Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 51, Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sường đông và sường tây của dãy núi An-đet - Lê Hoàng Phương

 4.3. Tiến trình bài học

Hoạt động 1 : Bài tập 1,2

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Sự phân hóa thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy An-đet theo đai cao. Do ảnh hưởng của khí hậu dẫn đến sự khác nhau của thảm thực vật giữa sườn đông và sườn tây dãy Anđet.

- Kĩ năng : Đọc và khai thác kiến thức từ H46.1 và 46.2 trong SGK

2. Phương pháp,phương tiện dạy học:

-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm

-Phương tiện dạy học: H46.1 và 46.2 trong SGK phóng to

3. Các bước của hoạt động:

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 51, Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sường đông và sường tây của dãy núi An-đet - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 46 - Tiết: 51
Tuần 27
THỰC HÀNH
SỰ PHÂN HÓA CỦA THẢM THỰC VẬT Ở SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY CỦA DÃY AN-ĐET
1. MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức 
- HS biết: Sự phân hóa thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy An-đet theo đai cao, biết sườn Đông mưa nhiều hơn
- HS hiểu: Do ảnh hưởng của khí hậu dẫn đến sự khác nhau của thảm thực vật giữa sườn đông và sườn tây dãy Anđet. Giải thích được tại sao từ 0 -1000m sườn Đông có rừng rậm nhiệt đới là thực vật nửa hoang mạc
 1.2 Kỹ năng:
	- HS thực hiện được: KNS như tư duy và giao tiếp. Giải thích và liên hệ thực tế 
- HS thực hiện thành thạo: Quan sát và phân tích sơ đồ Lát cắt từ đó rút ra kết luận bài học
* Kĩ năng sống : 
- Tư duy: Phân tích, so sánh và giaỉ thích sự phân hóa của thảm thực vật theo độ cao và hướng sườn của dãy Anđét
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ/ý tưởng , hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm và nghe thuyết giảng.
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: Giaó dục ý thức học bộ môn
- Tính cách: Nhận thức được ảnh hưởng của khí hậu đối với sự khác nhau của thiên nhiên ở dãy An-đet 
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Sự phân hoá của môi trường theo độ cao ở dãy An-đet 
3. CHUẨN BỊ
- GV: H46.1 và H46.2 phóng to 
- HS: SGK, tập ghi, bài tập địa lí, viết, thước
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng: 
- Câu 1( 7đ ): Mục tiêu của khối kinh tế Meccoxua?
- Đáp án câu 1: 
+ Tháo gỡ hàng rào hải quan
+ Tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.
+ Thóat khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì. 
- Câu 2 ( 3đ ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
 Sự phân hóa thảm tv ở dãy An-đet như thế nào ?
 	+ Đáp án câu 2: Thảm tv phân hóa khác nhau
 4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Bài tập 1,2
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Sự phân hóa thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy An-đet theo đai cao. Do ảnh hưởng của khí hậu dẫn đến sự khác nhau của thảm thực vật giữa sườn đông và sườn tây dãy Anđet.
- Kĩ năng : Đọc và khai thác kiến thức từ H46.1 và 46.2 trong SGK
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: H46.1 và 46.2 trong SGK phóng to
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1
Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết, địa hình – khí hậu – thực vật có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Hôm nay chúng ta sẽ chứng minh điều đó qua bài : Thực hành – Sự phân hóa của thảm TV ở sườn đông và sườn tây dãy Anđet
Bước 2 ( 20 phút )
Tìm hiểu các đai thực vật sườn Tây và sườn Đông Anđet
* Thảo luận nhóm
- GV : Cho HS quan sát H46.1 và 46.2 trong SGK
- GV: Cho HS thảo luận nhóm, chia lớp thành 2 nhóm làm bài tập 1 – 2, Ghi tên theo thứ tự chiều cao, giới hạn phân bố từng đai.
- Nhóm 1: Đai thực vật ở sườn Đông 
- Nhóm 2: Đai thực vật ở sườn Tây 
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
- GV: Nhận xét và đánh giá
Độ cao
Sự phân bố thực vật theo đai cao
Sườn Tây
Sườn Đông
Từ 0 –1000m
1000-1300m
1300-2000m
2000-3000m
3000m-4000m
4000-5000m
Trên 5000m
Thực vật nữa hoang mạc
Cây bụi xương rồng
Cây bụi xương rồng
Đồng cỏ cây bụi
Đồng cỏ núi cao
Đồng cỏ núi cao
Băng tuyết
Rừng nhiệt đới
Rừng lá rộng
Rừng lá kim
Rừng lá kim
Đồng cỏ
Đồng cỏ, núi cao
½ đồng cỏ núi cao + băng tuyết
- GV: Em nhận xét gì về thảm thực vật ở 2 sườn Đông – Tây An-đet? Nguyên nhân?
1. Bài tập 1,2
- Ghi tên theo thứ tự chiều cao, giới hạn phân bố từng đai
Sự phân hóa thảm thực vật ở sườn đông – sườn Tây dãy An-đet có sự khác nhau do ảnh hưởng của lượng mưa
Hoạt động 2 : Bài tập 3
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết sườn Đông mưa nhiều hơn .Giải thích được tại sao từ 0 -1000m sườn Đông có rừng rậm nhiệt đới là thực vật nửa hoang mạc
- Kĩ năng : Đọc và khai thác kiến thức từ H46.1 và 46.2 trong SGK
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: H46.1 và 46.2 trong SGK phóng to
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
Tìm hiểu các đai thực vật sườn Đông Anđet
- GV: Giải thích sự phân bố thực vật sườn Tây 0 -1000m
- HS: Phía Tây An - đét khí hậu khô hạn hơn phía Đông do tác dụng dòng biển lạnh Pe - ru làm khối khí từ biển vào bị mất hơi nước ® khô ở sườn Tây® tv nữa hoang mạc
- GV: Giải thích sự phân bố thực vật sườn Đông 0 -100m
- HS : 
 + Sườn Đông An-đét mưa nhiều hơn sườn Tây.
 + Sườn Đông mưa nhiều hơn chịu ảnh hường của gió mậu dịch từ biển thổi vào.
- GV mở rộng: Khi gióTín Phong đi qua dãy Anđet gió xãy ra hiện tượng hiệu ứng phơn và khô dần đi từ đỉnh núi xuống chân núi. Từ độ cao 3000m độ ẩm vẫn đủ để hình thành đồng cỏ núi cao bên trên đồng cỏ cây bụi. Xuống đến độ cao 1000 à 0m càng tạo điều kiện cho thực vật nữa hoang mạc phát triển ở sườn Tây Anđet.
* GV liên hệ thực tế
Ở Việt Nam là dãy Trường Sơn
2. Bài tập 3
 a. Sườn Tây có thảm TV nữa hoang mạc
 - Do ảnh hưởng dòng biển lạnh Pêru chảy mạnh ven bờ, nên khí hậu khô, ít mưa hình thành thảm thực vật hoang mạc ở độ cao 0 à 1000m.
 b. Sườn Đông có rừng rậm nhiệt đới
- Do ảnh hưởng gió Tín Phong Đông Bắc và dòng biển nóng Guyana nên khí hậu nóng mang tính chất dịu và ẩm tạo điều kiện cho rừng rậm nhiệt đới phát triển ở độ cao 0à 1000m
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- GV kiểm tra tập của HS
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
	- Đối với bài học ở tiết này
 	+ Học bài
+ Làm bài tập bản đồ
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
	+ Chuẩn bị bài mới tiết 52 ÔN TẬP
+ Châu Mĩ tiếp giáp với các biển và đại dương nào? Vì sao Châu Mĩ còn được gọi là Tân Thế Giới?
	+ Hãy trình bày sự thay đổi các thành phần chủng tộc ở Châu Mĩ?
+ Trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?
+ Nêu đặc điểm đô thị hóa Bắc Mĩ 
+ Giải thích vì sao dải đất duyên hải phía tây An- đét lại có hoang mạc ?
+ Ở Trung và Nam Mĩ có những hình thức sở hữu nông nghiệp nào và sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT 51 - BAI 46.docx