Giáo án theo chủ đề môn Địa lý Lớp 7 - Chủ đề: Đặc điểm tự nhiên môi trường đới nóng. Tích hợp nội dung trải nghiệm sáng tạo

1. Mục tiêu

- Tạo hứng thú cho học sinh.

- Cung cấp cho học sinh nội dung của chuyên đề: Đặc điểm tự nhiên châu Phi.

- Khái quát về thời gian, cách thức tổ chức dạy học của chủ đề.

2. Nội dung

- Khái quát đặc điểm tự nhiên châu Phi.

3. Hình thức

 - Cá nhân, cả lớp.

* Bước 1: Giáo viên chiếu bản đồ tự nhiên châu Phi cho học sinh quan sát.

* Bước 2: Học sinh quan sát

* Bước 3: Giáo viên từ đó dẫn dắt vào bài, cho học biết mục tiêu của chủ đề.

* Bước 4: Giáo viên cho học sinh biết khái quát về thời gian, cách thức tổ chức dạy học của chủ đề.

 

doc18 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Địa lý Lớp 7 - Chủ đề: Đặc điểm tự nhiên môi trường đới nóng. Tích hợp nội dung trải nghiệm sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên khoáng sản chính của châu Phi? Nơi phân bố chủ yếu của các khoáng sản trên ntn?
Câu 9: Quan sát H27.1 hãy trình bày về sự phân bố lượng mưa ở châu Phi? 
Câu 10: Quan sát H27.2 và ND SGK, hãy cho biết châu Phi có các môi trường nào?
 Nêu các đặc điểm chính của từng kiểu môi trường ? 
Thông hiểu
Câu 1: 
	- Quan sát hình 26.1+ bản đồ TN châu Phi và nội dung sách giáo khoa, hãy:
So sánh với diện tích của các châu lục khác?
Câu 2: 
	So sánh phần đất liền giữa 2 chí tuyến với phần đất còn lại của châu Phi?
Câu 3: 
? Nhận xét về sự phân bố địa hình đồng bằng của châu Phi? 
Câu 4: 
- Quan sát hình 26.1+ BĐ TN châu Phi + NDSGK, hãy: Đánh giá ảnh hưởng của nguồn tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế của châu lục?
Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học, giải thích tại sao có thể nói châu Phi là lục địa nóng?
? Vì sao châu Phi lại có nền nhiệt độ cao như vậy?
Câu 6: Quan sát H27.1 hãy giải thích về sự phân bố lượng mưa ở châu Phi? 
Câu 7: Quan quan sát bản đồ + H27.1 và kiến thức đã học, chú ý hình dạng và dòng biển, giải thích tại sao châu Phi có khí hậu khô, hoang mạc chiếm diện tích lớn và ăn lan ra sát biển?
Câu 8: Quan sát H27.2 và ND SGK, hãy giải thích các đặc điểm chính của từng kiểu môi trường tự nhiên châu Phi? 
Câu 9: Vị trí các môi trường tự nhiên châu Phi so với đường xích đạo có đặc điểm gì? Tại sao lại có đặc điểm đó?
Câu 10: So sánh 2 lược đồ H27.1 và H27.2, hãy cho biết mối quan hệ giữa lượng mưa và sự phân bố các MTTN châu Phi như thế nào?
Câu 11: Tại sao ở Bắc Phi có diện tích hoang mạc lớn hơn ở Nam Phi?
Vận dụng 
Câu 1: 
	Xác định các điểm cực Bắc và cực Nam trên phần đất liền của châu Phi trên lược đồ?
Câu 2: 
Xác định trên bản đồ các bồn địa, sơn nguyên, các hồ, các dãy núi chính, đỉnh núi cao nhất của châu Phi?
Câu 3:
Quan sát H27.2 và ND SGK, hãy xác định các kiểu môi trường tự nhiên châu Phi trên bản đồ?
Câu 4: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa địa điểm A, B, C, D
Vận dụng cao
Câu 1: 
Qua phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa địa điểm A, B, C, D, em hãy sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên H27.2 sao cho phù hợp?
Câu 2: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm tự nhiên châu Phi.
VII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Tuần 15 Ngày soạn: 17/11/2017
Tiết 29 Ngày dạy: 
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN CHÂU PHI
A. MỤC TIÊU: HS cần:
1. Kiến thức: 
	- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi trên bản đồ Thế Giới.
	- Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản của châu Phi.
2. Kĩ năng: 
	- Đọc, phân tích được bản đồ, lược đồ để tìm ra vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản ở châu Phi.
3. Thái độ:
	- Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
4. Những năng lực chủ yếu cần hình thành cho học sinh.
- Năng lực chung: 
+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng b¶n ®å, tranh ảnh
B. CHUẨN BỊ 
- GV: Soạn bài giảng điện Powerpoi, Bản đồ tự nhiên châu Phi, Tập bản đồ thế giới, SGK, SGV, chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo, tích hợp GD,máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, các phiếu học tập , video, tài liệu DH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS 
	- HS: sgk, vở ghi, tập bản đồ.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
I. Ổn định lớp: (1’) 
KTSS: 7A: 7B: 7C: 
II. Kiểm tra bài cũ: (5’) Giáo viên chiếu lược đồ tự nhiên thế gới cho HS quan sát
? Phân biệt 2 khái niệm lục địa và châu lục ? Kể tên các lục địa và châu lục trên TG? Tại sao nói: “ TG chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng”?
? Người ta chia các nhóm nước trên thế giới theo các tiêu chí như thế nào? Trình bày cụ thể?
III. Tiến trình bài học. ( 35’)
Hoạt động khởi động ( 3’)
1. Mục tiêu
- Tạo hứng thú cho học sinh.
- Cung cấp cho học sinh nội dung của chuyên đề: Đặc điểm tự nhiên châu Phi.
- Khái quát về thời gian, cách thức tổ chức dạy học của chủ đề.
2. Nội dung
- Khái quát đặc điểm tự nhiên châu Phi.
3. Hình thức
 - Cá nhân, cả lớp.
* Bước 1: Giáo viên chiếu bản đồ tự nhiên châu Phi cho học sinh quan sát.
* Bước 2: Học sinh quan sát 
* Bước 3: Giáo viên từ đó dẫn dắt vào bài, cho học biết mục tiêu của chủ đề.
* Bước 4: Giáo viên cho học sinh biết khái quát về thời gian, cách thức tổ chức dạy học của chủ đề.
Hoạt động 1 (16’)
Tìm hiểu về vị trí địa lí châu Phi. 
 Hình thức: Cá nhân, cặp, cả lớp.
* Bước 1: GV chiếu bản đồ tự nhiên châu Phi cho học sinh quan sát và giao nhiệm vụ
- Quan sát hình 26.1+ bản đồ TN châu Phi và nội dung sách giáo khoa, hãy:
? Nêu diện tích của châu Phi? So sánh với diện tích của các châu lục khác?
? Nhận xét gì về hình dạng của châu lục?
- GV mở rộng: DT đứng thứ ba trên TG...
? Xác định các điểm cực Bắc và cực Nam trên phần đất liền của châu Phi (từ 37020’ B đến 340 52’N )?
? Đường xích đạo và các đường chí tuyến đi qua phần nào (Bắc hay Nam) của châu Phi?
? So sánh phần đất liền giữa 2 chí tuyến với phần đất còn lại của châu Phi?
? Lãnh thổ châu Phi nằm chủ yếu trong môi trường nào?
- Giáo viên chiếu H26.1 cho học sinh quan sát + bản đồ TN châu Phi, hãy cho biết:
? Châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào? Ở phía nào? 
- Kênh đào Xuy- ê nối liền ĐTH và Biển Đỏ, ngăn cách giữa châu Phi và châu Á -> Có ý nghĩa chiến lược.
? Ven bờ biển châu Phi có các dòng biển nào, tính chất?
? Đặc điểm bờ biển châu Phi? Đọc tên các đảo, bán đảo, vịnh, biển lớn?
? Với vị trí địa lí của châu Phi như trên có ý nghĩa gì cho sự phát triển kinh tế- xã hội?
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức và liên hệ ý nghĩa của kênh đào Xuy- ê...; Eo Gibranta: theo thần thoại Hi Lạp là do Hecquyn xẻ núi tạo thành...
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS trao đổi kết quả làm việc với cặp bên cạnh
- GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
*Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
* Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, tổng kết chốt kiến thức.
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1
a. Diện tích: Trên 30 triệu km2, đứng thứ 3 trên TG. Hình dạng khối mập mạp.
b. Vị trí và giới hạn :
- Từ 37°20'B -> 34°52'N. 
- Đường Xích đạo đi qua gần giữa châu lục.
- Phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 đường chí tuyến.
=> Nằm gần như hoàn toàn trong đới nóng (nội chí tuyến)
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc: Địa Trung Hải, Biển Đỏ. - Phía Tây: Đại Tây Dương.
- Phía Đông : Ấn Độ Dương.
 c. Bờ biển: Ít bị cắt xẻ; ít vịnh, đảo, bán đảo.
Hoạt động 2 (16’)
Tìm hiểu về địa hình và khoáng sản châu Phi.
Hình thức: Cá nhân, cặp, cả lớp.
* Bước 1: GV chiếu bản đồ tự nhiên châu Phi cho học sinh quan sát và giao nhiệm vụ, phát phiếu học tập.
- GV chiếu H26.1 cho học sinh quan sát + bản đồ châu phi và nội dung sách giáo khoa, hãy cho biết: 
? Dạng địa hình chủ yếu của Châu Phi là gì? Hướng nghiêng chung của địa hình ntn?
? Xác định trên bản đồ các bồn địa, sơn nguyên, các hồ, các dãy núi chính, đỉnh núi cao nhất của châu Phi?
? Nhận xét về sự phân bố địa hình đồng bằng của châu Phi?
- Nhỏ hẹp, phân bố chủ yếu ở ven biển
- GV yêu cầu HS xác định trên bản đồ.
- HS nhận xét. 
- GV nhận xét -> chuẩn xác kiến thức.
- Quan sát hình 26.1+ BĐ TN châu Phi + NDSGK, hãy:
? Nêu các tài nguyên khoáng sản chính của châu Phi?
? Nơi phân bố chủ yếu của các khoáng sản trên ntn?
? Đánh giá ảnh hưởng của nguồn tài nguyên này đối với sự phát triển kinh tế của châu lục?
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- GV bổ sung -> chuẩn kiến thức. 
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS trao đổi kết quả làm việc với cặp bên cạnh
- GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
*Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2
a. Địa hình:
- Là một khối sơn nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m. Chủ yếu là sơn nguyên xen kẽ các bồn địa, ít núi cao và đồng bằng. 
- Phía Đông có nhiều địa hình cao như sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a, sơn nguyên Đông Phi, dãy Đrê-ken-béc.
b. Khoáng sản
- Dầu mỏ, khí đốt tập trung ở Bắc Phi.
- Vàng, kim cương, sắt, đồng, uran... ở Nam và Trung Phi.
IV. Củng cố: (2') 
- GV chiếu sơ đồ tư duy về vị trí địa lí và địa hình châu Phi sau đó đặt câu hỏi cho học sinh khái quát lại bài theo sơ đồ tư duy:
? Hãy nêu đặc điểm vị trí, diện tích, hình dạng và bờ biển của châu Phi?
? Em hãy nêu các đặc điểm địa hình của châu Phi?
? Châu Phi có các nguồn tài nguyên khoáng sản nào? Phân bố ở đâu? Giá trị?
V. Hướng dẫn về nhà: (2')
	- Học bài theo vở ghi +SGK.
	- Trả lời câu hỏi cuối bài + làm bài tập 26 (TBĐ)
	- Đọc bài 27: Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)
	- Tìm hiểu về đặc điểm khí hậu và các môi trường tự nhiên châu Phi.
	+ Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm của châu Phi, hình 28.1 theo phiếu sau (GV phát phiếu học tập cho các nhóm) giờ học sau báo cáo:
Phân tích biểu đồ hình 28.1:
Biểu đồ
Nhiệt độ
Lượng mưa
Kết luận
TB năm
Diễn biến
TB năm
Diễn biến
A
- Lớn nhất: ..
- Nhỏ nhất: ..
- Biên độ nhiệt năm: .
- Mùa mưa từ ..
- Mùa khô từ ..
..
..
B
- Lớn nhất: ..
- Nhỏ nhất: ..
- Biên độ nhiệt năm: .
- Mùa mưa ..
- Mùa khô từ ..
..
..
C
- Lớn nhất: 
- Nhỏ nhất: ..
- Biên độ nhiệt năm: 
- Mùa mưa từ .
- Mùa khô từ ..
..
..
D
- Lớn nhất: ..
- Nhỏ nhất: .
- Biên độ nhiệt năm: ..
- Mùa mưa từ ..
- Mùa khô từ ..
..
..
Tuần 15 Ngày soạn: 17/11/2017
Tiết 30 Ngày dạy: 
ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CHÂU PHI
A. MỤC TIÊU: HS cần : 
1. Kiến thức: 
	- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên châu Phi
 - Trình bày được sự phân bố các MTTN ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó.
	- Cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở châu Phi và xác định trên lược đồ các MTTN châu Phi, ví trí của các địa điểm có trên biểu đồ. 
2. Kĩ năng: 
	- Đọc, phân tích được bản đồ, lược đồ để tìm ra đặc điểm khí hậu châu Phi.
	- Phân tích được một số biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
	- Giáo dục các kĩ năng sống: Thu thập và xử lí thông tin qua lược đồ; phân tích, so sánh các biểu đồ; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ, ý tưởng; hợp tác khi làm việc nhóm; tự tin khi trình bày kiến thức. 
3. Thái độ:
	- Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
4. Những năng lực chủ yếu cần hình thành cho học sinh.
- Năng lực chung: 
+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: : Biết trách nhiệm vai trò của mình trong nhóm, nhận biết được đặc điểm khả năng của từng thành viên, biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của cả nhóm, khiêm tốn lắng nghe tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng b¶n ®å, tranh ảnh
B. CHUẨN BỊ
 - GV: Soạn bài giảng điện Powerpoi, Bản đồ tự nhiên châu Phi, Tập bản đồ thế giới, SGK, SGV, chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo, tích hợp GD,máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, các phiếu học tập , video, tài liệu DH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS 
	- HS: Sgk, vở ghi, tập bản đồ.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
I. Ổn định líp: (1’) 7A: 7B: 7C: 
II. Kiểm tra bài cũ: (6’) Giáo viên chiếu bản đồ tự nhiên châu Phi cho học sinh quan sát
? Xác định và nêu vị trí địa lí, giới hạn, bờ biển châu Phi trên bản đồ?
? Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Phi trên bản đồ?
III. Tiến trình bài học. ( 24’)
Hoạt động khởi động (2’)
1. Mục tiêu
- Tạo hứng thú cho học sinh.
- Cung cấp cho học sinh nội dung của bài học: Đặc điểm khí hậu và các môi trường tự nhiên châu Phi
- Khái quát về thời gian, cách thức tổ chức dạy học của bài học.
2. Nội dung
- Khái quát đặc điểm khí hậu và các môi trường tự nhiên châu Phi 
3. Hình thức
- Cá nhân, cả lớp.
* Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại vị trí địa lí địa hình châu Phi. 
* Bước 2: Học sinh trả lời 
* Bước 3: Giáo viên giới thiệu vào bài học, cho học biết mục tiêu của bài học.
Hoạt động 3 (12’)
Tìm hiểu khí hậu châu Phi.
Hình thức: Cá nhân, cặp, cả lớp.
* Bước 1: GV chiếu bản đồ tự nhiên châu Phi cho HS quan sát, biểu đồ và giao nhiệm vụ
- Dựa vào kiến thức đã học, giải thích:
? Tại sao có thể nói châu Phi là lục địa nóng?
? Vì sao châu Phi lại có nền nhiệt độ cao như vậy?
- GV chiếu H27.1 cho HS quan sát.
? Hãy trình bày về sự phân bố lượng mưa ở châu Phi? Giải thích?
- GV yêu cầu học sinh quan sát biểu đồ hình 28.1, cho HS hoạt động nhóm (4 nhóm), phiếu học tập giáo viên đã phát cho các nhóm học sinh chuẩn bị ở nhà.
? Em hãy sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên H27.2 sao cho phù hợp?
? Qua phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa hãy rút ra nhận xét chung về khí hậu châu Phi?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS trao đổi kết quả làm việc với cặp bên cạnh
- GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
*Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức
a. Phân tích biểu đồ
Biểu đồ
Nhiệt độ
Lượng mưa
Kết luận
TB năm
Diễn biến
TB năm
Diễn biến
A
200C
- Lớn nhất: 260C vào T3 + T10
- Nhỏ nhất: 150C vào T7
- Biên độ nhiệt năm: 100C
1244 mm
- Mùa mưa từ T11
-> T4 năm sau
- Mùa khô từ T5 -> T10
Nhiệt đới Nam bán cầu
B
300C
- Lớn nhất: 360C vào T4
- Nhỏ nhất: 240C vào T1
- Biên độ nhiệt năm: 12 0C
897 mm
- Mùa mưa từ T5
-> T9
- Mùa khô từ T10 -> T4 năm sau
Nhiệt đới Bắc bán cầu
C
- Lớn nhất: 280C vào T4
- Nhỏ nhất: 200C vào T7
- Biên độ nhiệt năm: 80C
2592 mm
- Mùa mưa từ T9
-> T5 năm sau
- Mùa khô từ T6 -> T8
Nhiệt đới Nam bán cầu
D
160C
- Lớn nhất: 220C và T2
- Nhỏ nhất: 100C vào T7
- Biên độ nhiệt năm: 120C
506 mm
- Mùa mưa từ T4
-> T9
- Mùa khô từ T10 -> T3 năm sau
MT Địa Trung Hải Nam bán cầu
b. Điền vị trí các biểu đồ vào H27.2
 - Biểu đồ A - vị trí số 3
 - Biểu đồ B - vị trí số 2
 - Biểu đồ D - vị trí số 4
- Biểu đồ C - không tương ứng với vị trí số 1 trong lược đồ.
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 3
- Nóng, nhiệt độ trung bình năm hơn 200C.
- Khô, lượng mưa ít và giảm dần về phía 2 chí tuyến. Hoang mạc Xa-ha-ra lớn nhất thế giới.
- Nguyên nhân:
+ Chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến nóng, khô, ít mưa.
+ Châu Phi có hình dạng khối, bờ biển ít cắt xẻ nên nhiều khu vực sâu trong nội địa ít chịu ảnh hưởng của biển. Các dãy núi, địa hình cao ở phía đông đã ngăn cản ảnh hưởng của biển.
+ Có các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ.
Hoạt động 4 (10’)
Tìm hiểu về các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
Hình thức: Cá nhân, cặp, cả lớp.
* Bước 1: GV chiếu bản đồ tự nhiên châu Phi cho HS quan sát và giao nhiệm vụ
- GV cho HS thảo luận nhóm ( 3 nhóm trong thời gian 2 phút): Quan sát H27.2 và kiến thức đã học, hãy:
? So sánh diện tích của các môi trường ở châu Phi? Rút ra nhận xét?
? Giải thích vì sao các hoang mạc của châu Phi lại lan ra sát bờ biển? 
- Gợi ý: + Vị trí, diện tích, hình dạng châu Phi có đặc điểm gì? Các đặc điểm ấy có ảnh hưởng gì đến khí hậu châu Phi?
+ Ven bờ biển châu Phi có những dòng biển lạnh nào? Chúng có ảnh hưởng gì đến khí hậu châu Phi?
+ Các dãy núi - địa hình cao ở phía đông có ảnh hưởng gì đến khí hậu châu Phi?
- HS thảo luận nhóm (3')
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả -> các nhóm khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức, mở rộng: Phía bắc của châu Phi là lục địa Á - Âu, một lục địa lớn nên gió mùa ĐB từ lục địa Á - Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo khó gây ra mưa + các nguyên nhân trên hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới. 
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS trao đổi kết quả làm việc với cặp bên cạnh
- GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
*Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 4
a. Có 7 MTTN gồm:
 - MT xích đạo
 - 2 MT nhiệt đới Sgk.
 - 2 MT hoang mạc
 - 2 MT Địa Trung Hải
- Lớn nhất là 2 MT: nhiệt đới và hoang mạc.
- Nhỏ nhất là MTĐTH
b. Các MTTN đối xứng nhau qua XĐ: do Xích đạo cắt ngang qua gần giữa châu lục.
- Các hoang mạc của châu Phi lan sát ra bờ biển vì:
+ Vị trí châu Phi có 2 đường chí tuyến đi qua, phần lớn châu Phi chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa khô.
+ Châu Phi có dạng hình khối, bờ biển ít bị cắt xẻ nên nhiều khu vực ít chịu ảnh hưởng của biển.
+ Châu Phi chịu tác động của các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ, làm gia tăng tính chất lục địa của khí hậu.
+ Các dãy núi, địa hình cao ở phía đông đã ngăn cản gió đông làm hạn chế ảnh hưởng biển vào sâu trong đất liền (Nam
Phi có hoang mạc Ca-la-ha-ri bị xa van đẩy lùi về phía tây)
IV. Củng cố : (2')
? Giải thích tại sao châu Phi có khí hậu nóng, khô vào bậc nhất thế giới?
? Tại sao ở Bắc Phi có diện tích hoang mạc lớn hơn ở Nam Phi?
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ hoặc tập làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về châu Phi
V. Hướng dẫn về nhà: (12')
	- GV hướng dẫn HS làm bài tập còn lại về nhà. Giáo viên nhắc các nhóm hoàn thiện nội dung nhiệm vụ, chuẩn bị nội dung Tổng kết chủ đề và HĐTNST về vấn đề “thiên nhiên châu Phi”
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm (GV hướng dẫn học sinh)
Nhóm 1, nhóm 2: Hoàn thiện sơ đồ tư duy với từ khóa: “Thiên nhiên châu Phi”
Từ khóa: “Thiên nhiên châu Phi” ở giữa. Có thể vẽ sơ đồ hình cây hoặc hình bông hoa..sao cho đẹp. Các nhánh phụ của sơ đồ bao gồm vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản, khí hậu và cảnh quan, các môi trường tự nhiênHS có thể vẽ hình ảnh vào khi vẽ sơ đồ tư duy.
Nhóm 3: Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về tự nhiên châu Phi
+ Giới thiệu khái quát về châu Phi
+ Giới thiệu vị trí địa lí châu Phi
+ Thuyết minh về đặc điểm khoáng sản, địa hình, khí hậu châu Phi
+ Thuyết minh về các môi trường tự nhiên châu Phi
+ Cảm nghĩ của em về châu Phi
Nhóm 4: Video clip về thiên nhiên châu Phi hoặc sưu tầm hình ảnh về thiên nhiên châu Phi thành 1 bài báo tường với chủ đề Thiên nhiên châu Phi
+ Làm bài tập trong Tập bản đồ.
Tuần 16 Ngày soạn: 17/11/2017
Tiết 31 Ngày dạy: 
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 
KHÁM PHÁ THIÊN NHIÊN CHÂU PHI- TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
(Học sinh báo cáo và tổng kết) 
A. MỤC TIÊU: HS cần :
1. Kiến thức: 
- Tìm hiểu, khám phá được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi trên bản đồ Thế Giới; Đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản của châu Phi.
 - Trình bày được sự phân bố các MTTN ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó.
 - Hiểu, vận dụng được các đặc điểm tự nhiên châu Phi vào các yêu cầu khác trong học tập, cuộc sống một cách phù hợp.
 - Vận dụng được các đặc điểm tự nhiên châu Phi vào các yêu cầu khác trong học tập, cuộc sống một cách phù hợp.
2. Kĩ năng: 
	- Biết làm theo hành động đã được quan sát 
- Làm theo hành động đã được chỉ dẫn với sự chuẩn xác và chính xác 
- Vận dụng một cách sáng tạo kiến thức về tự nhiên châu Phi đã học để giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống.
- Tạo ra những sản phẩm sáng tạo cần đạt được thông qua hoạt động. 
- Đọc, phân tích được bản đồ, lược đồ để tìm ra đặc điểm khí hậu châu Phi.
	- Khám phá đặc điểm tự nhiên châu Phi thông qua hình ảnh, bản đồ và kiến thức thực tế.
	- Giáo dục các kĩ năng sống: Thu thập và xử lí thông tin qua lược đồ; phân tích, so sánh các biểu đồ; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ, ý tưởng; hợp tác khi làm việc nhóm; tự tin khi trình bày kiến thức. 
3. Thái độ:
- Có sự chủ động trong việc liên hệ, vận dụng kiến thức về tự nhiên châu Phi vào hoạt động học tập trong nhà trường và xã hội. 
- Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và thực hành rèn luyện bản thân để nắm vững những kĩ năng cơ bản trong việc tự học tự nghiên cứu.
- Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng, phát triển các giá trị cá nhân phù hợp với bối cảnh xã hội.
	- Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
4. Những năng lực chủ yếu cần hình thành cho học sinh.
- Năng lực chung: 
+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: : Biết trách nhiệm vai trò của mình trong nhóm, nhận biết được đặc điểm khả năng của từng thành viên, biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của cả nhóm, khiêm tốn lắng nghe tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng b

File đính kèm:

  • docgiao_an_theo_chu_de_mon_dia_ly_lop_7_chu_de_dac_diem_tu_nhie.doc