Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 27: Nhiệt năng. Các hình thức truyền nhiệt - Năm học 2019-2020

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt năng

 Đặt câu hỏi:

?Thế nào là động năng?

+ Năng lượng của vật có được do chuyển động .

Vậy theo em, các phân tử có động năng không? vì sao?

+ Có. vì các phân tử nguyên tử luôn chuyển động .

+ Mối quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ ?

+ GV: Mỗi vật, sẽ được cấu tạo bởi rất nhiều nguyên tử, phân tử. Ứng với mỗi phân tử thì sẽ có một động năng khác nhau.

 Thông báo về nhiệt năng:

+ Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật ?

* Hoạt động nhóm: 3 nhóm

Mỗi nhóm sẽ có 4 cụm từ tương ứng với 4 miếng ghép.

Yêu cầu: Dán từng miếng ghép theo thứ tự kèm theo chiều mũi tên cho đúng để thể hiện được mối liên hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ

+ Làm cách nào để biết nhiệt năng của vật thay đổi ?

GV chốt ý cho HS ghi vở

- GV lấy VD: Có 1 chiếc chìa khoá, chúng ta muốn thay đổi nhiệt năng của nó thì ta làm ntn?

(Gợi ý: Ta thay đổi nhiệt độ của nó)

- GV chia bảng làm 2 cột (Thực hiện công và truyền nhiệt ): HS nêu ví dụ, Gv ghi bảng , sau đó kết luận: Cột nào là thực hiện công, cột nào là truyền nhiệt.

Vậy, Đây chính là 2 cách để thay đổi nhiệt năng, ta qua phần II

- Lấy VD: Có 1 cốc nước lạnh, đun nóng miếng đồng, sau đó bỏ vào cốc.

? VD trên thuộc cách thay đổi nhiệt năng nào?

? Khi bỏ miếng đồng vào cốc thì nhiệt độ của miếng đồng và cốc nước thay đổi ntn? Từ đó rút ra kết luận về sự thay đổi nhiệt năng.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 27: Nhiệt năng. Các hình thức truyền nhiệt - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27
Ngày soạn: 17/05/2020
Ngày dạy: 19/05/2020
CHỦ ĐỀ
NHIỆT NĂNG - CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng là gì và nêu được mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật . Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
- Nêu được có 3 hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt và trình bày được đặc điểm của 3 hình thức.
- Tìm được ví dụ minh họa về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt trong thực tế.
- Nêu được hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về nhiệt năng, dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. 
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, tích cực.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, bài giảng điện tử.
2. Học sinh:
- Sách, vở, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
2. Kiểm tra bài cũ 
- Các chất được cấu tạo như thế nào ? Mối quan hệ giữa nhiệt độ của vật và chuyển động phân tử ?
3. Đặt vấn đề 
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
GV yêu cầu học sinh cùng thực hiện 1 hành động “xoa hai bàn tay ” lại với nhau.
? Cảm giác của các em bây giờ như thế nào? 
- HS trả lời: thấy tay nóng lên.
Khi tay nóng lên như vậy, người ta nói, Nhiệt năng của tay đã thay đổi. 
Vậy, nhiệt năng là gì? Và có những cách nào để thay đổi nhiệt năng, ta cùng tìm hiểu chủ đề ngày hôm nay.
Chủ đề: 
Nhiệt năng – Các hình thức truyền nhiệt
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt năng
à Đặt câu hỏi:
?Thế nào là động năng? 
+ Năng lượng của vật có được do chuyển động .
Vậy theo em, các phân tử có động năng không? vì sao?
+ Có. vì các phân tử nguyên tử luôn chuyển động .
+ Mối quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ ?
+ GV: Mỗi vật, sẽ được cấu tạo bởi rất nhiều nguyên tử, phân tử. Ứng với mỗi phân tử thì sẽ có một động năng khác nhau. 
_ Thông báo về nhiệt năng:
+ Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật ?
* Hoạt động nhóm: 3 nhóm 
Mỗi nhóm sẽ có 4 cụm từ tương ứng với 4 miếng ghép.
Yêu cầu: Dán từng miếng ghép theo thứ tự kèm theo chiều mũi tên cho đúng để thể hiện được mối liên hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ
+ Làm cách nào để biết nhiệt năng của vật thay đổi ?
GV chốt ý cho HS ghi vở
- GV lấy VD: Có 1 chiếc chìa khoá, chúng ta muốn thay đổi nhiệt năng của nó thì ta làm ntn?
(Gợi ý: Ta thay đổi nhiệt độ của nó)
- GV chia bảng làm 2 cột (Thực hiện công và truyền nhiệt ): HS nêu ví dụ, Gv ghi bảng , sau đó kết luận: Cột nào là thực hiện công, cột nào là truyền nhiệt.
Vậy, Đây chính là 2 cách để thay đổi nhiệt năng, ta qua phần II
- Lấy VD: Có 1 cốc nước lạnh, đun nóng miếng đồng, sau đó bỏ vào cốc.
? VD trên thuộc cách thay đổi nhiệt năng nào?
? Khi bỏ miếng đồng vào cốc thì nhiệt độ của miếng đồng và cốc nước thay đổi ntn? Từ đó rút ra kết luận về sự thay đổi nhiệt năng.
A. Nhiệt năng
I. Nhiệt năng là gì? 
Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật .
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng.
- Thực hiện công 
- Truyền nhiệt
III. Nhiệt lượng
- ĐN: Là phần nhiệt năng nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.
- Ký hiệu: Q
- Đơn vị: Jun (J)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các hình thức truyền nhiệt
- GV chiếu thí nghiệm mô phỏng H22.1 SGK, yêu cầu HS quan sát và suy nghĩ trả lời:
+ Nhiệt năng của thanh đồng và sáp đã thay đổi như thế nào?
+ Nhiệt năng đã truyền như thế nào?
- GV nhận xét.
- GV thông báo: Sự truyền nhiệt năng của các vật như trong thí nghiệm H22.1 là dẫn nhiệt.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự dẫn nhiệt.
- GV nhận xét, chuẩn lại kiến thức về dẫn nhiệt.
- GV(?): Tại sao bát ăn cơm thường làm bằng sứ mà không làm bằng kim loại như xoong, nồi?
- GV nhận xét, thông báo: Khả năng dẫn nhiệt của các chất là khác nhau. (Vì bản chất của sự dẫn nhiệt là sự truyền động năng của các phân tử, GV chiếu mô phỏng hình ảnh nguyên tử, phân tử của 3 chất rắn , lỏng, khí để hs quan sát thấy khoảng cách giữa các phân tử). Từ đó nhận xét, khoảng cách gần thì sự dẫn nhiệt nhanh hơn, tốt hơn, còn khoảng cách xa thì sự dẫn nhiệt kém hơn (Chất lỏng và chất khí).
- GV chuẩn lại kiến thức: 
- GV chiếu thí nghiệm H23.2 SGK yêu cầu HS quan sát và nhận xét hiện tượng.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu C1, C2, C3 SGK.
- GV thông báo: Khi ta đun nóng nước, nhờ các hạt thuốc tím, ta nhận thấy nước chuyển động thành các dòng kín, nước nóng ở dưới chuyển lên trên, nước lạnh ở trên chuyển xuống dưới và khối nước nóng dần lên. Như vậy khối nước bên dưới đã truyền nhiệt năng cho khối nước ở trên theo các dòng. Sự truyền nhiệt năng như thế gọi là đối lưu.
- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm đèn đối lưu.
- GV nhận xét, thông báo: đèn hoạt động dựa trên hiện tượng đối lưu của chất lỏng hoặc chất khí.
- GV(?): Tương tự như thí nghiệm H23.2 đối lưu xảy ra trong chất lỏng, hãy giải thích nguyên lí hoạt động của đèn đối lưu chất khí?
- GV nhận xét, chuẩn lại.
- GV(?): Từ thí nghiệm SGK và sản phẩm trải nghiệm, đối lưu là gì?
- GV chuẩn kiến thức về đối lưu.
- GV thông báo: Dù giữa Trái Đất và Mặt Trời còn cách nhau khoảng chân không nhưng nhiệt vẫn được truyền từ Mặt Trời xuống Trái Đất bằng các tia nhiệt đi thẳng.
- GV(?): Sự truyền nhiệt như hai ví dụ trên là bức xạ nhiệt. Vậy bức xạ nhiệt là gì?
- GV chốt kiến thức về bức xạ nhiệt.
B. Các hình thức truyền nhiệt
I. Dẫn nhiệt
“Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác, từ phần này sang phần khác của cùng một vật”.
“- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.”
II. Đối lưu
- Sự truyền nhiệt năng bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí được gọi là đối lưu.
III. Bức xạ nhiệt
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
- GV định hướng giáo dục môi trường.
Tìm hiểu nguyên nhân sự ấm dần lên của Trái Đất là do bức xạ nhiệt.
4. Củng cố: 
 - GV hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
5. Hướng dẫn về nhà:
Câu 1: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào liên quan đến dẫn nhiệt?
A. Sự tạo thành gió
B. Nhúng 1 đầu của chiếc thìa kim loại vào cốc nước sôi ta thấy nóng.
C. Sự chuyển động của con thỏ khi đốt nến trong đèn kéo quân.
D. Các dòng hải lưu trong đại dương
Câu 2: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm nhanh sôi hơn?
A. Vì nhôm mỏng hơn.
B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.
Câu 3: Khi đun nước, nhiệt độ nước trong ấm tăng lên đều đặn chủ yếu là do hình thức truyền nhiệt nào?
A. Đối lưu
B. Dẫn nhiệt
C. Bức xạ nhiệt
D. Thực hiện công
Câu 4: Tại sao ở một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao?
A. Ống khói cao tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
B. Ống khói cao tạo ra sự đối lưu tốt.
C. Ống khói cao tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
D. Ống khói cao có tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
Câu 5: Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong trường hợp nào dưới đây?
A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất.
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp.
C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng tới vỏ bóng đèn.
D. Sự truyền nhiệt từ nước nóng trong cốc đến thành cốc.
Câu 6: Sự truyền nhiệt trong chân không diễn ra dưới hình thức nào?
A. Thực hiện công
B. Đối lưu
C. Bức xạ nhiệt
D. Dẫn nhiệt
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_8_tiet_27_nhiet_nang_cac_hinh_thuc_truyen.docx