Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 28, Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng - Lê Hoàng Phương

Bước 1 ( 1 phút )

Giới thiệu bài: Các em có biết trên TG này có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ? Người ta phân loại sự phát triển các quốc gia đó ntn? TG mà chúng ta đang sống nó đa dạng và rộng lớn ra sao? Để giải đáp những thắc mắc đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài 25

Bước 2 ( 20 phút )

Tìm hiểu các lục địa và các châu lục

- GV : Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên thế giới hoặc H25.1 trong SGK

- GV: Dựa vào kiến thức cá nhân và SGK cho biết trên TG có bao nhiêu lục địa?

- HS: 6 lục địa

- GV: Quan sát H.25.1. Cho biết trên Thế giới có bao nhiêu lục châu lục?

- HS: 6 châu lục

- GV: Cho HS xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới

- GV: Tại sao người ta có khi lại gọi là lục địa có khi lại gọi là châu lục. Vậy nó khác nhau ở điểm nào?

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 28, Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 25 - Tiết: 28
Tuần 14
Phần ba
THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI CÁC CHÂU LỤC
THẾ GIỚI 
RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG
1. MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức
- HS biết: Biết tên 6 châu lục và 6 lục địa trên thế giới. Biết được 1 số tiêu chí ( chỉ số phát triển con người ) để phân loại các nước trên thế giới thành 2 nhóm: phát triển và đang phát triển
- HS hiểu: Phân biệt châu lục và lục địa. Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng
 1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Đọc bản đồ, lược đồ về thu nhập bình quân đầu người của các nước trên TG. Nhận xét bảng số liệu về chỉ số phát triển con người ( HDI ) của 1 số quốc gia trên TG để thấy sự khác nhau về HDI giữa nước phát triển và nước đang phát triển
- HS thực hiện thành thạo: Xác định trên bản đồ TG các châu lục và các lục địa
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: Ý thức học bộ môn
- Tính cách: Yêu thiên nhiên và thế giới rộng lớn 
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Các lụa địa và châu lục
- Các nhóm nước trên thế giới
3. CHUAÅN BÒ
- GV: Bản đồ các lục địa và đại dương trên thế giới, bản đồ các nước trên thế giới
- HS: SGK, tập ghi, viết, thước
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng
 - Câu 1( 8đ ): Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi như thế nào ? 
 - Đáp án câu 1: 
 + Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao. Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao. Nguyên nhân: càng lên cao nhiệt độ càng giảm
 + Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi: Sườn đón gió cây cối tốt tươi hơn sườn khuất gió. Nguyên nhân: có mưa nhiều hơn 
 - Câu 2 ( 2đ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
 Trên TG có bao nhiêu lục địa? 
 - Đáp án câu 2: Trên thế giới có 6 lục địa: lục địa Á – Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mỹ, lục địa Ô-xtray-li-a và lục địa Nam Cực
 4.3. Tiến trình bài học
 Hoạt động 1 : Các lục địa và các châu lục
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết tên 6 châu lục và 6 lục địa trên TG. Phân biệt châu lục và lục địa
- Kĩ năng : Quan sát và khai thác kiến thức từ bản đồ các lục địa và đại dương trên TG
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Bản đồ các lục địa và đại dương trên thế giới
3. Các bước của hoạt động:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV VAØ HS
NOÄI DUNG BAØI HOÏC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Các em có biết trên TG này có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ? Người ta phân loại sự phát triển các quốc gia đó ntn? TG mà chúng ta đang sống nó đa dạng và rộng lớn ra sao? Để giải đáp những thắc mắc đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài 25
Bước 2 ( 20 phút )
Tìm hiểu các lục địa và các châu lục
- GV : Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên thế giới hoặc H25.1 trong SGK
- GV: Dựa vào kiến thức cá nhân và SGK cho biết trên TG có bao nhiêu lục địa?
- HS: 6 lục địa
- GV: Quan sát H.25.1. Cho biết trên Thế giới có bao nhiêu lục châu lục?
- HS: 6 châu lục
- GV: Cho HS xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới
- GV: Tại sao người ta có khi lại gọi là lục địa có khi lại gọi là châu lục. Vậy nó khác nhau ở điểm nào?
* Thảo luận nhóm ( 5 phút )
- Câu hỏi: Phân biệt châu lục và lục địa
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
- GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức
- GV: Lục địa nào gồm có 2 châu lục?
- HS: Lục địa Á – Âu
- GV: Châu lục nào có 2 lục địa?
- HS: Châu Mỹ
- GV: Quan sát bản đồ TG xác định các đại dương bao quanh các lục địa, 1 số đảo và quần đảo lớn nằm chung quanh từng lục địa?
1. Các lục địa và các châu lục
- Trên thế giới có 6 lục địa: lục địa Á – Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mỹ, lục địa Ô-xtray-li-a và lục địa Nam Cực
- Trên thế giới có 6 châu lục là châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Nam Cực
- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu Km2 có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính 
- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo bao quanh. Sự phân chia châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị
Hoạt động 2 : Các nhóm nước trên thế giới
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết được 1 số tiêu chí ( chỉ số phát triển con người ) để phân loại các nước trên TG thành 2 nhóm: phát triển và đang phát triển.Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng 
- Kĩ năng : Xác định được các quốc gia trên bản đồ thế giới
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Bản đồ các nước trên thế giới
3. Các bước của hoạt động:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV VAØ HS
NOÄI DUNG BAØI HOÏC
Bước 1 ( 15 phút )
Tìm hiểu các nhóm nước trên TG
- GV: Hiện nay trên TG có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ? Trong 6 châu lục châu nào có nhiều và ít quốc gia nhất?
- HS: Châu Phi ( 54 ), Nam Cực ( 0 )
- GV: Người ta thường dựa vào các chỉ tiêu gì để đánh giá sự phát triển KTXH từng nước?
- GV mở rộng: 
 + HDI ( Human Development Index ) có nghĩa là chỉ số phát triển con người! Đây là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. Chỉ số này được phát triển bởi một kinh tế gia người Pakistan vào năm 1990.
 + Chỉ số phát triển con người của Việt Nam đứng thứ 128/187 nước
- GV: Quan sát H25.1.Cho biết KV nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất và thấp nhất?
- HS: B.Mỹ, châu Đ.Dương, châu Âu
- GV: Người ta chia các nước trên TG thành mấy nhóm nước?
- HS: 2 nhóm
GV mở rộng: 
 + Với GDP bình quân đầu người hơn 90.000 USD một năm, Qatar vừa chính thức được vinh danh là quốc gia giàu có nhất trên thế giới.
 + G8 là 8 quốc gia công nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm (Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh, Hoa Kỳ (G6, 1975), Canada (G7, 1976)) và Nga (không tham gia một số sự kiện). 
- GV: Các em thử giải thích tại sao TG ta đang sống lại rộng lớn và đa dạng?
 + Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn vì: địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng, con người có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài khơi xa, xuống tới thềm lục địa của các đại dương
 + Thế giới chúng ta đang sống rất đa dạng vì: trên thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khác nhau về chế độ chính trị - xã hội, có nhiều dân tộc khác nhau về phong tục, tập quán, có nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau
2. Các nhóm nước trên thế giới
- Trên thế giới có 6 châu lục với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Dựa vào 3 chỉ tiêu: Thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong của trẻ em, chỉ số phát triển con người (HDI) để đánh gía sự phát triển của từng quốc gia
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Câu 1: Châu lục nào có nhiều và ít quốc gia nhất? Em hãy kể một địa điểm nổi tiếng ở mỗi châu lục?
- Đáp án câu 1: 
 	+ Châu Phi nhiều nhất (54), Châu Nam Cực ít nhất (0)
+ Tháp Eiffel, Vạn lí trường Thành, núi băng, nhà hát Opera, tượng Nữ thần tự do, Kim tự tháp
 	- Câu 2: Xác định lại các châu lục và lục địa trên bản đồ TG 
 	- Đáp án câu 2: HS lên bảng trình bày
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
 	- Đối với bài học ở tiết này
+ Học bài, trả lời câu 1,2 trang 81 trong SGK
	+ Làm bài tập bản đồ
 	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 	+ Đặc điểm khí hậu ở đới nóng và đới ôn hòa?
+ Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng và đới ôn hòa ? 
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT28 - BAI 25.docx