Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 85: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (tiếp)

GV: Vậy khi đọc bài thơ “Bánh trôi nước” em có cảm nhận gì? Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

HS: Chỉ với 4 câu thơ với 28 tiếng tác giả đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất lẫn vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong cuộc sống thời xưa để lại sự chung thủy sắc son. Với các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ được tác giả sử dụng khéo léo để diễn tả vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ.

GV: Qua sự phân tích ví dụ trên em hãy đưa ra nhận xét, thế nào là tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật?

HS: Trả lời.

GV: Đưa ra ví dụ yêu cầu HS đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi.

- GV: Câu thơ trên đã thể hiện tâm trạng gì của tác giả?

- Những từ ngữ, câu thơ nào thể hiện được tâm trạng đó?

HS: Câu thơ trên thể hiện tâm trạng đau đớn, xót thương đối với thân phận bất hạnh của người phụ nữ.

- Thể hiện qua các từ ngữ và từ cảm thán.

 

docx9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 85: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
Lớp
Tiết
Tiết 85
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
(Tiếp theo)
Mục tiêu.
Kiến thức.
Nắm được các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Kỹ năng.
Có năng lực nhận diện và chỉ ra đặc điểm của đặc trưng cơ bản trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Thái độ.
Có ý thức trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ nghệ thuật.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Chuẩn bị của giáo viên.
SGK, sách thiết kế bài giảng
Sách chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án
Chuẩn bị của học sinh.
SGK, vở ghi, vở soạn.
Tiến trình bài dạy.
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học
Đặt vấn đề bài mới.
	Ở tiết trước, chúng ta đã được học phần 1 của bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, được biết thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật, tiết hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và đặc điểm của từng đặc trưng đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
GV: Đưa ra ngữ hiệu, yêu cầu.
HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
GV: Trong ví dụ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy chỉ ra từng hình ảnh có sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?
HS:
- Tác giả sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ.
- Hình ảnh so sánh: So sánh hình ảnh người phụ nữ với hình ảnh bánh trôi nước.
- Hình ảnh ẩn dụ:
+ “Trắng”, “Tròn” tượng trưng cho vẻ đẹp về hình thức căng tròn của người phụ nữ.
+ “Tấm lòng son”: Thể hiện phẩm chất bên trong của người phụ nữ.
GV: “Thân em” ở đây được miêu tả như thế nào?
HS: Hình ảnh “Thân em” ở đây được hiểu theo hai nghĩa.
- Thứ nhất là chỉ hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
- Thứ hai là hình ảnh người phụ nữ.
GV: Vậy khi đọc bài thơ “Bánh trôi nước” em có cảm nhận gì? Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
HS: Chỉ với 4 câu thơ với 28 tiếng tác giả đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất lẫn vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong cuộc sống thời xưa để lại sự chung thủy sắc son. Với các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ được tác giả sử dụng khéo léo để diễn tả vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ.
GV: Qua sự phân tích ví dụ trên em hãy đưa ra nhận xét, thế nào là tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật?
HS: Trả lời. 
GV: Đưa ra ví dụ yêu cầu HS đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi.
- GV: Câu thơ trên đã thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
- Những từ ngữ, câu thơ nào thể hiện được tâm trạng đó?
HS: Câu thơ trên thể hiện tâm trạng đau đớn, xót thương đối với thân phận bất hạnh của người phụ nữ.
- Thể hiện qua các từ ngữ và từ cảm thán.
 “Đau đớn thay” gợi sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-> Tạo sự đồng cảm trong trái tim người đọc.
GV: Hai câu thơ trên tạo cho em cảm xúc gì? Gợi cho em những suy nghĩ gì?
HS: Gợi cho người đọc nghĩ tới thân phận nàng Kiều và những người phụ nữ khác trong xã hội cũ.
-> Truyền cảm xúc cho người đọc.
GV: Khái quát. Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ dùng để diễn đạt cảm xúc của người nói, người viết mà còn gây hiệu quả lan truyền làm cho người nghe, người đọc cũng vui buồn như chính họ.
GV: Qua phân tích ví dụ trên em hiểu thế nào là tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật? Tính truyền cảm được biểu hiện qua những phương tiện gì?
GV: Đưa ra ngữ hiệu và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
GV: Em hãy cho biết hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao và hình tượng người nông dân trong sáng tác của Ngô Tất Tố có gì khác biệt?
HS:
+ Nam Cao: Người nông dân Chí Phèo, Binh Chức.. cái đau đớn về nỗi ám ảnh nghèo đói.
-> Tha hóa, bần cùng rồi chết.
+ Ngô Tất Tố: Người nông dân Chị Dậu vẫn giữ được phẩm chất trong sạch.
GV: Những cách thể hiện khác nhau như vậy do đâu?
HS: Do cách nhìn hiện thực của mỗi nhà văn khác nhau, do tài năng riêng biệt của mỗi người.
GV: Ngoài tính hình tượng, tính cá thể còn được thể hiện ở những mặt nào trong tác phẩm? Lấy ví dụ.
HS: Ngoài ra tính cá thể còn được thể hiện ở:
- Sự khác biệt trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm.
 Ví dụ: Lời nói của Chí Phèo khác lời nói của Bá Kiến.
- Cách diễn đạt từng sự việc từng bối cảnh, từng tình huống trong tác phẩm.
 Ví dụ: Cùng là vàng nhưng trong những tình huống khác nhau của “truyện kiều” lại được miêu tả cá thế gợi những vẻ đẹp không giống nhau, không lặp lại.
GV: Qua ví dụ phân tích trên em hãy khái quát tính cá thể của ngôn ngữ nghệ thuật?
GV: Yêu cầu HS làm bài tập và trả lời câu hỏi trong SGK.
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
1. Tính hình tượng.
a. Ví dụ.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. 
b. Kết luận.
- Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
- Tính hình tượng trong ngôn ngữ nghệ thuật thường được thể hiện qua rất nhiều các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa.
- Ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa và tâm sức.
2. Tính truyền cảm.
a. Ví dụ.
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
 (Nguyễn du – Truyện Kiều)
b. Kết luận.
- Tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật chính là sức mạnh của ngôn ngữ khi tạo ra sự hòa đồng, giao cảm, cuốn hút, kích thích trí tưởng tượng của người tiếp nhận.
- Tính truyền cảm được biểu diễn qua:
+ Từ nghữ cảm xúc.
+ Kiểu câu.
+ Cách nói.
+ Giọng điệu.
3. Tính cá thể hơn.
a. Ví dụ.
- Hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao.
- Hình tượng người nông dân trong sáng tác của Ngô Tất Tố.
b. Kết luận.
- Mỗi nhà văn nhà thơ đều có khả năng dựng tạo giọng điệu riêng, phong cách riêng.
- Thể hiện trong lời nói của từng nhân vật, trong diễn đạt từng sự việc, hình ảnh tình huống
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập.
Bài 1: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
Ví dụ: Ẩn dụ.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
-> Mặt trời (1): mặt trời thiên nhiên. 
-> Mặt trời (2): Bác Hồ, công lao của Bác Hồ có ý nghĩa vô cùng lớn lao với người dân Việt Nam.
Bài 2:
Tính hình tượng là đặc trưng tiêu biểu nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vì:
- Là phương tiện tái hiện cuộc sống thông qua chủ thể sáng tạo.
- Sự thu hút đầu tiên với người đọc, là mục đích hướng tới của sáng tạo nghệ thuật.
Bài 3:
a. “canh cánh” luôn thường trực trong lòng -> hoán dụ: Bác Hồ nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng.
b. “Bắc” vần trắc.
- “Giết”: tội ác của giặc, thái độ căm phẫn của người viết.
Củng cố, luyện tập (2 phút)
Giáo viên khắc sâu kiến thức.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà.
Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
HS về nhà học bài cũ, thực hành tóm tắt.
Chuẩn bị bài mới.
Ngày  tháng .. năm 2016
 Sinh viên thực hiện	 Giáo viên hướng dẫn
 (Kí và ghi rõ họ tên) 	 Kí duyệt
 Nguyễn Thị Hạ	 Nguyễn Thị Lợi

File đính kèm:

  • docxTuan_28_Phong_cach_ngon_ngu_nghe_thuat.docx
Giáo án liên quan