Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 54, Bài 47: Châu Nam Cực – châu lục lạnh nhất thế giới - Lê Hoàng Phương

Tìm hiểu khí hậu châu Nam Cực

- GV: Quan sát hình 47.1 + bản đồ châu Nam Cực. Xác định vị trí, giới hạn, diện tích của châu Nam Cực?

- GV: Giáp với những đại dương nào?

- HS: TBD, ADD và ĐTD

- GV: Cách tính phương hướng ở châu lục này ntn?

- HS: Nếu ta đứng tại điểm cực Nam thì dưới chân là Nam, nhìn về phía nào cũng là hướng Bắc

 * Thảo luận nhóm

- Câu hỏi: Quan sát H47.2. Nhiệt độ cao nhất vào tháng nào? Đạt bao nhiêu? Nhiệt độ thấp nhất vào tháng nào đạt bao nhiêu?

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 54, Bài 47: Châu Nam Cực – châu lục lạnh nhất thế giới - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 47 - Tiết: 54
Tuần 28
Chương VIII
CHÂU NAM CỰC
CHÂU NAM CỰC
CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
1/ MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức 
- HS biết: Biết được vị trí, giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực. Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực
- HS hiểu: Nguyên nhân làm châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt. Hiệp ước Nam Cực kí vào ngày nào và quy định ra sao
 1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: KNS như: Tư duy ( tìm kiếm và xử lí thông tin, phê phán các hoạt động tiêu cực ) và giao tiếp. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và tranh ảnh địa lí
- HS thực hiện thành thạo: Xác định trên bản đồ vị trí địa lí của châu Nam Cực.
* Kĩ năng sống : 
- Tư duy: 
+ Tìm kiếm , xử lí thông tin qua lược đồ, biểu đồ , lát cắt và bài viết về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực.
+ Phê phán các hoạt động đánh bắt quá mức động vật ven biển Nam Cực.
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ/ý tưởng , hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm và nghe thuyết giảng.
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: Tinh thần không ngại gian khó để nghiên cứu địa lí
- Tính cách: Biết vấn đề MT cần quan tâm ở châu Nam Cực là bảo vệ các loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng 
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Khí hậu châu Nam Cực 
- Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu
3. CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ châu Nam Cực 
- HS: SGK, tập ghi, viết, thước
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng: Không 
 4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Khí hậu
1. Mục tiêu:
- Kiến thức Biết được vị trí, giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực. Nguyên nhân làm châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt
- Kĩ năng : Đọc và khai thác kiến thức từ lược đồ kinh tế xã hội Châu Mĩ
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Lược đồ Châu Nam Cực 
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1
Giới thiệu bài: Treo bản đồ tự nhiên châu Nam Cực lên bảng và giới thiệu đây là vùng đất “Cực lạnh’, xa xôi của Trái đất
Bước 2 ( 25 phút )
Tìm hiểu khí hậu châu Nam Cực
- GV: Quan sát hình 47.1 + bản đồ châu Nam Cực. Xác định vị trí, giới hạn, diện tích của châu Nam Cực?
- GV: Giáp với những đại dương nào?
- HS: TBD, ADD và ĐTD
- GV: Cách tính phương hướng ở châu lục này ntn?
- HS: Nếu ta đứng tại điểm cực Nam thì dưới chân là Nam, nhìn về phía nào cũng là hướng Bắc
	* Thảo luận nhóm 
- Câu hỏi: Quan sát H47.2. Nhiệt độ cao nhất vào tháng nào? Đạt bao nhiêu? Nhiệt độ thấp nhất vào tháng nào đạt bao nhiêu?
- GV: Chia HS 4 nhóm thảo luận
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
 *Trạm Lít - tơn –A- mê – ri - can
 + Cao nhất: tháng 1: -100C
 + Thấp nhất: tháng 9: - 420C 
 * Trạm Vô – Tốc 
 + Cao nhất: tháng 1: - 370C
 + Thấp nhất: tháng 10: - 730C 
- GV: Từ kết quả thảo luận. Nhận xét đặc điểm khí hậu châu Nam Cực?
- GV: Tại sao ở đây khí hậu lại lạnh như vậy?
- HS: Nằm ở vĩ độ cao à mùa đông đêm địa cực kéo dài, Do là lục địa băng nên khả năng tích trữ năng lượng của lục địa kém vì nhiệt bị bức xạ mạnh
- GV: Tại sao gió bão ở đây rất mạnh?
- HS: Thổi rất mạnh vì đây là vùng cực lạnh của TĐ nên chênh lệch về khí áp rất lớn à gió thổi ra xung quanh rất mạnh
- GV: Quan sát hình 47.3 + bản đồ châu Nam Cực, địa hình châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật ?
- GV: Sinh vật ở châu Nam Cực có đặc điểm gì?
- HS: 
 + Thực vật không có 
 + Động vật có khả năng chịu rét giỏi: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, báo biển 
- GV: Tại sao ở đây khí hậu lạnh mà động vật lại phong phú?
- HS: Nguồn thức ăn phong phú
- GV: Nêu tên các loại tài nguyên khoáng sản quan trong của châu Nam Cực ?
- HS: Than Đá, sắt, đồng 
* GDMT
- GV: Chúng ta phải khai thác các tài nguyên ở châu Nam Cực như thế nào?
- HS: Khai thác kết hợp với bảo vệ các loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng 
- GV: Tại sao châu Nam Cực lạnh mà lại có nhiều mỏ than và các loại khoáng sản quý ?
- HS: Do vận động kiến tạo lục địa tách ra trôi dạt, xô chồm lên nhau .
- GV: Sự tan băng ảnh hưởng ntn đối với con người?
- HS: Dễ gây tai nạn cho tàu thuyền, nước biển dâng lên làm 1 số vùng đất thấp của TĐ bị biến mất
1. Khí hậu
- Vị trí: từ vòng cực Nam đến cực Nam
- Giới hạn: Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa
- Diện tích 14.1 triệu km2
- Khí hậu lạnh khắc nghiệt, nhiệt độ quanh năm dưới 00C, thường có gió bão
- Địa hình: là một cao nguyên băng khổng lồ
- Thực vật không thể tồn tại do khí hậu quá lạnh
- Động vật khá phong phú gồm những loài có khả năng chịu rét giỏi như: cá voi xanh, chim cánh cụt, hải cẩu. Nhờ nguồn cá, tôm và phù du sinh vật dồi dào
Hoạt động 2 : Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu
1. Mục tiêu:
- Kiến thức : Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực. Hiệp ước Nam Cực kí vào ngày nào và quy định ra sao
- Kĩ năng : Rèn kĩ năng sống cho học sinh
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: 
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 10 phút )
- GV: Con người phát hiện ra châu Nam Cực từ khi nào?
- HS: Cuối thế kỉ XIX 
- GV: Dân cư ở đây như thế nào?
- GV: Hiệp ước Nam Cực kí vào ngày nào, gồm những nước nào và quy định như thế nào ?
- HS: 
 + 1-12-1959 
 + Quy định việc khảo sát Nam Cực chỉ giới hạn trong mục đích vì hoà bình và không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực
 + Gồm 12 nước: Đức, Hà Lan, New Zealand, Chile, anh, Hoa Kì, Úc, Pháp, Thụy Sĩ, Nauy, NB, Achentina
- GV: Người VN đã đến châu nam cực chưa?
- HS: TS Nguyễn Trọng Hiền - Người Việt Nam đầu tiên cắm cờ ở Nam cực, vào 9/1992
2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu
- Châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất ( Cuối thế kỉ XIX )
- Nam cực là châu lục duy nhất không có người cư trú thường xuyên
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Câu 1: Sinh vật ở châu Nam Cực như thế nào?
- Đáp án câu 1:
+ Thực vật không thể tồn tại do khí hậu quá lạnh
+ Động vật khá phong phú gồm những loài có khả năng chịu rét giỏi như: cá voi xanh, chim cánh cụt, hải cẩu
- Câu 2: Xác định vị trí, giới hạn của châu Nam Cực?
- Đáp án câu 2: Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
- Đối với bài học ở tiết này
+ Học bài
	+ Trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK trang 143
	+ Làm bài tập bản đồ
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
+ Chuẩn bị bài mới tiết 55 bài 48 THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
+ Vị trí, giới hạn châu Đại Dương?
+ Khí hậu châu Đại Dương có đặc điểm gì?
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT 54 - BAI 47.docx