Giáo án Lớp 5 HKII - Tuần 28 đến 31 - Năm học 2015-2016

Tiết 6 KỂ CHUYỆN

LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI

I. MỤC TIÊU :

1,Rèn kĩ năng nói:

 -Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ trong SGK ; kể được từng đoạn câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi và kể lại toàn chuyện theo lời một nhân vật(Quốc, Lâm hoặc Vân).

 -Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi một lớp trưởng nữ vừa học giỏi, vừa chu đáo, xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục.

 2,Rèn kĩ năng nghe:

 - Tập trung nghe cô (thầy) kể chuyện, nhớ chuyện.

 - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, được lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

- Bảng phụ ghi tên các nhân vật trong truyện, các từ khó.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc140 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 HKII - Tuần 28 đến 31 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đọc :
 * Một vụ đắm tàu : 
- Đọc toàn bài với giọng đọc nh thế nào? 
(giọng kể chuyện, diễn cảm )
- Để đọc diễn cảm từng đoạn đọc như thế nào? 
(Đoạn 1: giọng đọc thong thả tâm tình.
Đoạn 2: nhanh hơn, căng thẳng ở những câu tả, kể.
Đoạn 3: gấp gáp, căng thẩng, nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả.
Đoạn 4: giọng hồi hộp, nhấn giọng những từ miêu tả.
Đoạn 5: Ma-ri-ô hét to. Giu- li- ét-ta nức nở nghẹn ngào.
- Gọi đại diện nhóm thi đọc, lớp nhận xét,
- Gv nhận xét, đánh giá.
* Đất nước:
- Gv đọc diễn cảm bài thơ.
- Gv yêu cầu hs nêu cách đọc diễn cảm.
? Đọc bài với giọng nh thế nào? 
(Giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước.)
+ Gv treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn thơ cần luyện đọc.
Mùa thu nay/ khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi/ rừng tre phấp phới
Trời thu/ thay áo mới
Trong biếc/ nói cười thiết tha//
Trời xanh đây/ là của chúng ta
Núi rừng đây/ là của chúng ta
Những cánh đồng/ thơm mát
Những ngả đường/ bát ngát
Những dòng sông đỏ/ nặng phù sa.//
? Để dọc diễn cảm khổ thơ trên con đọc như thế nào? (Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm)
? Nêu các từ ngữ cần nhấn giọng ở mỗi khổ thơ ?
- Gọi HS thi đọc đoạn.
- Gọi hS đọc cả bài.
– Gv đánh giá.
- Bình chọn HSXS.
+ Gv nhận xét tiết học 
+ Về nhà luyện đọc cho tốt. 
Cả lớp hát một bài. 
-Học sinh xác định giọng đọc.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS đọc tiếp nối. Đọc đúng từ ngữ cần nhấn giọng ở từng đoạn,
- HS đọc – NX.
- HS nêu.
- Yêu cầu hs nêu các từ ngữ cần nhấn giọng ở từng đoạn, hs dùng bút chì đánh dấu vào sách. 
-Học sinh đọc .
Cho hs luyện đọc theo nhóm. 
Các cá nhân sửa cho nhau.
- Đại diện nhóm thi đọc, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Vài hs nối nhau đọc thuộc lòng cả bài.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
............................................................................................................................................... 
 Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2016
Tiết 1 TẬP ĐỌC
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
 (Trần Ngọc Thêm)	
I- MỤC TIÊU:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài Việt Nam 
2.Hiểu nội dung bài: Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền; vẻ đẹp của chiếc áo tân thời - sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam; sự duyên dáng, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
A. Bài cũ: 
B. Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
Từ ngữ luyện đọc: thế kỉ XIX, thế kỉ XX, 1945, 
Giải nghĩa từ : áo cánh, phong cách, tế nhị, xanh hồ thuỷ, tân thời, y phục ...
b) Tìm hiểu bài:
Ý nghĩa : 
Sự hình thành chiếc áo dài.
c) Đọc diễn cảm.
Nhấn giọng: mớ ba, mớ bảy; lồng vào nhau; tế nhị, kín đáo; lấp ló; đẹp hơn tự nhiên hơn,mềm mại;thanh thoát
3. Củng cố – Dặn dò: 
* GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
Có thể chia làm 4 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến xanh hồ thuỷ...
Đoạn 2: Tiếp theo đến thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Đoạn 2: Tiếp theo đến hiện đại trẻ trung .
Đoạn 4: Còn lại.
GV giúp các em giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu (nếu có).
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
GV đọc giọng tả, cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp, sự duyên dáng của chiếc áo dài Việt Nam 
- Câu hỏi 1: Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
(Phụ nữ VN xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong.Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.)
- Câu hỏi 2: Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
(-áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau, áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước may từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.)
- áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau. Chiếc áo tân thời vừa giữ được phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo; vừa mang phong cách hiện đại phương Tây)
- Câu hỏi 3: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
- (VD: Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo./) 
- Nêu ý nghĩa bài
GV hưóng dẫn HS tìm giọng bài văn 
- GV đọc mẫu đoạn trên.
Hướng dẫn HS tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau: 
“Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau.//Tuy nhiên với phong cách tế nhị, kín đáo,/người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài,/lấp ló  đẹp hơn ,tự nhiên , mềm mại và thanh thoát hơn .
- Gọi hS thi đọc - NX
- Bình chọn HSXS.
- GV nhận xét tiết học. -CBBS
-2 HS đọc bài cũ và trả lời câu hỏi 
-1, 2 HS khá, giỏi đọc mẫu bài văn
- HS tiếp nối nhau đọc bài văn - đọc từng đoạn. Sau đó 1,2 em đọc lại cả bài.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK (chú giải về những từ ngữ khó)
- HS đọc lướt đoạn 1, trả lời câu hỏi 1.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2 . Cả lớp đọc thầm lại, trả lời câu hỏi 2.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3 (đoạn còn lại), trả lời câu hỏi 3.
- HS phát biểu tự do.
- HS nêu và ghi bài
- Vài HS đọc lại 
- Nhiều HS luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn.
Bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7 CHÍNH TẢ 
	CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI	
I.MỤC TIÊU:
 1.Nghe - viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai.
 2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng ; biết một số huân chương của nước ta 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: .
 - Bút dạ và một tờ phiếu viết các cụm từ in nghiêng ở BT2
Ảnh minh hoạ 3 loại huân chương trong BT3
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
A.Kiểm tra bài cũ : 
B.Bài mới: 
 1,Giới thiệu bài:
2, Hướng dẫn HS nghe -viết.
Từ khó viết: in-tơ-nét, Ôt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2: Những chữ nào cần viết hoa trong các cụm từ in nghiêng dưới đây? Vì sao? 
Đáp án: 
Anh hùng Lao động
Anh hùng Lực lượng vũ trang
Huân chương Sao vàng
Huân chương Độc lập hạng Ba
Huân chương Độc lập hạng Nhất
* Bài tập 3: Tìm tên huân chương phù hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:
a/ Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng.
b/ Huân chương Quân công
c/ Huân chương Lao động là huân chương dành cho những tập thể và cá..
C.Củng cố,dặn dò: 
Viết những tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng trong BT2 (tiết trước)
Giáo viên nhận xét .
GV GT -ghi đầu bài
+ Đọc bài viết : Cô gái của tương lai.
H: Bài chính tả nói điều gì ?(Bài chính tả giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai)
+ Chú ý những từ dễ viết sai, các tên riêng viết hoa
-GV đọc.
+ GV nhắc HS: Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào một ô li chú ý ngồi viết đúng tư thế.
* GV đọc đúng tốc độ
+ Thực hành viết bài
+ Đọc toàn bài chính tả. 
+ Đọc lại toàn bài chính tả.
+ Thu bài, đánh giá
 +GV nêu nhận xét chung
Bài 2: GV lưu ý và nêu lại YC
-GV : Những cụm từ in nghiêng trong đoạn văn là tên các danh hiệu và huân chương. Những danh hiệu và huân chương này chưa được viết hoa đúng quy tắc chính tả
+ Nói rõ những chữ nào cần viết hoa trong mỗi cụm từ đó ( hoặc viết hoa lại cụm từ đó cho đúng chính tả ).
+ Giải thích lý do vì sao phải viết hoa những từ đó.
? Vì sao cum từ Anh hùng Lao động được viết hoa ?
Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài tập
-GV:. Nhiệm vụ của các em chỉ là đoán sao cho đúng để điền đúng tên từng huân chương vào chỗ trống trong câu thích hợp.
GV phát bảng nhóm cho 3- 4 HS làm – Gọi chữa bài –NX
- GV chốt lại lời giải đúng
- Bình chọn HSXS.
- Nhận xét tiết học.
 -HS ghi nhớ tên và cách viết các danh hiệu, huân chương ở BT2, 3.
1 HS viết trên bảng
HS nghe .
 HS theo dõi SGK.
- HS viết ra nháp .
2 HS viết trên bảng .
- HS gấp SGK viết bài 
* HS viết từng 
câu. 
HS soát lại bài. 
HS đổi vở soát lỗi
-1HS đọc thành tiếng nội dung BT2
1HS đọc phần in nghiêng trong đoạn văn.
-HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
Cả lớp và GVnhận xét, chốt lại ý kiến đúng
- HS đọc yêu câu – Cả lớp đọc thầm 
HS xem ảnh minh hoạ trong SGK
- HS làm bài
Lắng nghe
Bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I- MỤC TIÊU:
1. Mở rộng vốn từ vè chủ điểm Nam và nữ . Biết những từ chỉ phẩm chất quan trọng nhất của nam , của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần có.
2. Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
-Từ điển HS ( nếu có)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	Nội dung	
HĐ của GV
HĐ của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài tập1 :
+ Với câu hỏi a phương án trả lời đúng là đồng ý. 
+ Với câu hỏi b, c: Đồng tình với ý kiến đã nêu, HS vẫn có thể chọn trong những phẩm chất của nam hoặc nữ một phẩm chất em thích nhất. 
Dũng cảm : dám đương đầu với sức chống đối , với nguy hiẻm để làm những việc nên làm.
Cao thượng : cao cả,vượt lên trên những cái tầm thường , nhỏ nhen .
Năng nổ : ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi công việc chung .
Dịu dàng : gây cảm giác dễ chịu, tác động êm nhẹ đến các giác quan hoặc tinh thần .
Khoan dung : rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm .
Cần mẫn : siêng năng và lanh lợi .
Bài tập 2: Đọc lại truyện Một vụ đắm tàu . Theo em, Giu-li-et-ta và Ma-ri-ô có chung những phẩm chất gì ? Mỗi nhân vật có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính và nam tính ? 
3.Củng cố, dặn dò:
- Đặt 1 câu có sử dụng dấu chấm , dấu chấm hỏi , dấu chấm than 
- Gv nhận xét đánh giá
- GV giới thiệu và ghi tên bài bằng phấn màu lên bảng lớp
 -GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi, thảo luận, tranh luận, phát biểu ý kiến lần lượt theo từng câu hỏi.
*Có người cho rằng : những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới là dũng cảm, cao thượng, năng nổ , thích ứng được với mọi hoàn cảnh ; còn ở phụ nữ, quan trọng nhất là dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người .
-Em có đồng ý như vậy không ?
a.Em thích phẩm chất nào nhất : ở một bạn nam ? ở bạn nữ ?
*Trong các phẩm chất của nam 
( dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh ) 
-HS có thể thích nhất phẩm chất dũng cảm hoặc năng nổ -Trong các phẩm chất của nữ ( dịu dàng , khoan dung , cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người ) Hs có thể thích nhất phẩm chất dịu dàng hoặc khoan dung .
*Những phẩm chất chung của Giu- li - ét - ta và Ma - ri - ô: Cả hai đều là những đứa trẻ giàu tình cảm, quan tâm đến người khác: 
-Ma-ri - ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống
-Giu-li - ét -ta lo lắng cho Ma – ri- ô, ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã, đau đớn khóc thương trong giờ phút vĩnh biệt.
+ Mỗi nhân vật có những phẩm chất riêng cho giới của mình;
Ma – ri - ô có phẩm chất của một người đàn ông kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình không kể cho bạn biết), quyết đoán mạnh mẽ, cao thượng 
 - Giu – li – ét – ta dịu dàng, đầy nữ tính, khi giúp Ma – ri - ô bị thương: hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. 
- Bình chọn HSXS.
 - GV nhận xét tiết học. 
- 3 HS lên bảng đặt câu 
- Vài học sinh đặt câu - NX
.
-1HS đọc toàn văn yêu cầu 
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, làm việc cá nhân 
- Với câu hỏi c, các em có thể sử dụng từ điển để giải nghĩa 
1 HS đọc yêu cầu của bài 
- Cả lớp đọc thầm lại truyện “Một vụ đắm tàu”, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Hs thảo luận nhóm đôi 
- HS phát biểu ý kiến.
Bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I- MỤC TIÊU:	
- Củng cố những kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy , nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
- Làm đúng bài luyện tập: Điền các dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu đã kẻ sẵn bảng tổng kết về dấu phẩy (BT1).
- 3, 4 tờ phiếu khổ to phôtô nội dung BT2. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
A.Kiểm tra bài cũ: 
B.Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài tập1: 
Tác dụng của dấu phẩy
-Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
(Phần b-Sgk)
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
(phần a.-Sgk)
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
(Phần c-Sgk)
Bài tập 2: Có thể điền dấu chấm hoặc dấy phẩy vào ô trống nào trong mâu chuyện sau ? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc .
3. Củng cố, dặn dò: 
Kiểm tra nội dung bài Mở rộng vốn từ: Nam và nữ.
- GV giới thiệu và ghi tên bài .
Bài 1: GV nhắc lại yêu cầu của bài: Xếp các ví dụ cho dưới đây vào ô thích hợp trong bảng tổng kết về dấu phẩy 
-YC HS tự làm bài
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
- GV nêu yêu cầu của bài tập Truyện kể về bình minh( Sgk)
GV phát bảng nhóm cho 3, 4 HS làm bài.
 Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm.
+ Để điền được dấu chấm ,dấu phẩy chính xác em đã làm gì ? 
( xác định các thành phần câu ) 
+ Tại sao trong câu Sáng hôm ấy, có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn. Con đã dùng dấu phẩy để ngăn cách cụm từ Sáng hôm ấy với có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn ?( Vì dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.) 
+ Tại sao trong câu Môi cậu bé run run, đau đớn..Vì sao run run và đau đớn được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy? ( Vì run run và đau đớn đều là vị ngữ 
- Bình chọn HSXS.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà làm nhẩm lại BT1, 2. 
- 2 HS làm lại BT2, 3 (tiết trước)-mỗi em làm một bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS trao đổi theo cặp, nhóm. 
- 2HS làm bài trên bảng 
- trình bày kết quả. - NX.
- 1 HS khá, giỏi đọc 
-đọc giải nghĩa từ khiếm thị.
-HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp- các em vừa đọc thầm bài văn, vừa dùng bút chì điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào các ô trống trong SGK. 
HS trình bày kết quả. 
- Cả lớp sửa bài vào SGK theo lời giải đúng.
HSTL
Lắng nghe
Bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6 KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/MỤC TIÊU:	
 1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện .
 2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn 
II/ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
Một số sách , truyện , bài báo liên quan(GV và HS sưu tầm được).
Bảng lớp viết đề bài. 
 III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 
B.Bài mới : 
1,Giới thiệu bài:
2,Hướng dẫn HS kể chuyện
a, Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề 
Đề bài : Hãy kể lại một câu chuyện đã đọc ( hay đã nghe ) về một nữ anh hùng , hoặc một phụ nữ có tài) 
b.Hướng dẫn KC và trao đổi về nội dung câu chuyện
3,HS thực hành kể chuyện.
a.HĐ nhóm
b.HĐ thi kể
C.Củng cố, dặn dò:
- Kể lại vài đoạn của câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi.
GV nhận xét.
+ GV GT- ghi đầu bài
* YC HS đọc đề bài-GV chép bảng
GV gạch dưới những từ cần chú ý trong đề
- Để kể hay, hấp dẫn, các em cần đọc 
Gợi ý trong SGK
- Em có thể tìm truyện về những phụ nữ như thế nào ?
+ Truyện về phụ nữ anh hùng: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh...
+ Truyện về các nhà hoạt động xã hội, văn hoá khoa học nổi tiếng là phụ nữ: Nguyên Phi Ỷ Lan, nhà thơ Hồ Xuân Hương, nhà thơ Đoàn Thị Điểm, nữ bác học Ma-ri Quy –ri 
+ Truyện về những người phụ nữ bình thường mà đảm đang, tài trí . 
+Truyện về các bạn nữ thông minh, tài giỏi: Con gáI (TV 5, tập hai). Lớp trưởng lớp tôi (TV5, tập hai)
 -Tìm câu chuyện có nội dung về nữ anh hùng hoặc những phụ nữ có tài ở đâu? (Những câu chuyện em được nghe người thân kể hoặc những câu chuyện đọc trong sách báo .)
- Em hãy giới thiệu chuyện của mình cho cả lớp nghe? (VD: Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về Nguyên Phi Ỷ Lan – một người phụ nữ có tài. Bà tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện này. Bà bảo Nguyên Phi Ỷ Lan là người quê tôi)
-Khi kể chuyện các em cần theo dàn ý như thế nào ?
+ Mở đầu câu chuyện .
+Kể diễn biến câu chuyện
* GV treo bảng phụ phần dàn bài kể chuyện đã viết sẵn
a/Kể chuyện theo nhóm:
* GV phân lớp thành 6 nhóm
Giới thiệu tên truyện 
Giới thiệu xuất xứ : Nghe khi nào? Đọc ở đâu ?
Nhân vật chính chính của câu truyện là ai ? Nội dung chính của truyện là gì ?
Lí do em chọn kể câu chuyện đó 
Trao đổi về ý nghĩa câu truyện .
b/Thi kể chuyện trước lớp:
Gọi vài HS lên thi kể –NX cho điểm
Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
- Bình chọn HSXS.
-GV nhận xét tiết học,.
 Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và đọc trước bài sau
-1 HS kể .
*HS đọc đề bài
4HS tiếp nối nhau đọc.
Cả lớp theo dõi SGK.
Cả lớp đọc thầm ý 1 SGK.
HS TL
+ Cả lớp nghe một số bạn giới thiệu câu chuyện của mình.
2HS kể cho nhau nghe về chuyện của mình rồi trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-2 HS đọc
-HS tự kể theo nhóm.
-GV mời 1 số HS xung phong kể câu chuyện của mình.
* HS thi kể trước lớp câu chuyện mình đã chuẩn bị
Bổ sung:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGA5HKII.doc