Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 2, Bài 2: Sự phân bố dân cư, các chủng tộc trên thế giới - Lê Hoàng Phương

Bước 1 ( 1 phút )

Giới thiệu bài: Con người ngày nay đã có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. Tuy nhiên dân cư tập trung lại không đồng đều có nơi rất đông cũng có nơi thưa thớt, để hiểu tại sao lại như vậy và để biết chúng ta thuộc chủng tộc nào. Những thắc mắc này sẽ có câu trả lời trong bài học hôm nay.

Bước 2 ( 10 phút )

Tìm hiểu sự phân bố dân cư

- GV: Quan sát lược đồ sự phân bố dân cư trên thế giới. Cho biết những khu vực nào tập trung đông dân?

- HS: Đông Á, Nam Á, Tây và Trung Âu

- GV: Hai khu vực nào trên thế giới có mật độ dân số cao nhất?

- HS: Đông Á và Nam Á

* Thảo luận nhóm ( 5 phút )

- Câu hỏi: Quan sát lược đồ phân bố dân cư thế giới em hãy giải thích tại sao dân cư lại phân bố có nơi đông, có nơi lại thưa thớt?

- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả

Bước 3 ( 10 phút )

Hướng dẫn cách tính mật độ dân số

- GV: Hướng dẫn HS cách tính MĐDS ( là số cư dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ ). Cách tính là lấy dân số ( người ) chia cho diện tích (km2) = MĐDS

- GV: Cho HS làm BT 2/ 9

- HS: VN ( > 237 người/ km2 ), Inđô ( >107 người/km2 ). VN có diện tích và dân số ít hơn TQ và Inđô nhưng lại có mật độ dân số cao hơn vì đất hẹp và dân đông

Bước 4 ( 5 phút )

Giáo dục môi trường

- GV: Hiện nay cần phải phân bố lại dân cư và phát triển kinh tế theo chiều sâu. Vì nơi nào dân cư tập trung đông dễ gây ô nhiễm MT hay là họ khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt .

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 2, Bài 2: Sự phân bố dân cư, các chủng tộc trên thế giới - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2- Tiết: 2
Tuần 1
SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ, CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức:
- HS biết: Sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới. Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Mông-gô-lô-it, Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-it về hình thái bên ngoài của cơ thể ( màu da, tóc, mắt, mũi ) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc
- HS hiểu: Giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới. Các dân tộc trên TG phải sống bình đẳng và hòa bình với nhau
 1.2/ Kĩ năng : 
- HS thực hiện được: Đọc và phân tích tranh, ảnh địa lí
- HS thực hiện thành thạo: Đọc các bản đồ, lược đồ phân bố dân cư thế giới, phân bố dân cư châu Á để nhận biết vùng đông dân, thưa dân trên thế giới và ở châu Á 
 1.3/ Thái độ :
- Thói quen: Đoàn kết, yêu thương giữa các bạn trong lớp, trong trường
- Tính cách: GD tinh thần đoàn kết, chung sống hòa bình của các dân tộc trên TG 
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP
- Sự phân bố dân cư
- Các chủng tộc
3/ CHUẨN BỊ
- GV: Lược đồ phân bố dân cư thế giới
- HS: SGK, tập ghi, bài tập địa lí
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng 
- Câu 1( 8đ ): Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nguyên nhân? Hậu quả? 
- Đáp án câu 1: 
+ Bùng nổ dân số xảy ra trong 2 thế kỉ XIX và XX
+ Nguyên nhân: Y tế phát triển, hết chiến tranh, kinh tế phát triển
+ Hậu quả: Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội
- Câu 2 (2đ ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
Trên thế giới có những chủng tộc nào?
	- Đáp án câu 3: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Nê-grô-it
 4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Sự phân bố dân cư
1. Mục tiêu:
Kiến thức : Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân của thế giới.
Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ bản đồ phân bố dân cư.
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Bản đồ phân bố dân cư thế giới
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Con người ngày nay đã có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. Tuy nhiên dân cư tập trung lại không đồng đều có nơi rất đông cũng có nơi thưa thớt, để hiểu tại sao lại như vậy và để biết chúng ta thuộc chủng tộc nào. Những thắc mắc này sẽ có câu trả lời trong bài học hôm nay.
Bước 2 ( 10 phút )
Tìm hiểu sự phân bố dân cư
- GV: Quan sát lược đồ sự phân bố dân cư trên thế giới. Cho biết những khu vực nào tập trung đông dân?
- HS: Đông Á, Nam Á, Tây và Trung Âu
- GV: Hai khu vực nào trên thế giới có mật độ dân số cao nhất?
- HS: Đông Á và Nam Á
* Thảo luận nhóm ( 5 phút )
- Câu hỏi: Quan sát lược đồ phân bố dân cư thế giới em hãy giải thích tại sao dân cư lại phân bố có nơi đông, có nơi lại thưa thớt?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
Bước 3 ( 10 phút )
Hướng dẫn cách tính mật độ dân số
- GV: Hướng dẫn HS cách tính MĐDS ( là số cư dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ ). Cách tính là lấy dân số ( người ) chia cho diện tích (km2) = MĐDS
- GV: Cho HS làm BT 2/ 9
- HS: VN ( > 237 người/ km2 ), Inđô ( >107 người/km2 ). VN có diện tích và dân số ít hơn TQ và Inđô nhưng lại có mật độ dân số cao hơn vì đất hẹp và dân đông
Bước 4 ( 5 phút )
Giáo dục môi trường
- GV: Hiện nay cần phải phân bố lại dân cư và phát triển kinh tế theo chiều sâu. Vì nơi nào dân cư tập trung đông dễ gây ô nhiễm MT hay là họ khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt .
1/ Sự phân bố dân cư
- Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc 
- Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt
Hoạt động 2 : Các chủng tộc
1. Mục tiêu:
- Kiến thức : Nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của chủng tộc chính trên thế giới.
- Kĩ năng : Nhận biết ba chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế.
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
- GV: Cho HS đọc thuật ngữ “Chủng tộc” 186/SGK : Chủng tộc là tâp hợp những người có những đặc điểm hình thái bên ngoài giống nhau, di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như màu da, tóc, mắt, mũi
- GV: Cho HS quan sát H.2.2 
GV : Mô tả đặc điểm bên ngoài những người trong hình? Và họ thuộc chủng tộc nào?
- GVKL: Sự khác nhau giữa các chủng tộc chỉ là hình thức bên ngoài, mọi chủng tộc đều có cấu tạo cơ thể giống nhau. Và ngày nay các chủng tộc sống chung và làm việc tất cả các nơi ở khắp châu lục trên thế giới. Trước đây còn xảy ra nạn phân biệt chủng tộc ( apatthai ở Nam Phi ) nhưng hiện nay cuộc sống hiện đại mọi người đều bình đẳng như nhau và người ta phạt rất nặng nếu phát hiện có hành vi phân biệt chủng tộc.
2. Các chủng tộc
- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it ( thường gọi là người da trắng ) sống chủ yếu ở châu Âu, châu Mỹ
- Chủng tộc Mông-gô-lô-it ( thường gọi là người da vàng ) sống chủ yếu ở châu Á 
- Chủng tộc Nê-grô-it ( thường gọi là người da đen ) sống chủ yếu ở châu Phi
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Câu 1: Sự phân bố dân cư TG như thế nào ? Tại sao lại có sự phân bố như vậy?
- Đáp án câu 1: 
+ Không đồng đều, chỗ đông đúc, chỗ thưa thớt. 
+ Do điều kiện sinh sống và đi lại có thuận lợi hay không
- Câu 3: Em hãy kể những địa điểm phân bố dân cư đông đúc và thưa thớt?
- Đáp án câu 3: 
+ Dân cư đông: Đồng bằng, các thành phố lớn, gần các con sông lớn, gần biển
+ Dân cư thưa: Hoang mạc, cực, vùng núi
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
	- Đối với bài học ở tiết này
+Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 9 SGK.
+Làm bài tập 1, 2 trang 2 - Tập bản đồ Địa lí 7.
	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
	+ Đọc trước bài 3 QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA
+ Sưu tầm tranh ảnh thể hiện làng xóm ở nông thôn và thành thị Việt Nam hoặc thế giới ?
+ Thử tìm hiểu cách sinh sống và đặc điểm công việc của dân cư sống ở nông thôn và thành thị có gì giống và khác nhau ?
+ Đô thị hoá là gì ? Thế nào là quần cư
6/ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT2 - BAI 2.docx