Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 1-30

- Sau thành công và thắng lợi ban đầu. An Dương Vương có phần chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với kẻ thù, không nhận ra dã tâm, nham hiểm, quỷ quyệt của Triệu Đà nên đã sai lầm nghiêm trọng dẫn đến thua trận, nước mất nhà tan vô cùng thê thảm. Biểu hiện:

+ Nhận lời cầu hòa của Triệu Đà.

+ Nhận lời cầu hôn gả Mỵ Châu cho Trọng Thủy.

+ Chấp nhận lời đề nghị của Triệu Đà cho Trọng Thủy sang Âu Lạc ở rể ngay trong thành Cổ Loa.

=> Sai lầm dẫn đến mất nước của nhà vua: không hề nghi ngờ kẻ địch, không hề có kế sách đề phòng, khi giặc đến lại chủ quan. Rõ ràng nhà vua là người thiếu cảnh giác, chưa hề biết đến mưu sách gián điệp.

 

doc69 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 1-30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Yếu tố lịch sử: 
 An Dương Vương xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà, sau mắc mưu Triệu Đà, nhận Trọng Thuỷ làm rể, chủ quan không phòng bị nên thua trận, giết con và tự sát.
* Yếu tố thần kỳ:
 Sứ Thanh Giang giúp nhà vua xây thành, móng rùa, lẫy nỏ thần, Thần Kim Quy hiện lên thét lớn lay tỉnh nhà vua, sự hoá thân của Mị Châu…
 Nhằm giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc, nhân dân muốn khẳng định rằng: Âu Lạc bị mất không phải vì kém cõi tài năng mà vì kẻ thù dùng thủ đoạn hèn hạ, đê tiện lừa bịp. Sự thần kỳ hoá vẫn nhằm tôn vinh An Dương Vương, vị vua anh hùng.
5
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào phần ghi nhớ để tổng kết.
GV: Bài học lịch sử được rút ra từ truyền thuyết này?
HS: Đọc kĩ Ghi nhớ SGK.
III. Tổng kết:
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ là một câu chuyện đặc sắc trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam với chủ đề dựng nước và giữ nước.
- Bài học lịch sử rút ra từ truyền thuyết: phải luôn đề cao cảnh giác, giữ gìn bí mật quân sự, bí mật quốc gia, không nhẹ dạ, cả tin trước bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào của địch, phải có cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
- Củng cố, dặn dị ( 1 phút): Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật truyền thuyết, nắm được đặc điểm của thể loại truyền thuyết.
- Bài tập về nhà :Soạn bài tiếp theo:Lập dàn ý bài văn tự sự.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 7/09/2012
Tiết :13
Bài dạy: Đọc văn 	UY – LÍT – XƠ TRỞ VỀ
 ( Trích Ơ – đi – xê sử thi Hy Lạp) 
I.MỤC TIÊU
	Qua bài học này, học sinh cần: 
- Kiến thức: Nắm được vài nét về tác giả Hơ –me-rơ và sử thi Ơ – đi –xê; cảm nhận bước đầu về hình tượng các nhân vật trong đoạn trích, nhất là nhân vật Pê –nê –lốp.
- Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại; phân tích nhân vật qua đối thoại.
- Thái độ: Cĩ thái độ đúng mực với hạnh phúc gia đình.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức ( 1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): - Bài học lịch sử cần rút ra qua truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng thủy là gì? Bài học nào sâu sắc nhất đối với nhân vật An Dương Vương? 
- Đánh giá nhân vật Mị Châu dựa trên quan điểm của nhân dân? Hình ảnh ngọc trai nĩi lên điều gì về thái độ của nhân dân đối với Mị Châu?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
15
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc – hiểu khái quát
GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK và tóm tắt vài nét đáng chú ý về tác giả Hô – me -rơ?
GV: Định hướng nêu vấn đề.
GV: Dựa vào phần tiểu dẫn em hãy nêu vài chi tiết về sử thi Ô-đi-xê?
GV: Định hướng chốt lại vấn đề và tóm tắt nội dung sử thi Ô-đi-xê.
GV: Định hướng để HS xác định vị trí đoạn trích.
HS: Đọc tiểu dẫn SGK, thảo luận và trả lời.
HS: Dựa vào phần tóm và định hướng của GV để nắm được nội dung sử thi.
I. Đọc - hiểu khái quát.
1. Tác giả Hô-me-rơ.
- Hô-me-rơ là người Hy Lạp, sống vào khoảng TK IX-VIII trước CN. 
- Ông là người thông thái, mồ côi sớm, đi đây đi đó nhiều, về sau bị mù. Ông được coi là tác giả của hai sử thi lớn: I – li- át và Ô-đi-xê. Ông còn được tôn xưng là cha đẻ của sử thi Hy Lạp.
2. Sử thi Ô-đi-xê.
- Dựa vào truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ - roa, kể về cuộc hành trình trở về quê hương, xứ sở của Uy-lít-xơ.
- Ô-đi-xê là bài ca lao động, hòa bình, thể hiện cuộc sống và ước mơ của người Hy Lạp cổ đại trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, di dân mở đất, xây dựng hạnh phúc gia đình.
Tóm tắt: Ô-đi-xê dài 12110 câu thơ, chia làm 24 khúc ca.
3) Đoạn trích: Trích khúc ca XXIII của sử thi: Sau hai mươi năm đánh thắng thành Tơ –roa và lênh đênh phiêu bạt, Uy-lít-xơ trở về quê hương, chiến thắng bọn cầu hôn Pê-nê-lốp, đoàn tụ cùng gia đình.
25
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết.
GV: Gọi HS đọc phân vai đoạn trích Uy-lít-xơ trở về.
GV: Khi giới thiệu về nhân vật Pê-nê-lốp, tác giả thường sử dụng từ ngữ nào để khắc họa tính cách nhân vật này?
GV: Định hướng thêm để làm nổi bật các nét tính cách của nhân vật.
GV: Tại sao rất nhớ và mong chồng trở về nhưng khi được báo tin Uy-lít-xơ đã trở về thì Pê-nê-lốp lại không tin?
GV: Khi đối diện với Uy-lít-xơ thái độ của Pê-nê-lốp như thế nào? Cuối cùng nàng quyết định làm gì? Tại sao lại thử thách bằng chi tiết chiếc giường.
GV: Sau khi nghe lời giải thích của Uy-lít-xơ, thái độ của Pê-nê-lốp đã thay đổi như thế nào? Để miêu tả tâm trạng đó của Pê-nê-lốp, Hô-me-rơ đã sử dụng nghệ thuật gì?
HS: Đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
HS: Phân tích, giải thích căn cứ vào hai lời thoại và cử chỉ hành động của Pê-nê-lốp:
- Luôn thận trọng khi nói và đáp.
- Chờ đợi Uy-lít-xơ trở về.
- Tìm cách trì hoãn, chống chọi lại bọn cầu hôn.
- Trước sự thúc bách của bọn cầu hôn nàng đã đưa ra cuộc thi bắn cung để chọn chồng.
HS: Theo dõi SGK phát hiện dáng vẻ, cử chỉ của Pê-nê-lốp khi đối diện với Uy-lít-xơ, đồng thời căn cứ vào lời đối thoại với Tê-lê-Mác, thảo luận và trả lời.
- Lòng nàng rất đỗi phân vân:
+ Không biết nên đứng xa hay lại gần.
+ Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu.
+ Lòng sửng sốt.
+Khi đăm đăm âu yếm nhìn chồng.
+ Khi không nhận ra chồng.
+ Không thể hỏi han, không thể nhìn mặt chồng.
+ Cuối cùng Pê-nê-lốp quyết định kiểm tra và thử thách: Chi tiết chiếc giường (Tình yêu gia đình, tình yêu vợ chồng chung thuỷ).
II. Đọc – hiểu chi tiết.
1) Nhân vật Pê-nê-lốp.
- Tính cách nổi bật của Pê-nê-lốp là một con người luôn thận trọng, khôn ngoan, chung thủy, đầy nghị lực và mưu trí. Chờ đợi chồng ròng rã 20 năm, một mình chống chọi lại sự quấy nhiễu, bức bách của bọn cầu hôn, dùng nhiều cách để trì hoãn thời gian, mưu kế tấm khăn ngày dệt đêm tháo…
- Khi nghe tin Uy-lít-xơ trở về, dù là thông tin từ một người rất đáng tin cậy nhưng vốn là người thận trọng vì phải tự đương đầu chống đỡ với biết bao bất trắc trong suốt 20 năm chồng đi vắng khiến Pê-nê-lốp không thể vội vàng, nôn nóng tin ngay. Nàng suy nghĩ và lý giải sự kiện bọn cầu hôn bị giết là do sự bất bình của thần linh trước những hành động nhuốc nhơ, láo xược của bọn chúng.
- Khi đối diện với Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp cảm thấy sửng sốt và kinh ngạc vì không thể tin được người chồng lưu lạc 20 năm đã trở về, đồng thời cũng rất đỗi phân vân và không chắc người đàn ông kia là Uy-lít-xơ. Trái tim nàng đã phần nào nhận ra (khi đăm đăm âu yếm nhìn chồng) nhưng lý trí, sự khôn ngoan bắt buộc nàng phải thận trọng (không nhận ra chồng…). Cuối cùng, Pê-nê-lốp quyết định đưa ra thử thách.
- Khi đã được kiểm chứng rõ ràng, bấy giờ Pê-nê-lốp mới hoàn toàn tin là thực: “bủn rủn cả chân tay, chạy lại, nước mắt chan hoà”. Để miêu tả tâm trạng vui mừng trong cảnh đoàn tụ hạnh phúc, Hô-me-rơ đã sử dụng nghệ thuật so sánh giữa nỗi khát khao cháy bỏng mừng rỡ khôn xiết của người đi biển trong cơn vật vã với sóng nước và khi họ nhìn thấy đất liền và đặt chân lên mặt đất cũng giống như tâm trạng Pê-nê-lốp sau cuộc đợi chờ dằng dặc hai mươi năm đã được gặp lại chồng trong niềm vui sướng và hạnh phúc xiết bao.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Thấy được vẻ đẹp trí tuệ và lòng chung thủy của nhân vật Pê-nê-lốp.
- Bài tập về nhà: Tìm hiểu nhân vật Uy-lít-xơ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 7/09/2012
Tiết :14 
Bài dạy: Đọc văn 	UY – LÍT – XƠ TRỞ VỀ (Tiếp theo)
 ( Trích Ơ – đi – xê sử thi Hy Lạp) 
I.MỤC TIÊU
	Qua bài học này, học sinh cần: 
- Kiến thức: Thấy được diện mạo tinh thần của người Hi Lạp cổ đại thể hiện ở trí tuệ và lịng chung thủy của nhân vật lí tưởng; nắm được đặc điểm của nghệ thuật sử thi Ơ-đi-xê.
- Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại; phân tích nhân vật qua đối thoại.
- Thái độ: Cĩ thái độ đúng mực với hạnh phúc gia đình.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức ( 1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Phân tích nhân vật Pê-nê-lốp. Vẻ đẹp nổi bật nhất ở nàng là gì?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
35
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết.
GV: Nhận xét của em về nhân vật Uy-lít-xơ?
GV: Định hướng: Bản lĩnh đã giúp chàng vượt qua thử thách:
- Sự mời mọc quyến rũ nữ thần Ca-lip-xô.
- Sóng gió của thần biển Pô-di-ê-đông.
- Sự cám dỗ chết người của yêu biển Xi-ren.
- Sự tàn bạo của bọn khổng lồ Pô-li-phen…
-Tìm cách trừng trị bọn cầu hôn.
- Cuộc đấu trí với người vợ thủy chung.
GV: Nhận xét về nghệ thuật tác giả đã sử dụng trong đoạn trích?
HS: Hoạt động theo thóm, trả lời.
HS: Làm việc cá nhân dựa vào nội dung đoạn trích trả lời.
- Nghệ thuật miêu tả chi tiết, tỉ mỉ và cụ thể: hình ảnh chiếc giường.
- So sánh mở rộng: Nỗi vui mừng của Pê-nê-lốp khi gặp lại chồng với hình ảnh người đi biển bước lên đất liền. - So sánh tấm lòng kiên định, thủy chung của Pê-nê-lốp: Lòng mẹ rắn hơn cả đá, trái tim trong ngực nàng kia là sắt.
- Cách đối thoại của các nhân vật.
II. Đọc – hiểu chi tiết.
1) Nhân vật Pê-nê-lốp.
2) Nhân vật Uy-lít-xơ.
- Uy-lít-xơ là một con người có bản lĩnh và trí tuệ, có tính cách cao quý, nhẫn nại và là một người nổi tiếng khôn ngoan. Tất cả những yếu tố đó đã giúp chàng vượt qua bao thử thách, không hấp tấp, không vội vàng mà đầy mưu mẹo nhất là trong việc trừng trị bọn cầu hôn, bình tĩnh, tự tin trong cuộc đấu trí với người vợ thủy chung. 
-Trong cuộc đấu trí này, cả hai vợ chồng đều là người chiến thắng. Thắng lợi đã xóa tan mọi nghi ngờ đưa họ đến bên nhau trong hạnh phúc đoàn tụ.
3) Đặc sắc nghệ thuật.
- Hô-me-rơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu đểõ tạo nên phong cách trang trọng, chậm rãi của sử thi:
- Miêu tả chi tiết cụ thể, tỉ mỉ.
- So sánh mở rộng.
- Đối thoại dài với những lập luận chặt chẽ.
- Dùng nhiều định ngữ để khắc họa tính cách nhân vật: 
+Pê-nê-lốp: thận trọng.
+Uy-lít-xơ: cao quý, nhẫn nại…
+Người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thủy.
5
Hoạt động 3: Tổng kết.
GV: Hướng dẫn HS tổng kết.
HS: Dựa vào phần ghi nhớ rút ra nội dung và nghệ thuật.
III. Tổng kết:
 Qua cảnh đoàn tụ giữa Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau hai mươi năm xa cách, với nghệ thuật kể chuyện và chọn lựa chi tiết đặc sắc, Hô-me-rơ đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ mà người Hy Lạp cổ đại muốn vươn tơiù.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Bài tập về nhà: Soạn trước đoạn trích “Ra-ma buộc tội”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn:22/09/2012
Tiết: 15
Bài: Làm văn TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1
I. MỤC TIÊU.
	Sau bài học này, học sinh cần:
- Kiến thức: Củng cố những kiến thức và kỹ năng về văn cảm nghĩ, cũng như về các kỹ năng cơ bản khác như lập dàn ý, diễn đạt….
- Kỹ năng :Rèn luyện kỹ năng làm văn cảm nghĩ.
- Thái độ :Tự đánh giá những ưu – nhược điểm trong bài văn của mình về cả hai mặt :Vốn tri thức và trình độ làm văn .
 II. CHUẨN BỊ.
 -Thầy :Thống kê kết quả, lựa chọn bài viết đạt, chữa lỗi cho học sinh.
 -Trò : Ôn lại kiến thức về văn cảm nghĩ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 - Ổn định tổ chức :( 1 phút) Kiểm tra sĩ số học sinh.
 - Kiểm tra bài cũ . (4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
10
10
10
Hoạt động 1 . Gợi dẫn học sinh nhắc lại yêu cầu đề bài.
 Đề: Phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về một người thầy, cơ giáo hồi học cấp II.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tiến hành lập dàn ý.
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá về bài làm.
Gv: Nhận xét chung kết quả làm bài của học sinh. Chọn một số bài viết khá đọc trước lớp để học sinh tham khảo.
Hoạt động 4: Tiến hành chữa lỗi .
Gv: Nêu tên một số học sinh có bài viết tốt để động viên.
Gv: Tiến hành phân tích các lỗi diễn đạt và tiến hành chữa lỗi để học sinh rút kinh nghiệm.
Hs: Tiến hành lập dàn ý chi tiết cho bài viết theo sự gợi ý của giáo viên.
Hs: Tìm nguyên nhân mắc lỗi, tiến hành chữa lỗi theo gợi ý của giáo viên
 I. Gợi ý đáp án:
* Yêu cầu về phương pháp :Học sinh nắm vững kĩ năng làm văn cảm nghĩ, đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Bộc lộ được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân: Chân thành, không khuôn sáo, giả tạo, phù hợp với đề bài.
+ Đảm bảo bố cục rõ ràng, liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, diễn đạt. 
* Yêu cầu về nội dung:
+ Học sinh nêu những cảm nghĩ chân thật về một người thầy, cô giáo mà tạo cho mình ấn tượng nhiều nhất. 
+ Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
* Thống kê kết quả
Lớp
Khá
TB
Yếu
Kém
10a3
2
26
25
0
II.Nhận xét, đánh giá về bài làm.
-Ưu điểm. Chữ viết tương đối rõ ràng, sạch sẽ.
- Hạn chế.
 Một số bài viết chưa đạt yêu cầu đề ra, học sinh chưa biết cách triển khai và sắp xếp các luận đđiểm, luận cứ, luận chứng phùhợp.
 Học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đđạt, dùng từ...
III. Trả bài và chữa lỗi.
1.Các lỗi hình thức.
- Lỗi chính tả: học sinh thường mắc các lỗi về phụ âm cuối, về thanh điệu, về viết hoa danh từ riêng...
-Lỗi diễn đạt và ngữ pháp: câu thiếu thành phần, câu cụt...
-Lỗi liên kết: không sử dụng liên kết, lặp cấu trúc, lặp từ.
2. Các lỗi về nội dung.
- Củng cố, dặn dò (1 phút):.Nắm được cách lập dàn ý chi tiết cho một bài văn.
- Bài tập về nhà: Viết lại bài làm hồn chỉnh theo dàn ý vừa lập
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 12/09/2012
Tiết :16 
Bài dạy: Đọc thêm 	 RA – MA BUỘC TỘI
 ( Trích Ra – ma – ya – na sử thi Ấn Độ) 
I.MỤC TIÊU
	 Qua bài học này, học sinh cần:
- Kiến thức : Thấy được vẻ đẹp tinh thần của người Ấn Độ cổ đại trong cuộc chiến vì danh dự, nghĩa vụ và tình yêu; hiểu được đặc điểm nghệ thuật sử thi Ra-ma-ya-na.
- Kĩ năng: Đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại; phân tích tâm lí, tính cách nhân vật.
- Thái độ: Cĩ ý thức về danh dự bản thân và gia đình, quốc gia.
 II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức ( 1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Nhận xét của em về nhân vật Pê –nê - lốp và Uy –lít – xơ trong đoạn trích Uy – lít – xơ trở về? Nêu chủ đề của đoạn trích?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc –hiểu khái quát.
GV: Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK.
GV: Dựa vào phần tiểu dẫn SGK em hãy tóm tắt vài nét về sử thi Ra-ma-ya-na.
GV:Hướng dẫn HS đọc đoạn trích. Xác định vị trí và chia bố cục đoạn trích.
HS: Đọc tiểu dẫn SGK, sau đó tóm lược vài nét về tác phẩm.
HS: Đọc đoạn trích và xác định bố cục: Ba phần.
- Lời buộc tội của Ra-ma.
- Lời thanh minh và quyết định quyên sinh của Xi-ta.
- Thái độ của mọi người khi Xi-ta bước lên giàn thiêu.
I. Đọc – hiểu khái quát.
1) Tác phẩm.
- Ra- ma - ya - na và Ma -ha -bha -ra-ta là hai sử thi nổi tiếng của người Ấn Độ.
- Ra – ma – ya – na dài 24.000 câu thơ đôi. Tác phẩm được hình thành khoảng thế kỷ III TCN, sau được đạo sĩ Van-mi-ki hoàn thiện.
- Giá trị tác phẩm:
+ Ra-ma-ya-na là bức tranh hiện thực rộng lớn của xã hội Aán Độ cổ đại, ngợi ca chiến công, đạo đức của người anh hùng Ra-ma, tấm lòng chung thủy, kiên trinh của nàng Xi-ta.
+ Nghệ thuật đặc sắc của sử thi thể hiện trong việc miêu tả, phát triển xung đột nội tâm để khắc họa tính cách nhân vật.
2) Đoạn trích.
- Trích chương 79 của sử thi.
- Chương 78: Ra –ma với sự giúp đỡ của tướng khỉ Ha-nu-man đã hạ thủ được quỷ vương Ra-va-na, cứu được Xi-ta.
- Chương 80: Thần lửa xác nhận phẩm hạnh Xi- ta đã đem nàng trả lại cho Ra-ma.
25
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết.
GV: Sau chiến thắng Ra-ma và Xi-ta gặp nhau trong hòan cảnh như thế nào? Hoàn cảnh đó tác động như thế nào đến tâm trạng, lời nói và hành động của hai người?
GV: Nhận xét của em về cuộc hội ngộ này?
GV: Ra-ma đứng trên tư cách nào để buộc tội Xi-ta? Vì sao Ra-ma quyết định ruồng bỏ người vợ yêu quý của mình?
GV: Tâm trạng thực của Ra-ma khi chàng nói những lời buộc tội tàn nhẫn với Xi-ta?
GV: Định hướng: Trước mặt mọi người, chàng cố tình nén tình cảm để nói lên những lời hay gắt, khó tả. Nhưng Ra-ma thật sự lúng túng và bối rối nên không chỉ xúc phạm đến Xi-ta mà còn tất cả anh em đồng đội, những người mà chàng hết lòng yêu quý, trân trọng. “Nàng có thể để tâm đến Lắc-ma-na…cũng được”.
GV: Tâm trạng của Ra-ma khi chứng kiến cảnh Xi-ta bước lên giàn hỏa thiêu như thế nào?
GV: Thái độ của Xi-ta khi nghe lời buộc tội của Ra-ma?
GV: Xi-ta đã thanh minh mình bằng cách nào ?
GV: Định hướng thêm để HS nắm được vấn đề.
GV: Vì sao Xi-ta chọn cái chết? Ý nghĩa của chi tiết này?
HS: Tìm hiểu, phân tích và trả lời lần lượt.
- Không gian công cộng.
- Ra- ma đang đứng trên tư cách vừa là một người chồng vừa là một anh hùng, một đức vua.
- Xi-ta không chỉ cảm thấy sự tủi thẹn của một người vợ mà cảm thấy nỗi đau khổ của một con người bị sỉ nhục, một hoàng hậu.
HS: Trả lời, lí giải:
 Vừa con người cá nhân vừa xã hội.
- Chi tiết: Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra- ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng trước mặt những người khác…
HS: Phát hiện, trả lời.
- Từ quan hệ riêng tư vợ chồng (chàng –thiếp) chuyển sang quan hệ xã hội (hỡi đức vua – người) quay sang nói với Lắc –ma-na và cuối cùng thưa với thần lửa.
HS: Thảo luận tự do.
HS: Đọc lại đoạn buộc tội, phân tích thảo luận và phát biểu.
- Ra-ma chiến đấu vì: Danh dự và tình yêu thương chồng vợ khát khao đoàn tụ gia đình.
- Cũng vì danh dự của người anh hùng mà Ra-ma quyết định ruồng bỏ Xi-ta vì sự gh

File đính kèm:

  • doctiết 1-30.doc
Giáo án liên quan