Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 31, Bài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi - Lê Hoàng Phương

- HS: Các môi trường phân bố đối xứng 2 bên đường xích đạo

- GV: Xác định vị trí từng môi trường?

- HS:

 + Môi trường rừng XĐ: gồm bồn địa Cônggô và 1 dãy đất hẹp ven vịnh Ghinê

 + Hai môi trường Xavan nằm ở phía bắc và nam đường XĐ

 + Hai môi trường hoang mạc chí tuyến gồm hoang mạc Xahara ở Bắc Phi và Calahari, Namip ở Nam Phi

 + Hai môi trường cận nhiệt đới khô gồm dãy Atlát và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam Châu Phi.

 - GV: So sánh diện tích các môi trường?

- HS:

 + Môi trường xích đạo.

 + 2 Xavan.

 + 2 hoang mạc

 + 2 nhiệt đới khô.

 Xavan và hoang mạc lớn nhất.

- GV: Giải thích sự hình thành các hoang mạc và vì sao các hoang mạc Châu Phi lại lan ra sát bờ biển?

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 31, Bài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 28 - Tiết: 31
Tuần 18
THỰC HÀNH 
PHÂN TÍCH CÁC LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức:
- HS biết: Nhớ lại các kiểu môi trường của châu Phi, nắm được sự phân bố, đặc điểm khí hậu của các môi trường ở Châu Phi
- HS hiểu: Giải thích sự hình thành các hoang mạc và vì sao các hoang mạc Châu Phi lại lan ra sát bờ biển. Phân tích được đặc điểm khí hậu của từng môi trường
 1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: KNS như tư duy, giao tiếp và tự nhận thức 
- HS thực hiện thành thạo: Biết phân tích biểu đồ khí hậu và xác định được vị trí của biểu đồ khí hậu đó thuộc môi trường tự nhiên nào ở Châu Phi .
* Kĩ năng sống : 
- Tư duy:
+ Thu thập và xử lí thông tin qua lược đồ về sự phân bố các môi trường tự nhiên ở Châu Phi.
+ Phân tích, so sánh các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở Châu Phi, từ đó rút ra những nhận xét cân thiết.
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ/ý tưởng , hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Tự nhận thức : Tự tin khi trình bày 1 phút kết quả làm việc nhóm 
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: GD ý thức học bộ môn
- Tính cách: Yêu thiên nhiên 
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Hiểu và giải thích nguyên nhân hình thành các mội trường tự nhiên ở Châu Phi 
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
3. CHUẨN BỊ
- GV: Lược đồ tự nhiên châu Phi
- HS: SGK, tập ghi, viết, thước
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng: Kiểm tra trong quá trình thực hành 
 4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nhớ lại các kiểu môi trường của châu Phi, nắm được sự phân bố của các môi trường. Giải thích sự hình thành các hoang mạc và vì sao các hoang mạc Châu Phi lại lan ra sát bờ biển
- Kĩ năng : Quan sát và khai thác kiến thức Lược đồ tự nhiên Châu Phi
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Lược đồ tự nhiên Châu Phi
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 20 phút ) 
Giới thiệu bài: Sự phân bố môi trường TN ở Châu Phi là kết quả của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố: vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn  Bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em nắm thật được sự phân bố môi trường tự nhiên ở Châu Phi
Bước 2 ( 20 phút )
Tìm hiểu sự phân bố các môi trường tự nhiên
- GV: Quan sát H27.2. Nêu sự phân bố môi trường tự nhiên ở châu Phi?
- HS: Các môi trường phân bố đối xứng 2 bên đường xích đạo
- GV: Xác định vị trí từng môi trường?
- HS:
 + Môi trường rừng XĐ: gồm bồn địa Cônggô và 1 dãy đất hẹp ven vịnh Ghinê
 + Hai môi trường Xavan nằm ở phía bắc và nam đường XĐ
 + Hai môi trường hoang mạc chí tuyến gồm hoang mạc Xahara ở Bắc Phi và Calahari, Namip ở Nam Phi
 + Hai môi trường cận nhiệt đới khô gồm dãy Atlát và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam Châu Phi.
 - GV: So sánh diện tích các môi trường?
- HS:
 + Môi trường xích đạo.
 + 2 Xavan.
 + 2 hoang mạc
 + 2 nhiệt đới khô.
® Xavan và hoang mạc lớn nhất.
- GV: Giải thích sự hình thành các hoang mạc và vì sao các hoang mạc Châu Phi lại lan ra sát bờ biển?
1. Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên
- Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định , không mưa .
- Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á- Âu, 1 lục địa lớn nên gió mùa ĐB từ lục địa Á- Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.
- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m, nên ảnh hưởng của biển khó thể ăn sâu vào đất liền .
g Vì vậy KH Châu Phi khô hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới: Xahara
- Dòng biển lạnh Benghêla và vị trí đường chí tuyến nam đã hình thành nên hoang mạc Namip.
Hoạt động 2 : Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm được đặc điểm khí hậu của các kiểu môi trường ở châu Phi. Phân tích được đặc điểm khí hậu của từng môi trường
- Kĩ năng : Đọc và phân tích số liệu biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Châu Phi
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: H28.1 SGK ( phóng to nếu có )
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
* Thảo luận nhóm và rèn kĩ năng sống
- GV: Chia HS làm 4 nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. Sau đó GV nhận xét và đánh giá
- Nhóm 1: Phân tích biểu đồ A
 + Lượng mưa TB năm: 1244mm
 + Mùa mưa : T11 g T3
 + Nhiệt độ cao nhất: 250C ( T3, T11)
 + Nhiệt độ thấp nhất:180C ( T7)
 + Biên độ nhiệt: 70C
g Kết kuận: Đây là biểu đồ KH 1 địa điểm ở nửa cầu nam, thuộc môi trường nhiệt đới.
- Nhóm 2: Phân tích biểu đồ B
 + Lượng mưa TB năm: 897 mm
 + Mùa mưa : T6 g T9
 + Nhiệt độ cao nhất : 350C ( T5) 
 + Nhiệt độ thấp nhất: 200C ( T1)
 + Biên độ nhiệt: 150C
g Kết kuận: Đây là biểu đồ KH 1 địa điểm ở nửa cầu Bắc, thuộc môi trường nhiệt đới.
- Nhóm 3: Phân tích biểu đồ C
 + Lượng mưa TB năm: 2592mm
 + Mùa mưa : T6 g T9
 + Nhiệt độ cao nhất :	280C ( T4) 
 + Nhiệt độ thấp nhất: 200C ( T7) 
 + Biên độ nhiệt: 120C 
g Kết kuận: Đây là biểu đồ KH 1 địa điểm ở nửa cầu
Nam, thuộc môi trường XĐ ẩm
- Nhóm 4 : Phân tích biểu đồ D
 + Lượng mưa TB năm: 506mm
 + Mùa mưa : T4 g T8
 + Nhiệt độ cao nhất : 220C ( T2) 
 + Nhiệt độ thấp nhất: 100C (T7)
 + Biên độ nhiệt: 120C
g Kết kuận: Đây là biểu đồ KH 1 địa điểm ở nửa cầu Nam, thuộc môi trường Địa Trung Hải 
2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
A: số 3
B: số 2
C: số 1
D: số 4
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
 	- Câu 1: Nêu sự phân bố môi trường TN đối xứng qua XĐ? 	
- Đáp án câu 1: Châu Phi có các môi trường TN nằm đối xứng qua đường XĐ: rừng XĐ, Xavan, hoang mạc chí tuyến và cận nhiệt đới khô( Địa Trung Hải)
- Câu 2: Giải thích vì sao các hoang mạc Châu Phi lại lan ra sát bờ biển - Đáp án câu 2: Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không mưa
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
 	- Đối với bài học ở tiết này
	+ Học bài, làm lại câu 1,2 trong SGK
 	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 	+ Chuẩn bị bài Ôn Tập
+ Củng cố lại kiến thức về dặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người ở các môi trường địa lí 
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT31 - BAI 28.docx