Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 76-79: Chuyên đề Văn tự sự (Tấm cám)

Ví dụ: Tóm tắt truyện Tấm Cám

 * Xác định những nhân vật chính: Tấm; Cám

 * Tìm hiểu và tóm tắt truyện dựa theo nhân vật Tấm

+ Giới thiệu về Tấm: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ, Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Bố mẹ mất sớm, Tấm ở với mụ dì ghẻ cay nghiệt. Hằng ngày Tấm phải làm việc vất vả, còn Cám thì chỉ chơi bời, chẳng biết làm gì.

+ Kể vắn tắt nỗi khổ cực của Tấm: bị Cám cướp công - nuôi bống - bống bị giết - chôn xương bống dưới chân gường - ngày hội phải nhặt thóc - xem hội đánh rơi một chiếc hài - ướm hài thành hoàng hậu

+ Những cuộc hóa thân của Tấm: hóa thành chim vàng anh, bị Cám giết- hóa thành cây xoan đào - thành khung cửi, đều bị Cám hãm lại - hóa thành cây thị, quả thị, ở với bà lão hàng nước tốt bụng trở lại thành người, gặp lại vua, trở lại thành hoàng hậu.

+ Phần kết - Báo thù: Cám do muốn đẹp, Tấm nhân cơ hội này dội nước sôi giết chết. Mụ gì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.

  Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 76-79: Chuyên đề Văn tự sự (Tấm cám), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ VĂN TỰ SỰ ( TẤM CÁM) - NGỮ VĂN 10
Ngày soạn: 20/8/2015
Tuần: 3 – 5 ,Tiết: 7 – 13
MỤC TIÊU
Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Những mâu thuẫn xung đột, nội dung, nghệ thuật trong truyện Tấm Cám.
- Biết lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
- Mục đích, cách thức tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
- Đoạn văn, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự.
- Cách viết đoạn văn bài văn tự sự, cách thức làm văn tự sự,
Kĩ năng
- Đọc hiểu một văn bản tự sự có trong chương trình.
- Nhận diện những chi tiết tiêu biểu trong một số văn bản.
- Tóm tắt các văn bản tự sự có trong chương trình.
- Viết đoạn văn tự sự kể về một sự việc cho trước hoặc tự mình xác định. Viết một bài văn tự sự.
PHẠM VI
 Gồm các bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, Lập dàn ý bài văn tự sự, Thực hành chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, Luyện tập viết đoạn văn tự sự, Tóm tắt văn bản tự sự, Thực hành tóm tắt văn bản tự sự.
CÁCH THỨC TIÊN HÀNH
Phương tiện
Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, CKTKN 10
Thiết kế bài học
Phiếu học tập
Phương pháp
Gợi mở nêu vấn đề, phát vấn, thảo luận nhóm,tạo tình huống, trình bày vấn đề, thực hành- luyện tập.
BẢNG MÔ TẢ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Khái niệm văn tự sự
Nhận biết được thế nào là văn tự sự.
Hiểu được khái niệm văn tự sự
Sưu tầm một số văn bản tự sự.
2.Sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự.
Nhận biết các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự.
Biết tìm các sự việc chi tiết tiêu biểu trong văn bản Tấm Cám
Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết bài văn tự sự đơn giản.
Có ý thức và thái độ tích cực phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong tác phẩm để viết bài văn tự sự
3.Tóm tắt văn bản theo nhân vật chính.
Nắm được khái niệm tóm tắt văn bản theo nhân vật chính.
Hiểu cách tóm tắt văn bản theo nhân vật chính.
Tóm tắt văn bản Tấm Cám theo nhân vật chính.
Tóm tắt văn bản tự sự bất kì.
4. Luyện tập viết đoạn tự sự
Nhận biết đoạn văn, các loại đoạn văn, cấu trúc đoạn văn.
Biết cách viết đoạn văn.
Viết đoạn văn lựa chọn 1 chi tiết, sự kiện tiêu biểu trong truyện Tấm Cám
Viết được đoạn văn bất kì nhất là phần thân bài.
5. Văn bản Tấm Cám
Nhận biết được đặc trưng của thể loại thông qua văn bản Tấm Cám . Xác định nhân vật chính của truyện.
Hiểu được các chức năng của thể loại truyện cổ tích thần kì và ý nghĩa của 1 số chi tiết, sự kiện tiêu biểu, những mâu thuẫn , xung đột .
Phát hiện những chi tiết nghệ thuật đặc sắc và lí giải được ý nghĩa những chi tiết quan trọng.
- Đọc hiểu được các văn bản khác thuộc thể loại tự sự dân gian.
- Vận dụng vấn đề đã học giải quyết một tình huống cụ thể trong cuộc sống theo yêu cầu.
Thực hành 
Vận dụng
- Viết một văn bản hoàn chỉnh: nhập vai(Tấm- Cám) kể lại một văn bản hoàn chỉnh.
- Tạo lập một truyện mới: dân gian; hiện đại.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tiết 1: 
GV chia nhóm cho HS tìm hiểu một số khái niệm
- Nhóm 1: Văn tự sự
- Nhóm 2: Sự Việc tiêu biểu
- Nhóm 3: Chi tiết tiêu biểu
+ HS thảo luận xong có thể thuyết trình hoặc ghi vào phiếu học tập.
+ GV nhận xét, củng cố, khái quát chung.
GV: Gọi học sinh đọc văn bản Tấm Cám ( trang 65/ sgk)
- GV dẫn dắt đặt vấn đề:
H: Muốn chọn được chi tiết, sự việc tiêu biểu khi viết bài văn tự sự chúng ta phải làm gì?
- HS thảo luận, phân tích , đánh giá, trình bày: 
- Cần nắm được nội dung cốt truyện, nhận biết các nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật.
H: Tìm sự việc, chi tiết tiêu biểu qua văn bản Tấm Cám?
 GV chia nhóm cho HS thảo luận, trình bày vào phiếu học tập:
- Nhóm 1, 3: Chặng 1
+ Tấm sống ở nhà với mẹ con Cám 
- Nhóm 2,4: Chặng 2
+ Khi làm hoàng hậu
- Lần lượt các nhóm trình bày nội dung thảo luận .
- GV nhận xét, củng cố.
-GV giúp hs nhận biết được tầm quan trọng của việc tìm và lựa chọn sự việc, chi tiết trong quá trình viết hoặc kể lại câu chuyện.
H. Việc lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng ntn trong quá trình viết hoặc kể lại câu chuyện?
SVCT phải có vai trò dẫn dắt câu chuyện
- SVCT góp phần khắc họa sâu tính cách nhân vật
Tiết 2:
-Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính?
-Mục đích, yêu cầu của văn bản tóm tắt? 
GV Chia Nhóm cho HS thực hiện việc tóm tắt văn bản Tấm Cám
- Nhóm 1- 2: Tóm tắt văn bản Tấm Cám theo nhân vật Tấm
- Nhóm 3-4: Tóm tắt văn bản Tấm Cám theo nhân vật Cám
- GV cho HS Nhận xét, bổ sung chéo giữa các nhóm với nhau.
-Qua việc tóm tắt văn bản truyện Tấm Cám qua nhân vật trung tâm là Tấm, hãy cho biết cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính ?
-HS nhắc lại kiến thức về viết đoạn văn
- GV tổ chức cho 3 HS lên bảng viết đoạn văn, HS còn lại viết đoạn văn vào vở, gọi 5 em lêm đọc và sửa trước cả lớp, chấm điểm thực hành.
Tiết 3-4
Hướng dẫn HS tìm hiểu về thân phận của Tấm
H: Nhân vật Tấm có số phận như thế nào?
H: Mẹ con Cám được miêu tả ra sao?
HS: Thảo luận, phát biểu
GV: Bổ sung, giảng rõ
H: Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật? Mối quan hệ giữa 2 tuyến nhân vật này?
H: Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám chia làm mấy chặng? Nội dung của từng chặng?
HS: Thảo luận, phát biểu
GV: Bổ sung, kết luận
H: Tấm ở chằng này là người như thế nào? Ý nghĩa của việc Tấm trở thành hoàng hậu?
GV: Chia nhóm lớp, HS hoạt động theo nhóm
Nhóm1,2: Bốn lần giết Tấm một cách quyết liệt, vô cùng độc ác chứng tỏ điều gì nơi mẹ con Cám? 
Nhóm 3,4: Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
GV: Nhận xét, giảng rõ
GV tạo tình huống – HS tranh luận;
H: Hành động trả thù của Tấm có 2 ý kiến tranh luận:
- Đồng tình với cách trả thù của Tấm, cho rằng như thế là hợp lý, là đích đáng. Mẹ con Cám đáng bị trừng trị như vậy.
- Không đồng tình với hành động của Tấm cho rằng như thế là trái với bản chất hiền hậu của Tấm, làm giảm vẻ đẹp thuần khiết của nhân vật.
 Hãy phát biểu suy nghĩ của em?
HS: Thảo luận nhóm 2 em và phát biểu ý kiến
GV: Nhận xét, giảng rõ
-Theo em văn bản Tấm Cám có ý nghĩa ntn?
Tiết 5: 
-Những đặc sắc nghệ thuật của truyện Tấm Cám?
Tấm Cám là một truyện cổ tích thần kì tiêu biểu. Qua đó, em hãy rút ra những nét chính trong nghệ thuật truyện cổ tích thần kì?
Tiết 6-7
HS chia 2 nhóm thảo luận và tham gia đóng vai trình bày.
B1: Thảo luận nội dung
B2: Đóng kịch
- Mỗi nhóm được chuẩn bị trong 15 phút. Thư kí của nhóm ghi lại nội dung câu chuyện.
- Mỗi nhóm thể hiện phần đóng kịch kể lại câu chuyện trong 15 p
- GV nhận xét theo tiêu chí:
+ Nội dung: Chính xác, hấp dẫn 
+ Khả năng diễn xuất
-GV tổ chức cho HS viết đoạn văn vào vở ( 15p) rồi cho các em xung phong thuyết trình ý tưởng của mình.
- GV cho HS hình thành ý tưởng, chọn nhân vật
- HS thuyết minh về ý tưởng của mình trước cả lớp
- HS về nhà hoàn thành câu chuyện của mình.
1. Khái niệm văn tự sự:
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu qua văn bản Tấm Cám.
a. Khái niệm:
+ Sự việc tiêu biểu: là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện và gắn với nhân vật chính trong tác phẩm tự sự.
+ Chi tiết tiêu biểu : Mỗi sự việc có nhiều chi tiết. Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.
 b.Tìm sự việc, chi tiết tiêu biểu văn bản Tấm Cám.
* Chặng 1: 
- Bắt tép → chăn trâu → xem hội → thành hoàng hậu.
- Bảng đối sánh:
Sự việc
Chi tiết
Tấm
Cám, Dì ghẻ
a. Bắt tép:
- Chăm chỉ bắt được đầy giỏ tép. 
- Khóc và nhận được sự giúp đỡ của Bụt.
- Tấm nuôi cá bống.
- Lười biếng chẳng được gì
- Lừa chị lấy giỏ tép 
- Lĩnh thưởng cái yếm đỏ.
b. Đi chăn trâu:
- Chăn đồng xa
- Khóc vì bống bị giết
- Chôn xuống bốn đầu chân giường
- Rình trộm Tấm cho cá ăn.
- Giết bống ăn thịt
c. Đi xem hội
- Nhặt thóc gạo
- Đi xem hội, đánh rơi giày
- Trở thành hoàng hậu.
- Bày kế hành hạ Tấm
- Thử giày, bẽ bàng, xấu hổ.
* Chặng 2: 
Sự Việc
Chi tiết
Tấm
Cám, Dì ghẻ
a. Tấm về lo giổ cha
- Trèo cau → Ngã chết đuối.
- Dì ghẻ bày mưu độc : Đẵn gốc cau giết Tấm 
→ đưa Cám vào cung thế chị làm hoàng hậu
b. Hóa thân của Tấm.
 - Vàng Anh
- Chim vàng anh bị giết " Lông chim hoá thành 2 cây xoan 
- Cám theo lời mẹ giết chim, làm thịt chim ăn, vứt lông ra vườn 
- Cây xoan đào.
- Khung cửi.
- Tấm bước ra từ quả Thị
- Che bóng mát cho Vua nằm nghỉ 
- Cám sai chặt xoan, đóng khung cửi
- Khung cửi → nguyền rủa tội cướp chồng của Cám 
- Cám đốt khung cửi, đổ tro bên lề đường cách xa hoàng cung
Khung cửi bị đốt " từ đống tro mọc lên cây thị có 1 quả " Tấm ở với bà lão.
- Từ quả thị bước ra trở thành cô Tấm xinh đẹp hơn xa gặp lại vua, trở lại làm hoàng hậu. 
- Cám sợ hãi khi thấy Tấm quay về, nhưng cũng muốn xinh đẹp như Tấm.
- Tấm trả thù Cám
- Để lựa chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự cần nắm vững các bước sau:
- Xác định đề tài, chủ đề
- Dự kiến cốt truyện (gồm nhiều SV)
- Triển khai sự việc bằng một số chi tiết
- SVCT phải có vai trò dẫn dắt câu chuyện
- SVCT góp phần khắc họa sâu tính cách nhân vật.
3. Tóm tắt văn bản (Tấm Cám), luyện tập viết đoạn văn tự sự:
a. Tóm tắt văn bản (Tấm Cám): 
- Khái niệm: Là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó.
- Mục đích: Giúp nắm vững tính cách và số phận nhân vật, góp phần đi sâu tìm hiểu, đánh giá tác phẩm.
- Yêu cầu: Bản tóm tắt cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu chung của một văn bản, trung thành với văn bản gốc, nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính. 
- Cách tóm tắt: 
 Ví dụ: Tóm tắt truyện Tấm Cám
 * Xác định những nhân vật chính: Tấm; Cám
 * Tìm hiểu và tóm tắt truyện dựa theo nhân vật Tấm
+ Giới thiệu về Tấm: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ, Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Bố mẹ mất sớm, Tấm ở với mụ dì ghẻ cay nghiệt. Hằng ngày Tấm phải làm việc vất vả, còn Cám thì chỉ chơi bời, chẳng biết làm gì.
+ Kể vắn tắt nỗi khổ cực của Tấm: bị Cám cướp công - nuôi bống - bống bị giết - chôn xương bống dưới chân gường - ngày hội phải nhặt thóc - xem hội đánh rơi một chiếc hài - ướm hài thành hoàng hậu
+ Những cuộc hóa thân của Tấm: hóa thành chim vàng anh, bị Cám giết- hóa thành cây xoan đào - thành khung cửi, đều bị Cám hãm lại - hóa thành cây thị, quả thị, ở với bà lão hàng nước tốt bụng trở lại thành người, gặp lại vua, trở lại thành hoàng hậu.
+ Phần kết - Báo thù: Cám do muốn đẹp, Tấm nhân cơ hội này dội nước sôi giết chết. Mụ gì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.
 à Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
2 Cách tóm tắt văn bản tự sự
a) Đọc kĩ tác phẩm, xác định các nhân vật chính
b) Xác định các sự kiện theo nhân vật chính.
- Nguồn gốc lai lịch nhân vật
- Phẩm chất tài năng
- Hành động, lời nói, suy nghĩ trong các sự kiện chính.
- Mối quan hệ với các nhân vật khác.
b. Luyện tập viết đoạn văn tự sự: 
Đề 1: Viết đoạn văn kể lại quá trình hóa thân của Tấm
- Yêu cầu: 
+ Hình thức: Biết cách trình bày một đoạn văn, mạch lạc.
+ Kiến thức: Nắm được yêu cầu của đề, xác định được sự việc, chi tiết tiêu biểu ( Các lần hóa thân của Tấm: Chim Vàng Anh -> Cây xoan đào-> Khung cửi -> Quả thị)
4.Tìm hiểu nhân vật – Ý nghĩa của văn bản Tấm Cám:
a. Tìm hiểu các nhân vật:
Tấm 
Cám
Mồ côi
Hiền lành, thật thà 
Chăm chỉ, siêng năng 
 Gặp nhiều bất hạnh 
Được mẹ nuông chiều
Ác độc, Cay nghiệt
Lười nhác
Tìm mọi cách hãm hại Tấm
 ª 2 tuyến nhân vật đối lập, trái ngược nhau -> thường xảy ra mâu thuẫn, xung đột.
b. Diễn biến mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám: 3 Chặng
- Chặng 1: Tấm và mẹ con Cám 
+ Tấm là người hiền lành, chăm chỉ bị hắt hủi, yếu đuối, thụ động, cam chịu.
+ Tấm trở thành hoàng hậu: đó là ước mơ, là tinh thần lạc quan, niềm tin của nhân dân lao động, thể hiện triết lí “Ở hiền gặp lành”
=>Xung đột gia đình
- Chặng 2: Tấm bị giết 4 lần, 4 lần hóa thân.
- Hành động kiên quyết tiêu diệt bằng được Tấm thể hiện lòng ích kỷ, sự đố kị, lòng tham lam muốn độc chiếm ngôi Hoàng hậu để hưởng vinh hoa, phú quý.
- Cô Tấm không chết: Tác giả dân gian muốn chứng minh sức sống mãnh liệt của Tấm ý thức về hạnh phúc “ Hạnh phúc chỉ có được khi biết đấu tranh” và thể hiện triết lý sống của dân gian: Cái thiện không bị khuất phục, chính nghĩa không bao giờ đầu hàng.
=> Xung đột xã hội
- Chặng 3: Tấm trừng trị Cám.
- Thưởng phạt trong truyện cổ tích đều bắt nguồn từ triết lý “ở hiền gặp lành” “ở ác gặp ác”
- Hành động trừng phạt kẻ thù cho thấy ý nghĩa: muốn có hạnh phúc người lao động phải tự mình đấu tranh để có được.
c. Ý nghĩa văn bản Tấm Cám:
- Thể hiện sức sống trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác
- Thể hiện mơ ước và tinh thần lạc quan của nhân dân.
 5. Đặc điểm nghệ thuật: 
a. Đặc sắc nghệ thuật truyện Tấm Cám
- Cốt truyện li kì , hấp dẫn.
- Có nhiều yếu tố kì ảo: tạo nên vẻ đẹp sức hấp dẫn và kết thúc có hậu.
- Các câu văn vần giàu chất thơ, khắc sâu cốt truyện.
b. Đặc sắc nghệ thuật truyện cổ tích thần kì:
- Có tham gia của yếu tố thần kì
- Có kết cấu phổ biến: Nhân vật chính là những con người bình thường hoặc bất hạnh trải qua hoạn nạn, cuối cùng được hưởng hạnh phúc, thõa nguyện ước mơ.
- Tấm Cám tiêu biểu cho loại cổ tích thần kì là loại truyện khá quen thuộc ở nhiều nước trên TG.
VD: Cô lọ lem (Nước Pháp)
 Con cá vàng (Thái Lan)
 Đôi giày vàng (Chăm)
=> Truyện phán ránh những số phận bất hạnh của những cô gái mồ côi và ước mơ chiến thắng cái ác
6. Thực hành - vận dụng
Bài tập 1: Em hãy đóng vai Cám kể lại câu chuyện Tấm Cám.
Hướng dẫn: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
-Mở bài
+ Giới thiệu câu chuyện ,nhân vật, vai kể
+ Hoàn cảnh xảy ra ,thời gian ,không gian.
-Thân bài: Kể về diễn biến câu chuyện
-Kết bài : Nêu kết thúc câu chuyện .
Bài tập 2: Nếu được viết lại đoạn kết truyện Tấm Cám em sẽ viết như thế nào?
Bài tập 3: Viết một truyện ngắn kể về một người tốt mà em biết.
Câu hỏi kiểm tra đánh giá 
Đọc kĩ văn bản dưới đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
 Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
 Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
 Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
 Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. 
 ( Trích Tôi đi học- Thanh Tịnh)
Câu 1: Đoạn trích kể về sự việc gì? Theo em đoạn trích nằm ở phần nào của văn bản tự sự trên?
Câu 2: Khi kể lại kí ức trên, nếu tác giả không kể sự việc mẹ nắm tay dắt đi học có được không? Vì sao?
Câu 3: Từ đoạn trích trên em học tập được điều gì trong cách kể một câu chuyện?
Câu 4: Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của mình.
4-Củng cố 
- Những mâu thuẫn xung đột, nội dung, nghệ thuật trong truyện Tấm Cám
- Văn bản tự sự, sự việc- chi tiết cơ tiêu biểu trong văn tự sự
- Cách tóm tắt, viết đoạn, viết bài văn tự sự.
5.Hướng dẫn tự học 
 Chuẩn bị bài Chiến thắng Mtao- Mxây

File đính kèm:

  • docchuyen de van tu su.doc