Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 20: Củng cố - Luyện tập bài "Lưu biệt khi xuất dương"

I. BÀI THƠ LAI TÂN (Hồ Chí Minh)

 1. Đọc văn bản

 a) Tiểu dẫn: Bài thơ 97 trong 133 bài của “Nhật kí trong tù”.

 b) Đọc diễn cảm văn bản

- Văn bản dịch dịch thơ (so sánh).

 2. Đọc - hiểu

- Giọng: Tự sự, châm biếm, mỉa mai.

- Kết cấu: 2 phần

 + 3 câu đầu: Kể chuyện.

 + 1 câu kết: Bình luận.

 Thấm đượm chất trữ tình; Toát lên 1 tiếng cười mỉa mai, lật tẩy bản chất của bọn quan lại, bộ máy chính quyền T.G.Thạch.

- Ý nghĩa: Phơi bày sự thối nát của quan lại bất chính trong XH Trung Quốc thời kì T.G.Thạch; Bộc lộ kín đáo sự mỉa mai, châm biếm sâu cay, thái độ phê phán của tác giả đối với thực trạng “thái bình” dối trá thường thấy của chính PK T.G.Thạch.

doc24 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 20: Củng cố - Luyện tập bài "Lưu biệt khi xuất dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thơ về t/yêu. Xuyên qua sương khói hư ảo của t/y mơ mộng là tình quê, là t/y thiết tha, đằm thắm với đ/nc q/hương. Với việc khơi gợi lên t/cảm chung của nhiều ng như thế, b/thơ d/tả tâm trạng riêng của t/giả, lại tạo đc sự cộng hưởng rộng rãi & lâu bền trg tâm hồn của các thế hệ độc giả.
 4. Củng cố:
- Nội dung cơ bản của bài thơ: Tình yêu q/hương đ/nc, t/cảm sâu nặng với thôn Vĩ.
 5. HDHB:
- Đọc thêm các t/phẩm của H.M.Tử viết về trăng.
Tuần 24: 
Hồ chí minh, TỐ HỮU
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao kiến thức về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh và Từ ấy .
- Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ.
B. Phương tiện thực hiện: SGK Ngữ văn 11, Thiết kế bài học, Sách tham khảo
C. Cách thức tiến hành: P/tích, bình giảng, tổng hợp kết hợp so sánh, nêu v/đề, trao đổi, thảo luận qua các bài tập trg sgk trang 42.
D. Tiến trình bài học:
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp cùng với bài dạy.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(?) Trình bày vài điểm vắn tắt về nội dung bài thơ? 
(?) Giá trị tư tưởng của bài thơ là gì?
I. ôn tập kiến thức
 1. Chiều tối (Hồ Chớ Minh)
- Hai câu thơ đầu mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít mà gợi nhiều, chỉ hai nét phác họa mà gợi lên hồn cảnh vật. Qua đó, thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ. Bởi vì nếu không có ý chí và nghị lực, không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tù đày.
- Thông qua bức tranh cuộc sống lao động, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn người tù: lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
- Cảm quan thiên nhiên của Bác xét đến cùng là cảm quan nghệ thuật. Trung tâm bài thơ chính là con người lao động và ngọn lửa của sự sống. Vì thế, bài thơ tuy viết về cảnh chiều tối nhưng lại thắp sáng lên trong lòng người đọc một ngọn lửa hồng ấm áp của niềm tin yêu đời.
(?) Nhắc lại những điều cần nhớ về bài thơ Từ ấy?
 2. Từ ấy (Tố Hữu)
 - Bài thơ là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của Tố hữu.
 - Giọng điệu chân thành, cảm xúc hồ hởi, náo nức bài thơ nêu bật một quan niệm mới mẻ và nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa cá nhân và quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao. 
GV HD HS làm BT trg sgk/trang 42.
- BT1: HS gạch vài ý kiến ra nháp, GV động viên các em trình bày miệng & n/xét, cho điểm.
II. luyện tập
 1. Bài tập 1 (trang 42)
- Cảm quan biện chứng của ng c/sĩ CM b/hiện ở cách nhìn c/s trg sự v/động tất yếu hướng tới cái tốt đẹp, tươi sáng.
- B/thơ có sự v/động từ 2 câu đầu đến 2 câu sau:
 + Cảnh vật: Cánh chim về rừng, chòm mây trôi về phía trời xa, chiều dần sang tối với ánh lửa hồng, từ lạnh lẽo, âm u đến ấm áp, bừng sáng,
 + Lòng người: Từ nỗi buồn đến niềm vui,
à Niềm lạc quan, y/đời, niềm tin vào tương lai tươi sáng của ng c/sĩ CM.
HD HS p/tích 2 câu thơ của H.T.Thông để thấy những b/thơ trg Nhật kí trg tù của Bác luôn có sự hài hòa giữa chất thép và chất tình. Từ đó, HS v/dụng vào p/tích b/thơ Chiều tối.
 2. Bài tập 3 (trang 42)
- Thơ HCM có sự k/hợp giữa dũng khí kiên cường & t/cảm dạt dào.
- Chiều tối là những vần thơ quên mình của Bác. B/thơ ko chỉ m/tả cảnh chiều nơi sơn cước mà trên hết & toát lên từ toàn bộ thi phẩm là h/tượng n/vật trữ tình có tấm lòng y/thg rộng lớn, luôn nâng niu, trân trọng mọi sự sống trên đời. Ng đã quên đi cảnh ngộ của b/thân, sự đau đớn của thể xác, sự mệt mỏi về t/thần để y/thg & nâng niu 1 cánh chim chiều, 1 áng mây trôi, 1 cảnh lao động vất vả nhg rất đỗi bình dị, tự do của con ng.
HS viết đoạn văn
 3. Bài tập 1 (trang 44)
Viết đoạn văn về 1 khổ thơ.
 4. Củng cố:
- Sự kết hợp giữa 2 yếu tố cổ điển & h/đại.
 5. HDHB:
- Nắm vững nội dung bài học.
Tuần 25:
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS đọc thơ, nắm bắt nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi tác phẩm (Lai Tõn, Nhớ đồng, Tương tư, Chiều xuõn) qua những giới thiệu cơ bản của GV.
- Luyện kỹ năng đọc diễn cảm, đọc văn bản thơ để bước đầu khám phá ý nghĩa giá trị tác phẩm.
B. Phương tiện thực hiện: Tài liệu tham khảo, SGK, SGV
C. Cách thức tiến hành: Đọc diễn cảm, giới thiệu.
D. Tiến trình bài học:
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
Hoạt động của GV& HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Bài thơ Lai Tân (SGK - tr.45).
à HS đọc: - Tiểu dẫn.
 - Văn bản.
(?) Nhận xét về kết cấu và biện pháp nghệ thuật của bài thơ.
I. Bài thơ Lai Tân (Hồ Chí Minh)
 1. Đọc văn bản
 a) Tiểu dẫn: Bài thơ 97 trong 133 bài của “Nhật kí trong tù”.
 b) Đọc diễn cảm văn bản
- Văn bản dịch à dịch thơ (so sánh).
 2. Đọc - hiểu
- Giọng: Tự sự, châm biếm, mỉa mai.
- Kết cấu: 2 phần 
 + 3 câu đầu: Kể chuyện.
 + 1 câu kết: Bình luận.
à Thấm đượm chất trữ tình; Toát lên 1 tiếng cười mỉa mai, lật tẩy bản chất của bọn quan lại, bộ máy chính quyền T.G.Thạch.
- ý nghĩa: Phơi bày sự thối nát của quan lại bất chính trong XH Trung Quốc thời kì T.G.Thạch; Bộc lộ kín đáo sự mỉa mai, châm biếm sâu cay, thái độ phê phán của tác giả đối với thực trạng “thái bình” dối trá thường thấy của chính PK T.G.Thạch.
Hoạt động 2: Bài thơ Nhớ đồng (Tố Hữu).
HS đọc, nhận xét âm hưởng thơ.
(?) Nỗi nhớ quê hương, đồng bào của thi nhân được thể hiện ntnào? Thông qua những hình ảnh nào?
(?) Hãy minh chứng niềm say mê lý tưởng và khát vọng từ do có trong bài thơ?
II. Bài Nhớ đồng (Tố Hữu)
 1. Đọc 
 a) Tiểu dẫn
- Tác giả viết năm 1939 trong nhà ngục.
- In trong tập thơ “Từ ấy”.
 b) Văn bản thơ
- Điệu thơ: Tha thiết buồn nhớ à âm vang tiếng hò xứ sở (Huế thương).
- Nhịp thơ dàn trải, miên man (điệp khúc).
 2. Đọc - hiểu 
 a) Nỗi nhớ quê hương, đồng bào
- Từ tiếng hò
- Bức tranh quê được gợi lên đầy thương mến (đất, tre, mạ, nhà tranh, ruộng đồng, con người LĐ chất phác).
- Câu hỏi láy đi láy lại “Đâu” à bâng khuâng, nhung nhớ, tiếc nuối, chờ đợi
 b) Say mê lý tưởng, khao khát tự do
- Những băn khoăn, náo nức bắt đầu: “đi kiếm”.
- Niềm hạnh phúc trào dâng: “như chim, say đồng ca hát!”
- Nỗi buồn vì mất tự do mà: mơ
 thầm lặng
 buồn nhớ
ố Khát vọng được hoạt động và được tự do hoạt động là cảm hứng trào dâng trong tâm hồn nhân vật “tôi” trữ tình. “Cái tôi” ấy vận động theo dòng cảm xúc mãnh liệt và hướng tới hoạt động Cách mạng.
Hoạt động 3: Bài thơ Tương tư (Nguyễn Bính).
(?) Bài thơ diễn tả điều gì? Mạch cảm xúc ấy ntnào?
III. bài thơ tương tư (Nguyễn Bính)
 1. Đọc
 a) Tiểu dẫn
 b) Bài thơ: 
Âm hưởng thơ lục bát trầm bổng, thiết tha, đầy cảm xúc thương nhớ.
 2. Đọc - hiểu 
“Nỗi tương tư” (Tâm trạng nhân vật trữ tình).
- Nỗi nhớ: 
 + Nhớ nhung à hờn dỗi à than thở à mơ tưởng à ước vọng xa xôi à 
 + Mạch cảm xúc tự nhiên, thành thực luôn chuyển hoá đan xen.
- Cách diễn tả: 
 + Tự sự, giãi bày cảm xúc “chín nhớ mười thương”
 + Phép lặp, tả cảnh ngụ tình, ngắt nhịp thơ à tạo những biến đổi xúc cảm, tâm trạng.
- Mối nhân duyên đậm nét chân quê trong 1 mối tình đơn phương mà tha thiết, thể hiện 1 tiếng nói yêu thương đằm thắm, niềm khao khát tình yêu và hôn nhân đẹp đẽ của nhân vật trữ tình.
à “Tương tư” - 1 bài thơ đậm đà sắc thái dân gian và hồn thơ Nguyễn Bính.
Hoạt động 4: Bài thơ Chiều xuân (Anh Thơ) - tr.51 SGK.
HS đọc.
(?) Nét đẹp nổi bật của bài thơ Chiều xuân?
(?) Nét tâm hồn thi nhân qua nghệ thuật thể hiện trong bài thơ?
III. bài thơ Chiều xuân (Anh Thơ)
 1. Đọc
 a) Tiểu dẫn (tr.51)
 b) Bài thơ: 
Điệu thơ nhẹ nhàng, êm ái, hơi buồn. Giọng thong thả, trong sáng.
 2. Đọc - hiểu 
 a) Bức tranh quê xinh xắn
- Không gian: Bến quê, đồng quê.
- Thời gian: Mùa xuân.
- Cảnh vật: Tĩnh lặng, êm đềm mà sinh động.
 Tự nhiên, đơn sơ nhưng đằm thắm cảm xúc chân quê.
(mưa êm, đò nằm, quán im lìm, hoa xoan rụng, cỏ non, sáo đậu, bướm rập rờn, trâu bò ăn cỏ trong mưa, ăn mưa, lúa xanh, cô nàng yếm thắm cào cỏ)
à Bức tranh mùa xuân quê miền Bắc.
 b) Nghệ thuật: Miêu tả, gợi tả đầy ấn tượng, giàu cảm xúc, mang nét tâm hồn riêng biệt của nữ sĩ: Chân thực, tinh tế, trữ ình & đầy nữ tính. Đó là những rung động của 1 hồn thơ tràn đầy tình yêu dành cho quê hương, đất nước - 1 hồn thơ mới của văn học 1930 - 1945.
Dặn dò: đọc kĩ, học thuộc các bài thơ.
V. kết luận
- Cùng 1 thời kì sáng tác nhưng mỗi bài thơ mang 1 vẻ riêng, chứa đựng cách nhìn, cách cảm, cách biểu đạt mang sắc thái khác biệt (2 bp văn học khác nhau).
- Đem đến cho người đọc những rung động phong phú.
Tuần 26: 
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 
- Củng cố kiến thức về 2 t/phẩm Tôi yêu em của Pus-kin và Bài thơ số 28 của Ta-go.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ.
B. Phương tiện thực hiện: SGK Ngữ văn 11, Thiết kế bài học, Sách tham khảo
C. Cách thức tiến hành: P/tích, bình giảng, tổng hợp kết hợp so sánh nêu v/đề qua h/thức trao đổi, thảo luận.
D. Tiến trình bài học:
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc diễn cảm bài thơ Tôi yêu em của Pus-kin.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(?) Nhắc lại ý nghĩa nhan đề của bài thơ? 
I. tôi yêu em (Pus-kin)
 1. Nhan đề bài thơ
- Bài thơ vốn không có nhan đề - Puskin không đặt nhan đề cho bài thơ.
- Tôi yêu em là nhan đề do người dịch tự đặt căn cứ vào mạch tình cảm của bài thơ.
- Cách xưng hô: Tôi - Em: Nói đúng tình cảm quan hệ giữa nhân vật trữ tình và em - vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm vừa dang dở. Có thể coi đây là bức thư tình.
(?) Cách thổ lộ tình yêu của nhân vật trữ tình như thế nào? Nhận xét?
 2. Bốn câu đầu
- Bày tỏ q/điểm chân thành, trầm lắng, dè dặt, ngập ngừng, cách nói không hoa mĩ, giản dị trong cách diễn đạt để nhằm khẳng định: tình yêu chưa hoàn toàn tắt lụi trong tôi.
- Tình yêu không mang lại hạnh phúc cho em thì phải chấm dứt, trả lại sự thanh thản cho tâm hồn em. Vậy là tình thế trong bài thơ là tình yêu đơn phương.
- Nhân vật trữ tình tuyên bố một kiểu yêu cao thượng: Tình yêu là tự nguyện, là hiến dâng, là hi sinh. Nhận sự thua thiệt, chỉ mong cho người mình yêu hạnh phúc. 
à Đó chính là văn hóa tình yêu!
(?) Diễn biến phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ở bốn câu sau?
 3. Bốn câu sau
- Thẳng thắn bộc lộ t/yêu của mình, rất đời thường. T/yêu ở đây là sự hiến dâng, hi sinh thầm lặng.
- Nhân cách của nhân vật trữ tình được bộc lộ ở hai câu thơ cuối: Yêu chân thành đằm thắm/ cầu em được người tình như tôi đã yêu em. à Câu thơ hay nhất, sáng tươi sau bao sóng gió, tình yêu ấy vẫn vẹn nguyên dù bao đau khổ.
- Câu thơ cuối bất ngờ xuất hiện nhân vật thứ 3 trong bài thơ: Cầu emngười tình: Cách nói đẩy ra, kéo vào, từ chối mà khẳng định. Không yêu được vẫn chúc phúc cho người yêu. Coi hạnh phúc của người yêu là hạnh phúc của mình.
àMột tình yêu cao thượng, bao dung, nó vượt qua thói ích kỷ tầm thường hàng ngày, tình yêu chỉ cho mà không hề nhận àVăn hóa tình yêu.
(?) Nhân vật trữ tình giãi bày t/cảm của mình ntnào?
II. bài thơ số 28 (Ta-go)
 1. Sự giãi bày tình cảm 
- H/ảnh đôi mắt à Cô gái băn khoăn, chưa thực sự tin tưởng, muốn nhìn thẳng vào tâm tưởng - k/khát hoà nhập tâm hồn.
- Đáp ứng nguyện vọng đó, chàng trai phơi bày trần trụi tất cả: Chân thực, giản dị, không câu nệ. 
- Nhưng thật nghịch lý là người yêu không biết gì về anh và tiếp tục đòi hỏi cao hơn nữa.
(?) Chàng trai làm gì để đáp ứng nguyện vọng của người yêu? Tại sao càng giãi bày, càng hi sinh người yêu lại càng không hiểu?
 2. Sự hi sinh đầy mâu thuẫn 
- Để người yêu thấu hiểu, chàng trai hi sinh cuộc đời mình, hiến dâng tất cả cuộc đời cho tình yêu. Nhưng tất cả em cũng đều không biết gì về anh.
à Sự tăng tiến tình cảm trong sự đòi hỏi và giãi bày: Từ giãi bày - đến hi sinh - cuối cùng là hoà hợp.
- Nhân vật trữ tình vừa là con người tình nhân, vừa là con người triết nhân. Đó chính là đặc trưng của thể loại thơ triết lý - trữ tình Tago.
- Trái tim tình yêu không đơn giản là vật chất. Tiềm ẩn trong đó sự đối lập: Vui sướng và khổ đau; thiếu thốn và giàu sang - đó là tất yếu của tình yêu
(?) Nội dung hai câu thơ cuối là gì?
 3. Khát vọng hoà đồng, tình yêu rộng mở
- 2 câu cuối mang t/chất triết lý sâu sắc. 
- Tình yêu là sự vô cùng không ranh giới.
- Tình yêu luôn đòi hỏi sự thống nhất trọn vẹn, luôn khao khát biết trọn nó. Đó là chân lý của Tago.
GV kết luận
III. kết luận
- Hai bài thơ đều thể hiện t/yêu chân thành của nhân vật trữ tình với người yêu. Đó ko chỉ là sự hiến dâng mà còn là sự hi sinh không tính toán. Họ giãi bày tình yêu với người yêu & cũng sẵn sàng bao dung, sẻ chia với người yêu.
- 2 bài thơ được viết nên bởi giọng điệu chân thành, sâu lắng, tình cảm, đậm đà phong cách nhà thơ.
 4. Củng cố:
- Nội dung, nghệ thuật cơ bản của 2 bài thơ.
 5. HDHB:
- Nắm vững nội dung bài học.
Tuần 27: 
A.p.sê-khôp
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 
- Củng cố kiến thức về t/phẩm Người trong bao qua phần luyện tập sgk trang 70.
- Rèn luyện kỹ năng làm văn tự sự.
B. Phương tiện thực hiện: SGK Ngữ văn 11, Thiết kế bài học, Sách tham khảo
C. Cách thức tiến hành: Trao đổi, thảo luận, gợi ý, hướng dẫn HS luyện viết đoạn văn.
D. Tiến trình bài học:
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện ngắn Người trong bao của A.P.Sê-khôp.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(?) Chủ đề tư tưởng của truyện ngắn này là gì?
HS trả lời.
I. ôn tập kiến thức
 1. Chủ đề tư tưởng
- Lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao. Lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga.
- Lời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ.
(?) Vài nét về nghệ thuật?
 2. Đặc sắc nghệ thuật
- Chọn ngôi kể khách quan, gây cảm giác chân thật, gần gũi, tạo cấu trúc kể truyện lồng trong truyện.
- Giọng kể: Mỉa mai, châm biếm, trầm tĩnh, vẻ ngoài bình thản.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình: Từ chân dung, lời nói, hành độngđều khái quát thành tính cách, lối sống.
- Nghệ thật tương phản: Lối sống, tính cách của Bêlicốp >< chị em Valenca, giáo viên, nhân dân 
- Nghệ thuật biểu tượng: Hình ảnh cái bao, người trong bao, cái chết của Bêlicốp.
- Kết thúc truyện: Người nghe - người đọc giả định trực tiếp phát biểu chủ đề tư tưởng - tạo ấn tượng cho người đọc.
Chia nhóm HS làm BT trang 70/sgk.
- Nhóm 1 - BT1: Kể cả đoạn sau khi Bê-li-côp chết. Có thể thêm 1 vài câu thoại trực tiếp hoặc kể gián tiếp.
II. Luyện tập
 1. Bài tập 1 (trang 70)
Kể lại câu chuyện bằng lời kể của chính Bê-li-côp. Nhập vai nhân vật, xưng “tôi” hoặc “mình”.
- Nhóm 2 - BT2: Đoạn k/thúc có thể viết tùy theo tưởng tượng của HS nhưng ko tùy tiện mà vẫn phải thể hiện rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
 2. Bài tập 2 (trang 70)
Bài viết phải thể hiện rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm, có thể có 1 trg những k/thúc như:
- Một Bê-li-côp mới lại x/hiện, còn ghê sợ hơn.
- Kể lại thời thơ ấu và thanh niên của Bê-li-côp để g/thích 1 trg những nguyên nhân hình thành tính cách Bê-li-côp.
- Nhóm 3 - BT 3: HS có thể đưa ra các ý kiến khác nhau. GV n/xét, kết luận. 
 3. Bài tập 3 (trang 70)
Không nên và ko thể thay thế nhan đề NGười trong bao bằng các nhan đề A, B, C, D vì:
- Nhan đề Người trong bao vừa khái quát, vừa gây ấn tượng lạ nhất (Nguyễn Hữu Vui dịch là Người mang vỏ ốc (E)).
- Đó là s/tạo độc đáo của t/giả.
- Đó là cách dịch sát nghĩa nguyên tác nhất.
- Nhóm 4 - BT 4: HS tự tìm.
 4. Bài tập 4 (trang 70)
Một vài thành ngữ, tục ngữ VN có nội dung gần với lối sống & kiểu “người trong bao”: Mũ ni che tai, Con ốc nằm co, Rụt cổ rùa, Len lét như rắn mồng năm, Co vòi rụt cổ, Nhát như thỏ đế,
 4. Củng cố:
- Nội dung, nghệ thuật cơ bản của truyện.
 5. HDHB:
- Tiếp tục luyện viết các đoạn văn.
Tuần 28: 
v.huy-gô
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 
- Củng cố kiến thức về đ/trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền qua phần luyện tập sgk trang 80.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật.
B. Phương tiện thực hiện: SGK Ngữ văn 11, Thiết kế bài học, Sách tham khảo
C. Cách thức tiến hành: Trao đổi, thảo luận, gợi ý, hướng dẫn HS luyện viết đoạn văn.
D. Tiến trình bài học:
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ) của V.Huy-gô.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(?) Nhắc lại giá trị nội dung của đoạn trích?
HS trả lời.
I. ôn tập kiến thức
 1. Giá trị nội dung
- Huy-gô muốn gửi đến bạn đọc thông điệp: Lòng nhân ái rất cần thiết trg c/s, nhất là khi con ng rơi vào những tình thế khó khăn. Trg bất công & tuyệt vọng, con ng chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền & nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
- Tuy nhiên, để xóa hết bất công, bạo lực & ngang trái, để cứu con ng khỏi bàn tay của loài “quỷ dữ”, “ác thú” thì ko thể chỉ dựa vào tình thương & lòng nhân hậu. Loài ng cần phải có nhiều con đường khác nữa.
(?) Vài nét về nghệ thuật?
 2. Đặc sắc nghệ thuật
- So sánh & ẩn dụ là những b/pháp NT chjính của đ/trích, phát huy h/quả NT rõ nét nhất trg việc khắc họa hình tượng n/vật.
- NT đối lập, tương phản mới điển hình cho thế giới h/tượng của V.Huy-gô & góp phần q/trọng thể hiện chủ đề tư tưởng của t/phẩm.
- Sự đan xen bình luận ngoại đề trg d/biến câu chuyện giúp trực tiếp thể hiện th/độ, c/xúc của ng kẻ chuyện & m/tả, k/định lí tưởng của nhà văn.
HD HS làm các BT trang 80/sgk.
Chia các nhóm thảo luận, sau đó trình bày. GV nhận xét, tổng hợp.
- Nhóm 1 - BT 1
II. Luyện tập
 1. Bài tập 1 (trang 80)
Có thể minh họa lại NT đối lập ở nhân vật Phăng-tin như 1 nét đ/trưng cho thế giới h/tượng của Huy-gô:
- Sự đối lập giữa: Phăng-tin >< Gia-ve
 Nạn nhân >< Đao phủ
- Sự đối lập giữa: Phăng-tin >< Giăng Van-giăng
 Nạn nhân >< Vị cứu tinh
- Nhóm 2 - BT 2
Gợi ý: Phăng-tin có v/trò bản lề để khắc họa 2 n/vật còn lại và thúc đẩy d/biến cốt truyện ở phần sau.
 2. Bài tập 2 (trang 80)
Cần g/thích rõ: Sự đói lập Phăng-tin >< s/mạnh phi thường, ý chí phản kháng,
- Nhóm 3 - BT 3
Gợi ý HS so sánh với văn học dân gian VN qua các câu chuyện cổ tích
 3. Bài tập 3 (trang 80)
Phân tuyến nhân vật thành Thiện và ác à gần gũi với cách phân tuyến n/vật của vhdg.
 4. Củng cố:
- Nội dung, nghệ thuật cơ bản của truyện.
 5. HDHB:
- Tiếp tục luyện viết các đoạn văn cho BT1.
Tuần 29: 
Phan châu trinh
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 
- Củng cố và nâng cao kiến thức về đ/trích Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức và luân lí Đông Tây) của Phan Châu Trinh qua phần luyện tập sgk trang 88.
B. Phương tiện thực hiện: SGK Ngữ văn 11, Thiết kế bài học, Sách tham khảo
C. Cách thức tiến hành: Trao đổi, thảo luận, gợi ý,...
D. Tiến trình bài học:
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta thuộc thể loại gì? Nội dung chủ yếu của nó?
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(?) Những vấn đề tác giả đặt ra trg đ/trích?
HS trả lời.
I. ôn tập kiến thức
 1. Mục đớch, yờu cầu của thao tỏc lập luận bỡnh luận
 - Là đánh giá (xác định phải trái, đúng sai, hay dở) và bàn bạc (trao đổi ý kiến).
 - Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.
 - Lập luận để khẳng được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.
 - Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.
(?) Vài nét về nghệ thuật?
 2. Cỏch bỡnh luận
 - Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận.
 - Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận
 - Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận.
HD HS làm các BT trang 88/sgk.
Chia các nhóm thảo luận, sau đó trình bày. GV nhận xét, tổng hợp.
- Nhóm 1 - BT 1
II. Luyện tập
 1. Bài tập 1 (trang 73)
 Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì: 
 - Mục đích 3 kiểu bài này khác nhau
 - Bản chất của bình luận là tranh luận về vần đề mà tất cả người tham gia bình luận đều đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề đó.
- Nhóm 2 - BT 2
 2. Bài tập 2 (trang 73, 74)
Đoạn văn sử dụng thao tỏc lập luận bỡnh luận vỡ:
- Người viết đỏnh giỏ mức độ thảm khốc của những tai nạn giao thụng và nguyờn nhõn dẫn đến tỡnh trạng đú.
- Cú sự bàn luận sõu, rộng về mối liờn quan giữa những tai nạn giao thụng với sự tổn hại lực lượng lao động trong XH Sau đú, bài viết bàn đến biện phỏp khắc phục tỡnh hỡnh.
 4. Củng cố:
- Cỏch bỡnh luận.
 5. HDHB:
- Học tập NT lập luận từ cỏc đoạn trích để viết bài 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_van_11.doc