Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020

I.Mục tiêu:

- Chọn được một truyện nối về những người biết sống đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

* Tìm được truyện ngoài SGK, kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động.

 - GDHS biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

 II. Đồ dùng dạy học:

- GV : - Một số câu chuyện, bài báo viết về những người biết sống đẹp, mang lại niềm vui cho người khác.

 - HS : SGK

 III. Các hoạt động dạy học:

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Thứ 2 ngày 30 tháng 12 năm 2019
Tiết: 1 HĐTT: CHÀO CỜ
Tiết: 2 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG 
 I. Mục tiêu:
 - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải bài toán liên quan đến tỉ só phần trăm. 
 - GDHS đức tính cẩn thận khi tính toán.
- Bài tập cần làm Bài 1(a), Bài 2(a), Bài 3.
II. Đồ dùng: Bảng nhóm
II. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài2’
2. Hướng dẫn học luyện tập:25’
Bài 1: Tổ chức cho hs tự giải các bài toán rồi chữa bài 
QS giúp đỡ Tem, Mạnh, Hoa.
Bài 2: Tiến hành tương tự
QS giúp đỡ Tem, Mạnh, Hoa.
Bài 3: Hướng dẫn HS
QS giúp đỡ Tem, Mạnh, Hoa.
*Bài 4: Giáo viên hướng dẫn HS
3.Củng cố dặn dò: 5’
 Nhận xét tiết học
Học sinh đặt tính rồi tính ở nháp. Sau đó ghi kết quả vào vở 
a) 216,72 : 42 = 5,16
Ghi kết quả từng bước vào vở
a) (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68
 = 65,68
*b. HS khá giỏi làm thêm
a)Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001số người tăng thêm là:
15975 – 15625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số người tăng thêm là:
250 : 15625 = 0,016
0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: a) 1,6%
 b) 16129 người
* HS khá, giỏi trả lời: Khoanh vào C 
Tiết : 3 Tập đọc: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
 I.Mục tiêu: 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa bài văn Ca ngợi ông Lìn cần cù sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- GD yêu thích lao động, sáng tạo trong lao động.
 II. Đồ dùng dạy học:
 GV : - Tranh minh họa bái học HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
Thầy cúng đi bệnh viện
2.Dạy bài mới. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Kết hợp sửa lỗi về phát âm giọng đọc của HS
- GV giải nghĩa thêm từ: Tập quán
QS giúp đỡ Tem, Mạnh, Hoa.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Tổ chức cho HS đọc thầm, đọc lướt từng phần trao đổi bạn cùng bàn trả lời lần lượt các câu hỏi SGK
+ Nêu nội dung bài học?
Hoạt động 3: Đọc lại. 
Hướng dẫn học sinh đọc 3 đoạn.
HD học sinh đọc đoạn 3 .
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Ca dao về lao động SX”.
- 2 em đọc HTL trả lời câu hỏi SGK
- 1 HS khá giỏi đọc toàn bài
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn : 2,3 lượt
- HS luyện đọc tiếng khó 
- HS đọc phần chú giải 
- HS luyện đọc theo cặp
- 1,2 HS đọc toàn bài
- HS đọc thầm , đọc lướt trao đổi bạn cùng bàn lần lượt trình bày ý kiến trả lời các câu hỏi SGK
- HS nêu nội dung bài
- 3 HS đọc diễn cảm 3 đoạn
- HS luyện đọc theo cặp
- Thi đọc trước lớp - Bình chọn bạn đọc hay
 Chiều, thứ 2 ngày 30 tháng 12 năm 2019
Tiết: 2 Chính tả: NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I. Mục tiêu:
 - Nghe và viết lại đúng chính tả không mắc quá 5 lỗi, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1)
 - Làm được BT2
 - GDHS tính cẩn thận khi viết.
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ : 
B. Dạy bài mới : 
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết
- GV đọc đoạn văn
- GV lưu ý HS những từ dễ viết sai: bươn chải, cưu mang, 51, Lí Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm ...
- GV đọc cho HS chép bài
 - GV đọc cho HS dò bài
- Hướng dẫn chữa bài.
Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả
- Bài 2b: Lựa chọn
- Nhắc h/s cách làm bài
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- HS làm lại bài tập 3 tiết trước
- HS theo dõi SGK
- HS đọc thầm đoạn văn chú ý những chữ số, tên riêng, từ ngữ khó dễ viết sai
- HS viết bài
- HS tự dò bài
- Từng cặp HS đổi vở sửa lỗi
2b) - Nêu yêu cầu BT
 - HS làm bài rồi chữa bài (Vở BT)
a) Chép vần vào mô hình cấu tạo vần
b) Tìm những tiếng bắt vần trong câu thơ: xôi - đôi
 Thứ 3 ngày 31 tháng 12 năm 2019
Tiết: 2 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm
 - GGHS cẩn thận, nhanh nhẹn khi tính toán..
- Bài tập cần làm: B1, B2, B3.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV : Bảng phụ HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:2’
2. Dạy bài mới: 28’
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Hướng dẫn HS làm một trong 2 cách. ChoHS tự làm rồi đổi vở kiểm tra chữa bài.
- QS giúp đỡ Tem, Mạnh, Hoa.
 Bài 2: Yêu cầu HS tự tính và chữa bài 
- QS giúp đỡ Tem, Mạnh, Hoa.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài toán tự tóm tắt đề toán và làm bài
- QS giúp đỡ Tem, Mạnh, Hoa.
*Bài 4 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
3. Củng cố dặn dò 5’
Nhận xét tiết học
 HS có thể thực hiện cách nào cũng được
Ví dụ: = = 4,5 
hay: vì: 1 :2 = 0,5 nên = 4,5
- 1 em lên bảng cả lớp làm vở
 HS thực hiện cách tính theo quy tắc đã học
a) x x 100 = 1,643 + 7,357
 x x 100 = 9
 x = 9 : 100
 x = 0,09
 Bài giải:
Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
35% + 40% = 75% (lượng nước trong hồ)
Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
100% - 75% = 25%(lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ
 * HS khá, giỏi trả lời: Khoanh vào D
Tiết: 3 Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
 I. Mục tiêu:
 - Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK
 - GD tính cẩn thận khi tìm và phân loại từ theo cấu tạo.
 II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Bảng phụ , bảng nhóm 
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 2 HS
 B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy học bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: Yêu cầu HS nêu Y/C bài tập
+ Trong tiếng Vệt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào? 
- GV chốt lời giải đúng
Bài tập 2: Yêu cầu HS nêu Y/C bài tập
- Quy trình dạy như BT1
Bài tập 3: GV giúp HS hiểu đúng nội dung btập. 
- Tổ chức cho HS tìm từ đồng nghĩa với từ dâng, êm đềm
- GV chốt kết luận lời giải đúng
Bài 4: Gọi HS đọc y/c bài tập
- Tổ chức cho HS tìm từ trái nghĩa với từ : mới, xấu, mạnh
3. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học
-2 HS lên bảng làm BT1,BT3 tiết trước
1 HS nêu y/c bài tập
- Từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức
- 2,3 HS đọc phần ghi nhớ
- HS tự làm bài vào vở, 2 em làm phiếu
- Dán kết quả, cả lớp nhận xét
Nhóm từ đồng nghĩa: trong vắt, trong veo, trong xanh
+ Nhóm từ đồng âm: thi đậu, chim đậu trên cành, xôi đậu
+ Từ nhiều nghĩa: đánh cờ, đánh giặc, đánh trống
HS làm việc theo nhóm 4
+ Từ đồng nghĩa với từ dâng: tặng, hiến, nộp, cho, biếu, đưa...
+ Từ đồng nghĩa với từ êm đềm: êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm...
+ Có mới nới cũ
+ Xấu gỗ hơn tốt nước sơn
+ Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu
Tiết: 4 GDKNS:	Chủ điểm tháng 1
 Chiều, thứ 3 ngày 31 tháng 12 năm 2019
Tiết: 1 Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu:
- Chọn được một truyện nối về những người biết sống đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
* Tìm được truyện ngoài SGK, kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động.
 - GDHS biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
 II. Đồ dùng dạy học:
- GV : - Một số câu chuyện, bài báo viết về những người biết sống đẹp, mang lại niềm vui cho người khác.
 - HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
Y/C 1 HS lên kể
 B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện
- H/D HS tìm hiểu y/c đề bài
- GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý
Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Nhắc HS kết hợp kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
*HS khá, giỏi kể được truyện ngoài SGK, kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động.
- Cùng HS bình chọn bạn kể hay nhất, hiểu câu chuyện nhất
3. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học
- 1 HS kể về câu chuiyện sum họp đầm ấm trong gia đình
- 1 HS đọc đề bài 
- 1 số HS giới thiệu câu chuyện mình định kể
- HS kể theo nhóm (2 em)
- Thi kể toàn bộ câu chuyện
- Trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Các bạn trong nhóm trao đổi và trả lời
- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất
Nêu lại ý nghĩa câu chuyện
Tiết : 2 Tự học: Ôn luyện.
 Thứ 4 ngày 1 tháng 1 năm 2020
Tiết: 1 Toán: GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
 I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.
 - GDHS tính cẩn thận.
- Bài tập cần làm B1,B2,B3.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 GV : Máy tính bỏ túi HS : Máy tính bỏ túi 
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Giới thiệu bài:2’
2. Dạy bài mới:28’
Hoạt động 1: Làm quen với máy tính bỏ túi
- GV cho HS quan sát máy tính bỏ túi nêu câu hỏi để HS trả lời
Trên máy tính có những bộ phận nào?
Em thấy ghi gì trên các nút?
Hoạt động 2: Thực hiện các phép tính
Giáo viên nêu: 25,3 + 7,09
Lưu ý HS dấu phẩy ấn dấu “.” 
Yêu cầu học sinh tự nêu ví dụ:
6% HS khá lớp 5A + 15% HS giỏi lớp 5A
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1:
*Bài 2:
*Bài 3:
Giáo viên ghi 4 lần đáp án bài 3, học sinh tự sửa bài.
3 Củng cố dặn dò: 5’
Nhận xét tiết học
HS quan sát máy tính.
Nêu những bộ phận trên máy tính.
Nhóm trưởng chỉ từng bộ phận cho các bạn quan sát.
Nêu công dụng của từng nút.
Nêu bộ phận mở máy ON – Tắt máy OFF
1 học sinh thực hiện.
Cả lớp quan sát.
Học sinh lần lượt nêu ví dụ ở phép trừ, phép nhân, phép chia.
Học sinh đọc đề.
Học sinh thực hiện và kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi.
Học sinh khá giỏi có thể thực hiện
Chuyển các phân số thành phân số thập phân.
Học sinh sửa bài.
-Theo dõi.
Tiết: 2 Tập đọc CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. Mục tiêu:
 - Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
 - Hiểu ý nghĩa các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người (trả lời được câu hỏi trong sgk).
 - Học thuộc lòng 2 - 3 bài ca dao
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Tranh ảnh minh họa bài học 
 Tranh ảnh về cấy, cày
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Ngu Công xã Trịnh Tường
B.Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
- GV kết hợp sửa lỗi về phát âm của HS
- Giúp HS hiểu từ mới và khó trong bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài bài 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Tổ chức cho HS đọc thầm, đọc lướt từng phần trao đổi bạn cùng bàn trả lời lần lượt các câu hỏi SGK
+ Nêu nội dung bài học?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm cả 3 bài ca dao
- Hướng dẫn HS đọc diễn bài ca dao1
3. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học
- 2 em đọc và trả lời câu hỏi SGK
- 1 HS khá giỏi đọc toàn bài
- 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ : 2,3 lượt
- HS luyện đọc tiếng khó 
- HS đọc phần chú giải 
- HS luyện đọc theo cặp
- 1,2 HS đọc toàn bài
- HS đọc thầm , đọc lướt 3 khổ thơ bài ca dao trao đổi bạn cùng bàn lần lượt trình bày ý kiến trả lời các câu hỏi SGK
- HS nêu nội dung bài
- 3HS đọc diễn cảm 3 bài ca dao
- HS luyện đọc theo cặp 
- Thi đọc trước lớp
- Nhẩm HTL và thi HTL 3 bài ca dao
- Bình chọn bạn đọc hay
Tiết : 3 Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN 
I. Mục tiêu:
 - Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1)
 - Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết (Chọn nội dung viết đơn phù hợp với địa phương)
 ** GDKNS: GD các KN: Ra quyết định / giải quyết vấn đề; hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành biên bản vụ việc.
II. Đồ dùng dạy học:
GV - Bảng phụ
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 2 HS 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới: 
Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: Y/c HS đọc y/c và nội dung BT
- Điền vào mẫu đơn: Đơn xin học
- GV cùng cả lớp nhận xét 
Bài 2: Y/c HS đọc y/c và nội dung BT
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học
Ghi nhớ các mẫu đơn để viết khi cần thiết
- 2 HS lên bảng đọc biên bản cụ Ún trốn viện
- 1 HS nêu Y/C BT
- HS làm việc độc lập điền vào mẫu đơn in sẵn
- Trình bày trước lớp
- Cả lớp bổ sung
-HS nêu yêu cầu BT
- HS làm vào vở: Viết hoàn chỉnh 1 lá đơn xin được học môn tự chọn
- Báo cáo kết quả
- Nhận xét bổ sung
Tiết: 4 LTV: Ôn luyện
 Thứ 5 ngày 2 tháng 1 năm 2020
Tiết: 1 Toán: SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI 
 ĐỂ GIẢI TOÁN TỈ SỐ PHẦN TRĂM
 I. Mục tiêu:
 - Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm 
 - GD tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác khi tính toán.
- Bài tập cần làm Bài 1 (dòng 1,2), Bài 2 (dòng1,2), Bài 3 (a,b), 
 II. Đồ dùng dạy học: 
+ GV:	máy tính bỏ túi
+ HS: Máy tính bỏ túi.
III. Các hoạt động dạy hoc:
1. Bài cũ:5’
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40
Hướng dẫn học sinh áp dụng cách tính theo máy tính bỏ túi.
Giáo viên chốt lại cách thực hiện.
Hoạt động 2: Tính 34% của 56.
Giáo viên : Ta có thể thay cách tính trên bằng máy tính bỏ túi. Có thể thay 34 : 100 bằng 34%
Hoạt động 3:Tìm 1 số khi biết 65% của nó bằng 78.
Yêu cầu các nhóm nêu cách tính trên máy.
GV gợi các em nhấn phím
Hoạt động 4: Thực hành trên máy tính bỏ túi.
Bài 1, 2:(dòng1,2)
*Bài 3:(a,b)
3 Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
 - HS thực hiện các phép tính trên máy tính
+ Bước 1: Tìm thương của.2 số
+ Bước 2: Nhân thương với 100 và viết kí hiệu % bên phải
- 1 em nêu cách tính theo quy tắc
- Các nhóm tính
- HS nhấn nút 
5
6
3
4
%
X
Học sinh nêu cách tính
7
6
5
%
:
8
Bài 1,2: Làm theo nhóm đôi
*Bài 3: Làm cá nhân
Tiết: 4 Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ CÂU
I. Mục tiêu:
 - Tìm được 1 câu hỏi, 1câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1).
 - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai thế nào ? Ai là gì ?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2.
 - GDHS sử dụng hợp lí các kiểu câu.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV :Bảng phụ HS : SGk
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 
Y/C HS làm BT1
 B. Dạy bài mới:
Hướng dẫn HS làm BT
Bài tập 1: Cho HS đọc nội dung BT
- GV đặt câu hỏi
- GV dán lên bảng tờ giấy ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài tập 2: GV giúp HS hiểu đúng nội dung bài tập
- Y/c HS tự làm bài
- Cùng HS chữa bài
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học
- HS đọc kết quả BT 1 tiết trước
- 1Học sinh đọc thành tiếng toàn bộ nội dung BT1cả lớp lắng nghe
- HS trả lời về tác dụng và cách nhận biết các kiểu câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
- HS nhìn và đọc lại
- HS đọc thầm mẩu chuyện vui:
Nghĩa của từ “cũng” viết vào vở các kiểu câu theo yêu cầu
- 1Học sinh đọc yêu cầu bài 2
- HS đọc thầm mẩu chuyện “Quyết định độc đáo”
- Học sinh làm vào vở; Gạch 1 gạch chéo giữa trạng ngữ, 2 gạch giữa chủ ngữ và vị ngữ
HS trình bày nhận xét bổ sung
 Chiều, thứ 5 ngày 2 tháng 1 năm 2020
Tiết: 2 Tập làm văn: TỔNG KẾT VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.).
 - Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
 - Biết tham gia sửa lỗi chung để giúp bạn làm bài văn tốt hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng nhóm, bút dạ. 
 - Bảng phụ ghi sẵn các lỗi điển hình
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra vở đơn xin học môn tự chọn
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Nhận xét chung
- GV nhận xét ưu khuyết điểm bài làm 
của HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài
- Hướng dẫn chữa lỗi chung
- Hướng dẫn chữa lỗi trong bài.
- Đọc đoạn văn hay, bài văn hay cho HS tham khảo.
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
- 1 số HS lên chữa từng lỗi
- Cả lớp tự sửa vào giấy nháp.
- Đọc lời nhận xét, phát hiện thêm lỗi trong bài.
- HS đổi vở rà soát lỗi.
- HS trao đổi tìm cái hay rút kinh nghiệm cho mình.
- HS chọn đoạn văn của mình viết lại hoàn chỉnh.
Tiết: 3 Tự học: Ôn luyện.
 Thứ 6 ngày 3 tháng 1 năm 2020
Tiết: 1 Toán: HÌNH TAM GIÁC 
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác: có 3 đỉnh, 3 góc, 3 cạnh.
- Phân biệt 3 loại hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
 - Bài tập cần làm Bài 1, Bài 2.
II. Đồ dùng dạy học: 
+ GV:Ê ke
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Đặc điểm của hình tam giác
Giáo viên đính 3hình tam giác lên bảng (3 dạng).
Giáo viên nhận xét chốt lại đặc điểm.
Hoạt động 2: Giáo viên giới thiệu ba dạng hình tam giác.
- Hình tam giác có 3 góc nhọn
- Có 1 góc vuông, 2 góc nhọn
- Có 1 góc tù, 2 góc nhọn
Hoạt động 3: Giáo viên giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng)
 A
 B C
Hoạt động 4: Thực hành
Tổ chức cho học sinh làm bài 1,2,
*Bài 3: GV hướng dẫn
3 Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị: “Diện tích hình tam giác”.
- Chỉ 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh của mỗi hình tam giác.
- Viết tên 3 góc, 3 cạnh mỗi hình
- HS nhận dạng tìm ra các hình tam giác theo từng dạng
- BC là đáy
- AH là đường cao tương ứng với đáy BC
- Độ dài AH là chiều cao
- HS tìm và nhận biết đường cao của các hình tam giác trong từng trường hợp
- HS làm bài 1,2 rồi chữa bài
* HS khá, giỏi làm thêm bài 3
Tiết 4: LT: Ôn luyện
Tiết: 5 HĐTT: SINH HOẠT LỚP TUẦN 17
I. Mục tiêu:
- Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 17.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại, thiếu sót.
II. Các hoạt động trên lớp
a. Nhận xét chung các hoạt động trong tuần 17
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
	- Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Khen: Đội văn nghệ tích cực tập luyện.
-Tồn tại: Một số bạn chữ viết còn cẩu thả, chưa thật sự rèn luyện.
	- Một số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
- Nhắc nhở lớp luôn lau chùi bảng sạch sẽ.
 b. Phương hướng tuần 18:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 17.
- Rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
- Ôn tập đại trà.
- Nhắc HS nộp tiền theo quy định.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2019_2020.doc