Kế hoạch dạy học môn Tập đọc Lớp 3 - Đề số 6: Tiếng ru

2.2. Luyện đọc

a) Đọc mẫu:

GV đọc mẫu toàn bài thơ 1 lần(giọng thiết tha tình cảm)GV nói qua về cách đọc

b)GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Hướng dẫn đọ từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn

- Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó .

- Gợi ý ngắt nghỉ hơi.

- Giải nghĩa từ khó:Đồng chí, nhân gian,bồi.

-Y/c 3HS tiếp nối nhau đọc bài thơ trước lớp,mỗi HS đọc 1 khổ thơ

- Y/c HS luyện đọc theo nhóm(3 nhóm đọc 3 đoạn)

-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm

- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ( giọng vừa phải)

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học môn Tập đọc Lớp 3 - Đề số 6: Tiếng ru, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kế hoạch dạy học môn tập đọc
đề số 6 Tiếng RU tiết: tuần:
I.Mục tiêu:
1.Đọc:
 - Đọc đúng các từ khó, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ
 - PB: làm mật, lúa chín, lửa tàn . núi cao, nước,..
 - PN: mật, yêu nước,chẳng sáng đêm,mùa vàng, nhân gian,đốm lửa,
+ Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ,cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
+ Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng đọc tình cảm thiết tha.
2.Đọc- hiểu:
- Hiểu được nghĩa của các từ trong bài: đồng chí, nhân gian, bồi,
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ: con người sống giữa cộng đồng phải đoàn kết, yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
3.Học thuộc lòng bài thơ.
II.Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh họa bài thơ.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc .
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: “ các em nhỏ và cụ già”
2.Dạy – học bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
Qua truyện “ các em nhỏ và cụ già” đã cho các em thây : con người phải yêu thương nhau, quan tâm đến nhau.Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người khác làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng,buồn phiền dịu bớt và cuộc sống đẹp hơn.Bài thơTiếng ru các em học hôm nay sẽ tiếp tục nói với các em về mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống cộng đồng.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu:
GV đọc mẫu toàn bài thơ 1 lần(giọng thiết tha tình cảm)GV nói qua về cách đọc
b)GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Hướng dẫn đọ từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn 
- Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó .
- Gợi ý ngắt nghỉ hơi.
- Giải nghĩa từ khó:Đồng chí, nhân gian,bồi.
-Y/c 3HS tiếp nối nhau đọc bài thơ trước lớp,mỗi HS đọc 1 khổ thơ
- Y/c HS luyện đọc theo nhóm(3 nhóm đọc 3 đoạn)
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm 
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ( giọng vừa phải)
2.2.Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-GV gọi 1 HS đọc lại bài 1 lượt
- Mời 1 HS đọc thành tiếng khổ thơ 1,cả lớp đọc thầm ,trả lời câu hỏi:
+ Con ong,con cá,con chim yêu những gì?vì sao?
Hãy nói lại nội dung hai câu cuối khổ thơ bằng lời của em?
- Vì sao con người muốn sống lại phải biết yêu thương đồng chí,anh em của mình .chúng ta cùng tìm hiểu tiếp 2 khổ thơ cuối bài 
-y/c Hs đọc câu hỏi 2
- Câu thơ: “ một ngôi sao chẳng sáng đêm” cho chúng ta thấy điều gì?
Tương tự như vậy chúng ta sẽ tìm hiểu các câu thơ khác trong khổ 2
- Em hiểu câu thơ : “một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng?” như thế nào? 
- Câu:“Một người đâu phải nhân gian?
 Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi! em hiểu như thế nào?
-1HS đọc thành tiếng khổ thơ cuối,cả lớp đọc thầm lại và trả lời câu hỏi :
Vì sao núi không chê đất thấp ,biển không chê sông nhỏ?
Cả lớp đọc thầm khổ thơ 1.
GV hỏi : câu lục bát nào trong khổ thơ nói nên ý chính của cả bài thơ?
GV:Đó chính là điều mà bài thơ muốn nói với chúng ta . Từ những câu thơ với những hình ảnh sự vật quen thuộc bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải biết yêu thương đùm bọc đồng chí,anh em ,bạn bè.
2.4.Học thuộc lòng bài thơ:
- Treo bảng phụ có ghi ND bài thơ .
- GV đọc diễn cảm bài thơ.sau đó hướng dẫn HS đọc .
- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ ,cả bài thơ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ
- Tuyên dương HS đọc hay và thuộc bài thơ.
GV : qua bài thơ chúng ta biết rằng con người sống trong cộng đồng phải biết yêu thương đùm bọc đồng chí,anh em. Vậy các con học chung một lớp chung một mái trường thì phải như thế nào? 
3.Củng cố-dặn dò:
1-2 HS nhắc lại diều bài thơ muốn nói.
GV nhẫn xét tiết học .y/c HS về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ
- 3HS lên bảng mỗi HS đọc 1 đoạn và trả lời một trong các câu hỏi về ND bài
- Lắng nghe GTB
- HS lắng nghe GV đọc mẫu
- Mỗi HS đọc 1 câu(2 dòng thơ),tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. 
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.Ngắt giọng đúng nhịp thơ:
 Núi cao/ bởi có đất bồi/
Núi chê đất thấp,/ núi ngồi ở đâu?//
 Muôn dòng sông đổ biển sâu/
Biển chê sông nhỏ,/biển đâu nước còn?//
-HS đọc phần chú giải trong SGK
3 HS trong nhóm tiếp nối nhau đọc bài ,cả lớp theo dõi bài trong sgk
- Mỗi nhóm 3 HS lần lượt từng HS đọc 1 khổ trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc nối tiếp bài thơ
- Cả lớp cùng đọc bài
- 1HS đọc
-1HS đọc,cả lớp đọc thầm ,trả lời:
. Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật .
. Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội được,mới sống được .không có nước cá sẽ chết.
. Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng,chim mới thả sức bay lượn ,hót ca
-Một số HS nói trước lớp: Con người muốn sống phải biết yêu thương anh em,đồng chí của mình 
-2HS đọc
- một ngôi sao không thể làm nên đêm sao sáng.
- HS xung phong phát biểu ý kiến:
. Một thân lúa chín không làm nên mùa vàng.
. Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín . Vô vàn thân lúa chín mới làm nên cả một mùa vàng.
- Một người không phải là cả loài người/ Sống một mình giống như một đốm lửa đang tàn lụi.
- Nhiều người mới làm nên nhân loại /sống cô đơn một mình con người giống một đốm lửa nhỏ không tảo sáng ,cháy lan ra được,sẽ tàn
1HS đọc,cả lớp đọc thầm và trả lời:
. Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi cao.Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn 1 và trả lời:
 Con người muốn sống, con ơi
 Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
-Chú ý lắng nghe
- Học thuộc lòng
- Thi CN- ĐT
- chúng ta cần phải đoàn kết, thân thiến với bạn bè.

File đính kèm:

  • docTuan_8_Tieng_ru.doc
Giáo án liên quan