Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 32: Ôn tập học kì I - Lê Hoàng Phương

Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay sẽ giúp các em cũng cố các kiến thức đã học để chuẩn bị kì thi đạt kết quả tốt nhất

Bước 1 ( 10 phút )

- GV: Trên TG có những chủng tộc nào? Phân bố ở đâu?

- GV: VN thuộc chủng tộc nào?

- HS: Mông-gô-lô-it

- GV: Cho biết những khu vực nào trên TG dân cư tập trung đông?

- HS: Nam Á, ĐNA

- GV: Em có nhận xét gì về sự phân bố của dân cư TG?

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 32: Ôn tập học kì I - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập - Tiết: 32
Tuần 16
ÔN TẬP HỌC KÌ I
1. MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức
- HS biết: Đặc điểm và nơi phân bố các chủng tộc trên thế giới, biết Việt Nam thuộc chủng tộc nào. Ôn lại vị trí của các môi trường trên thế giới. Số nước và vùng lãnh thổ trên TG, những tiêu chí đánh giá sự phát triển của các nước
- HS hiểu: Vì sao dân cư thế giới lại phân bố không đều. Tính trung gian của khí hậu ôn hòa và những yếu tố làm thời tiết diễn biến thất thường, hiểu được sự khác nhau giữa hai hình thức sản xuất nông nghiệp chính là hộ gia đình và trang trại. Sự khác nhau giữa châu lục và lục địa
 1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Kỹ năng giải thích, phân tích và so sánh vấn đề
- HS thực hiện thành thạo: Xác định các yếu tố địa lí trên bản đồ 
 1.3 Thái độ 
- Thói quen: Trình bày rõ ràng, logic và sạch đẹp
- Tính cách: Nghiêm túc, thành thật, không quay cóp
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Các môi trường địa lí 
3. CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ các môi trường địa lí, Bản đồ các nước trên TG, bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới
- HS: SGK, tập ghi, tập bản đồ
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng: Kiểm tra trong quá trình ôn tập 
 4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Thành phần nhân văn của các môi trường
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:Đặc điểm và nơi phân bố các chủng tộc trên TG, biết VN thuộc chủng tộc nào. Vì sao dân cư TG lại phân bố chỗ đông đúc chỗ thưa thớt
- Kĩ năng : Quan sát và khai thác kiến thức từ bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay sẽ giúp các em cũng cố các kiến thức đã học để chuẩn bị kì thi đạt kết quả tốt nhất
Bước 1 ( 10 phút )
- GV: Trên TG có những chủng tộc nào? Phân bố ở đâu?
- GV: VN thuộc chủng tộc nào?
- HS: Mông-gô-lô-it 
- GV: Cho biết những khu vực nào trên TG dân cư tập trung đông?
- HS: Nam Á, ĐNA
- GV: Em có nhận xét gì về sự phân bố của dân cư TG?
I. Thành phần nhân văn của các môi trường
1. Các chủng tộc trên thế giới
- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (thường gọi là người da trắng ) sống chủ yếu ở châu Âu, châu Mỹ
- Chủng tộc Mông-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng ) sống chủ yếu ở châu Á 
- Chủng tộc Nê-gro-it (thường gọi là người da đen ) sống chủ yếu ở châu Phi
 2. Sự phân bố dân cư
- Dân cư thế giới phân bố không đồng đều
 + Dân cư tập trung đông ở nơi có điều kiện sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị, các vùng có khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa
 + Dân cư thưa thớt ở những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa hải đảo
Hoạt động 2 : Các môi trường địa lí
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Ôn lại vị trí của các môi trường trên TG. Tính trung gian của khí hậu ôn hòa và những yếu tố làm thời tiết diễn biến thất thường, hiểu được sự khác nhau giữa hai hình thức sản xuất nông nghiệp chính là hộ gia đình và trang trại
- Kĩ năng : Quan sát và khai thác kiến thức từ Bản đồ các môi trường địa lí
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Bản đồ các môi trường địa lí
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 10 phút )
- GV: Vị trí của đới nóng?
- GV: Có những kiểu môi trường nào?
- HS: Có 4 kiểu môi trường
 + Xích đạo ẩm
 + Nhiệt đới
 + Nhiệt đới gió mùa
 + Hoang mạc
- GV: Nguyên nhân nào dẫn đến di dân ở đới nóng
- GV: Đô thị hóa của đới nóng có đặc điểm gì?
- HS: Có tốc độ đô thị hóa cao
- GV: đô thị hóa ở đới nóng và ôn hòa có khác nhau không?
- HS:
 + Đới nóng chủ yếu do sự di dân, tự phát
 + Ôn hòa đô thị hóa có kế hoạch
- GV: Vị trí của đới ôn hòa?
- GV: Đới ôn hòa có khí hậu như thế nào?
- HS: mang tính chất trung gian
- GV: Phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hoà?
- GV: Nền nông nghiệp có những hình thức sản xuất nào?
- HS: Có hai hình thức sản xuất nông nghiệp chính là hộ gia đình và trang trại
- GV: Các hình thức sx nông nghiệp này có những điểm gì giống và khác nhau ? 
- HS: 
 + Giống nhau: trình độ sản xuất tiên tiến và sử dụng nhiều dịch vụ nông nghiệp
 + Khác nhau: về qui mô, trình độ cơ giới hóa 
- GV: Nền nông nghiệp có đặc điểm gì?
- GV: Nền công nghiệp có đặc điểm như thế nào?
- GV: Những vấn đề môi trường nào ở ôn hòa cần giải quyết?
- HS: Ô nhiễm nước và không khí
- GV: Vị trí của đới lạnh?
- GV: Động, tv thích nghi với đới lạnh ntn?
- GV: Những vấn đề nào ở đới lạnh cần giải quyết?
- HS:
 + Thiếu nhân lực
 + Nguy cơ tuyệt chủng của động vật quí hiếm
II. Các môi trường địa lí
 1. Đới nóng
- Đới nóng nằm ở khoảng giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam
 a. Sự di dân
- Nguyên dân di dân rất đa dạng
 + Di dân tự do: do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm
 + Di dân có kế hoạch: nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển
 b. Đô thị hóa
- Đới nóng có tốc độ đô thị hóa cao trên thế giới 
2. Đới ôn hòa
- Vị trí: Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu
- Do ở vị trí trung gian nên đới ôn hoà chịu sự tác động của khối khí nóng từ vĩ độ thấp tràn lên và khối khí lạnh từ vĩ độ cao tràn xuống từng đợt đột ngột
 + Đợt khí lạnh: nhiệt độ xuống thấp đột ngột dưới 00 ,gió Tây ôn đới hoạt động mạnh, tuyết dày.
 + Đợt khí nóng: nhiệt độ tăng rất cao, rất khô, dễ gây cháy
 a. Hoạt động nông nghiệp
- Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kỹ thuật
- Sản xuất theo quy mô lớn, chuyên môn hóa cao tổ chức chặt chẽ theo kiểu công nghiệp.
 b. Hoạt động công nghiệp
- Nền công nghiệp phát triển sớm, hiện đại, trang bị nhiều máy móc, thiết bị tiên tiến
- Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến là 2 ngành quan trọng nhất ở đới ôn hòa
- Công nghiệp chế biến là thế mạnh của nhiều nước, phát triển rất đa dạng
- Chiếm ¾ tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới
- Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa kỳ, Nhật Bản, Đức, Nga, Anh, Pháp
 3. Đới lạnh
- Đới lạnh nằm trong khỏang từ 2 vòng cực g 2 cực 
- Thực vật: Chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cói còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu và địa y
- Động vật: có lớp mỡ dày, lông dày hoặc lông không thấm nước, 1 số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh
Hoạt động 3 : Thiên nhiên và con người ở các châu lục
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Số nước và vùng lãnh thổ trên TG, những tiêu chí đánh giá sự phát triển của các nước. Sự khác nhau giữa châu lục và lục địa
- Kĩ năng : Quan sát và khai thác kiến thức từ Bản đồ các nước trên TG 
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Bản đồ các nước trên TG
3. Các bước của hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
- GV: Trên TG có bao nhiêu quốc gia?
- GV: Người ta đánh giá các quốc gia dựa vào chỉ tiêu nào?
- GV: VN thuộc nhóm nước nào?
- HS: Đang phát triển
* Thảo luận nhóm
- GV: Chia HS làm 4 nhóm thảo luận
- Câu hỏi: Phân biệt lục địa – châu lục?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
- GV: Nhận xét và đánh giá
- GV: HS lên xác định các châu lục, lục địa trên bản đồ các nước TG 
III. Thiên nhiên và con người ở các châu lục
 1. Các nhóm nước trên thế giới
- Có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Căn cứ vào:
 + Thu nhập bình quân đầu người
 + Tỷ lệ tử vong của trẻ em
 + Chỉ số phát triển của con người 
( HDI )
6. Các lục địa và các châu lục
- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu Km2 có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính 
- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo bao quanh. Sự phân chia châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
 	- Câu 1: Tính chất trung gian và thất thường của khí hậu ôn hòa ntn? 	
- Đáp án câu 1: Các đợt khí nóng và lạnh tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng và lạnh bất thường
 	- Câu 2: Giải thích vì sao khí hậu đới lạnh lại lạnh giá và khắc nghiệt 
 	- Đáp án câu 2: 
+ Đặc điểm: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đông rất dài, mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm
 + Nguyên nhân: Nằm ở vĩ độ cao
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
 	- Đối với bài học ở tiết này
+ Học bài
 	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 	+ Chuẩn bị tiết sau THI HỌC KỲ I
 	+ Học bài kỹ, chuẩn bị viết, thước để thi HKI cho tốt 
6./ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT32 - BAI ON TAP.docx