của giáo viên, cử thư kí ghi biên bản thảo luận như hướng dẫn trên. 
* Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng và cử đại diện lên trình bày. 
- Mỗi nhóm trình bày một giai đoạn. 
Các nhóm khác bổ sung
- tóm tắt lại những ý chính vào bảng lớp. Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt ý 
- HS chú ý - lắng nghe
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Thi đua: Trưng bày tranh ảnh của các bạn trong nhóm theo từng độ tuổi khác nhau và nói rõ cho các bạn biết đặc điểm nổi bật của 1 lứa tuổi trong nhóm đó? 
- Học sinh thi đua 2 dãy: 
+ Trưng bày ảnh đã sưu tầm
+ Nêu đặc điểm nổi bật của 1 lứa tuổi mà nhóm chọn. 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài + học ghi nhớ 
- Chuẩn bị: bài sau 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 6 : Kĩ thuật
THÊU DẤU NHÂN
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cách thêu dấu nhân .
 - Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật , đúng qui định .
- Yêu thích tự hào với sản phẩm làm được . 
II. CHUẨN BỊ: 
- Mẫu thêu dấu nhân.
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân .
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: 
 + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 cm x 35 cm.
 + kim khâu len.
 + Len ( hoặc sợi ) khác màu vải.
 + Phấn màu, bút màu, thước kẻ, khung thêu. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : 
- Hát 
2. Giới thiệu bài : nêu mục đích bài học 
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét 
* Mục tiêu : GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân và định câu hỏi định hướng quan sát để HS nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân và mặt trái đường thêu .
- Giới thiệu vật mẫu 
HS quan sát , so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V ( ở mặt phải và mặt trái đường thêu ) . 
-Giới thiệu một số sản phẩm may mặc được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân và đặt câu hỏi để HS nêu ứng dụng của thêu dấu nhân .
+ Hướng dẫn nêu cách thêu 
HD HS đọc nội dung mục II ( SGK ) để nêu các bước thêu dấu nhân . 
Hoạt động 2 : 
* Mục tiêu : HS thực hiện thao tác kĩ thuật .
Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung mục 1 và quan sát hình 2 để nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân . Có thể yêu cầu HS so sánh cách vạch dấu đường thêu dấu nhân với cách vạch dấu đường thêu chữ V ( giống nhau ) 
- Gọi HS lên thực hành 
Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân . GV và HS quan sát , nhận xét .
HS đọc mục 2b , mục 2c và quan sát hình 4a, 4b, 4c, 4d ( SGK ) để nêu cách thêu mũi thêu dấu nhân thứ nhất , thứ hai . Khi thêu cần chú ý một số điểm sau : 
HD HS quan sát hình 5 và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân . Sau đó gọi HS lên bảng thực hiện thao tác kết thúc đường thêu dấu nhân . GV quan uốn nắn .
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li 
- thực hành 
Nhận xét , dặn dò 
- GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành thêu dấu nhân của HS 
------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2015 
Tiết 1 : Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
-Củng cố về phân chia hai phân số - tìm thành phần chưa biết của phép tính nhân và chia.
 Chuyển các số đo có tên hai lượng đơn vị thành số đo gồm hỗn số và một tên đơn vị đo. 
- Rèn cho HS tính nhanh, chính xác các kiến thức nhân chia 2 phân số. Chuyển đổi hỗn số có tên đơn vị đo. 
- Giúp HS vận dụng điều đã học vào thực tế, từ đó giáo dục học sinh lòng say mê học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phấn màu, bảng phụ 
- 	HS : Vở bài tập, bảng con, SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra lại kiến thức cộng, trừ 2 phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, trừ.
- 2 hoặc 3 học sinh
- lên bảng sửa bài 1, 2, 3, 4/15, 16 (SGK)
Ÿ Nhận xét 
- Cả lớp nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập chung
4. Phát triển các hoạt động: 
* HĐ 1: Củng cố cách nhân chia hai phân số ® học sinh nắm vững được cách nhân chia hai phân số.
- Hoạt động cá nhân + cả lớp thực hành 
Ÿ Bài 1:
+ Muốn nhân hai phân số ta làm thế nào?
- 1 học sinh trả lời
+ Muốn chia hai phân số ta l àm sao?
- 1 học sinh trả lời
- Đọc đề bài 
- đọc yêu cầu và làm bài cá nhân 
Ÿ Giáo viên chốt lại cách thực hiện nhân chia hai phân số (Lưu ý kèm hỗn số)
- GV cho HS chữa bài trên bảng lớp , sau đó nhận xét và cho ddiiemr HS 
3 em lện bảng làm bài – cả lớp làm vào vở 
* HĐ 2: CC cách tìm thành phân chưa biết của phép nhân, phép chia phân số ® HSnắm vững lại cách nhân, chia hai phân số, cách tìm thừa số chưa biết. 
- Hoạt động nhóm đôi 
- Sau đó thực hành cá nhân
Ÿ Bài 2: 
+ Tìmt/số chưa biết ta làm thế nào?
- 1 học sinh trả lời
+ Muốn tìm SBC chưa biết ta làm sao?
- 1 học sinh tả lời
- Học sinh làm bài
_ 4 HS lên bảng là bài , cả lớp làm vào vở BT .
- Đọc đề bài - làm bài (chú ý cách ghi dấu bằng thẳng hàng) 
- Lần lượt HS nêu cách tìm từng thành phần chưa biết của từng bài tập .
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Lớp nhận xét 
* HĐ 3: HS biết cách chuyển số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo ® học sinh nắm vững cách chuyển số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
- Hoạt động cá nhân
- Lớp thực hành
Ÿ Bài 3:
+ Ta làm thế nào để chuyển một số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị?
- 1 học sinh trả lời :Viết số đo dưới dạng hỗn số, với phần nguyên là số có đơn vị đo lớn, phần phân số là số có đơn vị đo nhỏ)
- HD học sinh lam bài mẫu
- Thực hiện theo nhóm, trình bày trên giấy khổ lớn rồi dán lên bảng 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Chốt lại cách chuyển số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị 
Bài 4 : GV treo bảng phụ có có sẵn hình vẽ của bài tập , sau đó yêu cầu HS đọc đề và quan sát hình .
+ Hãy chỉ phần đất còn lại sau khi đã làm nhà và đào ao . 
- Làm thế nào để tính được diện tích còn lại sau khi đã làm nhà và đào ao . 
- HS làm bài . 
- 1 em lên bảng chỉ , cả lớp theo dõi .
- Ta lấy tổng diện tích mảnh đất trừ đi diện tích của ngôi nhà và ao .
Giải
- Diện tích mảnh đất là : 
 50 x 40 = 2000 ( m2 ) 
Diện tích ngôi nhà : 
20 x 10 = 200 ( m2) 
Diện tích cài ao : 20 x 20 = 400 ( m 2) 
Diện tích phần còn lại :
2000 – 200 – 400 = 1400 ( m 2) 
Vậy khoanh vào B 
* HĐ 4: Củng cố 
- Hoạt động nhóm (4 nhóm)
- Nhắc lại kiến thức vừa ôn
- Vài học sinh
Ÿ Giáo viên nhận xét - Tuyên dương
- Thi đua: 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học ôn các kiến thức vừa học 
- Chuẩn bị: Ôn tập và giải toán 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 2 : Tập đọc
LÒNG DÂN
(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
-Đọc đúng văn bản kịch 
-Biết cùng với bạn đọc phân vai toàn bộ vở kịch - Hiểu nội dung: Trong cuộc đấu trí với giặc để cứu cán bộ, mẹ con dì Năm vừa kiên trung, vừa thông minh, mưu trí. Đó là tấm lòng sắt son của người dân đối với cách mạng. 
-Học sinh hiểu được tấm lòng của người dân nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với cách mạng. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh kịch phần 2 và 1 - Bảng phụ hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm. 
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp : 
- Hát 
2. Bài cũ: Lòng dân 
- Học sinh lần lượt đọc theo kịch bản. 
- 6 em đọc phân vai 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* HĐ 1: HDHS đọc đúng văn bản kịch 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- -Nêu tính cách nhân vật, thể hiện giọng đọc. 
- Học sinh đọc thầm
- Giọng cai và lính: dịu giọng khi mua chuộc, dụ dỗ, lúc hống hách, lúc ngọt ngào xin ăn. 
- Giọng An: thật thà, hồn nhiên
- Lần lượt từng nhóm đọc theo cách phân vai.
- Giọng dì Năm, chú cán bộ: tự nhiên, bình tĩnh. 
- Chia đoạn. 
Đoạn 1: Từ đầu... để tôi đi lấy 
Đoạn 2: Từ “Để chị... trói lại dẫn đi”
Đoạn 3: Còn lại 
- 1 học sinh đọc toàn vở kịch 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Tổ chức cho học sinh trao đổi nội dung vở kịch theo 3 câu hỏi trong SGK
- Nhóm trưởng nhận câu hỏi 
- Giao việc cho nhóm 
- Các nhóm bàn bạc, thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày 
- An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
- Khi bọn giặc hỏi An: chú cán bộ có phải tía em không, An trả lời không phải tía làm chúng hí hửng sau đó, chúng tẽn tò khi nghe em giải thích: kêu bằng ba, không kêu bằng tía. 
- Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, vờ không tìm thấy, đến khi bọn giặc toan trói chú, dì mới đưa giấy tờ ra. Dì nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng tưởng là nói với giặc nhưng thực ra thông báo khéo cho chú cán bộ để chú biết và nói theo. 
Ÿ Giáo viên chốt lại ý. 
- Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng.
- Nêu NDchính của vở kịch phần 2. 
- Học sinh lần lượt nêu 
Ÿ Chốt: Vở kịch nói lên tấm lòng sắc son của người dân với cách mạng. 
- Cả lớp nhận xét và chọn ý đúng.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Giáo viên đọc màn kịch. 
- ngắt nhịp, nhấn giọng 
- Lần lượt đọc theo từng nhân vật. 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Thi đua phân vai 
- Cho học sinh diễn kịch. 
- 6 học sinh diễn kịch 
Ÿ Nhận xét, tuyên dương. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Rèn đọc đúng nhân vật 
- Chuẩn bị: “Những con sếu bằng giấy” 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 3: Thể dục
(Có GV bộ môn)
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA 
I. MỤC TIÊU: 
- Nắm được ý nghĩa chung của các thành ngữ, tục ngữ đã cho, và hoàn cảnh sử dụng các thành ngữ, tục ngữ đó. 
- Học sinh biết sử dụng nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu, đoạn văn và giao tiếp. 
- Giáo dục học sinh ý thức lựa chọn cẩn thận từ đồng nghĩa để sử dụng cho phù hợp hoàn cảnh. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	GV: Phiếu photo nội dung bài tập 1 
- 	HS : Tranh vẽ, từ điển 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp : 
- Hát 
2. Bài cũ: “Mở rộng vốn từ Nhândân” 
- Học sinh sửa bài tập. 
- 2 học sinh sửa bài 3, 4b
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* HĐ 1: Hướng dẫn làm bài tập 
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
Ÿ Bài 1: 
- Đọc đề bài 1 
- Cả lớp đọc thầm 
- HS trao đổi nhóm. 
- Học sinh làm bài, trao đổi nhóm
- Lần lượt các nhóm lên trình bày 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Cả lớp nhận xét 
- Từ đồn

File đính kèm:

  • docTuần 3.doc
Giáo án liên quan