Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 10, Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng - Lê Hoàng Phương

Bước 1( 1 phút )

Giới thiệu bài : Như các em đã biết đới nóng tập trung một nữa dân số thế giới và phần lớn tập trung các nước đang phát triển. Việc dân cư tập trung quá đông vào một khu vực sẽ dẫn tới những hậu quả gì? Cũng như biện pháp giải quyết ra sao? Câu trả lời sau khi chúng ta học xong bài 10 ngày hôm nay

Bước 2 (5 phút )

Tìm hiểu về dân số

- GV: Nhắc lại trên thế giới chia thành những đới nào?

- HS: Đới nóng, ôn hòa và lạnh

- GV: Dựa vào SGK cho biết trong 3 đới trên dân cư tập trung đông ở đới nào?

- GV: Nhắc lại vị trí của đới nóng?

- HS: Từ chí tuyến Nam – chí tuyến Bắc

- GV: Vậy dân cư ở đới nóng tập trung ở những khu vực nào?

- HS: Tây Phi, ĐNA, Nam Á, Đông Nam Brazil

- GV: Vì sao trước những năm 60 thế kỷ XX dân số đới nóng tăng chậm?

- HS: Chiến tranh, đói kém, dịch bệnh.

- GV: Tại sao từ những năm 60 dân số lại tăng nhanh?

- HS: Nhiều nước giành được độc lập, chất lượng cuộc sống được cải thiện, tuổi thọ tăng lên

- GV: Dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tượng gì?

Bước 3 ( 3 phút )

Giáo dục môi trường

- HS: Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hằng năm của dân số thế giới lên đến 2.1%

- GV: Bùng nổ dân số đang là một vấn đề lớn đối với nhiều nước và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội

- GV chuyển ý:

Với gần ½ dân số thế giới mà chỉ tập trung ở đới nóng như vậy thì sẽ tác động ra sao đối với tài nguyên, môi trường nơi đây. Chúng ta sẽ sang phần 2 tìm hiểu

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 10, Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10 - Tiết: 10
Tuần 5DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG
 ĐỚI NÓNG
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức:
- HS biết: Đặc điểm dân số của đới nóng. Sự tăng nhanh của dân số đã gây ra nhiều sức ép ở đới nóng
- HS hiểu: Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng. Hiểu được sự tăng dân số nhanh và bùng nổ dân số đã có những tác động tiêu cực tới tài nguyên và môi trường đới nóng
 1.2/ Kĩ năng : 
- HS thực hiện được: Kỹ năng sống như tư duy và giao tiếp. Phân tích biểu đồ
- HS thực hiện thành thạo: Phân tích bảng số liệu về mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên ở đới nóng.
* Kĩ năng sống : 
- Tư duy:Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh với vấn đề lương thực , giữa dân số với môi trường; phê phán những tác động tiêu cực của con người với môi trường.
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ/ý tưởng , hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
 1.3/ Thái độ : 
- Thói quen: Ý thức học bộ môn
- Tính cách: bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP
- Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường 
3/ CHUẨN BỊ 
- GV: Biểu đồ mối quan hệ giữa dân số và lương thực ở Châu Phi từ 1975-1990 , Bản đồ dân cư và các dô thị trên thế giới 
- HS: SGK, tập ghi, bài tập địa lí
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng:
 - Câu 1 ( 8đ ): Khí hậu ở đới nóng có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp?
 - Đáp án câu 1: 
 + Thuận lợi: Nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh, tăng vụ
 + Khó khăn: Đất dễ bị thoái hóa, xói mòn, nhiều sâu bệnh, khô hạn bão lũ
 - Câu 2 ( 2đ ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
 Đới nóng tập trung bao nhiên % dân số thế giới? Những nơi tập trung đông dân?
 - Đáp án câu 2: 
 + Gần 50%
 + ĐNA, Nam Á, Tây Phi và Đông Nam Brasil
 4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Dân số
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Đặc điểm dân số của đới nóng . Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng
- Kĩ năng : Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê 
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Bản đồ dân cư và các dô thị trên thế giới
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1( 1 phút )
Giới thiệu bài : Như các em đã biết đới nóng tập trung một nữa dân số thế giới và phần lớn tập trung các nước đang phát triển. Việc dân cư tập trung quá đông vào một khu vực sẽ dẫn tới những hậu quả gì? Cũng như biện pháp giải quyết ra sao? Câu trả lời sau khi chúng ta học xong bài 10 ngày hôm nay
Bước 2 (5 phút )
Tìm hiểu về dân số
- GV: Nhắc lại trên thế giới chia thành những đới nào?
- HS: Đới nóng, ôn hòa và lạnh
- GV: Dựa vào SGK cho biết trong 3 đới trên dân cư tập trung đông ở đới nào?
- GV: Nhắc lại vị trí của đới nóng?
- HS: Từ chí tuyến Nam – chí tuyến Bắc
- GV: Vậy dân cư ở đới nóng tập trung ở những khu vực nào?
- HS: Tây Phi, ĐNA, Nam Á, Đông Nam Brazil
- GV: Vì sao trước những năm 60 thế kỷ XX dân số đới nóng tăng chậm?
- HS: Chiến tranh, đói kém, dịch bệnh...
- GV: Tại sao từ những năm 60 dân số lại tăng nhanh?
- HS: Nhiều nước giành được độc lập, chất lượng cuộc sống được cải thiện, tuổi thọ tăng lên
- GV: Dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tượng gì?
Bước 3 ( 3 phút )
Giáo dục môi trường
- HS: Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hằng năm của dân số thế giới lên đến 2.1%
- GV: Bùng nổ dân số đang là một vấn đề lớn đối với nhiều nước và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội
- GV chuyển ý: 
Với gần ½ dân số thế giới mà chỉ tập trung ở đới nóng như vậy thì sẽ tác động ra sao đối với tài nguyên, môi trường nơi đây. Chúng ta sẽ sang phần 2 tìm hiểu
1. Dân số
- Gần 50% dân số tập trung ở đới nóng
- Dân số tăng nhanh dẫn tới bùng nổ dân số
Hoạt động 2 : Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Sự tăng nhanh của dân số đã gây ra nhiều sức ép ở đới nóng. Hiểu được sự tăng dân số nhanh và bùng nổ dân số đã có những tác động tiêu cực tới tài nguyên và môi trường đới nóng
- Kĩ năng : Phân tích bảng số liệu về mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên ở đới nóng
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Biểu đồ mối quan hệ giữa dân số và lương thực ở Châu Phi từ 1975-1990 ( Phóng to )
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1( 10 phút )
Tìm hiểu sức ép của dân số tới tài nguyên môitrường
- GV: Quan sát H.10.1. Cho biết đường thể hiện sản lượng lương thực như thế nào?
- HS: Tăng từ 100% - hơn 110%
- GV: Quan sát H.10.1. Cho biết đường thể hiện gia tăng dân số tự nhiên như thế nào?
- HS: Tăng từ 100% - hơn 160%
- GV: Tại sao sản lượng lương thực và gia tăng dân số tự nhiên đều tăng nhưng bình quân lương thực đầu người đầu người lại giảm?
- HS: Do dân số tăng nhanh hơn sản lượng lương thực
- GV: Đọc bảng số liệu và nhận xét mối quan hệ giữa dân số và diện tích rừng ở ĐNA?
- HS: Dân số ngày càng tăng còn diện tích rừng ngày càng giảm
Bước 2
Hoạt động nhóm và rèn kĩ năng sống ( 5 phút )
- GV: Chia HS 4 nhóm
- Câu hỏi: Nghiên cứu SGK từ “ Nhằm đáp ứng... bị cạn kiệt”. Hãy vẽ sơ đồ thể hiện sức ép của dân số ngày càng tăng nhanh đối với tài nguyên và môi trường ở đới nóng?
- HS: Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả của nhóm mình
- GV: Nhận xét và đánh giá
- GV: Yêu cầu HS giải thích các nguyên nhân dẫn đến sức ép
- GV minh họa: 
 + Các khu nhà ổ chuột là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nặng nề, thiếu nước sạch, mắc bệnh do thiếu sạch
- GV: Để giảm bớt sức ép đó cần phải có những biện pháp gì?
- HS: 
 + Giảm tỉ lệ gia tăng dân số
 + Phát triển kinh tế
 + Nâng cao đời sống người dân
Bước 3
Giáo dục tiết kiệm năng lượng ( 3 phút )
- GV : Chúng ta cần sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên như thế nào ?
-HS :Khai thác và sử dụng tài nguyên đúng mức nếu không sẽ cạn kiệt: dầu mỏ, điện... cho nên người ta đang tìm và phát minh những nguồn năng lượng mới
2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường
- Sức ép của dân số tăng nhanh
 + Thiếu lương thực
 + Đất bạc màu
 + Diện tích rừng thu hẹp
 + Khoáng sản cạn kiệt
 + Ô nhiễm môi trường
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
 - Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy bài học
5.2/ Hướng dẫn học tập 
	- Đối với bài học ở tiết này:
+ Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 35 sách giáo khoa.
+ Làm bài tập 1, 2, 3 trang 8 - Tập bản đồ Địa lí 7.
	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
+ Đọc trước bài mới Bài 14 : ĐỊA LÍ LÂM NGHIỆP, NGƯ NGHIỆP Ở TỈNH TÂY NINH
+ Tìm hiểu đặc điểm sản xuất và phương hướng phát triển của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp ở tỉnh nhà ?
6/ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT10 - BAI 10.docx