Hướng dẫn ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10

ĐỀ LÀM VĂN: Phân tích diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích “TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ”

Gợi ý làm bài:

I/ MB:

Đặng Trần Côn người làng nhân Mục Thanh Trì –Hà Nội, ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Ngoài “Chinh phụ ngâm” ông còn làm thơ và một số bài phú chữ Hán. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” gồm 476 câu thơ được viết theo thể trường đoản cú. Ông sáng tác TP này từ sự đồng cảm với nỗi khổ đau mất mát của con người nhất là những người vợ lính trong chiến tranh đương thời. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” miêu tả tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống cô đơn buồn khổ trong thời gian dài khi người chồng đi đánh trận không có tin tức, không rõ ngày về.

 

doc23 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và tên hung thần họ Thôi, dùng lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường để tâu trình Diêm Vương,
+ Giàu tinh thần dân tộc: Đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt.
Chiến thắng của Ngô Tử Văn – một kẻ sĩ nước Việt – là sự khẳng định chân lí chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa.
Ngô Tử Văn là kẻ sĩ có khí phách cứng cỏi, bản lĩnh hơn người. Chiến thắng của chàng khẳng dịnh chân lí chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc chống lại hồn ma tướng giặc họ Thôi, quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí chính nghĩa.
III. Kết bài:
- Nêu đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
- Cảm nhận riêng về nhân vật
- Liên hệ bản thân rút ra bài học cụ thể./.
Bài 5: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)
Câu 1: Trình bày đôi nét về tác giả La Quán Trung và đoạn trích “Hồi trống cổ thành”. ?
Trả lời:
 - La Quán Trung ( 1330?-1400?) , người có những đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc.
 - Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa): thuật lại việc Quan Công bỏ doanh trại Tào Tháo đi tìm minh chủ Lưu Bị; qua năm cửa ải, chém đầu sáu tướng Tào; về đến Cổ Thành bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa quyết sống mái với người anh em.
Câu 2: Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản?
Trả lời: 
 * Nghệ thuật: 
 - Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính.
 - Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.
* Ý nghĩa văn bản: Đề cao những người có lòng trung nghĩa. 
Câu 3: Tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công ?
Trả lời: 
* Nhân vật Trương Phi: Cương trực đến nóng nảy; trung thành và căm ghét sự phản bội; không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết phục thiện, khoan dung.
* Nhân vật Quan Công: Trí dũng song toàn, biết tiến biết thoái linh hoạt, khiêm nhường, nhũn nhặn; tỉnh táo khi ở thế "tình ngay lý gian"; biết dùng hành động chém tướng để minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa. 
Câu 4: Trình bày ý nghĩa của hồi trống do Trương Phi đánh trong đoạn trích?
Trả lời: Là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ./.
Bài 6: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm dịch Nôm)
Câu 1: Nêu vài nét về tác giả, dịch giả của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”? Trình bày hoàn cảnh sáng tác tác phẩm và vị trí của đoạn trích? 
Trả lời:
* Tác giả :
- Đặng Trần Côn (? - ?), sống khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.
- Quê: làng Nhân Mục (Hà Nội).
- Sáng tác thơ, phú bằng chữ Hán.
* Dịch giả :
- Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748): người phụ nữ tài hoa.
- Phan Huy Ích (1750 - 1822) - một danh sĩ tài hoa.
* Hoàn cảnh ra đời: Vào thế kỉ XVIII, chiến tranh xảy ra liên miên, con người chịu nhiều mất mát đau khổ, tác giả cảm động trước tình cảnh trên nên viết “Chinh phụ ngâm”
* Vị trí đoạn trích: Từ câu 193 – 216 của tác phẩm Chinh Phụ Ngâm. Đoạn trích khắc họa tình cảnh và tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ khi chồng đi chinh chiến.
Câu 2: Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa văn bản? 
Trả lời : 
 - Nghệ thuật :
 + Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.
 + Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ.
 - Ý nghĩa văn bản:
 + Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa.
 + Đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.
Câu 3: Trình bày những diễn biến tâm trạng của người chinh phụ.
Trả lời: 
- Tám câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ.
	- Tám câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên.
	- Tám câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu.
ĐỀ LÀM VĂN: Phân tích diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích “TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ”
Gợi ý làm bài:
I/ MB: 
Đặng Trần Côn người làng nhân Mục Thanh Trì –Hà Nội, ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Ngoài “Chinh phụ ngâm” ông còn làm thơ và một số bài phú chữ Hán. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” gồm 476 câu thơ được viết theo thể trường đoản cú. Ông sáng tác TP này từ sự đồng cảm với nỗi khổ đau mất mát của con người nhất là những người vợ lính trong chiến tranh đương thời. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” miêu tả tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống cô đơn buồn khổ trong thời gian dài khi người chồng đi đánh trận không có tin tức, không rõ ngày về.
II/ TB:
 1) Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ.
+ Nỗi cô đơn thể hiện qua hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần một mình dạo hiên vắng, buông, cuốn rèm nhiều lần, mong tin vui mà "Ngoài rèm thước chẳng mách tin". (dẫn chứng).
+ Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya; vẫn chỉ là "Một mình mình biết, một mình mình hay". (dẫn chứng)
à Câu hỏi tu từ “có đèn biết chăng?”, hình ảnh “ngọn đèn” chỉ sự cô đơn lẻ loi của người chinh phụ trong khoảng không gian mênh mông rộng lớn nỗi nhớ nhung chờ đợi làm cho nàng không còn chú ý đến bước đi của thời gian.
 2) Nỗi sầu muộn triền miên.
 + Nỗi sầu muộn được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí. Người chinh phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc giờ "đằng đẵng như niên". (dẫn chứng)
 + Tiếng gà và bóng cây hòe được ẩn dụ chỉ thời gian nửa đêm đồng thời cũng thể hiện không gian tịch mịch hoang vắng rất đáng sợ
 à Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh + từ láy đằng đẵng + động từ “rủ”, dường như người chinh phụ không còn sức sống trong nỗi cô đơn chờ đợi người chồng . Tiếng gà và bóng cây hòe những yếu tố này như là lát cắt vào nội tâm của con người tô đậm thêm nỗi cô đơn chờ đợi. 
 + Để giải tỏa nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui như: soi gương, đốt hương, gảy đàn nhưng việc gì cũng chỉ là "gượng". Sầu chẳng những không được giải tỏa mà còn nặng nề hơn.(dẫn chứng)
 à Điệp từ “gượng” + động từ đốt, soi, gãy người chinh phụ cố tìm lại niềm vui nhưng càng làm tăng thêm sự cô đơn sầu muộn và cả sự lo lắng cho hạnh phúc lứa đôi của mình.
 3) Nỗi nhớ thương đau đáu.
+ Nỗi nhớ được thể hiện qua một khao khát cháy bỏng - gửi lòng mình đến non Yên - mong được chồng thấu hiểu, sẻ chia. (dẫn chứng)	
 	+ Khao khát của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian quá lớn (đường lên bằng trời).
+ Hình ảnh ước lệ, điệp ngữ bắt cầu, từ láy: người chinh phụ trực tiếp giải bày nỗi lòng mình câu thơ vừa như nỗi nhớ mong chờ đợi vừa là cảm giác về sự chơi vơi trống trải rất đáng sợ của người chinh phụ (dẫn chứng).
 à Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình+từ láy câu thơ vừa là triết lí về một qui luật vừa là tâm trạng đau đớn về nỗi nhớ mong chờ đợi 
III/ KB: 
Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật; ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ, đoạn trích đã ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa; đề cao hạnh phúc lứa đôi và còn là tiếng nói tố cáo chiến tranh phi nghĩa./.
Bài 7: Tác giả NGUYỄN DU & Truyện Kiều
Câu 1: Trình bày những mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du?
Trả lời: Những mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du:
1765: Chào đời
1775 (10 tuổi): Mồ côi cha;
1778 (13 tuổi): Mồ côi mẹ;
1783: Đỗ thi Hương, làm một chức quan nhỏ;
1789: Tây Sơn lật đổ triều Lê-Trịnh, sống gian khổ khó khăn;
1802: Ra làm quan với triều Nguyễn, chức tri huyện;
1805: Được thăng chức Đông các điện học sĩ;
1809: Làm cai bạ dinh Quảng Bình;
1813: Thăng chức Cần chánh điện học sĩ, làm chánh sứ đi Trung Quốc;
1820: Được cử đi sứ TQ lần 2 nhưng chưa kịp đi thì mất ngày 18/9;
1965: Được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (nhân 200 năm ngày sinh).
Câu 2: Những yếu tố làm nên thiên tài Nguyễn Du?
Trả lời:
a.Thời đại: bão táp lịch sử
- Chiến tranh phong kiến dai dẳng, triền miên dẫn đến sự sụp đỗ của triều Đại Lê-Trịnh
- Cuộc sống xã hội điêu đứng.
- Số phận con người bị chà đạp thê thảm.
b.Quê hương & gia đình:
- Quê cha: Hà Tĩnh - phong cảnh sơn thủy hữu tình 
- Quê mẹ: Bắc Ninh - cái nôi của dân ca quan họ
- Sinh ra và lớn lên ở: Thăng Long - ngàn năm văn hiến
à được tiếp nhận văn hóa nhiều vùng
- Gia đình: có truyền thống khoa bảng lớn và truyền thống văn hóa văn học 
à Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng thiên tài Nguyễn Du.
c. Bản thân: 
- Lúc nhỏ: sống sung túc, hiểu rõ đời sống quí tộc, thân phận của những ca nhi, kĩ nữ.
- Lớn lên: sống chật vật, lưu lạc am hiểu nhiều về ngôn ngữ dân gian
- Về già: làm quan cho triều Nguyễn, được đi sứ Trung Quốc nhưng bất đắc chí 
à Con người tài hoa, cuộc đời lắm thăng trầm, ảnh hưởng sâu nặng đến sự nghiệp văn học.
Tất cả đã chi phối cuộc đời, sự nghiệp và hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du./.
Câu 2: Nêu những sáng tác chính của Nguyễn Du?
Trả lời:
1. Sáng tác bằng chữ Hán :
- “Thanh Hiên thi tập” gồm 78 bài – viết trước khi làm quan dưới triều Nguyễn.
- “Nam trung tạp ngâm”, gồm 40 bài – khi đang làm quan dưới triều Nguyễn
- “Bắc hành tạp lục” gồm 131 bài – khi đi sứ ở Trung Quốc.
à Thể hiện tư tưởng, nhân cách, tình cảm của ông.
 2. Sáng tác bằng chữ Nôm :
*“Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều)
- Tiếng khóc cho số phận con người:
- Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép thế lực xã hội phong kiến đen tối, đồng tiền làm tha hóa con người.
- Bài ca tình yêu tự do & ước mơ công lí.
*“Văn tế thập loại chúng sinh” (Văn chiêu hồn): tình yêu thương mọi kiếp người, nhất là phụ nữ và trẻ em.
Câu 3: Trình bày nguồn gốc của Truyện Kiều và sự sáng tạo của Nguyễn Du?
Trả lời:
 Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều:
a) Nguồn gốc: Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) với tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra một kiệt tác văn chương bất hủ.
b) Sự sáng tạo của Nguyễn Du:
+ Về nội dung: Từ câu chuyện tình của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã tạo nên một “Khúc ca mới đứt ruột” (Đoạn trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân sinh của nhà thơ trước “những điều trông thấy”.
+ Về nghệ thuật: Lược bỏ các tình tiết về mưu mẹo, về báo oán,( trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân), bằng thể lục bát truyền thống, với một ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du tập trung thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình.
Câu 4: Trình bày những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều? Nhận xét chung về giá trị của TP?
1) Nội dung tư tưởng:
+ Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác con người bị đày đọa.
+ Lời tố cáo mạnh mẽ, đánh thép: tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, phanh phui sức mạnh làm tha hóa con người của đồng tiền. Bị ràng buộc bởi thế giới quan trung đại, Nguyễn Du tuy cũng lên án tạo hóa và số mệnh, nhưng bằng trực cảm nghệ sĩ, ông đã vạch ra đúng ai là kẻ chà đạp quyền sống của con người trong thực tế.
+ Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.
2) Nghệ thuật
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật;
+ Nghệ thuật kể chuyện;
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, Sử dụng thơ lục bát một cách tài tình.
3) Kết luận: Truyện Kiều là kiệt tác số một văn học dân tộc Việt Nam, di sản văn học của nhân loại, là một “tập đại thành” của truyền thống nghệ thuật, văn hóa Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng “nghĩ tới muôn đời”, vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con người.
Câu 5: Tóm tắt cốt truyện Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du?
 Tóm tắt cốt truyện Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều):
* Gặp gỡ - đính ước:
Vương Thúy Kiều sinh ra trong gia đình gia giáo, cha là Vương viên ngoại, em trai là Vương Quan và em gái là Vương Thúy Vân.
Kim Trọng là một nho sinh ở trọ để đi học gần nhà Thúy Kiều. Hai người gặp gỡ, yêu nhau rồi thề nguyền, đính ước.
* Gia biến & lưu lạc:
	Trong lúc KT về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị vu oan giá họa bởi thằng bán tơ. Vương viên ngoại và Vương Quan bị bắt tra khảo. Kiều quyết định cứu cha và em trai bằng cách bán mình làm vợ Mã giám sinh. Kiều trao duyên lại cho em gái.
	Mã GS thực ra chỉ mua Kiều về làm gái lầu xanh cho vợ hắn là Tú bà. Biết được sự tình, Kiều dùng dao tự vẫn nhưng Tú bà ngăn kịp, dụ dỗ và hứa sẽ gả Kiều cho người tử tế. Kiều tin theo rồi gặp và trốn cùng Sở Khanh – một anh chàng đẹp trai chuyên lừa tình các cô gái. Tú bà đón bắt được Kiều bỏ trốn, xỉ vả thậm tệ rồi ép phài làm kĩ nữ lầu xanh.
	Thân thể nhơ nhớp nhưng tâm hồn Kiều luôn trong sáng và ý thức cao về nhân phẩm của mình. Thúc sinh – một viên quan nhỏ đến lầu xanh rồi thương cảm Kiều và chuộc nàng ra khỏi đó. Kiều thành vợ bé của Thúc Sinh.
 Hoạn Thư – vợ Thúc Sinh biết được, bí mật tổ chức bắt Kiều về nhà mình, đốt nơi ở của Kiều và Thúc Sinh rồi quẳng vào đó một xác chết trôi. Thúc Sinh về chỉ thấy thi thể cháy thui, tưởng là Kiều đã chết trong hỏa hoạn.
Thúc Sinh về nhà với vợ, Hoạn Thư ra vẻ như không, đón chồng niềm nỡ và tổ chức tiệc tùng linh đình, gọi Gia Nô (Kiều) ra gảy đàn cho chồng nghe. Hai người thấy nhau nhưng chẳng dám nhận, thật vô cùng đau khổ. Hành hạ Kiều như thế một thời gian rồi để cho Kiều tự trốn đi.
Ra khỏi nhà Hoạn Thư, Kiều lại rơi vào bẫy của bọn ma cô Bạc Hạnh, Bạc Bà và lại trở thành gái lầu xanh lần thứ hai.
Từ Hải, một hảo hán trong vùng, đã chuộc Kiều ra rồi chung sống với Kiều rất hạnh phúc. Chí khí anh hùng trỗi dậy, Từ Hải từ biệt Kiều để đi xây dựng cơ đồ sự nghiệp, sau đó đón Kiều về. Từ Hải tổ chức một buổi báo ân, báo oán và cho Kiều tự quyết định. Những tên đã từng hại Kiều đều bị Từ Hải bắt về hành quyết; những người đã giúp Kiều thì được ban thưởng. Chỉ riêng Hoạn Thư được Kiều tha bổng.
Vì Từ Hải tự xây dựng quân đội chống triều đình nên Tổng đốc Hồ Tôn Hiến được cử đi dẹp loạn. Hồ Tôn Hiến đã lợi dụng sự nhẹ dạ của Kiều, nhờ Kiều kêu gọi Từ Hải về với triều đình sẽ được trong dụng. Từ Hải mới đầu không nghe nhưng vì quá tin Kiều nên đã xuôi tai đầu hàng. Hồ Tôn Hiến lật lọng và đã ám hại Từ Hải. Từ Hải chết đứng, xác không đổ cho đến khi Kiều chạy đến ôm lấy chàng.
Hồ Tôn Hiến thấy Kiều xinh đẹp nên đã chiếm đoạt nàng rồi lại đem nàng cho một tên lính. Kiều cảm thấy tủi nhục tột cùng nên nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn. 
* Đoàn tụ:
Kiều lại được cứu thoát rồi ở chùa đi tu, sau đó tìm được tung tích của gia đình và đoàn viên sum họp.
ĐỀ LÀM VĂN: Hãy thuyết minh tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều.
Gợi ý làm bài:
I/ MB: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Du
II/ TB: 
 1. Một số nét chính về tác giả Nguyễn Du:
a. Thời đại: bão táp lịch sử
- Chiến tranh phong kiến dai dẳng, triền miên.
- Cuộc sống xã hội điêu đứng.
- Số phận con người bị chà đạp thê thảm.
b. Quê hương & gia đình:
- Quê cha: Hà Tĩnh - phong cảnh sơn thủy hữu tình 
- Quê mẹ : Bắc Ninh - cái nôi của dân ca quan họ
- Sinh ra và lớn lên: Thăng Long ngàn năm văn hiến
 => được tiếp nhận văn hóa nhiều vùng miền.
- Gia đình: có truyền thống khoa bảng lớn.
 => Một yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du.
c. Bản thân:
- Lúc nhỏ: sống sung túc à hiểu rõ đời sống quý tộc, thân phận ca nhi, kĩ nữ.
- Lớn lên: sống lưu lạc, chật vật, khó khăn " yêu thương người nghèo, am hiểu ngôn ngữ dân gian.
- Về già: Làm quan cho nhà Nguyễn được trọng dụng nhưng bất đắc chí.
] Con người tài hoa, cuộc đời lắm thăng trầm" Ảnh hưởng sâu nặng đến sự nghiệp văn học.
 2.“Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều)
 a) Nguồn gốc: Cốt truyện từ tiểu thuyết TQ “Kim Vân Kiều truyện”
b) Sáng tạo của N.Du: Nội dung: hiện thực, nhân đạo; Nghệ thuật: thể thơ lục bát chữ Nôm.
 c) Nội dung tư tưởng của TK:
	- Là tiếng khóc cho số phận con người :
+ Khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ.
+ Tình cốt nhục bị lìa tan.
+ Nhân phẩm con người bị chà đạp, thân xác con người bị đọa đày.
	- Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép thế lực xã hội phong kiến đen tối, đồng tiền làm tha hóa con người.
	- Bài ca tình yêu tự do & ước mơ công lí.
d) Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật tài tình.
- Kể chuyện hấpdẫn
- Sử dụng ngôn ngữ điêu luyện
* KB: Đánh giá vai trò, vị trí của Nguyễn Du & Truyện Kiều trên văn đàn./.
Bài 8: TRAO DUYÊN
Câu 1: Trình bày vị trí đoạn trích 
Trả lời: Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 của Truyện Kiều , mở đầu cho cuộc đời đau khổ của Kiều.
Câu 2: Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa văn bản 
 Trả lời:
- Nghệ thuật :
 + Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật .
 + Ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật .
- Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình và hành phúc của người thân.
Câu 3: Trong đoạn trích Trao duyên, những câu thơ nào thể hiện hành động, lời nói của Kiều đối với em gái mình?
Trả lời: Từ câu: “Cậy em em có chịu lời...
	Đến câu: ... “Rưới xin giọt nước cho người thác oan”...
Câu 4: Đoạn thơ mang nhan đề là Trao duyên . Cuối cùng “duyên” có trao dược không? Tại sao gọi đoạn thơ này là một bi kịch. ( Tham khảo – HS khá, giỏi).
Trả lời: 
- Duyên đã trao và trao được vì Thúy Vân đã nhận. Nhưng tình yêu của Kiều dành cho Kim Trọng không sao trao được. Mâu thuẫn giữa tình và nghĩa chỉ giải quyết được một nữa . Phần nghĩa đã giải quyết xong còn phần tình thì Kiều vẫn vẹn nguyên bế tắc . “Duyên này thì giữ vật này của chung”.
- Đoạn thơ như một bi kịch vì mâu thuẫn nội tâm của nhân vật chính càng lúc càng căng thẳng, cuối cùng dẫn đến bế tắc, bi đát. 
Đề làm văn : Phân tích diễn biến tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích “ Trao Duyên” 
Gợi ý làm bài
* MB : Giới thiệu về tác giả tác phẩm, vị trí đoạn trích, nội dung khái quát của đoạn thơ.
* TB:
 - Tâm trạng của Kiều khi trao duyên:
+ Sự chủ động của Kiều trong cuộc trao duyên cho Thúy Vân : ngôn ngữ , cử chỉ ( chú ý sắc thái biểu cảm của các từ ngữ “ cậy”, “chịu”, “lạy”, “ thưa”
+ Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim : “ Khi ngày. chén thề” -> thắm thiết nhưng mong manh tan vỡ “ Giữa đườngtương tư”
+ Khi trao duyên , trao những lời tha thiết . Trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu “ Duyên này của chung” -> tâm trạng xót xa, nuối tiếc.
 - Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên:
+ Tuyệt vọng coi như mình đã chết (Chú ý những hình ảnh tượng trưng cho cái chết mà Kiều đã thốt ra) 
+ Từ chỗ nói với em -> nói với mình -> nói với người yêu bằng giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình trong sáng, vừa chớm nở đã vội tàn. => Mặc cảm day dứt khi nàng luôn nghĩ mình là là kẻ phụ bạc chàng Kim “Ôi Kim..từ đây.” 
 - Về nghệ thuật cần làm nổi bật:
+ Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.
+ Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động.
*KB: 	- Khẳng định nỗi đau của Kiều khi trao duyên -> nhân cách và sự hi sinh của Kiều.
	- Liên hệ thực tế, bản thân./.
Bài 9: CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Truyện Kiều – Nguyễn Du )
Câu 1: Hãy nêu vị trí đoạn trích và chủ đề đoạn trích?
- Vị trí đoạn trích: từ câu 2.213 đến câu 2.230 trong Truyện Kiều, Từ Hải từ biệt Thúy Kiều ra đi lập nên sự nghiệp lớn.
- Đề cao lí tưởng anh hùng va ước mơ công lí thông qua sự sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về người anh hùng Từ Hải.
Câu 2: Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với TK như thế nào?
- Không quyến luyến bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả “sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”
- Những lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát, hình ảnh “mười vạn tinh binh”, âm thanh “tiếng chiêng dậy đất”à khát vọng lớn lao, tầm vóc vũ trụ 
è khẳng định quyết tâm và sự tất yếu thành công .
Câu 3: Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích.
Cách tả người anh hùng Từ Hải có 2 đặc điểm:
- Hình ảnh lãng mạn mang cảm hứng vũ trụ “ lòng bốn phương”, “trượng phu”
- Hình tượng “trông vời trời bể mênh mang” vừa mang tính ước lệ vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc vũ trụ của Từ Hải.
Câu 4: Em có nhận xét gì về nghệ thuật lí tưởng hóa người anh hùng trong đoạn trích và nêu ý nghĩa văn bản?
- Nghệ thuật: Khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ; trong đó, hai phương 

File đính kèm:

  • docON_TAP_HOC_KI_2__LOP_10_20150725_035350.doc
Giáo án liên quan