Giáo án Ngữ văn 10 - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Họa My

Thao tác 2: Tìm hiểu tác phẩm

GV: Bằng việc soạn bài ở nhà, đọc phần tiểu dẫn em hãy nêu những hiểu biết của mình về thể loại truyền kì?

HS: Suy nghĩ và trả lời

 GV: Em hiểu thế nào là “Truyền kì mạn lục”?

HS: Suy nghĩ trả lời

GV:Em hãy nêu ngắn gọn về tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ?

HS: Trả lời

GV: Nhận xét, chốt ý

GV nhấn mạnh lại:

- Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện, chịu ảnh hưởng lối kể chuyện của Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (thời Tống) nhưng cốt truyện hầu hết ở thời Lí Trần, Hồ và Lê Sơ hoặc từ văn học dân gian.

- Truyền kì mạn lục thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về văn hiến Đại Việt, đề cao đạo đức, nhân hậu, thủy chung, khẳng định quan điểm sống ẩn dật của tầng lớp trí thức đương thời. Có giá trị hiện thực và nhân đạo cao, tác phẩm được Vũ Khâm Lân (thế kỉ XVII) khen tặng là “thiên cổ kì bút” và được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.

 

docx10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Họa My, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Khánh Hòa Ngày soạn: 18/02/2016
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoài Hương Ngày dạy: 
Người soạn: Nguyễn Thị Kim Liên Tiết: 67; 68
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Tản viên từ phán sự lục – trích truyền kì mạn lục )
 Nguyễn Dữ
I. Mục tiêu cần đạt .
1. Kiến thức.
- Nắm được một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì.
- Thấy được vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn
- Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn của tác giả.
2. Kĩ năng.
- Đọc, tóm tắt một số tác phẩm tự sự trung đại.
- Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì.
3. Thái độ.
- Tự nhận thức, xác định giá trị chân chính của con người trong cuộc sống.
- Sống có bản lĩnh, cứng cỏi, dám đương đầu với thử thách.
- Yêu chính nghĩa và tự hào về người trí thức nước Việt.
4. Năng lực
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
Năng lực giải quyết các tình huống đắt ra trong văn bản.
Năng lực đọc – hiểu chuyện theo đặc trưng thể loại.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
II. Chuẩn bị của GV và HS
Chuẩn bị của giáo viên
Phương tiện thực hiện:SGK, SGV, SBT Ngữ văn 10 tập 2, sách tham khảo, giáo án...
Phương pháp thực hiện: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức đọc sáng tạo, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, bình giảng hướng dẫn HS trao đổi – thảo luận, trả lời các câu hỏi.
Chuẩn bị của học sinh.
SGK, SBT Ngữ văn 10 tập 2, vở soạn, vở ghi...
III. Tiến trình dạy học.
Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Dẫn vào bài: Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 – THCS các em đã được học tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” một trong hai mươi câu chuyện trong “ Truyện truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu tiếp một câu chuyện nữa trong tập truyện kí đó của ông. Đó là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, một tác phẩm ca ngợi những tu sĩ, trí thức khảng khái, chính trực vì nghĩa lớn trống gian tà. Đồng thời thấy được hiện thực lịch sử đương thời qua lớp màn kì ảo.
Tổ chức các hoạt động dạy- học .
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn.
Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả
GV: Yêu cầu HS đọc Tiểu dẫn trong SGK .
HS: Đọc bài
 GV: Em hãy nêu các nét chính về tác giả Nguyễn Dữ?
HS: Suy nghĩ trả lời
Thao tác 2: Tìm hiểu tác phẩm
GV: Bằng việc soạn bài ở nhà, đọc phần tiểu dẫn em hãy nêu những hiểu biết của mình về thể loại truyền kì?
HS: Suy nghĩ và trả lời
 GV: Em hiểu thế nào là “Truyền kì mạn lục”?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV:Em hãy nêu ngắn gọn về tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt ý
GV nhấn mạnh lại: 
- Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện, chịu ảnh hưởng lối kể chuyện của Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (thời Tống) nhưng cốt truyện hầu hết ở thời Lí Trần, Hồ và Lê Sơ hoặc từ văn học dân gian.
- Truyền kì mạn lục thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về văn hiến Đại Việt, đề cao đạo đức, nhân hậu, thủy chung, khẳng định quan điểm sống ẩn dật của tầng lớp trí thức đương thời. Có giá trị hiện thực và nhân đạo cao, tác phẩm được Vũ Khâm Lân (thế kỉ XVII) khen tặng là “thiên cổ kì bút” và được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.
Thao tác 3: Đọc, tóm tắt và chia bố cục
GV: Mời một HS trình bày về cách đọc.
HS: suy nghĩ trả lời
GV: Yêu cầu HS đọc một đoạn thể hiện đúng cách đọc đó.
HS: Đọc
GV: Có thể cho HS xem video về đoạn trích.
GV: Qua việc đọc bài, em hãy tóm tắt tác phẩm?
GV: Theo em đoạn trích nên chia thành mấy đoạn? Nội dung từng đoạn là gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
Hoạt động 2: GV định hướng HS tìm hiểu phần II. đọc – hiểu VB
Thao tác 1: Tìm hiểu nhân vật chính Ngô Tử Văn
GV: Ngay từ đầu truyện, tác giả đã giới thiệu Ngô Tử Văn là người như thế nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời. 
GV: Em có nhận xét gì về cách dùng từ và giới thiệu của tác giả?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Tính cách đã chi phối tới hành động nào của Ngô Tử Văn? 
Chàng đã làm việc đó như thế nào? Ý nghĩa của hành động đó?
HS thảo luận, phát biểu.
GV nhận xét, bổ sung: 
=> Chàng đã làm việc ghê gớm khiến mọi người “lắc đầu, lè lưỡi, lo sợ thay cho chàng” vừa cẩn trọng, công khai, đàng hoàng, quyết liệt. Chàng tự tin vào hành động chính nghĩa của mình. Tỏ thái độ chân thành, trong sạch của mình mong được trời đồng tình, ủng hộ.
GV: Việc đốt đền của Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?
HS: Trả lời
GV: Việc đốt đền khiến Ngô Tử Văn chịu những hậu quả nào?
HS: Trả lời
GV: Ngoài hành động đốt đền, tính cách cương trực thẳn thắng và ghét sự gian tà đã dẫn đến những hành động, thái độ nào khác của Ngô Tử Văn?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Em có nhận xét gì về chiến thắng của Ngô Tử Văn?
HS: trả lời
GV: Theo em sự chiến thắng của Ngô Tử Văn mang ý nghĩa gì?
HS: trả lời.
GV: nhận xét và mở rộng 
+ Khẳng định niềm tin chính nhất định thắng tà
+ Ngô Tử Văn là đại diện cho kẻ sĩ nước Việt, tên hung thần vốn là một tướng giặc Minh xâm lược bị bại trận bỏ xác tại nước ta, nhưng cái hồn tham lam vẫn quấy nhiễu nhân dân. Việc đề cao Ngô Tử Văn còn giúp chuyện mang ý nghĩa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ dân bảo vệ chính nghĩa.
Thao tác 2 : Tìm hiểu ý nghĩa của
truyện.
GV: Tác phẩm có những ngụ ý gì?
(Qua TP, tg muốn lên án, phê phán và nhắn nhủ điều gì?)
HS: suy nghĩ trả lời
GV: Qua câu chuyện này các em rút ra được bài học nào cho bản thân mình? 
HS: trả lời
GV: nhận xét, chốt ý
Thao tác 4: Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện
GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện được Nguyễn Dữ sử dụng trong bài?
HS: trả lời.
Hoạt động 3: GV giúp HS tổng kết kiến thức về nội dung và nghệ thuật.
GV: Em hãy đọc phần ghi nhớ SGK trang 61
HS: đọc
GV củng cố và chốt kiến thức
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Dữ (?-?). Sống vào thế kỉ XVI
- Quê ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
 - Xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ Tiến sĩ đời Lê Thánh Tông)
- Là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Từng thi và đỗ hương tiến sĩ, ra làm quan nhưng ít lâu sau từ quan về ở ẩn.)
- Tác phẩm nổi tiếng “ Truyền kì mạn lục” được viết vào nửa đầu thế kỉ XVI
2. Tác phẩm
a. Thể loại truyền kì
- Là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.
- Thế giới con người gần với thế giới cõi âm có sự tương giao.
=> Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể loại.
b. Tác phẩm “ Truyền kì mạn lục”
- Nhan đề: Truyền kì mạn lục ( truyền kì: loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường; mạn: tản mạn; lục: sao lục, ghi chép) : ghi chép các truyện li kì tản mạn của dân chúng. 
- Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. 
- Nội dung: 
+ Hiện thực xã hội đương thời
+ Số phận con người
+ Tinh thần dân tộc
- Nghệ thuật: Có sự tham gia của yếu tố hoang đường, kì ảo.
=> Truyền kì mạn lục vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo -> là Thiên cổ tuỳ bút, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.
3. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Đọc, tóm tắt
* Đọc
* Tóm tắt
- Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ khảng khái, chính trực đã đốt đền của một tên hung thần vốn là tướng giặc xâm lược, trừ hại cho dân
- Tên hung thần đe dọa nhưng tử Văn đã được Thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của hắn, đồng thời chỉ dẫn cách đối phó.
- Ngô Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm tố cáo tội ác của tên hung thần với đầy đủ chứng cớ. Cuối cùng công lí được khôi phục, kẻ ác bị trừng trị, Thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại
- Ngô Tử Văn được Thổ thần tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên.
Bố cục
Chia làm 4 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “ không cần gì cả”
->Ngô Tử Văn và hành động đốt đền
Đoạn 2: “ Đốt đền xong” đến “ khó lòng thoát nạn”. ->Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ Thần.
Đoạn 3: “Tử văn vâng lời” đến “ không bệnh mà chết” ->Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh Ti
Đoạn 4: Còn lại: ->Tử Văn thắng lợi trở về và nhận chức Tản Viên.
II. Đọc – hiểu văn bản
Nhân vật Ngô Tử Văn
a. Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn
 - Lai lịch: Tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang, là một trí thức nước Việt. 
- Tính cách: Khảng khái, nóng nảy, thấy gian tà là không chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.
-> Từ ngữ mang tính khẳng định.
Cách giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại
-> Gây sự chú ý của ngưới đọc.
b. Hành động của Ngô Tử Văn
- Tức giận trước việc “ hưng yêu tác quái” của tên Bách hộ họ Thôi, nên đã đốt đền trừ hại cho dân.
- Diễn biến: 
+ Tắm gội sạch sẽ.
+ Khấn trời đất.
+ Châm lửa đốt đền.
+ Không hề lo sợ hậu quả.
=> Cẩn trọng, công khai, đàng hoàng, quyết liệt.
Ý nghĩa của việc đốt đền
+ Thể hiện tính khảng khái, cương trực, dũng cảm của kẻ sĩ vì dân trừ hại. Đồng thời tỏ rõ quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng nhân dân.
+ Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên tướng giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt.
- Hậu quả: 
+ Tử Văn bị “sốt nóng sốt rét”.
+ Bị hồn ma tên tướng giặc mắng mỏ, đe dọa
+ Bị chết xuống âm ti gặp diêm vương
c. Các hành động và thái độ của Ngô Tử văn
+ Điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần
+ Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm.
+ Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực. 
+ Lời nói: Vẫn một mực kêu oan, đòi phán xét minh bạch, công khai
d. Sự chiến thắng của Ngô Tử Văn
+ Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.
+ Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt
+ Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí.
- Ý nghĩa của sự chiến thắng.
+ Khẳng định niềm tin chính nhất định thắng tà
+ Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ dân bảo vệ chính nghĩa.
2. Ngụ ý của tác phẩm
 - Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi. Mạo danh thổ thần, sống là giặc xâm lược, chết cũng không từ bỏ dã tâm. Bản chất tham lam, hung ác đáng bị trừng trị
 - Phơi bày thực trạng bất công từ cõi trần đến cõi âm,. Kẻ ác được sung sướng, người thiện chịu oan ức, thánh thần cũng bao che cho cái ác lộng hành, diêm vương và ác quan đại diện cho công lý thì bị lấp tai, che mắt. Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của XH đương thời, tham quan ô lại làm khổ người dân lương thiện.
 - Nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng để chống lại cái ác, cái xấu.
- Bài học :
+ Nhìn nhận cách sống: Công bằng và hạnh phúc chỉ đến khi người chính trực biết đấu tranh với cái xấu, cái ác, sự gian tà. 
+ Niềm tin vào lẽ phải: Chính bao giờ cũng thắng tà.
=> Lẽ phải, công lí không lệ thuộc vào số lượng người hai phái chính - tà. Bè cánh xấu xa chỉ tồn tại nhất thời. Chính nghĩa tất thắng. Miễn là người quân tử phải có ý chí và không ngại sự thiệt hại đến bản thân mình.
5. Nghệ thuật kể chuyện: 
- Nghệ thuật kể chuyện rất hấp dẫn, sử dụng yếu tố kì ảo dày đặc, xen lẫn chuyện người, chuyện thần, chuyện ma, thế giới thực – ảo, trần thế - địa ngục, việc chết đi – sống lại, người trần bên cạnh quỷ sứ, Thổ công, Diêm Vương,
=> Tăng tính li kì, hấp dẫn.
=> Là phương thức đặc biệt để chuyên chở nội dung và cảm hứng hiện thực (là cách phản ánh hiện thực thâm thúy, sâu sắc)
- Giàu kịch tính: 
+ Phần trình bày (mở đầu): giới thiệu nhân vật (tên, quê quán, tính cách, phẩm chất).
+ Khai đoạn (thắt nút): hành động đốt đền tà của Tử Văn.
+ Phát triển: Tử Văn lên cơn sốt, gặp tên tướng giặc và Thổ thần, bị bắt xuống âm phủ trị tội.
+ Đỉnh điểm (cao trào): Diêm Vương chấp nhận yêu cầu đối chất của Tử Văn.
+ Kết thúc (mở nút): tên tướng giặc bị trị tội, Tử Văn được ban thưởng.
III. TỔNG KẾT
Nội dung
- Ca ngợi tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt.
- Bài học nhân sinh về chính - tà, thiện - ác
Nghệ thuật
 - Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
 - Dẫn dắt khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
 - Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.
 - Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang nét hiện thực.
- Sử dụng kiểu kết thúc có hậu, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của văn học dân gian.
IV. Củng cố, dặn dò:
 - Học sinh về nhà học bài, làm các bài tập ở phần Luyện tập.
 - Đọc trước bài làm văn: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh.
Khánh Hòa, ngày 19 tháng 02 năm 2016
	GI ÁO VIÊN HƯỚNG DẪN	GIÁO SINH
	(Ký, ghi rõ họ tên)	(Ký, ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docxTuan_24_Chuyen_chuc_phan_su_den_Tan_Vien.docx
Giáo án liên quan