Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 24, Bài 21: Môi trường đới lạnh - Lê Hoàng Phương

Bước 1( 1 phút )

Giới thiệu bài: Các em thử tưởng tượng nếu ngày hoặc đêm dài 24 giờ hoặc nhiều ngày, tận 6 tháng thì quang cảnh thiên nhiên và con người ở đó sẽ như thế nào? Nơi đó là nơi nào?

Bước 2 ( 20 phút )

Tìm hiểu đặc điểm đới lạnh

- GV: Quan sát bản đồ các môi trường địa lí. Xác định vị trí của môi trường đới lạnh ở 2 bán cầu ?

- GV: Đường vòng cực ở vĩ độ bao nhiêu?

- HS: 66033’

- GV: Nhận xét xem có gì khác nhau về lục địa và đại dương cuả môi trường đới lạnh ở bán cầu Bắc và Nam ?

- HS: Đới lạnh ở bắc bán cầu chủ yếu là Bắc Băng Dương, ở nam bán cầu là châu Nam cực

- GV: Dựa vào bản đồ + H 21.3 để phân tích t0 và lượng mưa của Hon-Man:

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 24, Bài 21: Môi trường đới lạnh - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21 - Tiết: 24
Tuần 12
Chương IV
MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức:
- HS biết: Vị trí của đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới. Sự thích nghi của động thực vật với môi trường đới lạnh
- HS hiểu: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh. Ở các môi trường khác nhau sẽ có các loài sinh vật đặc trưng ở môi trường đó
 1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Đọc và phân tích biểu đồ lượng mưa và nhiệt đồ của 1 vài địa điểm ở môi trường đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh
- HS thực hiện thành thạo: Phân tích các tranh ảnh để tìm hiểu sự thích nghi của động, thực vật đối với môi trường đới lạnh. Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: Thông qua sự tồn tại của sinh vật gd HS phải cố gắng vươn lên trong cuộc sống
- Tính cách: GD tình yêu thiên nhiên
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
	- Đặc điểm môi trường
	- Sự thích nghi của động, thực vật với môi trường
3. CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ các môi trường địa lí, cảnh quan môi trường đới lạnh
- HS: SGK, tập ghi, bài tập địa lí
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng
 - Câu 1 ( 8đ ): Ở hoang mạc có những hoạt động kinh tế nào? nguyên nhân làm hoang mạc ngày càng mở rộng? 
 - Đáp án câu 1:
 + Hoạt động kinh tế cổ truyền: chăn nuôi du mục ( dê, cừu, lạc đà ), trồng trọt trong các ốc đảo ( chà là ), vận chuyển hàng hóa và buôn bán qua hoang mạc
 + Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác dầu khí, nước ngầm
 + Chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến động khí hậu toàn cầu
 - Câu 2 ( 2đ ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS 
 Vị trí của môi trường đới lạnh?
 - Đáp án câu 2: Nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực
 4.3 . Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Đặc điểm của môi trường
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Vị trí của đới lạnh trên bản đồ TN TG. Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm TN cơ bản của đới lạnh
- Kĩ năng : Đọc bản đồ các môi trường địa lí trên Trái đất để xác định được vị trí ,giới hạn cuat đới lạnh
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Bản đồ các môi trường địa lí
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1( 1 phút )
Giới thiệu bài: Các em thử tưởng tượng nếu ngày hoặc đêm dài 24 giờ hoặc nhiều ngày, tận 6 tháng thì quang cảnh thiên nhiên và con người ở đó sẽ như thế nào? Nơi đó là nơi nào?
Bước 2 ( 20 phút )
Tìm hiểu đặc điểm đới lạnh
- GV: Quan sát bản đồ các môi trường địa lí. Xác định vị trí của môi trường đới lạnh ở 2 bán cầu ?
- GV: Đường vòng cực ở vĩ độ bao nhiêu?
- HS: 66033’
- GV: Nhận xét xem có gì khác nhau về lục địa và đại dương cuả môi trường đới lạnh ở bán cầu Bắc và Nam ?
- HS: Đới lạnh ở bắc bán cầu chủ yếu là Bắc Băng Dương, ở nam bán cầu là châu Nam cực
- GV: Dựa vào bản đồ + H 21.3 để phân tích t0 và lượng mưa của Hon-Man:
 + t0 : cao nhất dưới 100C vào tháng 7, 
 * thấp nhất dưới - 300C vào tháng 2 
 * Số tháng có t0<00C từ giữa t9 g t5
 * Số tháng có t0>00C t6 g giữa t9
 * Biên độ t0 năm 400 g quanh năm lạnh lẽo, chỉ có 3 g 5 tháng mùa hạ nhưng t0 không bao giờ lên đến 100
 + Lượng mưa: nhiều nhất không quá 20mm vào t7-8, các tháng còn lại mưa dưới 20mm, chủ yếu mưa dưới dạng tuyết rơi 
 g Mưa rất ít phần lớn dưới dạng tuyết rơi
- GV : Hãy rút ra đặc điểm khí hậu môi trường đới lạnh.
- GV : Nguyên nhân nào đới lạnh có đặc điểm như vậy ?
- GV: Quan sát H24.1 và H21.5 SGK.
 - GV : So sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi. Quang cảnh này thường gặp vào mùa nào ở đới lạnh? Tại sao?
- HS: 
 + Trong 2 ảnh đều có xuồng cao su ( 21.4 có 1 xuồng, 21.5 có 2 xuồng ) để có cơ sở so sánh kích thước núi băng và băng trôi.
 + Trong 2 ảnh đều có núi băng và băng trôi ( ảnh 21.4 là núi băng mới trượt từ lục địa xuống biển )
- GV : Quang cảnh này thường gặp vào mùa nào ở đới lạnh ? Tại sao ? 
- HS : Mùa hạ do nhiệt độ tăng lên
1. Đặc điểm của môi trường
- Đới lạnh nằm trong khỏang từ 2 vòng cực g 2 cực 
- Đặc điểm: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đông rất dài, mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm
- Nguyên nhân: nằm ở vĩ độ cao
Hoạt động 2 : Sự thích nghi của động, thực vật với môi trường
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Sự thích nghi của động thực vật với môi trường đới lạnh. Ở các môi trường khác nhau sẽ có các loài sinh vật đặc trưng ở môi trường đó
- Kĩ năng : Quan sát tranh ảnh và nhận xét về một số cảnh quan ở đới lạnh
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: tranh cảnh quan môi trường đới lạnh
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
Tìm hiểu sự thích nghi của động, thực vật 
- GV : Quan sát và mô tả quang cảnh H21.6 và 21.7 
- HS : 
 + H 21.6 : Là cảnh đài nguyên Bắc Âu vào mùa hạ với vài đám rêu và địa y đang nở hoa đỏ, vàng . Phía xa, ở ven bờ hồ là các cây thông lùn .
 + H21.7 : Là cảnh đài nguyên Bắc Mĩ vào mùa hạ với TV nghèo nàn, thưa thớt hơn. Chỉ thấy vài túm địa y mọc lác đác đang nở hoa đỏ. Ở đây không thấy những cây thông lùn như ở Bắc Âu .
g Toàn cảnh cho thấy đài nguyên Bắc Mĩ có khí hậu lạnh hơn Bắc Âu 
* Thảo luận nhóm ( 3 phút )
- GV : Chia HS làm 4 nhóm
- Câu hỏi: Em hãy vẽ một sơ đồ tư duy thể hiện sự thích nghi của động, thực vật đối với môi trường đới lạnh? 
- HS : Thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy
- GV : Nhận xét và chuẩn kiến thức 
- GV: Quan sát H21.8 21.9 và 21.10. Nêu tên các con vật trong ảnh và nguồn thức ăn của chúng?
- HS: 
 + Tuần lộc sống dựa vào cây cỏ, rêu, địa y của đài nguyên .
 + Chim cánh cụt, hải cẩu sống dựa vào cá, tôm dưới biển
2. Sự thích nghi của động, thực vật với môi trường
- Thực vật: Chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cói còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu và địa y
- Động vật: có lớp mỡ dày, lông dày hoặc lông không thấm nước, 1 số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Câu 1: Hãy nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại trong hoang mạc?
- Đáp án câu 1:
* Hoạt động kinh tế cổ truyền:
+ Trồng trọt: trong các ốc đảo- chở hàng hóa qua hoang mạc.
+ Chăn nuôi du mục là chủ yếu và quan trọng nhất.
* Hoạt động kinh tế hiện đại: 
+ Kỹ thuật khoan sâu cung cấp nước tưới cho trồng trọt, chăn nuôi , xây dựng các đô thị mới
+ Khai thác khoáng sản : dầu mỏ , khí đốt ..
+ Du lịch
- Câu 2: Cho biết nguyên nhân của hoang mạc hóa và nêu 1 số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hóa mở rộng trên TĐ ?
- Đáp án câu 2: Do cát lấn, nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng và do cho con người chặt hạ cây xanh
	+ Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng khoan hay kênh đào
 	+ Trồng cây gây rừng chống cát bay, cải tạo khí hậu
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
	- Đối với bài học ở tiết này
	+ Học bài, trả lời câu 1,2 ,3 trang 70 trong SGK
	+ Làm bài tập bản đồ
	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 	+ Chuẩn bị bài 22 HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
 	+ Cho biết những hoạt động kinh tế?
+ Đới lạnh có nguồn tài nguyên chính nào? Tại sao cho đến nay nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác?
6./ PHỤ LỤC 
- Sơ đồ tư duy phần 2
SỰ THÍCH NGHI CỦA
 ĐỘNG – THỰC VẬT
VỚI MT ĐỚI LẠNH
Động vật
Thực vật
Di cư hoặc ngủ đông
Có lớp mỡ dày, lông dày hoặc không thấm nước
Cây còi cọc, thấp lùn
Mọc xen kẽ với rêu, địa y
Chỉ phát triển vào mùa hạ

File đính kèm:

  • docxT24 - BAI 21.docx