Giáo án Tổng hợp Lớ 5 - Tuần 27 đến 28 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

-Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẫu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (BT3).

II. Đồ dùng:

 - GV: Bút dạ, bảng nhóm.

 - HS : SGK.

III. Hoạt động dạy – học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV nhận xét về kết quả bài kiểm tra định kì giữa học kì II (phần LTVC).

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

 

doc58 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớ 5 - Tuần 27 đến 28 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tinh trùng, con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
+ Gọi là sự thụ tinh.
+ Hợp tử phát triển thành cơ thể mới
- Lắng nghe.
- Trao đổi nhóm hai.
- Đại diện nhóm trình bày.
Các con vật được nở ra từ trứng: sâu, thạch sùng, gà, nòng nọc	.Các con vật được đẻ ra đã thành con: voi, chó
- HS đọc
- Đại diện nhóm trả lời.
+ Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt bên dưới của lá rau cải.
+ Ở giai đoạn thành sâu gây nhiều thiệt hại nhất
+ Bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm
- Lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời.
Ruồi
Gián
So sánh chu kì sinh sản
4. Giống nhau
5. Khác nhau
Đẻ trứng nở ra dòi > nhộng > ruồi.
Đẻ trứng nở thành gián con... không qua gia doạn trung gian.
Ròi đẻ trứng
Ròi có phân rác thải, xác động vật chết...
Xó bếp, ngăn kéo, tủ quần áo...
Cách tiêu diệt
- Giữ vệ sinh nhà ở...
- Phun thuốc diệt ruồi..
- Giữ vệ sinh nhà ở, tủ quần áo.
- Phun thuốc diệt gián.
- HS viết hoặc nêu
- HS lắng nghe
- HS đọc SGK Trả lời câu hỏi.
- Ếch đẻ trứng vào mùa hạ
- Ếch cái đẻ trứng xuống nước
- Trứng ếch nở ra nòng nọc
- Nòng nọc phát triển thành ếch con
- Nòng nọc sống ở dưới nước
- Ếch sống ở trên cạn, bờ ruộng
- Đại diện N trình bày kết quả.
- HS: vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của
 ếch vào giấy A4.
- HS thực hành vẽ.
- Trình bày sơ đồ về chu kì sinh sản của ếch.
- HS báo cáo kết quả
Hình 1: Ếch đực đang gọi ếch cái
Hình 2: Trứng ếch
Hình 3: Trứng ếch mới nở
Hình 4: Nòng nọc con
Hình 5: Nòng nọc lớn dần lên, mọc ra 
hai chân phía sau
Hình 6: Nòng nọc mọc tiếp 2 chân phía trước
Hình 7: Ếch con đã đủ 4 chân nhảy lên bờ
Hình 8: ếch trưởng thành.
_________________________________________
Địa lí:
 CHÂU PHI ( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điển về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi:
+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
+ Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.
II. Đồ dùng: 
 - GV: Bản đồ kinh tế châu Phi.
	 Tranh, ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân châu Phi. 
 - HS : SGK.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Châu Phi giáp với châu lục, biển và đại dương nào?
- Địa hình, khí hậu châu Phi có đặc điểm gì?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu của tiết học
b. Hướng dẫn các hoạt động
Hoạt động 1: Dân cư châu Phi.
(Làm việc cả lớp)
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Dựa vào bảng số liệu ở bài 17. Cho biết châu Phi có dân số đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?
Cả lớp và GV nhận xét.
GV kết luận:
Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế 
(Làm việc nhóm 2)
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm 2 theo ND sau:
+ KT châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học?
+ Đời sống nhân dân châu Phi còn có những khó khăn gì? Vì sao?
+ Kể và chỉ trên bản đồ những nước có nền KT phát triển hơn cả ở châu Phi?
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV bổ sung và kết luận: (SGV – trang 135).
- Nêu bài học.
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học. 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc ghi nhớ
5. Dặn dò: 
- Về học bài ôn lại kiến thức vừa học
- HS nghiên cứu bài và TLCH.
- Dân cư châu Phi đứng thứ ba trên thế giới. hơn 1/3 dân số là người da đen
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Kinh tế chậm phát triển, chỉ tập chung vào trồng cây công nghiệp nhiệt đới...
- ... Thiếu ăn, thiếu măc, nhiều bệnh dịch nguy hiểm...
 - HS kể và chỉ bản đồ.
- Các nhóm trình bày.
- 4 HS đọc bài học
_____________________________
NHỞ HS THỰC HIỆN ATGT, PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC
Nghiêm chỉnh chấp hành luật ATGT đường bộ, đi xe đúng phần đường của mình, không đánh võng, không đi hàng 2 hàng 3, không đua xe hay bốc đầu xe hoặc thả tay khi đi xe... Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
- Không tự do tắm và chơi đùa gần ao hồ, sông suối.
Thứ sáu ngày 29 tháng 5 năm 2020
Thể dục
 MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu:
- Học mới phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. Đồ dùng: 
- Sân bãi.
III. Lên lớp:
A. Phần mở đầu.
- Tập hợp lớp - điểm số báo cáo
- GV nhận lớp – phổ biến nội dung giờ học
- GV kiểm tra sức khỏe, trang phục của HS
- Khởi động: Xoay các khớp
- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS thực hiện động tác tâng cầu bằng đùi. 
 - HS và GV nhận xét.
B. Phần cơ bản.
Nội dung1: Ôn tâng cầu bằng đùi.
- GV tổ chức cho HS ôn theo đội hình 3 hàng. 
* Học phát cầu mu bàn chân Tập theo đội hình 3 hàng ngang. 
- GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác.
- Gọi HS tâng thử, tâng thật.
* Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân. Đội hình tập như trên. Cách dạy như trên.
* GV chia tổ tập luyện nội dung trên
– Các tổ tập luyện 
– GV bao quát chung.
* Thi trình diễn giữa các tổ nội dung trên.
- Các tổ trình diễn
- HS + GV nhận xét- tuyên dương.
* GV cho cả lớp ôn lại nội dung trên.
Nội dung 2: Trò chơi“Chuyền và bắt bóng tiếp sức”
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi.
- 2 HS lên làm mẫu
- Cả lớp chơi
- Tổng kết trò chơi
C. Phần kết thúc.
- HS thả lỏng cơ bắp.
- GV cùng HS hệ thống lại ND bài học. 
- Nhận xét giờ học
- Về ôn bài
__________________________________________
Toán:
 ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh các số thập phân.
II. Đồ dùng: 
 - GV: Bảng nhóm,
 - HS : SGK, vở
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu cách so sánh số thập phân?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu của tiết học
b.Luyện tập:
*Bài tập 1:
- Cho HS làm bài vào bảng nhóm.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2: 
- Cho HS làm vào nháp.
- GV nhận xét.
*Bài tập 3 : 
- Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp nhận xét chéo.
- GV nhận xét.
*Bài tập 4 : 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vở. 
- Mời 2 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nêu cách làm
- GV nhận xét chữa bài.
*Bài tập 5 : 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào nháp
- Mời HS trình bày kết quả 
- GV nhận xét.
4. Củng cố: 
- Hệ thống nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, 
5. Dặn dò: 
- Về ôn các kiến thức vừa luyện tập, chuẩn bị bài sau.
* HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bảng nhóm.
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ
a) ; 9,347= 9
b) ; 
* HS nêu yêu cầu. 
- HS làm nháp – CN lên chữa bài
 a) 0,35 = 35% ; 0,5 =50%; 
 8,75 = 875%
 b) 45% = 0,45 ; 5% =0,05 ; 
 625% = 6,25
* HS nêu yêu cầu. 
- HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp nhận xét chéo. 
- HS làm bài theo nhóm.
a) giờ = 0,5 ; giờ = 0,75 giờ; 
 phút = 0,25 phút
b) m = 3,5 m ; km = 0,3 km; 
 kg = 0,4kg
* HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở – CN lên làm bài.
* Xếp thứ tự từ bé đến lớn
a) 4,203 ; 4,23 ; 4,5 ; 4,505
b) 69,78 ; 69,8 ; 71,2 ; 72,1
* HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào nháp – trình bày kết quả..
+ Kết quả : 0,1 < 0,11 < 0,2
__________________________________________
Tập làm văn:
ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật (BT1).
- Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích.
II. Đồ dùng: 
 - GV: Bảng phụ đã ghi cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật.
 - HS : VBT, SGK.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc lại đoạn văn hoặc bài văn đã được viết lại sau tiết Trả bài văn tả cây cối tuần trước.
- Nhận xét.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu của tiết học
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
- Mời 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV treo bảng phụ đã ghi cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật ; mời 1 HS đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm lại bài, suy nghĩ làm bài cá nhân, 1 HS làm vào bảng nhóm.
- Mời HS làm vào bảng nhóm treo lên bảng, trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải.
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV nhắc HS: 
+ Đề bài yêu cầu mỗi em chỉ viết một đoạn văn ngắn, chọn tả hình dáng hoặc tả hoạt động của con vật.
+ Cần chú ý cách thức miêu tả, cách quan sát, so sánh, nhân hoá,
- GV giới thiệu tranh, ảnh: một số con vật để HS quan sát, làm bài.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- HS nói con vật em chọn tả.
- HS viết bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: 
- Về ôn lại ghi nhớ những kiến thức về văn tả cây cối vừa ôn luyện. 
* Đọc yêu cầu bài tập.
- Trình bày kết quả.
a) Bài văn gồm 3 đoạn:
- Đoạn 1(câu đầu) – (Mở bài tự nhiên): GT sự xuất hiện của hoạ mi vào các buổi chiều.
- Đoạn 2 (tiếp cho đến cỏ cây): Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.
- Đoạn 3 (tiếp cho đến đêm dày): Tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm.
- Đoạn 4 (kết bài không mở rộng): Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi.
b) Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác
c) HS phát biểu.
*HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, nhận xét
- Giới thiệu con vật định tả.
- HS viết bài.
- HS nối tiếp đọc.
1 HS nêu
____________________________________________
Lịch sử:
 LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I. Mục tiêu:
- Biết ngày 27-1-1973, Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam:
+ Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
+ Ý nghĩa Hiệp định Pa – ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khởi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
II. Đồ dùng: 
 - GV: Tranh, ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri.
 - HS : SGK.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
- Nhận xét.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu của tiết học
b. Hướng dẫn các hoạt động:
 Hoạt động 1: Nguyên nhân( làm việc cả lớp )
- Hiệp định Pa- Ri được kí ở đâu? Vào ngày nào?
- Lý do buộc Mỹ phải ký hiệp định Pa - ri?
- Hình ảnh nào cho ta thấy nhân dân Pháp rất ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta?
- Em hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí hiệp định Pa – Ri?
- Nhận xét bổ xung.
Hoạt động 2: Diễn biến:
 (làm việc theo nhóm 4)
- Thảo luận, đọc SGK và quan sát hình trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu?
+ Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, 
Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri?
+ Thuật lại diễn biến lễ kí kết.
+ Trình bày ND chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
Hoạt động 3: Ý nghĩa: (làm việc theo nhóm 3)
- Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi:
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
- GV nhắc lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ 
> Bài học
4. Củng cố:
- Lễ ký hiệp định Pa - ri được ký chính thức vào ngày tháng năm nào? ở đâu?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
- Đọc bài SGK.
- Theo dõi TLCH.
- Kí tại Pa –ri thủ đô của nước Pháp, ngày 27/1/1973
- Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc trong năm 1972, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri.
- HS trả lời
- HS mô tả như SGK
- Đọc bài SGK, thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- 11 giờ (giờ Pa-ri) ngày 27-1-1973 Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đặt bút kí vào văn bản Hiệp định.
*Nội dung: Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN.
- Đọc bài SGK thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược : Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam và buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
- Lắng nghe.
- Thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ “Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào”.Từ đó lưu ý: Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược: chúng ta đã “đánh cho Mĩ cút”, để sau đó 2 năm lại “đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước.
- 3 em đọc.
NHỞ HS THỰC HIỆN ATGT, PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC
Nghiêm chỉnh chấp hành luật ATGT đường bộ, đi xe đúng phần đường của mình, không đánh võng, không đi hàng 2 hàng 3, không đua xe hay bốc đầu xe hoặc thả tay khi đi xe... Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
- Không tự do tắm và chơi đùa gần ao hồ, sông suối.
________________________________________________________________
TUẦN 28 Thứ hai ngày 01 tháng 6 năm 2020
To¸n
ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG 
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập củng cố về
- Viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng STP.
- Mối quan hệ giữa 1 số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo KL thông dụng.
- Giảm bài 1b, bài 4, BT3 trang 153
II. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS đọc bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng
- 2 HS lên bảng - Cả lớp làm nháp
 34 dm = 3,4 m	1 g = 0,001 kg
 70 m = 700 cm	1 kg = 0,001 tấn
- Nhận xét
3. HD HS luyện tập 
Bài 1: ( trang 152)
- HS đọc bài rồi làm bài cá nhân
- GV gọi 2 HS chữa ý a, b + GV kẻ bảng
- GV và cả lớp nhận xét. 
c. Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài (hoặc bảng đơn vị đo khối lượng):
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé tiếp liền.
- Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn hơn tiếp liền.
Bài 2: ( trang 152- HS có thể làm cả bài)
- HS đọc bài 
- HS làm bài cá nhân.
- GV gọi 1 HS chữa bảng phụ.
- GV và cả lớp nhận xét. GV đưa ra đáp án đúng:
a. 1 m = 10 dm = 100 cm 
 = 1000 mm
1 km = 1000 m
1kg = 1000 g
1 tấn = 1000 kg
b. 1 m = dam = 0,1 dam; 1 m = km = 0,001 km
1 g = kg = 0,001 kg; 1 kg = 	tấn = 0,001tấn
Bài 1: ( trang 153- HS có thể làm cả bài)
- HS đọc YC 
- HS làm vở, 3 HS lên bảng
- Chữa bài
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài? Khi viết mỗi đơn vị ứng mấy chữ số?
Bài 2: (trang 153)
- HS đọc y/c 
- HS làm vở
- 2 HS làm bảng nhóm
- Chữa bài
- Nhận xét
a. Có đơn vị là km
 4 km 382 m = 4,382 km
 2 km 79 m = 2,079 km
 700 m = 0,7km 
a. Có đơn vị là kg
 2 kg 350 g = 2,350 kg
 1 kg 65 g = 1,065 kg
b. Có đơn vị là tấn
 8 tấn 760 kg = 8,76 tấn
 2 tấn 77 kg = 2,077 tấn
Bài 4: ( trang 153- HS có thể làm thêm
a. 3576 m = 3,576 km b. 53 cm = 0,53 m
c. 5360 kg = 5,360 tấn d. 657 g = 0, 657 kg
4. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung ôn tập
- Nhận xét giờ học
- Về xem lại bài và làm bài còn lại
__________________________________
Tập đọc
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. Mục tiêu
	- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài Việt Nam.
	- Hiểu nội dung bài: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ và truyền thống dân tộc Việt Nam.
	- Giảm câu 4
II. Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh áo dài
III. Hoạt động dạy học
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: Không
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài (Dùng tranh áo dài)
	b. HD HS luyện đọc
- 1 HS khá đọc bài văn
- HS nối tiếp đọc bài theo đoạn
- Chia đoạn: 4 đoạn
(Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- HDHS đọc từ khó, câu dài
- HS đọc nhóm đôi
- HS nối tiếp đọc từ khó
- 1 HS đọc chú giải
- Đại diện nhóm đọc bài trước lớp
- Giải nghĩa một số từ khó
- GVHD đọc diễn cảm + đọc mẫu
 c. Tìm hiểu bài
- Chiếc áo dài có vai trò quan trọng thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa?
ý 1: Vai trò của áo dài xưa
- Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên kín đáo, tế nhị.
- Chiếc áo dài tân thời có khác gì chiếc áo dài cổ truyền?
ý 2: Sự hình thành của áo dài tân thời
- Áo dài cổ truyền có hai loại: (Tứ thân được may từ 4 mảnh vải) và năm thân (như áo tứ thân, nhưng vạt trước bên trái được may ghép từ hai thân vải nên rộng gấp đôi vạt phải). Áo dài tân thời là áo dài cổ truyền được cải tiến, gồm hai thân vải phía trước và phía sau. Áo dài tân thời giữ được phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo vừa mang phong cách hiện đại phương Tây
- Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
ý 3: Tà áo dài là biểu tượng cho y phục truyền thống của VN.
- Vì áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam/ Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài/ Vì phụ nữ Việt Nam như mềm mại hơn và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài.
- Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài? (Không yêu cầu HS trả lời)
*Nêu nội dung của bài
- Khi mặc áo dài người phụ nữ trở nên duyên dáng, dịu dàng hơn.
d. Đọc diễn cảm
- 4 HS nối tiếp đọc diễn cảm bài.
- GVHD đọc diễn cảm đoạn 1 và đọc mẫu
- HS đọc trong nhóm đôi
- Đại diện nhóm đọc trước lớp
- GV nhận xét
 4. Củng cố - dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài văn
- Nhận xét giờ học
- Về đọc lại bài. Đọc trước bài tuần sau.
_____________________________________________
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: NAM VÀ NỮ
I. Mục tiêu
	- Biết từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần có
	- Bỏ bài 3
II. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- HS làm lại bài tập 2,3 của tiết trước.
- Nhận xét
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: TT
b. HD HS làm bài tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu
- Trao đổi nhóm đôi
- Đại diện nêu miệng ý a,b
- Ý c mỗi nhóm 1 từ
- Nhận xét, bổ sung
- Những phẩm chất của nam và nữ có hoàn toàn khác nhau không?
+ Dũng cảm: dám đương đầu với sức chống đối, nguy hiểm để làm những việc nên làm
+ Cao thượng: Cao cả, vượt lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen, ...
+ Năng nổ: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi công việc chung
+ Dịu dàng: Gây cảm giác dễ chịu, tác động êm nhẹ đến các giác quan hoặc tinh thần
+ Khoan dung: Rộng lượng tha thứ cho người có lỗi 
+ Cần mẫn: Siêng năng và lanh lợi.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu
- Làm vào vở
- Nối tiếp trình bày
- Nhận xét
Bài 3: ( HS có thể làm thêm)
- Phẩm chất chung của 2 nhân vật: Giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác.
+ Ma- ri- ô: Nhường bạn xuống xuồng cứu nạn ...
+ Giu- li- ét- ta lo lắng, ân cần
- Phẩm chất riêng:
+ Ma- ri- ô rất giàu nam tính, kín đáo (giấu nỗi ...),
quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng
+ Giu- li- ét- ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính khi giúp Ma- ri- ô bị thương (Hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống ...)
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu nội dung giờ học
- GV nhận xét giờ học
- Cần nắm rõ về quyền bình đẳng nam, nữ.
_____________________________________
Đạo đức
EM YÊU HOÀ BÌNH ( Tiết1)
I . Mục tiêu: Học song bài này HS biết:
- Gía trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình. 
- HS biết được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân VN và nhân dân thế giới.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường tổ chức.
- Yêu quý và bảo vệ các dân tộc đấu tranh vì hoà bình.
- GDQPAN: Liên hệ bản thân cần làm việc già để bảo vệ hòa bình.
II. Tài liệu và phương tiện: - Tranh minh hoạ sgk
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Cho HS hát bài “Trái đất này là của chúng em” rồi giới thiệu
b. Nội dung
HĐ1: Thông tin sgk.
+ Em thấy hình ảnh gì trong các tranh?
+ Để thế giới không còn chiến tranh, mọi người được sống trong hoà bình chúng ta phải làm gì? 
- HS quan sát tranh ảnh (sgk).
+ Chiến tranh gây đau thương, chết chóc, đổ nát bệnh tật.
+ Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình.
* Ghi nhớ: SGK: - Vài

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lo_5_tuan_27_den_28_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan